|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
5941/KH-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Kế hoạch
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Quảng Nam
|
|
Người ký:
|
Hồ Quang Bửu
|
Ngày ban hành:
|
05/09/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5941/KH-UBND
|
Quảng Nam, ngày
05 tháng 9 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH -
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2024 - 2026 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM
Thực hiện Công văn số
4431/BTNMT-KHTC ngày 16/6/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng
kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân
sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường
của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng kế
hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách
nhà nước 03 năm giai đoạn 2024 - 2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi
trường của tỉnh Quảng Nam với các nội dung cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH
PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2022 VÀ NĂM 2023
1. Đánh
giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) ở địa
phương năm 2022 và năm 2023
1.1. Việc
thi hành và tuân thủ pháp luật về BVMT
Trong thời gian qua UBND tỉnh
Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện Nghị quyết của
Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng,
ban hành Chương trình công tác phát triển kinh tế xã hội hàng năm, thực hiện đồng
bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và
đạt được kết quả chủ yếu trên các lĩnh vực, trong đó nhiệm vụ quản lý, BVMT
luôn được tỉnh Quảng Nam xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của phát
triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh.
Đặc biệt, bắt đầu từ ngày
01/01/2022 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành, để triển khai
thực hiện các quy định, nhiệm vụ về công tác quản lý, BVMT theo quy định của Luật
Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ[1], Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ
tướng Chính phủ[2], UBND tỉnh Quảng Nam đã ban
hành Quyết định số 1452/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 về kế hoạch triển khai thi hành
Luật Bảo vệ môi trường, Quyết định số 31/2022/QĐ-UBND ngày 24/10/2022 về quy định
công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, trình Hội đồng nhân dân
tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 quy định mức thu, đối
tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh
giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh; giao các Sở, ngành liên quan và địa
phương chủ động thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ
môi trường theo lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công, kiến
nghị cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban
hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Bảo
vệ môi trường; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện rà soát,
thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn có hoạt động xả thải vào
môi trường không khí, vào các lưu vực sông, ra biển; hoàn thành công tác lập,
phê duyệt Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam năm 2021 “Chất lượng
môi trường không khí - Thực trạng và giải pháp” tại Quyết định số
1795/QĐ-UBND ngày 06/7/2022, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường không khí giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam...
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật: tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, địa phương tích cực phối
hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể trên địa bàn triển khai tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường 2020, các văn bản pháp luật dưới Luật đến các hội
viên phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi,...; cán bộ cấp xã, phường,
thị trấn; các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn. Triển khai thực hiện các hoạt
động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu rác thải nhựa, nói
không với túi nilon, các chương trình đổi rác thải lấy quà tặng, phát động Đạp
xe vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6), Tháng hành động vì
môi trường trên địa bàn tỉnh. Thực hiện hiệu quả chương trình liên tịch giữa
Ngành Tài nguyên và Môi trường với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội; lồng
ghép tuyên truyền về trách nhiệm BVMT với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ủy
ban Mặt tận tổ quốc Việt Nam các cấp; các Hội, đoàn thể đã tổ chức phát động,
thực hiện và nhân rộng nhiều mô hình, phong trào, cuộc vận động về BVMT[3], nhiều cơ sở tôn giáo triển khai và đưa nội dung
về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình hoạt động hằng
năm của tổ chức tôn giáo.
- Chỉ đạo các đơn vị, địa
phương về tăng cường công tác phối hợp, xây dựng quy chế trong công tác thanh
tra, kiểm tra, phòng ngừa, ứng phó giải quyết các vấn đề môi trường, sự cố về
môi trường phát sinh trên địa bàn.
1.2.
Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT
1.2.1. Trong công tác chủ động,
ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong thời gian qua, công tác
chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu được tỉnh Quảng Nam tiếp tục triển khai
thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày
21/01/2021 của Chính phủ[4], Chương trình số 24-CTr/TU ngày 27/8/2013 của Tỉnh ủy Quảng
Nam, Quyết định số 1633/QĐ-BTNMT ngày
20/8/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số 189/QĐ-UBND
ngày 16/01/2020 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày
23/8/2019 của Bộ Chính trị[5]...Thực
hiện lồng ghép nội dung thích ứng biến đổi khí
hậu vào hồ sơ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023; triển
khai các nội dung giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu
trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng
Chính phủ, các quy định giảm nhẹ phát thải phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng
ô-zôn theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020[6]; tăng cường công tác truyền thông, nâng cao
nhận thức về phòng, chống thiên tai, chủ động thích ứng và ứng phó với biến đổi
khí hậu trên địa bàn tỉnh với việc ban hành Kế hoạch số 806/KH-UBND ngày
11/02/2022, tổ chức “Cuộc thi trên Internet về- công tác phòng ngừa, ứng
phó, thích ứng khắc phục hậu quả thiên tai tỉnh Quảng Nam”, thực hiện
chuyên mục tuyên truyền về phòng, chống thiên tai - chủ động thích ứng với biến
đổi khí hậu trên cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam, đến nay hầu hết người
dân trên địa bàn tỉnh nắm bắt thông tin cơ bản về chủ động ứng phó khi thời tiết
cực đoan xảy ra.
Hàng
năm, các Sở ngành, địa phương tổ chức các lớp
tập huấn nâng cao năng lực tham mưu phòng, chống thiên tai cho cán bộ làm công
tác phòng, chống thiên tai; xây dựng Phương án ứng phó và Kịch bản ứng phó với
từng tình huống bão, lũ để đảm bảo yêu cầu ứng phó khi có tình huống thiên tai
xảy ra, thực hiện kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình hồ chứa nước trên
địa bàn tỉnh và hướng dẫn các đơn vị quản lý công trình thực hiện công tác quản
lý an toàn đập. Nâng cấp sửa chữa hàng chục km kè sông, biển[7]; nâng cấp, sửa chữa, kiên cố
trên 10 km đê sông, đê biển, thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính[8], tăng
cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt
động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững...
Tuy
nhiên, do biến đổi khí hậu là lĩnh vực tương đối rộng, việc xác định, đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực phức tạp, nguồn lực của tỉnh vẫn
còn hạn chế, một số nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch đã đề ra nhưng đến nay vẫn
chưa đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện, công tác lồng ghép phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu vào
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại một số
địa phương vẫn còn thiếu đồng bộ; thiếu cán bộ chuyên trách, chủ yếu theo chế độ
kiêm nhiệm dẫn đến việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án tại địa
phương còn chậm; vấn đề quy hoạch, đầu tư hạ tầng thoát nước, chống ngập, việc
quy hoạch, bố trí các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất có khả năng cản trở, gây co hẹp dòng chảy, nguy cơ gia tăng rủi
ro thiên tai trước tình hình thời tiết cực đoan xảy ra...
1.2.2.
Trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tài
nguyên, bảo vệ môi trường
Hiện
nay, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh từng bước đi
vào nề nếp, tạo chủ động và giải quyết kịp thời nhu cầu sử dụng đất cho các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình. Qua đó, cơ cấu sử dụng giữa các loại đất đã được
chuyển đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa, thu hút đầu tư phát triển công
nghiệp, thương mại, dịch vụ, huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy
mạnh sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao
động, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển[9]. Tiếp tục thực hiện tốt công tác giao đất,
cho thuê đất, thẩm định giá đất, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu
hút đầu tư. Rà soát, kiên quyết thu hồi đất đối với các trường hợp giao đất,
cho thuê đất đã quá thời hạn quy định nhưng chưa xây dựng hoặc xây dựng kéo dài
chưa đưa vào sử dụng. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản,
tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng
sản và vai trò giám sát của chính quyền địa phương và người dân trong công tác
quản lý, bảo vệ khoáng sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình
chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp được cấp phép và tăng cường bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác, tập trung ở các loại khoáng sản như cát, sỏi lòng
sông, vàng, đất san lấp.
Cải
thiện môi trường và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các Khu[10], Cụm công nghiệp[11], đô thị[12], bảo vệ môi
trường khu vực nông thôn[13]
trên địa bàn; tổ chức đấu nối quan trắc tự động đối với một số nhà máy sản xuất
có xả thải ra môi trường[14];
chỉ đạo thực hiện rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
có hoạt động xả thải vào môi trường không khí, vào các lưu vực sông, ra biển.
