Người lao động thử việc có được trả tiền lương hay không?
- Người lao động thử việc có ký hợp đồng lao động hay không?
- Thời gian thử việc của người lao động thử việc theo quy định là tối thiểu là bao lâu?
- Người lao động thử việc có được trả tiền lương hay không?
- Người lao động thử việc có được ký hợp đồng lao động sau khi kết thúc thử việc không?
- Có được tự ý chấm dứt hợp đồng trong thời gian thử việc không?
Người lao động thử việc có ký hợp đồng lao động hay không?
Về vấn đề ký hợp đồng lao động khi thử việc, tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, khi thử việc thì người lao động thử việc và người sử dụng có thể thỏa thuận nội dung thử việc và lựa chọn ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc. Do đó, khi người lao động đi thử việc có thể được ký hợp đồng lao động.
Lưu ý, thử việc sẽ không áp dụng đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Người lao động thử việc có được trả tiền lương hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian thử việc của người lao động thử việc theo quy định là tối thiểu là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian thử việc như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 không quy định mức thời gian thử việc tối thiểu cố định là bao nhiêu.
Việc xác định thời gian thử việc tối thiểu là do hai bên thỏa thuận và phụ thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc đó.
Người lao động thử việc có được trả tiền lương hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương thử việc như sau:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo quy định trên có thể thấy rằng, trong thời gian thử việc thì người lao động thử việc vẫn sẽ được trả lương. Mức tiền lương sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thử việc thỏa thuận.
Tuy nhiên, tiền lương của người lao động thử việc trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Người lao động thử việc có được ký hợp đồng lao động sau khi kết thúc thử việc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trường hợp khi kết thúc thời gian thử việc:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Như vậy, sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động sẽ được ký hợp đồng lao động đối với trường hợp thử việc đạt yêu cầu. Trong trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì sẽ không giao kết hợp đồng lao động
Bên cạnh đó, sau khi kết thúc thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo kết quả thử việc cho người lao động
Có được tự ý chấm dứt hợp đồng trong thời gian thử việc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Kết thúc thời gian thử việc
...
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, trong thời gian thử việc thì hai bên người sử dụng lao động và người lao động đều có thể chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?