BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1873/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT
ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG
BỘ VÀ PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA GÓP PHẦN GIẢM THIỂU TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP
ngày 22/4/2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP
ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng
tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Xét đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao
thông và ô nhiễm môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục
trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, KHCN.
|
BỘ
TRƯỞNG
Đinh La Thăng
|
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VÀ PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA GÓP PHẦN GIẢM THIỂU TAI NẠN
GIAO THÔNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1873/QĐ-BGTVT ngày 8 tháng 8 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
I. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật
1.2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật
1.3. Đánh giá
II. Đánh giá tình hình thực hiện
công tác đăng kiểm PTGTCGĐB trong thời gian qua
2.1. Hệ thống tổ chức
2.2. Nguồn nhân lực
2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
2.4. Xã hội hóa công tác đăng kiểm
ô tô đang lưu hành
2.5. Công tác nghiệp vụ đăng kiểm
xe cơ giới
2.6. Kết quả thực hiện
III. Các nhiệm vụ, giải pháp nâng
cao chất lượng công tác đăng kiểm PTGTCGĐB đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020
3.1. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp,
tác phong làm việc của ĐKV, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác đăng kiểm
3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
3.3. Nâng cao, hiện đại hóa công
tác đăng kiểm PTGTCGĐB
IV. Tổ chức thực hiện
PHẦN II. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
I. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật
1.2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn,
quy phạm
II. Đánh giá tình hình thực hiện
công tác đăng kiểm PTTNĐ trong thời gian quá
2.1. Hệ thống tổ chức
2.2. Nguồn nhân lực
2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
2.4. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ,
quản lý đăng kiểm PTTNĐ
2.5. Kết quả thực hiện
III. Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao
chất lượng công tác đăng kiểm PTTNĐ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
3.1. Sửa đổi bổ sung các văn bản
quy phạm pháp luật trong công tác đăng kiểm PTTNĐ
3.2. Hiện đại hóa công tác đăng kiểm
PTTNĐ
IV. Tổ chức thực hiện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước là quá trình cơ giới hóa các phương tiện
giao thông và sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện vận tải. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội, trong những năm qua ngành đăng kiểm đã có những bước phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và chất lượng. Công tác đăng kiểm đã phục vụ bao hàm hầu hết các loại
hình phương tiện và thiết bị giao thông vận tải. Mạng lưới các chi cục, chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm đã
phủ khắp địa bàn cả nước. Với nhiệm vụ bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương
tiện, thiết bị giao thông vận tải thì chức năng, vai trò của công tác đăng kiểm
ngày càng trở nên quan trọng và đều được đề cập đến trong các bộ luật như Luật
Hàng hải, Luật Đường thủy nội địa, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường... Hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được
xây dựng ngày càng hoàn thiện. Nhiều trang thiết bị với công nghệ hiện đại đã
được nghiên cứu, ứng dụng vào việc kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, chứng chất lượng phương
tiện, thiết bị giao thông vận tải. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng mạnh mẽ
phục vụ việc quản lý công tác đăng kiểm. Công tác đào tạo đội ngũ, phát
triển nguồn nhân lực có chất lượng đã được quan tâm sát sao. Cục Đăng kiểm Việt
Nam cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 từ năm
2001.
Tuy nhiên đứng trước sự phát triển
quá nhanh các loại hình phương tiện giao thông vận tải đòi hỏi công tác đăng kiểm
phải được nâng cao thêm một bước để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tình trạng tai nạn giao thông, ùn
tắc giao thông, ô nhiễm không khí từ khí thải các loại phương tiện giao thông
và mới đây là các hiện tượng cháy nổ xe cơ giới đang đặt ra những thách thức, trong đó có một phần liên quan đến
công tác đăng kiểm. Ngoài việc nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm hiện có
thì việc mở rộng đăng kiểm sang các lĩnh vực khác như quản lý bảo dưỡng, sửa xe
cơ giới hay đăng kiểm xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành là những yêu cầu bức
thiết được đặt ra.
Chính vì vậy, được sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã xây dựng Đề án “Nâng cao công tác đăng kiểm chất
lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông” để hoàn thiện, phát triển hơn nữa công tác đăng
kiểm phục vụ nhu cầu của xã hội trong tình hình mới.
Phần 1.
NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
I. Hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
1.1. Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật
- Luật Giao thông đường bộ năm
2008.
- Luật Bảo vệ môi trường năm
2005.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng
hóa năm 2007.
- Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009
của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô.
- Nghị định 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009
của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng xe chở hàng và xe chở người.
- Thông tư 21/2010/TT-BGTVT ngày
10/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/2009/NĐ-CP
ngày 30/10/2009 của Chính phủ.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày
31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất
lượng sản phẩm hàng hóa.
- Quyết định 249/2005/QĐ-TTg ngày
10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí
thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ngày
01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải
đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
-
Quyết
định 4597/2001/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2001 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy định kiểu loại
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông”.
- Quyết định 4455/2002/QĐ-BGTVT
ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm về
quản lý, kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông vận tải.
- Thông tư 63/2011/TT-BGTVT ngày
22/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả
năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ GTVT.
a) Các văn bản quy phạm pháp luật
về đăng kiểm xe cơ giới sản xuất, lắp ráp mới (SXLR) và nhập khẩu
- Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT
ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới.
- Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT
ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
- Quyết định số 57/2007/QĐ-BGTVT
ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy định về kiểm tra chất lượng,
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ
nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy; Thông tư số 29/2011/TT-BGTVT
ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
ban hành kèm theo Quyết định số 57/2007/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2007.
- Quyết định số 58/2007/QĐ-BGTVT
ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy định về kiểm tra chất lượng,
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn
máy; Thông tư số 29/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-
BGTVT ngày 21/11/2007.
- Thông tư số 19/2012/TT-BGTVT
ngày 6/6/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của
cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu xe ô tô.
b) Các văn bản quy phạm pháp luật
về đăng kiểm xe ô tô đang lưu hành
- Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT
ngày 06/10/2009 của Bộ GTVT Quy định về thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày
24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Thông tư 10/2009/TT-BGTVT ngày
24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Thông tư 29/TT-BGTVT ngày 31/7/2012
của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ.
- Quyết định số 45/2005/QĐ-BGTVT
ngày 16/12/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định điều kiện thành lập và hoạt động
của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới.
- Thông tư 37/2011/TT-BGTVT ngày
06/5/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc
cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số
15/2005/QĐ-BGTVT ngày 15/02/2005, Quy định điều kiện thành lập và hoạt động của
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BGTVT
ngày 23/09/2005, Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 quy định về kiểm
tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ và Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT ngày 06/10/2009 quy định về thủ tục kiểm định
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của
Bộ trưởng Bộ GTVT.
- Quyết định số 1643/1998/QĐ-BGTVT
ngày 06/7/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm,
quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ đăng kiểm tại các đơn vị Đăng
kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ".
- Quyết định số 3165/2002/QĐ-BGTVT
ngày 02/10/2002 của Bộ GTVT quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật
đối với các cán bộ đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ được ban hành kèm theo Quyết định 1643/1998/QĐ-BGTVT ngày 6/7/1998
của Bộ trưởng Bộ GTVT.
- Thông tư 07/2011/TT-BGTVT ngày
07/3/2011 của Bộ GTVT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu
chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ
đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ ban hành kèm
theo Quyết định số 1643/1998/QĐ-BGTVT ngày 06/07/1998, đã được sửa đổi bổ sung
theo Quyết định số 3165/2002/QĐ-BGTVT ngày 02/10/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
- Thông tư 23/2009/TT-BGTVT ngày
15/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng.
-
Thông
tư 41/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
GTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe
máy chuyên dùng.
-
Thông
tư 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về cấp, đổi,
thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ.
-
Quyết
định 101/2008/QĐ-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung
Quyết định 10/2003/QĐ-BTC ngày 24/01/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành mức
thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật, chất lượng xe cơ giới và các loại thiết bị,
xe máy chuyên dùng.
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC
ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu lệ phí kiểm
định an toàn kỹ thuật, chất lượng xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy
chuyên dùng.
c) Các quy định pháp luật liên
quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy đang lưu
hành.
- Khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về “Điều kiện
tham gia giao thông của xe cơ giới” quy định “Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất
lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường... ”
- Khoản 5 Điều 53 Luật
Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông”
- Khoản 1 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải
tuân theo quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường...”
- Theo Mục 5. b)
của “Quy định về Tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy hai bánh”
ban hành kèm theo Quyết định số 24/2002/QĐ-BCN ngày 07/6/2002 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) quy định doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe
mô tô, xe gắn máy 2 bánh “phải có mạng
lưới đại lý bán hàng, cơ sở bảo hành, theo dõi chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán
hàng”. Hiện nay các doanh nghiệp SXLR mô tô, xe máy đã có hệ thống bảo hành
bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng nhưng chưa được quản lý, kiểm soát theo quy định
thống nhất.
- Quyết định 909/QĐ-TTg , ngày 17/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy
tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn.
1.2. Hệ
thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Cùng với việc xây dựng hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phương
tiện giao thông cơ giới được bộ (PTGTCGĐB) cũng đã được xây dựng và ngày càng
hoàn thiện. Thực hiện Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, nhiều tiêu chuẩn
ngành trước đây, tiêu chuẩn Việt Nam đã được chuyển đổi, cập nhật, bổ sung
thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đây là cơ sở, căn cứ khoa học vững chắc cho
công tác kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường (ATKT & BVMT) xe cơ giới. Danh mục các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật có liên quan được nêu trong Phụ lục kèm theo Đề án này.
1.3. Đánh
giá
Cho đến nay hệ thống văn bản, quy
phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được xây dựng, bổ sung, sửa
đổi tương đối hoàn thiện làm căn cứ pháp lý cho các hoạt động đăng kiểm
PTGTCGĐB bao gồm đăng kiểm chất lượng xe cơ giới sản xuất, lắp ráp mới và nhập
khẩu, kiểm định ô tô và xe máy chuyên dùng đang lưu hành. Tuy nhiên, vẫn cần bổ
sung, cập nhật, sửa đổi kịp thời hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp
với yêu cầu thực tế của nhiệm vụ đăng kiểm trong tình hình mới và mở rộng việc
đăng kiểm sang những lĩnh vực chưa được thực hiện. Cụ thể:
- Quyết định số 4455/2002/QĐ-BGTVT
ngày 31/12/2002: cần ban hành Thông tư thay thế bổ sung các quy định chặt chẽ,
rõ ràng hơn về trách nhiệm, quyền hạn và xử lý vi phạm trong hoạt động đăng kiểm
cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Quyết định số 1643/1998/QĐ-BGTVT
ngày 06/7/1998, Quyết định số 3165/2002/QĐ-BGTVT ngày 02/10/2002, Thông tư 07/2011/TT-BGTVT
ngày 07/3/2011: Cần được thay thế bằng một Thông tư thống nhất do một số quy định
đã lạc hậu, cần được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
- Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT
ngày 15/4/2011: Thông tư này chưa có quy định về triệu hồi sản phẩm khi phát hiện
ra lỗi kỹ thuật của sản phẩm, trách nhiệm của nhà sản xuất và của cơ quan quản lý
khi phải triệu hồi sản phẩm. Vì vậy, trước mắt cần bổ sung thêm quy định này
vào văn bản cho phù hợp.