Chú trọng xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế; giải quyết vấn đề nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn. Cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các
dòng sông, hồ; ứng phó và khắc phục hiệu quả các sự cố môi trường. Nhìn chung,
tình hình môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cơ bản được kiểm
soát, không xảy ra sự cố môi trường lớn trong năm, các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng đã được khắc phục, đưa ra khỏi danh mục. Công tác truyền
thông, nâng cao nhận thức về môi trường, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường 2020,
các văn bản dưới Luật được chủ động, kịp thời cho nhiều đối tượng trên địa bàn.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và cộng đồng dân
cư tích cực tham gia, phát huy vai trò, trách nhiệm phản biện, theo dõi giám
sát, tố giác tội phạm về môi trường...
Bên cạnh
kết quả đạt được, công tác quản lý tài nguyên và BVMT trên địa bàn tỉnh vẫn còn
môt số tồn tại, khó khăn nhất định: tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn
còn diễn ra ở một vài địa phương; vẫn còn một số doanh nghiệp vi phạm các quy định
của pháp luật về khoáng sản, môi trường, đất đai trong quá trình hoạt động
khoáng sản, còn nợ thuế, chậm thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi
môi trường. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án trên địa
bàn tỉnh còn kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện dự án đầu tư và đời sống của người dân. Việc xây dựng đồng bộ
hạ tầng kỹ thuật, công trình xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị, khu
dân cư và các cụm công nghiệp còn chậm. Công tác phân loại chất thải rắn hiện
chưa đạt hiệu quả. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi, đặc biệt
là chăn nuôi quy mô hộ gia đình xen lẫn trong khu dân cư còn nhiều…
1.3. Đánh giá các chỉ tiêu môi trường trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh
So với
15 chỉ tiêu theo Nghị quyết HĐND tỉnh trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, có 04 chỉ tiêu về môi trường gồm: tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước
hợp vệ sinh, tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch, tỷ lệ chất thải rắn đô thị
được thu gom xử lý và tỷ lệ che phủ rừng.
Theo
kết quả đánh giá tình hình kinh tế xã hội năm 2022 cho thấy 02/04 chỉ tiêu môi
trường cơ bản đạt so với chỉ tiêu đề ra, đối với chỉ tiêu về tỷ lệ dân số nông
thôn sử dựng nước hợp vệ sinh năm 2022 đạt 95,7%, so với kế hoạch năm 2023 ước
đạt 95,8%; tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 đạt 59,5%, so với kế hoạch năm 2023 ước
đạt 60%; tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 82,5%, so với kế hoạch năm
2023 ước đạt 83%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đạt 97%, so với
kế hoạch năm 2023 ước đạt 98%.
1.4. Đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày
17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chỉ đạo giải quyết kịp thời vấn đề nhập
khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Trên
địa bàn tỉnh hiện có 03 đơn vị (Công ty TNHH Lavergne Việt Nam Công ty Cổ phần
Giấy Sài Gòn Miền Trung, Công ty TNHH bao bì Tấn Đạt) có hoạt động nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất, hiện 03 đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường
cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên
liệu sản xuất, riêng Công ty TNHH Lavergne Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi
trường cấp Giấy phép môi trường số 45/GPMT-BTNMT ngày 27/02/2023. Trong quá
trình hoạt động sản xuất, các đơn vị đều tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường, không xảy ra sự cố về môi trường liên quan đến phế liệu cũng như vi phạm
quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu tại
cơ sở cần phải xử lý.
1.5. Đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày
20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế,
xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn
(CTR):
-
Công tác giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại CTR tại nguồn: tiếp tục triển
khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 29/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng
Nam[15], thực
hiện phê duyệt Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tỉnh Quảng
Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 2625/QĐ-UBND ngày 30/9/2022. UBND tỉnh
đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội trên địa
bàn tỉnh phát động và tổ chức triển khai nhiều hoạt động truyền thông, biện
pháp giảm thiểu và giải pháp thay thế nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy
tại cơ quan, đơn vị. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với
Trung tâm Xây dựng và Thúc đẩy Phát triển bền vững (BUS), các chuyên gia xây dựng
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về truyền thông phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn
trên địa bàn tỉnh, biên soạn tài liệu phục vụ xây dựng Sổ tay phân loại CTR
sinh hoạt tại nguồn. Tuy nhiên, hiện nay giá thành của túi nilon khó phân hủy
và sản phẩm nhựa dùng một lần quá rẻ, mang tính thuận tiện đang được sử dụng rất
phổ biến so với các sản phẩm cùng chức năng; thói quen, việc thay đổi nhận thức,
thiếu nguồn lực trong việc đầu tư trang thiết bị hỗ trợ thực hiện phân loại CTR
tại nhà, phương tiện thu gom vận chuyển, xử lý rác thải sau phân loại còn nhiều
khó khăn, bất cập, dẫn đến hiệu quả công tác phân loại, giảm thiểu chất thải nhựa
trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có nhiều chuyển biến.
