Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
Điều 44. Đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam khi có giấy phép hành nghề công tác xã hội còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết.
2. Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam, gồm:
a) Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Giấy phép hành nghề công tác xã hội đã được cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
[...]
Như vậy, hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm:
- Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Giấy phép hành nghề công tác xã hội đã được cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Xem thêm: Mẫu Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất năm 2024?
Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
Điều 44. Đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
[...]
3. Thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam
a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đủ điều kiện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề công tác xã hội do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp thực hiện công tác xã hội tại Việt Nam cho đối tượng theo đợt, hợp tác đào tạo và thực hành công tác xã hội hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong thực hành công tác xã hội thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam quy định tại Điều này.
Theo đó, thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài như sau:
Bước 1: Người nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội;
Trường hợp không đủ điều kiện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội như sau:
Điều 32. Các trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội
1. Người bị kết án mà chưa được xóa án tích.
2. Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, 04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội bao gồm:
- Người bị kết án mà chưa được xóa án tích.
- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?