- Quyết định số 57/2007/QĐ-BGTVT
và Quyết định số 58/2007/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2007, Thông tư số 29/2011/TT-BGTVT
ngày 15/4/2011: Thông tư và các Quyết định này chưa quy định trách nhiệm của
nhà sản xuất và cơ quan quản lý khi phát hiện ra sản phẩm có lỗi kỹ thuật, cách
thức triệu hồi sản phẩm khi có lỗi kỹ thuật.
- Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT
ngày 06/10/2009: Xuất phát từ những định hướng thay đổi trong thời gian tới
như: giảm bớt số chứng nhận kiểm định; thay đổi mẫu mã các loại ấn chỉ kiểm định
và việc đưa vào sử dụng Chương trình quản lý PTGTCGĐB mới dẫn đến việc phải ban
hành Thông tư thay thế Thông tư này.
- Quyết định số 45/2005/QĐ-BGTVT
ngày 16/12/2005: cần ban hành Thông tư thay thế do cơ sở pháp lý làm căn cứ để
ban hành Quyết định này đã thay đổi từ khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được
ban hành, cần ban hành văn bản mới theo thể thức Thông tư theo quy định và nhiều
quy định trong Quyết định này đã được điều chỉnh, sửa đổi trong thực tế.
- Chưa có quy định về thể tích
cho phép của thùng chở hàng: Hiện nay có hiện tượng xe cơ giới nhập khẩu, sản
xuất mới và xe cơ giới sau khi cải tạo có thể tích thùng chở hàng quá lớn so với
tải trọng cho phép theo thiết kế của xe gây mất an toàn giao thông và gây hư hỏng
hạ tầng đường bộ, đặc biệt là các đoạn đường có mật độ xe tự đổ hoạt động nhiều.
Trong khi đó, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế liên quan đến ô tô không có
quy định cụ thể về thể tích đối với thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ. Các
thông số về tải trọng, kích thước thùng hàng (hoặc thể tích thùng hàng) thường
được nhà sản xuất công bố để người sử dụng lựa chọn xe phù hợp với mục đích
chuyên chở.
- Luật Giao thông đường bộ đã quy
định phải kiểm soát ATKT & BVMT đối với xe mô tô,
xe gắn máy đang lưu hành nhưng hiện vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn dưới Luật
quy định cụ thể biện pháp thực hiện cũng như quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ để
triển khai thực hiện.
II. Đánh
giá tình hình thực hiện công tác đăng kiểm PTGTCGĐB trong thời gian qua
2.1. Hệ
thống tổ chức
Trong thời gian qua, hệ thống tổ
chức trên địa bàn cả nước đã được kiện toàn, đáp ứng được các yêu cầu về chức
năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm:
- Ở Trung ương là 02 phòng chức
năng về chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt
Nam (ĐKVN) trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới sản xuất, lắp ráp mới, nhập khẩu
và đăng kiểm ô tô đang lưu hành;
- Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới
và Trung tâm thử nghiệm khí thải PTGTCGĐB chuyên thực hiện thử nghiệm an toàn
và môi trường đối với các mẫu phương tiện và phụ tùng được sản xuất, lắp ráp,
nhập khẩu;
- 04 Đội kiểm tra chất lượng xe
nhập khẩu thường trực tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;
- 106 đơn vị, chi nhánh đăng kiểm
ô tô và xe máy chuyên dùng đang lưu hành (tính đến 31/7/2012) có tại địa bàn tất
cả các tỉnh trên cả nước, trong đó:
+ 18 đơn vị đăng kiểm trực thuộc
Cục ĐKVN;
+ 78 đơn vị, chi nhánh đăng kiểm
trực thuộc các Sở GTVT hoặc Ủy ban nhân dân các địa phương;
+ 10 đơn vị đăng kiểm xã hội hóa.
2.2. Nguồn
nhân lực
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng
số lượng xe cơ giới trong những năm qua, đội ngũ nhân lực nói chung và đăng kiểm
viên (ĐKV) xe cơ giới nói riêng đã được bổ sung, đào tạo không ngừng để đáp ứng
nhu cầu đăng kiểm của xã hội.
Hiện nay, cả nước có 835 ĐKV xe
cơ giới, trong đó:
- 71 ĐKV chất lượng xe cơ giới
SXLR, nhập khẩu;
- 764 ĐKV kiểm định xe cơ giới;
Ngoài ra, còn có đội ngũ nhân
viên nghiệp vụ, văn phòng.
Các ĐKV hiện nay đều có trình độ
kỹ sư chuyên ngành cơ khí, động lực và qua các khóa đào tạo ĐKV, được sát hạch
và cấp chứng chỉ ĐKV. Một số ĐKV trong lĩnh vực thử nghiệm đã được đào tạo và cấp
chứng chỉ tại nước ngoài.
Thường xuyên, các ĐKV và nhân
viên nghiệp vụ được đào tạo bổ sung hoặc nâng cao để cập nhật kiến thức về
chuyên môn, nghiệp vụ. Định kỳ hàng năm, các ĐKV kiểm định xe cơ giới được kiểm
tra, đánh giá lại. Những ĐKV yếu kém phải qua đào tạo lại, đào tạo bổ sung bắt
buộc. Việc triển khai đào tạo theo tín chỉ cho từng công đoạn đã góp phần phân
loại và sàng lọc, phù hợp với năng lực thực tế của từng ĐKV. Công tác đào tạo
đã chú trọng thực hành, tăng thời gian thực tập tối thiểu là 4-6 tháng. ĐKV được
sát hạch riêng về lý thuyết và thực hành.
Nhìn chung, đội ngũ ĐKV đáp ứng được
yêu cầu về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên một số đơn vị đăng kiểm tại các tỉnh
vùng sâu, vùng xa còn thiếu ĐKV khi phải đáp ứng yêu cầu tuyển dụng đầu vào có
trình độ tối thiểu là kỹ sư đúng chuyên ngành và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cũng kém hơn so với các đơn vị của Cục ĐKVN và ở các tỉnh, thành phố lớn. Hạn
chế này đã và đang dần được khắc phục.
Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy
chất lượng đội ngũ ĐKV còn hạn chế, cần được nâng cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu
thực tế ngày càng cao. Nhiều ĐKV phải qua đào tạo lại một số hạng mục. Đa số mới
chỉ là ĐKV hạng 3, một số ít là ĐKV hạng 2, chưa có ĐKV hạng 1. Số ĐKV thử nghiệm
trình độ cao còn ít. Vì vậy, trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo lại, đào
tạo bổ sung thì phải chú trọng đào tạo ĐKV có trình độ cao và chuyên sâu.
Công tác đánh giá, bổ nhiệm các
chức danh lãnh đạo đơn vị đăng kiểm của Cục ĐKVN và các Sở GTVT đã bám sát tiêu
chuẩn của Bộ GTVT để lựa chọn các cán bộ cho đúng chuyên môn, nghiệp vụ và có
phẩm chất đạo đức nên hầu hết các lãnh đạo đơn vị đã phát huy được năng lực, sở
trường và có tác dụng tốt. Tại các thành phố lớn, công tác luân chuyển ĐKV,
nhân viên nghiệp vụ đã được thực hiện và có những tác động tích cực, hạn chế những
tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm.
2.3. Cơ sở
vật chất, kỹ thuật
Trong thời gian qua, Cục ĐKVN đã
chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật bao gồm các trang thiết bị, dụng cụ
kiểm tra, thử nghiệm; hệ thống nhà xưởng, văn phòng; các trang bị phần cứng và phần
mềm tin học cho các đơn vị của Cục và các đơn vị đăng kiểm tại địa phương làm
công cụ góp phần nâng cao năng lực và chất lượng đăng kiểm, tăng năng suất lao
động, hạn chế tác động tiêu cực của ĐKV, tăng cường quản lý về chuyên môn, nghiệp
vụ. Cụ thể:
- Trung tâm thử nghiệm khí thải
PTGTCGĐB có khả năng thực hiện phép thử đến Euro 5 do Cộng hòa Áo hỗ trợ đã được
khánh thành, đưa vào sử dụng, đảm bảo khả năng thực hiện mức tiêu chuẩn khí thải
Euro 2, lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải Euro 3, 4 và 5, thực thi
Quy chuẩn về mức tiêu thụ nhiên liệu của xe cơ giới đang được dự thảo. Đồng thời
giúp giảm chi phí cho khách hàng không phải thực hiện các phép thử mẫu sản phẩm
tại nước ngoài.
- Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới
quy mô lớn với đường thử hiện đại đang được xây dựng tại Hiệp Hòa, Bắc Giang.
- Các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ
giới được trang bị dây chuyền kiểm định cơ giới hóa đồng bộ, dần thay thế việc
thực hiện đăng kiểm các hạng mục, công đoạn thủ công. Hệ thống máy chủ và
camera giám sát được trang bị đến từng đơn vị, dây chuyền kiểm định. Tính đến
31/7/2011, trên địa bàn cả nước đã có 189 dây chuyền thiết bị kiểm định tại 106
Trung tâm, Chi nhánh Đăng kiểm xe cơ giới.
- 02 xe kiểm tra lưu động với đầy
đủ các thiết bị hiện đại do Ngân hàng thế giới tài trợ đang tham gia kiểm tra
liên ngành góp phần đảm bảo an toàn giao thông tại các một số khu vực phía Bắc
và phía Nam. Các phương tiện, trang bị, dụng cụ kiểm tra, thử nghiệm khác được
trang bị tương đối đầy đủ.
- Mọi lĩnh vực hoạt động của Đăng
kiểm đều được ứng dụng công nghệ thông tin. Các công đoạn, quy trình, thủ tục
đăng kiểm đã được cố gắng tin học hóa. Đến nay toàn bộ thông tin về xe cơ giới
SXLR, nhập khẩu và ô tô đang lưu hành đều được lưu trữ, cập nhật trong hệ thống
cơ sở dữ liệu phục vụ rất tốt cho nhu cầu quản lý.
Tuy nhiên bên cạnh đó, hệ thống
cơ sở vật chất, kỹ thuật vẫn còn thiếu và đang bộc lộ nhiều điểm yếu, cần xây dựng,
khắc phục:
- Khó khăn về mặt bằng và trụ sở làm việc:
+ Nhiều Trung tâm Đăng kiểm xe cơ
giới, đặc biệt tại các thành phố lớn thiếu mặt bằng hoạt động, phải đi thuê với
giá cao và không ổn định. Hiện còn 08 Trung tâm được thành lập từ trước nên
chưa thỏa mãn điều kiện về mặt bằng theo quy định mới tại Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ,
12 Trung tâm phải thuê mặt bằng với thời hạn dưới 10 năm nên thường xuyên phải
di dời, gây tốn kém và không cho phép quy hoạch, đầu tư xây dựng quy mô lớn.
+ Các đội kiểm tra xe nhập khẩu tại
các địa phương vẫn phải đi thuê trụ sở làm việc.
- Nhiều dây chuyền kiểm định xe
cơ giới đã cũ, trên 10 năm sử dụng nên cần được thay thế, nâng cấp. Ngoài ra, một
số thiết bị được đưa vào sử dụng từ trước, thiếu đồng bộ cũng cần được thay thế
cho phù hợp.