-
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Việc triển khai được thực hiện
thường xuyên, liên tục từ công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng,
kiện toàn, mở rộng mạng lưới thu gom, quy hoạch vị trí các khu xử lý CTR[16], thực hiện đầu
tư xây dựng một số dự án trọng tâm về xử lý CTR sinh hoạt tập trung của tỉnh
như: phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án: Thu gom nước mặt Khu xử lý rác thải
Tam Xuân 2; Đóng cửa bãi rác Đại Hiệp; Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam,
đưa Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Bắc Quảng Nam vào vận hành, đáp ứng
nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn. Chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan
tăng cường kiểm tra, giám sát, nghiệm thu công tác xử lý rác thải tại các Khu xử
lý rác thải tập trung Tam Nghĩa, Tam Xuân 2 - huyện Núi Thành và kịp thời xử
lý, chủ động khắc phục khi có sự cố xảy ra.
Nguồn
lực đầu tư cho công tác xử lý CTR sinh hoạt bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước[17], trong thời
gian qua tỉnh Quảng Nam đã khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động các
nguồn lực được các nguồn lực tư nhân đầu tư các cơ sở xử lý CTRSH[18]; đặc biệt,
thành phố Hội An nhận được nhiều hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài[19]. Đồng thời,
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành được các mức phí vệ sinh, giá thu gom, vận chuyển,
xử lý CTRSH theo quy định của pháp luật về giá làm cơ sở để các địa phương áp dụng;
qua đó đã huy động được nguồn lực trong cộng đồng để chi trả một phần cho hoạt
động thu gom, vận chuyển CTRSH.
Bên cạnh
những kết quả đã đạt được, công tác tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh vẫn
còn một số tồn tại, khó khăn, điển hình như: việc triển khai đầu tư các khu xử
lý CTRSH tại các địa phương vẫn còn chậm do quỹ đất trống của tỉnh không còn
nhiều, việc lựa chọn vị trí bố trí khu xử lý CTR để đảm bảo được khoảng cách an
toàn về môi trường gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ dân tham gia nộp phí vệ sinh tại
các địa phương trong thời gian qua chưa đạt mục tiêu và không ổn định dẫn đến
thiếu hụt kinh phí để chi trả cho các tổ, đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển.
Nguồn lực cho công tác quản lý CTSH còn hạn chế về nhân lực (là kiêm nhiệm) và
vật lực đầu tư hạ tầng phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chưa đáp ứng nhu cầu
thực tế, đặc biệt tại một số khu vực nông thôn, miền núi khó tổ chức xử lý tập
trung liên vùng, nhiều bãi rác quy mô nhỏ vận hành không đảm bảo quy trình phát
sinh mùi hôi, ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm. Nhận thức về BVMT của một bộ
phận Nhân dân vẫn còn hạn chế nên công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham
gia giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại rác tại nguồn, nộp phí vệ sinh tại
các địa phương trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn.
1.6. Đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày
08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm
soát loài ngoại lai xâm hại
Tiếp
tục chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương thực hiện nghiêm túc việc theo
dõi, quản lý bảo tồn các loài động vật hoang dã, các loài ngoại lai (cây Mai
dương, Rùa tai đỏ) trên địa bàn quản lý; tuyên truyền, vận động nhân dân tham
gia bảo vệ rừng, kiểm soát chặt chẽ mọi hành vi phát triển của các loài ngoại
lai xâm hại.
1.7. Đánh giá tình hình triển khai các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ
1.7.1.
Tình hình triển khai Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050
UBND
tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các
Sở ngành liên quan thuộc tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh
Quảng Nam trong năm 2022, tổ chức triển khai lấy ý kiến các địa phương, các cơ
quan, Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh; đề xuất các đối tượng bảo tồn đa dạng
sinh học vào Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050; góp ý triển khai Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 về
tăng cường chống tội phạm đa dạng sinh học đến năm 2030 tâm nhìn đến năm 2050.
