Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 957/NQ-UBTVQH13 quy định như sau:
Điều 1.
Thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp cao, cụ thể như sau:
1. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.
2. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng; các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Turn và Đắk Lắk.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng.
3. Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Theo đó, hiện nay Việt Nam có 03 Tòa án nhân dân cấp cao. Cụ thể địa chỉ 03 Tòa án nhân dân cấp cao như sau:
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, có địa chỉ tại: Số 1, Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, có địa chỉ tại: 372 Núi Thành, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, có địa chỉ tại: Số 8 Đường 57, Khu phố 3, phường Cát Lái, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (áp dụng từ ngày 01/01/2025), có 10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân bao gồm:
- Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
- Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
- Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
- Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
- Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
- Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (áp dụng từ ngày 01/01/2025), nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân đó là:
- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật.
+ Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật.
+ Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật.
+ Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật.
+ Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.
+ Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?