- Hệ thống phần mềm tin học chưa thống nhất, đồng bộ giữa dữ liệu xe SXLR, nhập khẩu với xe đang lưu
hành. Phần mềm kiểm định xe ở Trung ương chưa được kết nối trực tuyến với các
đơn vị đăng kiểm. Cũng như vậy, phần mềm đăng kiểm xe SXLR, nhập khẩu ở văn
phòng Hà Nội chưa được kết nối trực tuyến với các đội kiểm tra xe nhập khẩu và
các doanh nghiệp SXLR. Phần mềm tại các Trung tâm Đăng kiểm và các cơ sở SXLR cần
được nâng cấp để phù hợp hơn với hoạt động của các thiết bị và quy trình, thủ tục
kiểm định.
2.4. Xã hội
hóa công tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành
Thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT
ngày 16/5/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Đề án “Xã hội hoá công tác đăng
kiểm ô tô đang lưu hành”, Cục ĐKVN đã khẩn trương triển khai thực hiện. Kết quả
đã có 09 Trung tâm Đăng kiểm xã hội hóa được thí điểm thành lập, bước đầu thực
hiện được mục tiêu của Đề án là: Huy động các tiềm năng, nguồn lực của xã hội đầu
tư cho hoạt động kiểm định, giảm chi ngân sách nhà nước; đáp ứng nhu cầu kiểm định
do tăng trưởng phương tiện.
Tuy vậy bên cạnh đó, quá trình
triển khai thí điểm xã hội hóa hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mô hình này
cũng bộc lộ một số tồn tại:
- Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động
kiểm định xe cơ giới đều có mục tiêu lợi nhuận, có nhu cầu nhanh chóng thu hồi
vốn nên chỉ đầu tư tại các tỉnh, thành phố lớn, nơi có nhiều phương tiện hoạt động.
Khu vực vùng sâu, vùng xa rất cần nhưng lại không được tư nhân quan tâm đầu tư.
- Trong hoạt động kiểm định, vì mục
đích lợi nhuận nên doanh nghiệp thường sử dụng các biện pháp cạnh tranh không
lành mạnh như hạ thấp tiêu chuẩn, không thực hiện đúng, đủ quy trình kiểm định,
bỏ bớt hạng mục, nội dung kiểm định và kiểm tra nhanh để thu hút khách hàng, vi
phạm về thời gian, năng suất kiểm định.
- Lãnh đạo, ĐKV và nhân viên nghiệp
vụ các đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ kiểm định thì ngoài trách nhiệm thực hiện
theo quy trình, tiêu chuẩn quy định còn phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của
chủ đầu tư nên không bảo đảm khách quan.
- Khi hoạt động không có hiệu quả,
doanh nghiệp tự ngừng hoạt động gây khó khăn cho lái xe, chủ xe đi kiểm định xe
và cơ quan chức năng trong việc quản lý các hồ sơ phương tiện. Trường hợp của
Trung tâm 50.10D tại TP. Hồ Chí Minh là một ví dụ: Từ tháng 01/2011, Trung tâm
chấm dứt hoạt động theo quyết định của Hội đồng quản trị. Khi ngừng hoạt động
toàn bộ hồ sơ quản lý phương tiện của Trung tâm 51-10D lập phải chuyển sang các
Trung tâm đăng kiểm khác trên cùng thành phố. Mặc dù đã thông báo nhưng do
không đầy đủ nên vẫn có khó khăn cho lái xe, chủ xe biết thông tin để tìm lại hồ
sơ xe khi bộ máy quản lý Trung tâm đã giải tán.
- Thông tin, dữ liệu về phương tiện
và chủ phương tiện không được các Trung tâm xã hội hóa bảo quản, để lộ hoặc
cung cấp ra ngoài với mục đích tư lợi.
Bảng 1 -
Tổng hợp tình hình hoạt động của các Trung tâm đăng kiểm xã hội hóa thí điểm theo
Quyết định 1658/QĐ-BGTVT
TT
|
Tên
Trung tâm Đăng kiểm
|
Số dây
chuyền
|
Ghi chú
|
1
|
TTĐK XCG 29-07D TP.Hà Nội
|
2
|
|
2
|
TTĐK XCG 50-10D TP. Hồ Chí Minh
|
2
|
Dừng hoạt động từ 01/2011
|
3
|
TTĐK XCG 50-08D TP. Hồ Chí Minh
|
2
|
Dừng hoạt động từ 9/2011
|
4
|
TTĐK XCG 60-04D tỉnh Đồng Nai
|
2
|
|
5
|
TTĐK XCG 61-03D tỉnh Bình Dương
|
2
|
|
6
|
TTĐK XCG 61-04D tỉnh Bình Dương
|
2
|
Chỉ hoạt động 01 dây chuyền vì thiếu ĐKV
|
7
|
TTĐK XCG 72-02D tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
2
|
Đang phải ngừng hoạt động vì thiếu ĐKV đủ tiêu chuẩn
|
8
|
TTĐK XCG 81-02D Tỉnh Gia Lai
|
2
|
Đã có văn bản xin thực hiện xã hội hóa theo mô hình mới
do không có chuyên môn, lực lượng ĐKV
|
9
|
TTĐK XCG 47-02D Tỉnh Đắk Lắk
|
2
|
|
Qua đánh giá tình hình, Cục ĐKVN đã
chủ động đề xuất và Bộ GTVT đã chấp thuận triển khai thí điểm xã hội hóa công
tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành theo phương án mới: Doanh nghiệp đầu tư cơ sở
vật chất, kỹ thuật, còn nhân lực là của nhà nước, của Cục ĐKVN hoặc các Sở
GTVT. Kết quả:
- Các doanh nghiệp hưởng ứng tham
gia đầu tư nên tiếp tục huy động được nguồn lực của xã hội:
+ Tại Hải Phòng, Công ty cổ phần
kinh doanh dịch vụ Lê Lai đầu tư xây dựng Trung tâm Đăng kiểm 15-03D đã đi vào
hoạt động từ tháng 11/2010. Cán bộ, ĐKV, nhân viên nghiệp vụ của Cục ĐKVN.
+ Tại Quảng Ngãi, Công ty cổ phần
Thuận Phát đầu tư, xây dựng Trung tâm Đăng kiểm 76-02D đi vào hoạt động từ
tháng 4/2011. Cán bộ, ĐKV, nhân viên nghiệp vụ là công chức, viên chức thuộc Sở
GTVT Quảng Ngãi.
+ Tại Gia Lai, Trung tâm Dạy nghề
lái xe thuộc Công ty TNHH Vận tải ô tô Gia Lai đầu tư, xây dựng Trung tâm Đăng
kiểm, đi vào hoạt động từ tháng 10/2011. Nhân lực của Cục ĐKVN.
+ Sau khi các Trung tâm đăng kiểm
theo mô hình xã hội hóa mới đi vào hoạt động chưa được 01 năm, Cục ĐKVN đã nhận
được đề nghị của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và một số địa phương khác xin
được đầu tư xây dựng Trung tâm Đăng kiểm theo mô hình mới. Hiện Cục ĐKVN đang
giải quyết theo quy định.
- Việc sử dụng cán bộ, công chức
viên chức thuộc cơ quan nhà nước thực hiện kiểm định đã khắc phục được các nhược
điểm tồn tại theo mô hình xã hội hóa cũ, đảm bảo vai trò quản lý nhà nước về an
toàn phương tiện tham gia giao thông. Đội ngũ ĐKV, nhân viên nghiệp vụ được thống
nhất quản lý chặt chẽ từ khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, xử lý vi phạm... trong cả
nước về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, không bị
tác động chi phối của chủ doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và chống
tiêu cực trong kiểm định.
Việc thực hiện thí điểm một số
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới xã hội hóa theo mô hình mới bước đầu cho thấy hướng
đi phù hợp của việc xã hội hóa công tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành trong giai
đoạn hiện nay. Mô hình mới đã cơ bản đạt được những mục tiêu mà Đề án “Xã hội
hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành” đề ra, khắc phục được những tồn
tại phát sinh trong quá trình thí điểm thực hiện theo mô hình cũ và khẳng định
vai trò chủ đạo của nhà nước trong hoạt động kiểm định xe cơ giới.
2.5. Công
tác nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ giới
a) Triển khai thực thi các văn bản
quy phạm pháp luật
Cùng với việc xây dựng hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Cục ĐKVN đặc biệt chú
trọng tới việc triển khai thực hiện. Các văn bản, quy định pháp luật đều được
chi tiết, cụ thể hóa bằng các Hướng dẫn nghiệp vụ của Cục và được phổ biến,
quán triệt tới các đơn vị, doanh nghiệp và tới từng ĐKV, nhân viên nghiệp vụ.
Ngoài việc tổ chức các hội nghị, Cục cũng chủ động đăng tải công khai mọi quy định,
thủ tục đăng kiểm tại các đơn vị và trên trang thông tin điện tử của Cục, thiết
lập đường dây nóng để các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo
và được hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh đó, Cục ĐKVN cũng chủ động,
sẵn sàng nhiệt tình tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan như công an, hải
quan thực hiện các đợt kiểm tra liên ngành, xử lý vi phạm các quy định pháp luật
liên quan đến công tác đăng kiểm.
b) Kiểm tra, kiểm soát hoạt động đăng kiểm
Nhằm đảm bảo hoạt động đăng kiểm
được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, quy trình, hạn chế các hiện tượng
tiêu cực trong quá trình làm việc với các đơn vị và các cá nhân, Cục ĐKVN coi
việc kiểm tra, kiểm soát là công việc thường xuyên, liên tục.
Cục đã ban hành các Hướng dẫn cụ
thể và có phân công quy trách nhiệm rõ ràng, tổ chức các đội kiểm tra chuyên
ngành, phối hợp nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, giám
sát hoạt động, thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của chủ phương tiện
và doanh nghiệp. Qua đó đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm quy trình, tiêu
chuẩn, quy định về nghiệp vụ Đăng kiểm và cùng với các thông tin tiếp nhận được,
Cục đã thanh tra vụ việc, xử lý nghiêm theo quy định và công bố công khai, quán
triệt trong toàn ngành đăng kiểm.
Tuy nhiên, do đặc thù của công
tác đăng kiểm xe cơ giới diễn ra ở phạm vi rất rộng trên toàn quốc, thường
xuyên tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, chủ phương tiện nên việc thanh tra,
kiểm tra gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.
Hiện tượng tiêu cực, làm sai quy
định đã được kiểm soát, hạn chế nhưng có lúc, có nơi vẫn còn tồn tại nên việc
kiểm tra, kiểm soát vẫn cần được tiếp tục duy trì thường xuyên, liên tục,
c) Cải cách thủ tục hành chính và
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trong hoạt động đăng kiểm
Để nâng cao chất lượng công tác
đăng kiểm, phục vụ xã hội ngày càng tốt hơn, từ năm 2006 Cục ĐKVN đã chú trọng
xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong
mọi hoạt động của mình từ các bộ phận ở văn phòng Cục đến các đơn vị trong toàn
ngành ở các địa phương. Đến nay, đã có 68 Trung tâm Đăng kiểm được cấp Chứng chỉ
phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001-2008.
Cùng với đó, Cục đã nghiêm túc
triển khai chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Các văn bản
pháp quy đã được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi theo hướng cải cách thủ tục hành
chính, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp. Thủ tục hành chính trong công
tác đăng đều được công bố và niêm yết công khai về quy trình thực hiện, thời
gian thực hiện, số điện thoại liên hệ để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp biết
và giám sát hoạt động của các cá nhân, đơn vị có trách nhiệm liên quan.