Tổ chức
thực hiện xây dựng Đề án Nghiên cứu điều tra, đánh giá hiện trạng đất ngập nước,
môi trường sinh thái, đa dạng sinh học vùng hạ lưu sông Thu Bồn và sông Trường
Giang, đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất thiết lập Khu bảo
tồn biển khu vực xã Tam Hải, huyện Núi Thành, thành lập Khu dự trữ thiên nhiên
Cù Lao Chàm Hội An.
Hoàn
thành công trình Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước đã
và được bàn giao cho Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường vận hành trong
quý I năm 2022. Trong thời gian tới sẽ tăng cường quảng bá, truyền thông để giới
thiệu Nhà Bảo tàng đến các nhà quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế, học
sinh - sinh viên và người dân có nhu cầu đến tìm hiểu, nghiên cứu và học tập về
ĐDSH và môi trường. Thành lập, mở rộng, nâng hạng các khu rừng đặc dụng trên địa
bàn tỉnh: thành lập Khu Dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh; Khu bảo vệ cảnh quan Mỹ
Sơn; chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn quốc gia; phê
duyệt Dự án bảo tồn quần thể Voọc chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi
Thành.
1.7.2.
Về xử lý các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo theo Quyết định
số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010
Tiếp
tục tăng cường công tác quan trắc, kiểm soát chất lượng môi trường đất theo
chương trình quan trắc hằng năm, rà soát xác định các điểm bị ô nhiễm và thoái hóa
đất theo tiêu chí quy định tại khoản 1, Điều 12, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10/01/2022. Qua rà soát hiện có 32 điểm[20] bị ô nhiễm và thoái hóa, kết quả hiện mới xử
lý xong 01 điểm kho thuốc BVTV tại thị trấn Đông Phú - huyện Quế Sơn, đang thực
hiện công tác cải tạo, PHMT 01 điểm bãi chôn lấp CTR sinh hoạt tại xã Đại Hiệp
- huyện Đại Lộc, 30 điểm[21]
đã phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, trong đó có 06 điểm[22] được điều
tra, đánh giá chi tiết và lập phương án xử lý, cải tạo, PHMT (tại Quyết định số
3284/QĐ- UBND ngày 23/11/2020) và hiện nay do chưa đảm bảo nguồn kinh phí thực
hiện nên 06 điểm vẫn chưa phê duyệt dự án đầu tư để thực hiện.
1.7.3.
Về bảo vệ môi trường không khí
Ban
hành các văn bản chỉ đạo về tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt
để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải trên địa bàn tỉnh; hoàn thành Báo cáo
hiện trạng tỉnh Quảng Nam năm 2021 “Chất lượng môi trường không khí - Thực
trạng và giải pháp”, được phê duyệt tại Quyết định số 1795/QĐ-UBND ngày
06/7/2022 và đang xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, đang phối hợp với Tổng cục Môi
trường lắp đặt 01 trạm quan trắc tự động, liên tục đối với môi trường không khí
xung quanh tại thành phố Tam Kỳ (đã thỏa thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thực
hiện dự án lắp đặt trạm). Thực hiện hiệu quả chương trình quan trắc môi trường
hàng năm, chia sẻ dữ liệu quan trắc môi trường của tỉnh nói chung và quan trắc
môi trường không khí nói riêng qua các ứng dụng SMART Quảng Nam, Trung tâm điều
hành thông minh (IOC) Quảng Nam để cộng đồng có thể truy cập và tra cứu thông
tin, kết quả quan trắc môi trường thông qua các thiết bị điện thoại di động,
máy vi tính...
1.7.4.
Thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường
Thực
hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, Sở Tài nguyên và Môi trường có Báo cáo số
238/BC-STNMT ngày 18/4/2022 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp về
kết quả triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị được UBND tỉnh giao chủ trì, phối
hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành
Quyết định số 1452/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật
Bảo vệ môi trường năm 2020; thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã
được ban hành trên địa bàn tỉnh về các lĩnh vực bảo vệ môi trường, đất đai,
khoáng sản, nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn thuộc thẩm
quyền quản lý nhà nước được phân công. Giao các Sở, ngành liên quan, UBND các
huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan đến Luật Bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý. Ban hành Quyết định số
31/2022/QĐ-UBND ngày 24/10/2022 quy định về công tác bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, tham
mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 về quy định
mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại,
điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh; triển khai tuyên truyền, phổ
biến Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới Luật đến các đối tượng trên địa
bàn tỉnh, hiện nay đang chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức
xây dựng Phương án phí BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản, góp ý về Nghị
định của thu phí BVMT đối với khí thải theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
1.7.5.
