Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết

Chủ đề này tổng hợp các văn bản quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

1. Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện theo quy định hiện hành

Người tham gia BHXH tự nguyện, hằng tháng đóng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. (Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

- Hằng tháng;

- 03 tháng một lần;

- 06 tháng một lần;

- 12 tháng một lần;

- Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

2. Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành

Mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động được quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:

- Người lao động quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và h Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

+ Người lao động đóng vảo quỹ hưu trí và tử tuất 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH;

+ Người sử dụng lao động đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 14%; quỹ ốm đau và thai sản 3%; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 0,5% (trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động).

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Người lao động là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Hằng tháng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội: Người tham gia bảo hiểm xã hội có thể lựa chọn phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

- Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

+ Đối với người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

-Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Lưu ý: Trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Dưới đây là Danh sách những văn bản nổi bật quy định về đóng bảo hiểm xã hội.

1

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 

2

Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội; trợ cấp hưu trí xã hội; đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm hưu trí bổ sung; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội; quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

3

Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nghị định số 58/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/07/2020 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4

Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nghị định số 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/01/2022 quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, đối tượng xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt, việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, nội dung liên quan đến vi phạm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 39 và Điều 52 của Nghị định này.

5

Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.

6

Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nghị định số 134/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó quy định về mức đóng, phương thức đóng và mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

7

Nghị định 153/2018/NĐ-CP về chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng

Nghị định số 153/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/12/2018 quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

8

Nghị định 75/2024/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Nghị định số 75/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 13/07/2024 quy định về điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2024.

9

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/02/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và hướng dẫn thi hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

10

Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 04/04/2016 quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và một số Điều của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

11

Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH về Quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư số 20/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 quy định về điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại  khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

12

Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/09/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Bộ luật Hình sự. Cụ thể, hướng dẫn áp dụng Điều 214, Điều 215 và quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự.

13

Quyết định 2058/QĐ-BHXH năm 2019 sửa đổi quy định về trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định 885/QĐ-BHXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Quyết định số 2058/QĐ-BHXH năm 2019 có hiệu lực từ ngày 15/11/2019 sửa đổi quy định về trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

14

Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017 hướng dẫn về hồ sơ, mẫu biểu, quy trình nghiệp vụ, quyền và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và cơ quan bảo hiểm xã hội trong thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Trong đó quy định về đóng bảo hiểm xã hội được hướng dẫn tại Chương II, Chương III Quyết định này.

15

Quyết định 1543/QĐ-BHXH năm 2011 về mức xử lý vi phạm đóng bảo hiểm xã hội do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Quyết định số 1543/QĐ-BHXH năm 2011 có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 quy định về mức xử phạt đối với các trường hợp người sử dụng lao động chưa đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội là 14,2%/năm (tương đương với mức 1,183%/tháng).

16

Quyết định 1300/QĐ-BHXH năm 2019 sửa đổi Quyết định 1518/QĐ-BHXH quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Quyết định số 1300/QĐ-BHXH năm 2019 có hiệu lực từ ngày 04/10/2019 sửa đổi, bổ sung Điều 6, Khoản 2, Khoản 3 Điều 20 Quyết định số 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

17

Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Quyết định số 102/QĐ-BHXH năm 2017 có hiệu lực từ ngày 12/01/2017 quy định về mẫu, tiêu chuẩn, điều kiện cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.

18

Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Quyết định số 1518/QĐ-BHXH năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01/11/2016 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung, thời hạn thanh tra, kiểm tra; tổ chức, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra, kiểm tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc kiểm tra; thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra; thanh tra lại.

19

Quyết định 704/QĐ-BHXH năm 2018 sửa đổi Quyết định 1518/QĐ-BHXH quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Quyết định số 704/QĐ-BHXH năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/06/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

20

Thông tư liên tịch 28/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Quyết định 45/2011/QĐ-TTg quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư liên tịch số 28/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/10/2012 hướng dẫn việc thực hiện quy định tại Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ một phần kinh phí cho người đã có thời gian làm giáo viên mầm non trước năm 1995 đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm để được hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.205.0
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!