2.6. Kết
quả thực hiện
Trong thời gian qua, công tác
đăng kiểm xe cơ giới đã đạt được những kết quan trọng, đảm bảo an toàn kỹ thuật
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông. Theo số liệu
thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thì những vụ tai nạn giao thông
đường bộ xảy ra do phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật đã không ngừng giảm
từ 9% trước năm 1995 xuống chỉ còn 1,7% trong đầu những năm 2000; 0,84% năm
2004 và 0,7-0,8 % trong các năm 2005-2011. Ngoài ra, các vụ tai nạn nghiêm trọng
xảy ra gần đây cho thấy nguyên nhân tai nạn không phải do lỗi kỹ thuật của
phương tiện gây ra.
Ngành đăng kiểm về cơ bản đã đáp ứng
được nhu cầu của xã hội:
- Mỗi năm, tiến hành kiểm tra, thử
nghiệm, chứng nhận chất lượng cho 3-4 triệu xe cơ giới các loại được SXLR mới,
nhập khẩu đảm bảo đạt tiêu chuẩn ATKT&BVMT.
- Hàng năm, thực hiện kiểm định
ATKT&BVMT cho khoảng 1,5 triệu ô tô đang lưu hành với mức tăng 10-15 %/năm.
Trong số đó, 15-20 % phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa (BDSC) lại để đạt tiêu
chuẩn ATKT&BVMT trước khi tham gia giao thông.
- Đã thực hiện chứng nhận cải tạo
cho 145.000 ô tô các loại.
- Từ năm 2003 đến nay đã loại bỏ
gần 80.000 ô tô chở người và ô tô chở hàng quá niên hạn sử dụng.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì
vẫn còn nhiều vấn đề, lĩnh vực mà công tác đăng kiểm xe cơ giới cần phải giải
quyết:
- Khoảng 35 triệu mô tô, xe máy
đang lưu hành tham gia giao thông chưa được kiểm soát ATKT&BVMT. Đây là vấn
đề xã hội phức tạp vì liên quan đến việc đi lại hàng ngày của đại đa số người
dân hiện nay. Số lượng mô tô, xe máy rất đông, khó kiểm soát nên thực hiện phải
có lộ trình, bước đi phù hợp và cần có sự tham gia của các cấp, các ngành từ
Trung ương đến địa phương và quan trọng là sự hưởng ứng của mỗi người dân.
Trong khi đó, ý thức của người dân nói chung và người sử dụng mô tô, xe máy
tham gia giao thông nói riêng còn rất kém.
- Hàng trăm vụ cháy, nổ xe ô tô,
xe mô tô trong cuối năm 2011 và đầu năm 2012 cần có biện pháp xử lý. Cháy nổ xe
cơ giới là một hiện tượng phức tạp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan
đến chất lượng xăng, dầu, phương tiện và ý thức của mỗi người sử dụng phương tiện
nên cần có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, các nhà khoa học... để giải quyết.
III. Các
nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm PTGTCGĐB đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020
3.1. Nâng
cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc của ĐKV, ngăn ngừa tiêu cực trong
công tác đăng kiểm
- Tăng cường công tác giáo dục
nâng cao trình độ, nhận thức đối với các cán bộ, nhân viên đăng kiểm. Quy định
rõ quyền hạn, trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với ĐKV, nhân viên nghiệp
vụ.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn,
đánh giá định kỳ đối với ĐKV. Tổ chức đào tạo lại những ĐKV không đạt yêu cầu.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát
hoạt động kiểm định theo nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm
soát qua mạng dữ liệu máy tính, qua mạng camera giám sát của cơ quan quản lý.
Tăng cường trách nhiệm quản lý của Lãnh đạo các đơn vị. Xử lý nghiêm sai phạm
khi phát hiện và công bố công khai trong toàn ngành để quán triệt tới từng cán
bộ, ĐKV, nhân viên nghiệp vụ.
3.2. Hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn
bản quy phạm pháp luật để nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ngăn ngừa tiêu cực
trong công tác đăng kiểm
Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ
sung, thay thế Quyết định số 4455/2002/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ
GTVT Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm về quản lý, kiểm tra chất lượng và
an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông vận tải, theo hướng:
- Phân định rõ trách nhiệm, quyền
hạn của từng vị trí tại các đơn vị đăng kiểm.
- Cụ thể hóa các hành vi vi phạm
và mức xử lý tương ứng.
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn
bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong công tác kiểm
soát chất lượng xe cơ giới SXLR mới, nhập khẩu
- Xây dựng Thông tư thay thế Quyết
định số 57/2007/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy định
về kiểm tra chất lượng, ATKT & BVMT xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động
cơ nhập khẩu sử dụng để SXLR xe mô tô, xe gắn máy; Thông tư số 29/2011/TT-BGTVT
ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
ban hành kèm theo Quyết định số 57/2007/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2007 theo hướng:
+ Ghép nội dung của Quyết định và
Thông tư cũ thành một Thông tư mới;
+ Nghiên cứu, bổ sung các quy định
về triệu hồi sản phẩm khi phát hiện ra lỗi kỹ thuật của sản phẩm, trách nhiệm của
nhà nhập khẩu và của cơ quan quản lý khi phải triệu hồi sản phẩm;
+ Nghiên cứu bổ sung các quy định
trong việc xây dựng hệ thống bảo hành, bảo dưỡng xe.
- Xây dựng Thông tư thay thế Quyết
định số 58/2007/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy định
về kiểm tra chất lượng, ATKT & BVMT trong SXLR xe mô tô, xe gắn máy; Thông
tư số 29/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-BGTVT theo
hướng:
+ Ghép nội dung của Quyết định và
Thông tư cũ thành một Thông tư mới;
+ Nghiên cứu, bổ sung các quy định
về triệu hồi sản phẩm khi phát hiện ra lỗi kỹ thuật của sản phẩm, trách nhiệm của
nhà sản xuất và của cơ quan quản lý khi phải triệu hồi sản phẩm;
+ Nghiên cứu bổ sung các quy định
trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, thử nghiệm mẫu hàng
năm tại cơ sở sản xuất;
+ Quy định chi tiết về nội dung
hướng dẫn sử dụng xe cho người sử dụng và các quy định về bảo hành phương tiện;
+ Nghiên cứu bổ sung các quy định
về hệ thống bảo hành, bảo dưỡng của nhà sản xuất.
- Xây dựng Thông tư Quy định kích
thước thể tích giới hạn của thùng chở hàng của xe cơ giới được phép tham gia
giao thông đường bộ:
+ Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp
SXLR và nhập khẩu xe cơ giới và các tổ chức, cơ quan liên quan đến việc quản
lý, kiểm tra, thử nghiệm và sử dụng xe cơ giới.
+ Phạm vi điều chỉnh: kích thước
thể tích giới hạn của thùng chở hàng và phương pháp xác định thể tích thùng chở
hàng đối với các loại ô tô tải tự đổ, rơ moóc tải tự đổ, sơ mi rơ moóc tải tự đổ;
ô tô xi téc, rơ moóc xi téc, sơ mi rơ moóc xi téc tham gia giao thông đường bộ.
+ Nội dung quy định thống nhất về
tỷ trọng của vật liệu chuyên chở, phương pháp xác định thể tích thùng chở hàng.
- Xây dựng hoặc bổ sung, sửa đổi
các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến xe cơ giới dùng cho người khuyết tật.
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp
luật trong công tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành
- Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 22/2009/TT-BGTVT ngày 06/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định
về thủ tục kiểm định ATKT & BVMT PTGTCGĐB;
- Xây dựng Thông tư thay thế Quyết
định số 45/2005/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định điều kiện
thành lập và hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới.
- Xây dựng Thông tư của Bộ trưởng
Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 10/2003/QĐ-BTC ngày
24/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu phí kiểm định an
toàn kỹ thuật, chất lượng xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng.
c) Xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật, quy chuẩn, quy định về kiểm soát ATKT&BVMT xe mô tô, xe gắn máy
đang lưu hành
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành quyết định về Lộ trình kiểm soát thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao
thông tại các tỉnh, thành phố.
- Trình Chính phủ sửa đổi Nghị định
34/NĐ-CP, theo đó bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với
người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy
định về kiểm soát khí thải.
- Trình các cấp có thẩm quyền ban
hành quy định và hướng dẫn về phí, lệ phí liên quan đến kiểm soát khí thải xe
mô tô, xe gắn máy.
- Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông.
- Ban hành Thông tư về hoạt động
liên quan đến kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
- Ban hành Thông tư về hoạt động
BDSC xe mô tô, xe gắn máy.
- Xây dựng Đề án kiểm soát an
toàn kỹ thuật đối với xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành theo hướng kết hợp với
kiểm soát khí thải.
d) Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật
về an toàn phòng chống cháy xe cơ giới
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
yêu cầu an toàn chống cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới.
3.3. Nâng
cao, hiện đại hóa công tác đăng kiểm PTGTCGĐB
a) Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống
cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Tiếp tục phát triển mạng lưới các
Trung tâm Đăng kiểm trên địa bàn các địa phương theo Quy hoạch số 3544/QĐ-BGTVT
ngày 23/9/2005 đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt và xây dựng kế hoạch phát
triển mạng lưới từ năm 2015-2030.
- Thay thế các dây chuyền kiểm định
cũ, đã kém chất lượng, không có khả năng kết nối với mạng máy tính tại các đơn
vị đăng kiểm bằng những dây chuyền kiểm định mới hiện đại.
- Xây dựng và đưa vào sử dụng Hệ
thống phần mềm quản lý đăng kiểm ô tô liên thông từ khâu kiểm tra, chứng nhận
chất lượng SXLR, nhập khẩu đến khi đăng kiểm lưu hành. Cùng với đó là xây dựng
cơ sở dữ liệu phương tiện tập trung, thống nhất trên cả nước để các đơn vị đăng
kiểm có thể khai thác sử dụng và cập nhật trực tiếp. Hệ thống phần mềm mới có
những cải tiến vượt trội so với phần mềm quản lý cũ sau:
+ Hệ thống bao gồm các phần mềm
phục vụ các mảng công việc khác nhau trong lĩnh vực đăng kiểm ô tô là: công nhận
kiểu loại phương tiện và kiểm soát SXLR phương tiện mới trong nước; kiểm tra
phương tiện nhập khẩu; thẩm định thiết kế và chứng nhận chất lượng cải tạo
phương tiện; kiểm tra định kỳ phương tiện đang lưu hành. Dữ liệu được thiết kế
thống nhất về khuôn dạng để có thể trao đổi mang tính kế thừa trong toàn bộ các
phần mềm kể trên.
+ Hệ thống được thiết kế chạy với
cơ sở dữ liệu tập trung tại Cục (các ứng dụng dạng web) hoặc có cơ sở dữ liệu
phân tán tại các đơn vị đăng kiểm nhưng có khả năng trao đổi đồng bộ thông tin
với cơ sở dữ liệu tập trung thông qua mạng diện rộng nhằm đảm bảo sự nhất quán
và cập thời của dữ liệu trong toàn hệ thống. Các đơn vị đăng kiểm cũng có thể
trao đổi thông tin với nhau và với các phòng ban chuyên môn của Cục bằng các chức
năng được thiết kế trong phần mềm thông qua cơ sở dữ liệu trên máy chủ của Cục.