Tình hình triển khai Quyết định số 1176/QĐ-TTg ngày 12/9/2019 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Rùa
biển được phát hiện tại vùng biển Cù Lao Chàm - Hội An vào năm 2016, công tác bảo
tồn các loại rùa biển được ban hành Kế hoạch hành động về bảo tồn và phục hồi
giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2040, phê duyệt bãi biển Bãi Bắc Cù Lao
Chàm giành cho hoạt động bảo tồn rùa biển, ban hành quy chế quản lý về mật độ
xây dựng, hạn chế hệ thống chiếu sáng, quy hoạch lại tuyến cano du lịch đảm bảo
hoạt động sinh sống, bảo tồn. Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã xây dựng
Đề tài khoa học về phục hồi rùa biển tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, bảo tồn
nguyên trạng các bãi biển thường xuyên xuất rùa biển hoặc các bãi biển có khả
năng có rùa biển lên đẻ, tổ chức dọn vệ sinh, làm sạch các bãi biển. Phối hợp với
các tổ chức IUCN, SASA xây dựng TRạm cứu hộ rùa biển tại khu vực Bãi Bấc Cù Lao
Chàm và các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là học
sinh, ngư dân, khách du lịch và các bên liên quan về bảo tồn rùa.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi
trường năm 2022 và năm 2023
2.1.
Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường
năm 2022 và ước thực hiện 2023
(Có Phụ lục 1 đính kèm)
2.2.
Đánh giá chung về kết quả thực hiện
Nhìn
chung, trong năm 2022- 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh bố trí đủ
kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường từ nguồn sự nghiệp môi trường và các
nguồn đầu tư xây dựng cơ bản khác nhưng công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh
có nhiều chuyển biến tích cực. Các nguồn thải có quy mô lớn, các cơ sở tiềm ẩn
nguy cơ ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh qua các năm cơ bản được kiểm soát,
không xảy ra sự cố môi trường lớn trong năm; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đã được khắc phục, đưa ra khỏi danh mục (đạt tỷ lệ 100%), không
phát sinh mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Môi trường tại các
khu công nghiệp, khu vực nông thôn, khu dân cư được cải thiện. Công tác thu
gom, xử lý CTRSH phát sinh tại các đô thị, vùng nông thôn cơ bản đạt chỉ tiêu
phát triển kinh tế xã hội hàng năm. Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội
các cấp và cộng đồng dân cư tích cực tham gia, phát huy vai trò, trách nhiệm phản
biện, theo dõi giám sát, tố giác tội phạm về môi trường. Công tác truyền thông,
nâng cao nhận thức về môi trường, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường 2020, các văn
bản dưới Luật được chủ động, kịp thời cho nhiều đối tượng trên địa bàn.
Bên cạnh
những kết quả đạt được, công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số
tồn tại, khó khăn, đó là: Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật BVMT tại các cụm công
nghiệp đang hoạt động chưa đạt so với chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Công tác điều tra, khảo sát, xây dựng cơ chế BVMT tại các làng nghề có nguy cơ
gây ô nhiễm chưa được triển khai thực hiện. Công tác phân loại CTR hiện chưa đạt
hiệu quả. Tỷ lệ hộ dân tham gia nộp phí vệ sinh tại các địa phương trong thời
gian qua chưa đạt mục tiêu và không ổn định dẫn đến thiếu hụt kinh phí để chi
trả cho các tổ, đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển. Tình trạng ô nhiễm môi trường
từ hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi quy mô hộ gia đình xem lẫn trong
khu dân cư, nhiều cơ sở hoạt động trong khu dân cư, khoảng cách chưa đảm bảo an
toàn môi trường đến ranh giới khu, CCN phát sinh tiếng ồn, xả chất thải ra môi
trường dẫn đến khiếu kiện vẫn còn xảy ra ở một số địa phương và chưa có giải
pháp xử lý triệt để, phương án di dời;... Việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật,
công trình xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị, khu dân cư còn chậm...
