Trả lương sau khi hoàn thành thử việc
1. Tại Điều 27, 28, 29 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ) quy định thời gian thử việc, tiền lương trong thời gian thử việc như sau:
“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác”.
“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.
“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận”.
Như vậy pháp luật lao động đã quy định rất rõ, cụ thể về thời gian thử việc, lương trong thời gian thử việc, kết thúc thời gian thử việc. Trong quan hệ lao động, thì hai bên (Công ty và người lao động) có thể tiến hành thỏa thuận để thực hiện những nội dung “có lợi hơn” cho người lao động so với quy định. Việc bạn tự nguyện kéo dài thời gian thử việc, không nhận lương thử việc là do bạn chưa nghiên cứu Bộ luật lao động.
2. Tại Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định về Thông báo kết quả về việc làm thử, nội dung như sau:
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Đồng thời tại Khoản 1, Điều 18 BLLĐ quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động, nội dung như sau:
“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động”.
Như vậy, việc công ty không ký kết HĐLĐ sau thời gian thử việc trong khi bạn tiếp tục làm việc và không trả lương hàng tháng cho bạn là trái với quy định pháp luật hiện hành, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến công ty để được giải quyết, trong vòng 30 ngày công ty không giải quyết thì bạn làm đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động-TB&XH hay khiếu kiện ra Tòa án nhân dân quận (nơi công ty đóng trụ sở) để được giải quyết./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?