+ Hệ thống được thiết kế với hệ
thống người dùng phân cấp theo nhóm với các đặc quyền khác nhau và có nhật ký
theo dõi các quá trình thực hiện tác vụ của mỗi người dùng trong hệ thống. Các phần
mềm quản lý được thiết kế để bao hàm các quy trình xử lý công việc gồm nhiều
người tham gia ở các công đoạn khác nhau, người lãnh đạo có thể kiểm soát tiến
độ cũng như tình trạng xử lý công việc thông qua các báo cáo theo dõi công việc
đang thực hiện.
- Trang bị hệ thống camera giám
sát hoạt động trên từng dây chuyền kiểm định có nối mạng để tăng cường chức
năng giám sát hoạt động của cơ quản quản lý nhà nước tại các đơn vị đăng kiểm:
+ Hệ thống này có khả năng giám
sát và lưu giữ hình ảnh hoạt động kiểm tra trên từng dây chuyền kiểm định trong
tối thiểu 30 ngày gần nhất; qua đó có thể truy xét hoạt động của các đơn vị
đăng kiểm khi có vấn đề trong khoảng thời gian trên.
+ Hệ thống được kết nối mạng và
truyền hình ảnh trực tiếp tới hệ thống màn hình kiểm soát của cơ quan quản lý
nhà nước, giúp cơ quan này có thể giám sát hoạt động kiểm định trên toàn hệ thống.
+ Hệ thống truyền hình ảnh trực
tiếp tới phòng điều hành của Giám đốc đơn vị đăng kiểm và phòng chờ kết quả kiểm
định của khách hàng để giám sát, theo dõi quá trình kiểm định của phương tiện.
- Trang bị thiết bị hút khí thải
trên các dây chuyền kiểm tra nhằm bảo vệ sức khỏe cho cán bộ công nhân viên làm
việc tại các đơn vị đăng kiểm.
b) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác
đăng kiểm ô tô đang lưu hành
- Tiếp tục triển khai thực hiện
thí điểm xã hội hoá công tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành theo phương án: các thành phần kinh tế đầu
tư cơ sở vật chất; cán bộ, ĐKV là công chức, viên chức thuộc các Sở GTVT hoặc
thuộc Cục ĐKVN thực hiện công tác kiểm định và cấp Giấy chứng nhận
ATKT&BVMT cho xe cơ giới.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá các
mô hình thí điểm xã hội hóa để tổng kết, rút kinh nghiệm và đưa ra những quy định,
tiêu chí cụ thể cho đơn vị đăng kiểm xã hội hóa nhằm đẩy mạnh, mở rộng trong thời
gian tới.
c) Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại,
đào tạo bổ sung để cập nhật kiến thức cho ĐKV, nhân viên nghiệp vụ. Trong đó
chú trọng đào tạo thực hành, coi trọng kinh nghiệm thực tế.
- Mở các lớp nâng cao theo chuyên
đề, đào tạo ĐKV hạng cao.
- Mở rộng hợp tác quốc tế, tham
gia các hiệp hội, hội nghị, hội thảo quốc tế để tăng cường học hỏi kinh nghiệm
của các nước.
d) Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra
- Tăng cường công tác kiểm tra chất
lượng tại cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, đặc biệt là các yếu tố có thể
gây cháy, nổ xe.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
kiểm soát hoạt động kiểm định tại các đơn vị đăng kiểm thông qua các hình thức
bao gồm: kiểm tra đánh giá định kỳ hàng năm, kiểm tra chuyên ngành đột xuất,
giám sát trên mạng kiểm định và qua hình ảnh, giám sát trực tiếp trên từng dây
chuyền kiểm định đảm bảo hoạt động kiểm định đi vào nề nếp; ngăn ngừa, phát hiện
và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực.
- Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức
năng thực hiện kiểm tra lưu động, xử phạt theo quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP
ngày 02/4/2010 của Chính phủ đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
đang lưu hành nhằm giáo dục ý thức bảo quản phương tiện của chủ xe, lái xe giữa
hai kỳ kiểm định và phát hiện các sai phạm trong công tác kiểm định kỹ thuật
phương tiện.
- Qua việc kiểm tra, kiểm soát hoạt
động kiểm định xe cơ giới, định kỳ hàng quý Cục ĐKVN thực hiện đánh giá, phân
loại các đơn vị đăng kiểm và công bố kết quả trên trang web của Cục ĐKVN. Kết
quả đánh giá, phân loại sẽ tạo ra động lực để các đơn vị đăng kiểm thi đua thực
hiện đầu tư mặt bằng đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị kiểm định; đào tạo nguồn
nhân lực; đổi mới phương pháp, phong cách hoạt động theo hướng đơn giản, thuận
tiện về thủ tục và nâng cao chất lượng kiểm định, chất lượng phục vụ. Thông qua
đánh giá, phân loại đơn vị đăng kiểm, cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn và sử dụng
các biện pháp quản lý thích hợp để động viên, phát huy, nhân rộng các đơn vị tốt,
đồng thời sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị chưa tốt.
đ) Nghiên cứu triển khai kiểm
soát ATKT & BVMT xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành
- Triển khai kiểm soát khí thải
xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố theo Đề án được
phê duyệt tại Quyết định 909/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện quản lý đối với các
cơ sở BDSC xe mô tô, xe gắn máy.
- Nghiên cứu thực hiện kiểm soát
an toàn kỹ thuật xe mô tô, xe gắn máy kết hợp với kiểm soát khí thải.
e) Nghiên cứu, xác định nguyên
nhân và đề xuất biện pháp xử lý hiện tượng cháy nổ xe cơ giới
- Phối hợp với các cơ quan liên
quan thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xác định nguyên nhân và các giải
pháp kỹ thuật phòng, chống cháy, nổ đối với ô tô và xe máy”.
- Phát hành các tài liệu khuyến
cáo và hướng dẫn người sử dụng xe các biện pháp phòng chống cháy, nổ xe, đặc biệt
là chỉ dẫn phòng chống cháy, nổ gắn trên xe hoặc trong sách hướng dẫn sử dụng
xe.
IV. Tổ chức
thực hiện
4.1. Xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật
a) Giao Cục ĐKVN xây dựng dự thảo,
Vụ Khoa học Công nghệ chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng Bộ GTVT các văn bản quy
phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động đăng kiểm
xe cơ giới sản xuất, lắp ráp mới, nhập khẩu và ô tô đang lưu hành.
Thời gian hoàn thành: Năm 2012
b) Giao Cục ĐKVN xây dựng dự thảo,
Vụ Tài chính chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Tài chính Thông tư sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định số 10/2003/QĐ-BTC ngày 24/01/2003 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu phí kiểm định chất lượng, ATKT &
BVMT xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng.
Thời gian hoàn thành: Năm 2012
c) Giao Cục ĐKVN xây dựng dự thảo,
Vụ Môi trường chủ trì tham mưu trình Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT và các cơ
quan có thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về kiểm
soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố.
Thời gian hoàn thành: tháng 6/2013
4.2. Thực
hiện các giải pháp nhằm nâng cao, hiện đại hóa công tác đăng kiểm PTGTCGĐB
Giao Cục ĐKVN chủ trì, phối hợp với
các Sở GTVT, các cơ quan, đơn vị liên quan:
a) Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra:
- Thực hiện công tác kiểm tra chất
lượng an toàn tại cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy. Thời gian thực hiện: Bắt
đầu từ năm 2012.
- Kiểm tra, đánh giá, phân loại
các đơn vị đăng kiểm và công bố kết quả trên trang web của Cục ĐKVN. Thời gian
thực hiện: Hoàn thành trong năm 2012.
- Tiếp tục duy trì công tác kiểm
tra, kiểm soát hoạt động kiểm định tại các đơn vị đăng kiểm.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan
chức năng tổ chức kiểm tra lưu động, xử phạt người điều khiển PTGTCGĐB tham gia
giao thông có hành vi thải khí thải vượt quá tiêu chuẩn quy định theo quy định
tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh, vực giao thông đường bộ.
b) Tiếp tục đổi mới phương thức
đào tạo theo hướng tăng thời lượng thực hành, nội dung sát với thực tế và tăng
cường bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp.
c) Hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ
thuật:
- Tổng kết, đánh giá và tiếp tục
phát triển mạng lưới các Trung tâm Đăng kiểm và tổ chức nhân rộng mô hình xã hội
hóa trên các địa phương trong giai đoạn 2011-2015.
- Thay thế các dây chuyền kiểm định
cũ, kém chất lượng, thiết bị không kết nối được với mạng máy tính tại các đơn vị
đăng kiểm thuộc địa phương.
Thời gian thực hiện: Đối với các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh có mật độ phương tiện cao phải
thực hiện xong trong năm 2012. Đối với các tỉnh vùng sâu, vùng xa nơi có mật độ
phương tiện thấp phải thực hiện xong trước 31/12/2013.
- Trang bị hệ thống camera giám
sát hoạt động trên từng dây chuyền kiểm định có nối mạng tại các đơn vị đăng kiểm
của địa phương.
Thời gian thực hiện: Hoàn thành
trong năm 2012.
- Trang bị thiết bị hút khí thải
trên các dây chuyền kiểm tra tại các đơn vị đăng kiểm.
Thời gian thực hiện: Đối với các
thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh có mật độ phương tiện cao, xong trước
31/12/2013. Đối với các tỉnh vùng sâu, vùng xa nơi có mật độ phương tiện thấp,
xong trước 31/12/2015.
- Hoàn thành việc xây dựng và đưa
vào sử dụng Chương trình phần mềm mới quản lý kiểm định phương tiện.
Thời gian thực hiện: Hoàn thành
tháng 12/2012.
- Triển khai việc lưu trữ dữ liệu
về phương tiện tại cơ sở dữ liệu chung, cắt giảm thông tin, số liệu kiểm định
cho những lần kiểm định phương tiện tiếp theo.
Thời gian thực hiện: Trong năm
2013.
d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng
kết các mô hình thí điểm xã hội hóa công tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành.
Thời gian thực hiện: Hoàn thành
tháng 6/2013.
đ) Tiếp tục thực hiện quản lý đối
với các cơ sở bảo hành, BDSC xe ô tô của các nhà SXLR, nhập khẩu nhằm nâng cao
chất lượng, ATKT&BVMT xe cơ giới khi tham gia giao thông.
e) Khẩn trương hoàn thành đề tài
“Nghiên cứu xác định nguyên nhân và các giải pháp kỹ thuật phòng, chống cháy, nổ
đối với ô tô và xe máy” để sớm có kết quả công bố.
g) Triển khai kiểm soát ATKT
& BVMT xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành:
- Thực hiện quản lý đối với các
cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe mô tô, xe gắn máy của các nhà sản xuất.
Thời gian thực hiện: 2013.
- Triển khai Đề án kiểm soát khí
thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông theo Quyết định 909/QĐ-TTg ngày
17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian thực hiện: Theo lộ
trình được Chính phủ phê duyệt.
- Nghiên cứu việc kiểm soát an
toàn kỹ thuật xe mô tô, xe gắn máy kết hợp với kiểm soát khí thải.
Thời gian thực hiện: dự kiến 2015
(kết hợp theo lộ trình kiểm soát khí thải được Chính phủ phê duyệt).
4.3. Phân công trách nhiệm các Vụ, cơ quan thuộc Bộ GTVT, các Sở GTVT
trong phạm vi quyền hạn, chức năng của mình cùng với Cục ĐKVN triển khai các nội
dung của Đề án này.