Tác động
tiêu cực đó, có thể do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Một số tổ chức,
cá nhân chưa tự giác, còn đối phó khi chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thói quen, tiêu dùng thiếu thân thiện, ý thức về phân loại, giảm thiểu rác thải
tại nguồn còn hạn chế. Nguồn lực tài chính cho BVMT từ ngân sách tỉnh và vốn đầu
tư từ các chương trình, dự án đầu tư mặc dù đã được bố trí nhưng vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về BVMT vẫn còn thiếu
về số lượng, hạn chế về chuyên môn (đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã kiêm
nhiệm về môi trường, công chức môi trường cấp huyện chưa đáp ứng nguồn lực khi
tham mưu thực hiện cấp giấy phép về môi trường theo quy định mới của Luật),
chưa đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ BVMT đặt ra); việc quy định khoảng cách
an toàn về môi trường áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến
các công trình xây dựng, khu dân cư được Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi
trường đến nay chưa được ban hành. Đặc biệt, năm 2022 là năm Luật Bảo vệ môi
trường 2020 có hiệu lực thi hành, quá trình triển khai thực hiện các quy định của
Luật, Nghị định của Chính phủ với nhiều nội dung, nhiệm vụ mới, quan trọng,
trong đó một số nhiệm vụ được Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ
ngành liên quan hướng dẫn ban hành nhưng đến nay vẫn chậm ban hành, địa phương
không có cơ sở, còn lúng túng trong việc ban hành các văn bản, chương trình, dự
án thực hiện trên địa bàn; một số nội dung được quy định tại Luật, Nghị định
nhưng khi áp dụng vào thực tế vẫn còn bất cập khi giải quyết hồ sơ, hướng dẫn
thủ tục pháp lý về môi trường cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
2.3.
Kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt
động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường
Luật
Bảo vệ môi trường 2020 đã có hiệu lực từ tháng 01 năm 2022, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi
trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đến
nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính để hướng dẫn quản lý kinh
phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thay thế Thông tư 02/2017/TT-BTC , kính đề nghị
Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm đề xuất.
Một số
giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý
và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường:
-
Tăng tỷ lệ chi sự nghiệp môi trường từ 1% tổng chi ngân sách hiện nay lên 2% nhằm
đáp ứng nhu cầu BVMT và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn tới.
- Nguồn
tài chính cho công tác BVMT vẫn từ NSNN, trong đó chủ yếu là nguồn kinh phí sự
nghiệp môi trường. Tuy nhiên, chi sự nghiệp môi trường là nguồn chi thường
xuyên nên không giải quyết được hết các vấn đề về môi trường, đặc biệt là giải
quyết hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy, nguồn lực tài chính cho
việc BVMT cần phải dựa vào nguồn đầu tư, sự đóng góp của người khai thác, sử dụng
môi trường như doanh nghiêp, người dân để cùng chung tay thực hiện tốt nhiệm vụ
BVMT.
- Rà
soát và điều chỉnh các quy định hiện nay về sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường
theo hướng: cùng với việc khắc phục tình trạng sử dụng kinh phí còn phân tán,
dàn trải, cần tập trung phần kinh phí tăng thêm vào các nhiệm vụ trọng tâm, các
điểm nóng. Tăng cường vai trò chủ động và phối hợp của cơ quan quản lý môi trường
trong việc lập dự toán, phân bổ và thanh quyết toán ngân sách.
-
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường cho cơ
quan quản lý môi trường địa phương.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC NĂM 2024 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2024-2026 TỪ
NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường
Để tiếp
tục phát huy những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện các
chính sách, pháp luật về BVMT và khắc phục các khó khăn, vướng mắc nêu trên,
trong thời gian đến, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng
tâm và giải pháp thực hiện cụ thể như sau:
1.1.
Về nhiệm vụ trọng tâm:
- Tiếp
tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 09/NQ-TU, Kết luận số 73-KL/TU
ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam; Quyết định số 2706/QĐ-UBND ngày 22/9/2021
của UBND tỉnh về ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 73-KL/TU
ngày 20/7/2021; Quyết định số 1452/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 của UBND tỉnh về Kế
hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trên địa bàn tỉnh.