4.4. Giao Cục ĐKVN lập đề cương chi tiết, dự toán kinh phí và đề xuất
nguồn kinh phí thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Đề án này, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phần 2.
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
I. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật
1.1. Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật
- Luật Giao thông đường thủy nội địa
(Luật GTĐTNĐ) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005.
- Nghị định số 21/2005/NĐ-CP về
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật GTĐTNĐ.
- Nghị định số 60/2011/NĐ-CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
- Nghị quyết 32/2007/NQ-CP và Nghị
quyết 05/2008/NQ-CP , và Nghị quyết số 88/NQ-CP liên quan đến công tác đăng kiểm
phương tiện thủy nội địa (PTTNĐ).
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT
ngày 25-11-2004 “Quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa”;
- Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT
ngày 14/9/2000 “Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của ĐKV phương tiện thủy nội
địa”;
- Quyết định số 4455/2002/QĐ-BGTVT
ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy định trách nhiệm và xử lý khi vi phạm
về quản lý, kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật phương tiện GTVT”;
- Quyết định số 11/2003/QĐ-BTC
ngày 24/01/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính “Quy định về mức thu phí kiểm định
an toàn kỹ thuật và chất lượng phương tiện thuỷ nội địa”;
- Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày
25/3/2005 của Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện an toàn phương tiện thuỷ
nội địa thuộc diện phải đăng ký nhưng không phải đăng kiểm (các phương tiện cỡ
nhỏ thuộc Khoản 3, Điều 24 của Luật GTĐTNĐ);
- Thông tư 34/2011/TT-BGTVT ngày
26/4/2011 “Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm phương tiện
thuỷ nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25-11-2004
và Quy định về Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của ĐKV phương tiện thủy nội
địa ban hành kèm theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2000 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải”.
1.2. Hệ
thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm
- Quy phạm phân cấp và đóng
phương tiện thuỷ nội địa, TCVN 5801: 2005.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thuỷ nội địa, QCVN 17: 2011/BGTVT.
- Quy phạm phân cấp và đóng tàu
sông vỏ gỗ, Sửa đổi 1: 2008 TCVN 7094:2002.
- Quy phạm phân cấp và đóng tàu
sông vỏ xi măng lưới thép, 22TCN 323-04.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
giám sát kỹ thuật và đóng tàu biển cỡ nhỏ, QCVN 03:2009/BGTVT.
- Quy định giám sát và kiểm tra
an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí, 22TCN 233-06.
- Quy phạm kiểm tra và chế tạo
các tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh, TCVN 6282: 2003 .
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân
cấp và đóng PTTNĐ vỏ thép chở xô hoá chất nguy hiểm, QCVN 01: 2008/BGTVT.
- Quy phạm đóng tàu thủy cao tốc,
TCVN 6451-2004.
- Quy phạm ụ nổi, TCVN 6274 :
2003.
- Quy phạm thiết bị nâng trên các
PTTNĐ, TCVN 7565:2005 .
- Tiêu chuẩn phao áo cứu sinh,
TCVN 7282:2008.
- Tiêu chuẩn phao tròn cứu sinh,
TCVN 7283:2008.
- Tiêu chuẩn dụng cụ nổi cứu
sinh, 22 TCN 239-06.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
về máy lái thuỷ lực trên phương tiện thủy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử,
QCVN 24: 2010/BGTVT.
1.3. Đánh
giá
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
và tiêu chuẩn, quy chuẩn đã phủ kín phạm vi hoạt động đăng kiểm PTTNĐ, áp dụng
cho tất cả các loại PTTNĐ. Tuy vậy, trong từng văn bản, quy chuẩn, quy phạm,
tiêu chuẩn phải luôn được cập nhật, soát xét, sửa đổi bổ sung kịp thời nhằm
nâng cao tính khả thi, phù hợp với thực tế, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong
triển khai công tác đăng kiểm PTTNĐ. Cụ thể như sau:
+ Luật GTĐTNĐ: sửa lại quy định
các phương tiện phải đăng kiểm theo Khoản 2 Điều 24 (phương
tiện gia dụng); quy định tuổi hoạt động cho phương tiện; quy định cụ thể hơn đối
với phương tiện nhập khẩu.
+ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP: cần
quy định cụ thể điều kiện về cơ sở đóng mới sửa chữa PTTNĐ và coi đây là loại
hình kinh doanh có điều kiện. Quy định cụ thể đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra
đánh giá.
+ Nghị định số 60/2011/NĐ-CP: cần
cụ thể hóa đánh giá trọng tải phương tiện để áp dụng trong xử phạt đối với
phương tiện chưa được đăng kiểm. Quy định chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm
đảm bảo an toàn phương tiện khi bị bắt giữ.
+ Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT:
cần phân lại hạng ĐKV và sửa đổi một số yêu cầu về trình độ ĐKV, đánh giá, bổ
nhiệm ĐKV để phù hợp tình hình mới.
+ Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT:
cần sửa đổi theo hướng quy định thống nhất một đơn vị quản lý công tác đăng kiểm.
+ Quyết định số 11/2003/QĐ-BTC đã
không còn phù hợp cần phải xây dựng thông tư mới vì: thời điểm ban hành quyết định
này chưa ban hành Luật GTĐTNĐ, có nhiều công việc, loại hình dịch vụ của Đăng
kiểm mới phát sinh theo các quy định mới; phương pháp tính phí kiểm định trên
giá đóng mới, sửa chữa, hoán cải PTTNĐ là không phù hợp; mức phí chưa phù hợp
và tương xứng so với thực tế công việc phải thực hiện của đăng kiểm; mức thu
phí kiểm định theo mức phí được xây dựng và ban hành từ năm 2003 đến nay không
còn phù hợp nữa (do mặt bằng giá cả, giá thành nguyên nhiên vật liệu, chi phí
tiền lương của một ngày công lao động và các chi phí khác...);
+ Các văn bản quy phạm pháp luật
khác hiện đang phù hợp được bổ sung sửa đổi sau khi Luật GTĐTNĐ sửa đổi.
II. Đánh
giá tình hình thực hiện công tác đăng kiểm PTTNĐ trong thời gian qua
2.1. Hệ
thống tổ chức
- Ở Trung ương là Cục ĐKVN;
- 29 Chi cục, Chi nhánh Đăng kiểm
trực thuộc Cục ĐKVN;
- 42 đơn vị Đăng kiểm thuỷ trực thuộc
các Sở GTVT, các đơn vị của Sở GTVT có nhiều mô hình, có đơn vị độc lập như:
Đơn vị thuộc Sở GTVT Quảng Ninh, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Cà
Mau... và các đơn vị ghép với các đơn vị khác: Hưng Yên, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Tĩnh,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu
Giang.
2.2. Nguồn nhân lực
- Tổng số ĐKV PTTNĐ trong toàn
ngành: 404 ĐKV, trong đó:
ĐKV thuộc Cục ĐKVN: 318 ĐKV;
ĐKV thuộc Sở GTVT: 86 ĐKV, trong
đó có 19/86 ĐKV không đúng chuyên ngành.
- Đội ngũ ĐKV PTTNĐ nhìn chung được
đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. ĐKV thuộc Cục ĐKVN đều đáp ứng tiêu chuẩn
ĐKV và nhiều ĐKV thực hiện cho tổ chức đăng kiểm quốc tế. Tuy nhiên, ĐKV thuộc
Sở GTVT còn có người chưa đáp ứng tiêu chuẩn ĐKV của Bộ GTVT, trình độ còn yếu,
nhiều đơn vị đăng kiểm không có hoặc không đủ ĐKV PTTNĐ để thực hiện nhiệm vụ
như: Yên Bái, Hải Dương, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắc
Lắc, Lâm Đồng, Bình Định, Phù Yên, Tây Ninh, Cần Thơ, Cà Mau.
2.3. Cơ sở
vật chất, kỹ thuật
- Các đơn vị Đăng kiểm thuộc Cục
ĐKVN được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất như: trụ sở làm việc, thiết bị văn
phòng, thiết bị kiểm tra, bảo hộ lao động và các điều kiện vật chất khác để đảm
bảo hoàn thành tốt công tác đăng kiểm.
- Nhiều đơn vị Đăng kiểm thuộc Sở
GTVT còn thiếu thiết bị văn phòng, thiết bị kiểm tra và điều kiện làm việc hạn
chế.
Đánh giá: Hệ thống tổ chức các đơn vị Đăng kiểm PTTNĐ đã phủ kín trên phạm
vi toàn quốc để thực hiện công tác đăng kiểm PTTNĐ. Cơ sở vật chất và nguồn
nhân lực của các đơn vị Đăng kiểm thuộc Cục ĐKVN tốt, đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của nhiều đơn vị đăng kiểm Sở GTVT chưa
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phần lớn các đơn vị đăng kiểm. Sở GTVT đã ghép bộ
phận đăng kiểm thuỷ (gồm từ 1 đến 2 ĐKV) vào các đơn vị hành chính khác của Sở
như: ghép với phòng Vận tải, Phòng phương tiện - người lái, phòng Quản lý giao thông, phòng An toàn giao thông, Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới
đường bộ... Chỉ có một số ít đơn vị đăng kiểm Sở thực hiện độc lập công tác
đăng kiểm, như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Tháp, Cà Mau. Vì vậy, số lượng phương tiện chưa được đăng kiểm còn nhiều và chất
lượng các phương tiện đã đăng kiểm còn nhiều khiếm khuyết đối với các loại
phương tiện phân cấp cho các Sở GTVT quản lý. Phương tiện phân cấp cho Cục ĐKVN
quản lý đã được đăng kiểm hết và chất lượng phương tiện thỏa mãn yêu cầu.
2.4. Công
tác hướng dẫn nghiệp vụ, quản lý đăng kiểm PTTNĐ
- Cục ĐKVN đã xây dựng các hướng
dẫn nghiệp vụ, biên soạn các quy định về đào tạo, đào tạo lại và bổ nhiệm ĐKV
nhằm hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và phòng chống nhũng nhiễu tiêu cực
trong công tác đăng kiểm PTTNĐ.
- Cục ĐKVN đã đầu tư, xây dựng
nhiều phần mềm máy tính, áp dụng công nghệ tin học trong quản lý phương tiện,
đánh giá tính năng của phương tiện và tính phí đăng kiểm.
- Phối hợp Iiên ngành: Cục ĐKVN
cũng như các đơn vị đăng kiểm đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Cục
Cảnh sát đường thuỷ, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, các Sở GTVT chính quyền địa
phương trong việc tuyên truyền phổ biến Luật GTĐTNĐ, tuần tra kiểm soát hoạt động
giao thông đường thuỷ nội địa.
2.5. Kết
quả thực hiện
Theo kết quả tổng điều tra theo
yêu cầu của Luật GTĐTNĐ thì số phương tiện phải đăng kiểm là 444.142 phương tiện,
trong đó:
- Số phương tiện đã đăng kiểm:
248.809 phương tiện, chiếm 56,0%;
- Số phương tiện chưa đăng kiểm:
195.333 phương tiện, chiếm 44,0%;
- Các phương tiện cỡ nhỏ chưa được
đăng kiểm còn nhiều và quay lại đăng kiểm chu kỳ chỉ đạt khoảng 30%. Các phương
tiện loại lớn đã đăng kiểm và quay lại đăng kiểm chu kỳ đạt 100%.
- Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại
trên do: ý thức chấp hành Luật GTĐTNĐ của người tham gia giao thông GTĐTNĐ chưa
cao, sự chỉ đạo của các địa phương đối với lực lượng tuần tra kiểm soát chưa thực
sự quyết liệt, quy định của Luật về thực hiện đăng kiểm phương tiện loại nhỏ có
thể chưa thật sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta trong giai đoạn
này.
III. Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm
PTTNĐ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
3.1. Sửa
đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác đăng kiểm PTTNĐ
- Sửa đổi, bổ sung Luật GTĐTNĐ.
- Sửa đổi, bổ sung các văn bản
liên quan sau khi Luật GTĐTNĐ sửa đổi có hiệu lực thi hành.
- Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia mới; sửa đổi, bổ sung và chuyển hệ thống quy phạm hiện thời
thành hệ thống Quy chuẩn quốc gia phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật; làm cơ sở cho hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
3.2. Hiện
đại hóa công tác đăng kiểm PTTNĐ
a) Xây dựng mô hình, tiêu chuẩn đơn vị đăng kiểm
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn
đơn vị đăng kiểm cho phù hợp sau khi Luật GTĐTNĐ được bổ sung, sửa đổi.
- Sau khi Luật GTĐTNĐ được bổ
sung, sửa đổi, nghiên cứu tổ chức hệ thống đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
theo hướng phân cấp phù hợp với đặc điểm của tỉnh thành, vùng, miền trên cơ sở
số lượng, cỡ phương tiện và năng lực của từng đơn vị đăng kiểm bằng các văn bản
quy phạm pháp luật của Bộ GTVT.
- Trước mắt ổn định, tăng cường
và củng cố năng lực cho các đơn vị để từng bước nâng cao chất lượng công tác
đăng kiểm, thực hiện hiện đại hóa để đăng kiểm hết số phương tiện thủy nội địa
với nội dung cụ thể sau:
+ Phải thực hiện nghiêm túc khi
kiểm tra tàu đóng mới, hoán cải, tàu nhập khẩu, tàu đã đóng không có sự giám
sát của đăng kiểm, kiểm tra chu kỳ phải có đủ bằng chứng chứng minh phương tiện
đã hoàn thành đợt kiểm tra gắn trong hồ sơ đăng kiểm lưu tại đơn vị như:
* Có các biên bản và số liệu cụ
thể theo hướng dẫn được đóng thành tập hồ sơ xuất xưởng, ghi tên cơ sở đóng mới,
sửa chữa hoặc cụ thể địa điểm trên đà của tàu, nơi kiểm tra;
* Chụp ảnh phương tiện khi kiểm
tra. Ảnh phải thể hiện có ĐKV tại hiện trường và đặc điểm nhận biết phương tiện
phù hợp với phương tiện kiểm tra. Chụp ảnh trong quá trình kiểm tra phải thể hiện
được đầy đủ các nội dung kiểm tra;
* Mỗi phương tiện sau khi kiểm
tra phải được đóng một số kiểm soát và số này sẽ được gắn với phương tiện trong
suốt quá trình hoạt động của nó.
+ Giám sát đủ các yêu cầu của quy
phạm và hướng dẫn hiện hành tăng cường kiểm tra sản phẩm lắp đặt, kiểm tra hàn;
+ Cục ĐKVN giúp đỡ các Sở GTVT tập
trung nâng cao năng lực đơn vị đăng kiểm, nhất là nâng cao nguồn nhân lực để
các Sở GTVT có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ đăng kiểm đã được phân cấp.
Thời gian thực hiện năm
2012-2015.
b) Nguồn nhân lực
- Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực:
Chuẩn hóa tiêu chuẩn ĐKV PTTNĐ, sửa đổi Tiêu chuẩn ĐKV theo quyết định 2687/2000/BGTVT
theo hướng phù hợp với vùng, miền, số lượng, cỡ phương tiện và đơn vị đăng kiểm
sau khi Luật GTĐTNĐ được bổ sung, sửa đổi.
- Nâng cao chất lượng đào tạo ĐKV
PTTNĐ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ theo hướng thay đổi lại phương pháp đào tạo,
đánh giá và cấp giấy chứng nhận ĐKV.
- Trước mắt, tổ chức đánh giá lại
toàn bộ ĐKV trong tất cả các đơn vị đăng kiểm để phân loại, những ai đạt yêu cầu
sẽ tiếp tục được thực hiện công tác đăng kiểm theo nhiệm vụ ghi trong giấy chứng
nhận ĐKV hiện có, những ai chưa đạt yêu cầu sẽ được đào tạo lại theo hướng dẫn
kiểm tra, giáo trình đào tạo ĐKV đã ban hành năm 2011. Các đơn vị đăng kiểm có
kế hoạch đào tạo ĐKV để hoàn thành nhiệm vụ theo quy định. Thời gian thực hiện
năm 2012-2015.
c) Tăng cường giáo dục, đào tạo để
nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc của ĐKV, phòng ngừa những tiêu
cực khi thực hiện đăng kiểm
Để thực hiện tốt công tác đăng kiểm,
góp phần nâng cao chất lượng phương tiện, giảm thiểu tai nạn giao thông thì ĐKV
không những tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp,
tác phong làm việc tốt.
- Trong thời gian tới cần tăng cường
giáo dục, đào tạo và đánh giá đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc ĐKV với nội
dung cơ bản sau:
+ Chấp hành pháp luật khi thực hiện
nhiệm vụ và tại nơi cư trú.
+ Thực hiện đầy đủ chức trách được
giao, tuân thủ đúng các quy định của ngành, các quy phạm, tiêu chuẩn quốc gia,
quốc tế có liên quan. Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, không bỏ bước, bỏ
công đoạn kiểm tra.
+ Luôn mẫn cán với công việc, đảm
bảo tính trung thực, khách quan, thuận tiện, chính xác trong kiểm tra, kiểm định.
+ Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để sách nhiễu, hạ thấp tiêu chuẩn kỹ thuật, cố ý làm sai lệch kết quả kiểm tra,
trạng thái kỹ thuật phương tiện, làm trái với quy định.
+ Không tiến hành hoạt động đăng
kiểm khi bản thân ĐKV hoặc gia đình ĐKV có quyền lợi kinh tế liên quan đến đối
tượng kiểm tra, kiểm định.
+ Không nhận thù lao, hoa hồng,
quà biếu hoặc tiền của chủ phương tiện khi kiểm tra, kiểm định dưới bất kỳ hình
thức nào.
+ Có trách nhiệm tố cáo những
hành vi tiêu cực xảy ra tại đơn vị mình.
- Tăng cường kiểm tra và xử lý
nghiêm các ĐKV mắc sai phạm có liên quan đến đạo đức ĐKV.
- Khen thưởng tập thể và cá nhân hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, không để xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực.
- Thời gian thực hiện năm
2012-2015.
đ) Đầu tư cơ sở vật chất: Văn
phòng, trang thiết bị làm việc và trang thiết bị phục vụ kiểm tra
- Cục ĐKVN và các đơn vị trực thuộc
do Bộ GTVT đầu tư.
- Các đơn vị thuộc Sở GTVT do các Sở GTVT đầu tư.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin
trong đánh giá, kiểm tra phương tiện
Xây dựng phần mềm mới nhằm quản
lý thống nhất cơ dữ liệu thiết kế, giám sát, đánh giá chất lượng phương tiện
theo hướng kiểm soát hoạt động kiểm tra, cấp hồ sơ đăng kiểm được Online trên mạng và hồ sơ đăng kiểm được
kiểm tra từ Cục ĐKVN trước khi cấp cho chủ
phương tiện. Có biện pháp ngăn chặn việc ĐKV không thực hiện hết khối lượng kiểm
tra mà cấp hồ sơ đăng kiểm bằng cách lưu hình ảnh và Giấy chứng nhận chỉ được
phép in ra khi có các hình ảnh đó gắn trong biên bản kiểm tra. Thời gian thực
hiện 2012-2015.
g) Quản lý hoạt động đăng kiểm
- Áp dụng hệ thống chất lượng ISO
trong quản lý hoạt động đăng kiểm.
- Cấp thẻ ĐKV.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý đơn vị đăng kiểm, ĐKV. Thời gian thực hiện 2012-2015.
h) Cải cách hành chính
- Rà soát các thủ tục hành chính
trong công tác đăng kiểm (tiến hành hàng năm).
- Cải cách thủ tục giấy tờ trong
công tác đăng kiểm.
- Số hóa công tác lưu trữ.
i) Tổ chức tốt đăng kiểm phương
tiện
- Tuyên truyền vận động.
- Điều tra đánh giá lại số phương
tiện phải đăng kiểm.
- Phối hợp kiểm tra kiểm soát:
+ Bộ GTVT chỉ đạo, tổ chức tốt hoạt
động đăng kiểm.
+ Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các
tỉnh tổ chức tốt việc tuần tra, kiểm soát phương tiện tham gia giao thông trên
đường thủy nội địa.
IV. Tổ chức
thực hiện
4.1. Cục ĐKVN dự thảo, phối hợp
các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ GTVT hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy có
liên quan đến công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa:
- Sửa Luật GTĐTNĐ: sửa đổi điều
kiện hoạt động của các phương tiện thuộc Khoản 2 Điều 24 (trừ
phương tiện chở người), khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải đảm bảo an
toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có giấy chứng nhận đăng ký. Thời gian thực
hiện 2012-2014.
- Xây dựng các Nghị định hướng dẫn
thi hành sau khi Luật có hiệu lực, trong đó có quy định điều kiện cơ sở đóng mới,
sửa chữa phục hồi phương tiện. Thời gian thực hiện 2013-2015.
- Sửa đổi, bổ sung Quyết định số
4455/2002/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT “Quy định trách nhiệm
và xử lý khi vi phạm về quản lý, kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật phương
tiện GTVT”. Thời gian thực hiện 2012.
- Xây dựng thông tư thay thế Quyết
định số 11/2003/QĐ-BTC ngày 24/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Quy định về
mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng PTTNĐ”. Thời gian thực hiện
2012.
- Sửa đổi Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT
ngày 25/11/2004 “Quy định về đăng kiểm PTTNĐ” theo hướng phân cấp phù hợp với đặc
điểm của tỉnh thành, vùng, miền trên cơ sở số lượng, cỡ phương tiện và năng lực
của từng đơn vị đăng kiểm sau khi Luật GTĐTNĐ sửa đổi có hiệu lực. Thời gian thực
hiện 2013-2015.
- Xây dựng Nghị định của Chính phủ
quy định điều kiện hoạt động của một số phương tiện đặc biệt, vật liệu gỗ đóng
tàu, máy tàu thủy cho phương tiện thủy nội địa. Thời gian thực hiện 2015.
4.2. Cục ĐKVN
dự thảo, phối hợp các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ GTVT hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Thực hiện chuyển đổi các tiêu chuẩn
Việt Nam thành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật:
+ Quy phạm phân cấp và đóng
PTTNĐ, TCVN 5801: 2005. Thời gian thực hiện 2012-2013.
+ Quy phạm phân cấp và đóng tàu
sông vỏ gỗ, Sửa đổi 1:2008 TCVN 7094:2002. Thời gian thực hiện 2014.
+ Quy phạm phân cấp và đóng tàu
sông vỏ xi măng lưới thép, 22TCN 323-04. Thời gian thực hiện 2012.
+ Quy định giám sát và kiểm tra
an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí, 22TCN 233-06. Thời gian thực
hiện 2012.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
tàu cao tốc hoạt động trên đường thủy nội địa. Thời gian thực hiện 2013-2014.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Quy phạm ụ nổi hoạt động trên đường thủy nội địa. Thời gian thực hiện
2014-2015.
- Soát xét, sửa đổi bổ sung các
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với đặc trưng của
đường thủy nội địa và phải lĩnh hội được thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến
cũng như kinh nghiệm của các quốc gia khác:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
phân cấp và đóng PTTNĐ vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm, QCVN 01:2008/BGTVT.
Thời gian thực hiện 2014- 2015.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng PTTNĐ cỡ nhỏ, QCVN 25:2010/BGTVT. Thời gian
thực hiện 2014- 2015.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm PTTNĐ, QCVN 17:2011/BGTVT. Thời gian thực hiện 2014-
2015.
- Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về Quy phạm phân cấp và đóng tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng,
khách sạn nổi. Thời gian thực hiện 2014-2015.
4.3. Cục ĐKVN dự thảo, phối hợp
các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ GTVT xây dựng tiêu chuẩn đơn vị đăng kiểm,
công tác đào tạo ĐKV; Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2000
“Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của ĐKV phương tiện thủy nội địa” theo hướng
phù hợp với tỉnh thành, vùng, miền trên cơ sở số lượng, cỡ phương tiện; bổ sung
thêm phần đạo đức của ĐKV. Thời gian thực hiện 2012-2015.
4.4. Cục ĐKVN phối hợp với các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ
GTVT trong công tác
tuyên truyền. Thời gian thực hiện hàng năm.
4.5. Cục ĐKVN xây dựng hệ thống
hướng dẫn kiểm tra, giáo trình đào tạo ĐKV, trực tiếp đào tạo, bổ nhiệm ĐKV. Thời
gian thực hiện 2012-2015.
4.6. Giao Cục ĐKVN lập đề cương
chi tiết, dự toán kinh phí và đề xuất nguồn kinh phí thực hiện trình các cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc xây dựng và triển khai Đề án
“Nâng cao chất lượng công tác đăng
kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đề án đã tập trung
vào những lĩnh vực, vấn đề đang được xã hội rất quan tâm hiện nay là đăng kiểm
xe cơ giới sản xuất, lắp ráp mới và nhập khẩu; đăng kiểm ô tô đang lưu hành;
đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; kiểm soát an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành và xử lý hiện tượng cháy nổ xe cơ giới.
Đề án đã tổng kết, đánh giá hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và tình
hình thực hiện công tác đăng kiểm trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Đề án cũng đánh
giá, phân tích thực trạng tình hình sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa xe mô tô, xe gắn
máy hiện nay và các hiện tượng cháy, nổ xe cơ giới xảy ra trong thời gian qua.
Trên cơ sở đó, Đề án đã đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong
thời gian tới, cũng như biện pháp tổ chức thực hiện.
Trong quá trình xây dựng, Đề án
đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và sự tham
gia góp ý xây dựng của các Vụ tham mưu chức năng của Bộ Giao thông vận tải. Tuy
nhiên để triển khai thực hiện Đề án, Cục ĐKVN với chức năng là cơ quan chủ trì
thực hiện rất mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giao thông vận
tải, sự phối hợp và giúp đỡ của các cơ quan trong ngành Giao thông vận tải, sự
hợp tác của các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa
học và Công nghệ... và của các địa phương trong cả nước.
PHỤ LỤC
DANH
MỤC CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Phụ
lục 1. Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật đối với ô tô, rơ moóc
TT
|
Số hiệu
|
Tên tiêu chuẩn
|
Ngày ban hành
|
1
|
4597/2001/QĐ-BGTVT
|
Quyết
định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định kiểu loại phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông
|
28/12/2001
|
2
|
TCVN 6211-2003
|
Phương
tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa (soát xét lần 1)
|
16/9/2003
|
3
|
TCVN 6435-1998
|
Âm
học - Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Phương
pháp điều tra
|
25/12/1998
|
4
|
TCVN 6436-1998
|
Âm học - Tiếng ồn do phương tiện
giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Mức ồn tối đa cho phép
|
25/12/1998
|
5
|
TCVN 6438-2001
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải (Soát xét lần 1)
|
1/1/1998
|
6
|
TCVN 6528-1999
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện được kéo - Thuật ngữ và định
nghĩa
|
1/1/1999
|
7
|
TCVN 6529-1999
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Khối lượng - Thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu
|
1/1/1998
|
8
|
TCVN 6578-2000
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Nội dung và cấu trúc
|
8/5/2000
|
9
|
TCVN 6579-2000
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Mã nhận dạng quốc tế nhà sản xuất (WMI)
|
8/5/2000
|
10
|
TCVN 6580-2000
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Vị trí và cách ghi
|
8/5/2000
|
11
|
TCVN 7271-2003
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng
|
16/9/2003
|
12
|
QCVN 05:2009/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới
|
19/11/2009
|
13
|
QCVN 35: 2010/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ
|
31/12/2010
|
14
|
QCVN 09 : 2011/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô
|
17/11/2011
|
15
|
QCVN10: 2011/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố
|
17/11/2011
|
16
|
QCVN 11 : 2011/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng an toàn kỹ thuật đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc
|
17/11/2011
|
17
|
QCVN 12 : 2011/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới
|
17/11/2011
|
18
|
QCVN 32: 2011/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
kính an toàn của xe ô tô
|
17/11/2011
|
19
|
QCVN 33: 2011/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
gương chiếu hậu dùng cho xe ô tô
|
17/11/2011
|
20
|
QCVN 34 : 2011/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
lốp hơi dùng cho xe ô tô
|
17/11/2011
|
21
|
22 TCN 307-06
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Ôtô - Yêu cầu an toàn chung
|
20/02/2006
|
22
|
22 TCCN 275-05
|
PTGTCGĐB - Sai số cho phép và
quy định làm tròn số đối với kích thước, khối lượng PTXCG
|
30/11/2005
|
23
|
TCVN 6211:2003
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa
|
16/9/2003
|
24
|
TCVN 7271:2003
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Ôtô - Phân loại theo mục đích sử dụng
Sửa đổi 1 :2007
Sửa đổi 2 :2010
|
16/9/2003
|
25
|
TCVN 6578:2000
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) Nội dung và cấu trúc
|
08/5/2000
|
26
|
TCVN 6435: 1998
|
Âm học - Đo tiếng ồn do phương
tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Phương pháp điều tra
|
25/12/1998
|
27
|
TCVN 6436:1998
|
Âm học - Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông
đường bộ phát ra khi đỗ - Mức ồn tối đa cho phép
|
25/12/1998
|
Phụ
lục 2. Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với mô tô, xe
máy và linh kiện phụ tùng
TT
|
Số hiệu
|
Tên tiêu chuẩn
|
Ngày ban hành
|
1
|
22TCN 275-05
|
Phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ - Sai số cho phép và quy định làm tròn số đối với kích thước, khối
lượng của xe cơ giới
|
11/30/2005
|
2
|
22TCN 293-02
|
Phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ - Vành bánh xe mô tô làm bằng vật liệu thép - Yêu cầu kỹ thuật và
phương pháp thử
|
5/30/2002
|
3
|
TCVN
610-1995
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Phương pháp đo vận tốc lớn nhất của xe máy
|
1/1/1995
|
4
|
TCVN 6011-1995
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Phương pháp đo vận tốc lớn nhất của mô tô
|
1/1/1995
|
5
|
TCVN 6211-2003
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa
|
9/16/2003
|
6
|
TCVN 6431-1998
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Khí thải gây ô nhiễm phát ra từ ô tô và mô tô lắp động cơ xăng - Yêu cầu
phát thải trong thử công nhận kiểu
|
12/25/1998
|
7
|
TCVN 6433-1998
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Khí thải gây ô nhiễm phát ra từ mô tô lắp động cơ xăng - Phương pháp đo
trong thử công nhận kiểu
|
1/1/1998
|
8
|
TCVN 6435-1998
|
Âm học - Đo tiếng ồn do phương
tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Phương pháp điều tra
|
12/25/1998
|
9
|
TCVN 6436-1998
|
Âm học - Tiếng ồn do phương tiện
giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Mức ồn tối đa cho phép
|
12/25/1998
|
10
|
TCVN 6438-2001
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải
|
1/1/1998
|
11
|
TCVN
6440-1998
|
Mô tô - Phương pháp đo tiêu thụ
nhiên liệu
|
1/1/1998
|
12
|
TCVN 6442-1998
|
Mô tô hai bánh - Độ ổn định của
chân chống bên và chân chống giữa
|
1/1/1998
|
13
|
TCVN 6443-1998
|
Mô tô - Vành bánh hợp kim -
Phương pháp thử
|
1/1/1998
|
14
|
TCVN 6578-2000
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Nội dung và cấu trúc
|
5/8/2000
|
15
|
TCVN 6580-2000
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Vị trí và cách ghi
|
5/8/2000
|
16
|
TCVN 6890-2001
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Chân chống môtô, xe máy hai bánh - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt
kiểu
|
12/5/2001
|
17
|
TCVN 6921-2001
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Khối lượng và kích thước mô tô, xe máy - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu
|
12/5/2001
|
18
|
TCVN 6924-2001
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Quai nắm và tay nắm cho người cùng đi trên mô tô, xe máy hai bánh - Yêu cầu
trong phê duyệt kiểu
|
12/5/2001
|
19
|
TCVN
6956-2001
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Thiết bị đo tốc độ và việc lắp đặt trên phương tiện cơ giới - Yêu cầu và
phương pháp thử trong phê duyệt kiểu
|
12/28/2001
|
20
|
TCVN 6957-2001
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Cơ cấu điều khiển hoạt động của mô tô, xe máy hai bánh - Yêu cầu trong phê
duyệt kiểu
|
12/28/2001
|
21
|
TCVN 6999-2002
|
Phương tiện giao thông đường bộ
- Phần nhô ra ngoài của mô tô, xe máy hai bánh hoặc ba bánh - Yêu cầu và
phương pháp thử trong phê duyệt kiểu
|
2002
|
22
|
TCVN 7234-2003
|
Mô tô, xe máy - Vành thép - Yêu
cầu kỹ thuật và phương pháp thử
|
2003
|
23
|
TCVN 7348-2003
|
Mô tô, xe máy - ắc quy chì a
xít
|
12/31/2003
|
24
|
TCVN
7362-2003
|
Mô tô, xe máy hai bánh - Khối
lượng - Thuật ngữ và định nghĩa
|
12/31/2003
|
25
|
QCVN 04:2009/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới
|
11/19/2009
|
26
|
QCVN 27:2010/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
thùng nhiên liệu xe mô tô, xe gắn máy
|
12/1/2010
|
27
|
QCVN 28:2010/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy
|
12/1/2010
|
28
|
QCVN 29:2010/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ống
xả xe mô tô, xe gắn máy
|
12/1/2010
|
29
|
QCVN 30:2010/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khung xe mô tô, xe gắn máy
|
12/1/2010
|
30
|
QCVN 35:2010/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ
|
12/31/2010
|
31
|
QCVN 36:2010/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
lốp hơi xe mô tô, xe gắn máy
|
12/31/2010
|
32
|
QCVN 37:2010/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
động cơ xe mô tô, xe gắn máy
|
12/31/2010
|
33
|
QCVN 14:2011/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy
|
11/17/2011
|