- Ưu
tiên bố trí nguồn lực, thực hiện hiệu quả công tác thu hút đầu tư, giám sát, đôn
đốc triển khai thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên
tỉnh[23], Đề án
quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đóng
cửa bãi rác Đại Hiệp, Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 của HĐND tỉnh
về Cơ chế khuyến khích đầu tư hỗ trợ thực hiện các dự án xử lý chất rắn sinh hoạt
tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030. Xây dựng kế hoạch phân loại chất
thải rắn tại nguồn đối với từng địa phương, tập trung thực hiện, nhân rộng tại
các đô thị lớn như thành phố Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn.
-
Hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác vận hành các công trình
xử lý nước thải tập trung tại các khu vực đô thị như Núi Thành, Điện Bàn, vùng
Đông của tỉnh. Nâng cấp, đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung, mở
rộng mạng thu gom nước thải trên địa bàn khu vực đô thị Tam Kỳ, Hội An để đáp ứng
nhu cầu xử lý nước thải, gia tăng tỷ lệ đấu nối mạng lưới thoát nước thải từ
các hộ dân đến các công trình xử lý nước thải tập trung. Kêu gọi, lựa chọn nhà
đầu tư trong việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về môi trường tại
một số CCN đang hoạt động trên địa bàn hiện còn quỹ đất công nghiệp lớn để đảm
bảo điều kiện thu hút đầu tư các dự án theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
-
Trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu: Thực hiện công tác thẩm định kết
quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở đang hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật[24].
Báo cáo đánh giá tác động tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại
do tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Một
số nhiệm vụ, dự án liên quan đến các lĩnh vực, Sở, ngành thực hiện được đề xuất
thực hiện trong năm 2024 và kế hoạch 03 năm 2024-2026:
(theo
Phụ lục 2 đính kèm)
1.2.
Một số giải pháp thực hiện trong thời gian đến
a) Đẩy
mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Bảo vệ
môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, truyền thông, nâng cao
nhận thức phân loại CTR tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa, tăng trưởng xanh,
phát triển du lịch xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, ít chất thải, các bon thấp
nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống
chính trị, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan cùng tích cực
tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
- Tổ
chức nhân rộng các mô hình, cách làm hay, tốt về môi trường. Công khai minh bạch
các thông tin của dự án đến cộng đồng dân cư, tăng cường công tác đối thoại, lấy
ý kiến cộng đồng dân cư đối với các dự án đầu tư.
- Thực
hiện hiệu quả các chương trình ký kết liên tịch với các tổ chức chính trị xã hội
từ cấp tỉnh đến địa phương theo tinh thần của Nghị Quyết 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
b)
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quản lý, BVMT:
- Tiếp
tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Nghị quyết, văn bản quy phạm pháp
luật từ Trung ương đến địa phương, công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật
đã được ban hành trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình
môi trường trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp, giám sát
chặt chẽ, xử lý kịp thời, dứt điểm các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường và sự cố
môi trường phát sinh trên địa bàn.
-
Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
về BVMT các cấp. Phát huy hiệu quả vai trò giám sát, phản biện của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư đối với các hoạt
động BVMT.
-
Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt/xác nhận hồ sơ về
môi trường, cấp giấy phép môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường.
- Đổi
mới phương thức quản lý môi trường, quản lý rác thải trong điều kiện chuyển đổi
số. Đẩy mạnh công tác cải cách TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh
nghiệp và người dân trong giải quyết các hồ sơ về môi trường.
c) Bố
trí nguồn lực kết hợp đẩy mạnh nguồn lực xã hội, kêu gọi, lựa chọn nhà đầu tư
trong công tác điều tra, khảo sát, xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường
tại các làng nghề, khu vực ô nhiễm môi trường đất, công trình xử lý nước thải tập
trung tại các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp đang hoạt động còn quỹ đất công
nghiệp lớn để đảm bảo điều kiện hạ tầng thu hút các dự án. Nghiên cứu, ứng dụng,
mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
thu hút các chương trình, dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức,
tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường các cấp và công trình xử lý chất thải
trên địa bàn tỉnh.
d)
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý kịp thời các vụ việc
gây ô nhiễm môi trường. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn, các cơ sở tiềm ẩn
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc
ký quỹ đối với các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Duy trì, phát
huy hiệu quả đường dây nóng và xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường
ngay từ cơ sở.
- Thực
hiện có hiệu quả công tác thu phí nước thải, xử phạt vi phạm hành chính về môi
trường. Thẩm định, lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại chất
thải thông thường, chất thải nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để chất thải, hạn
chế chôn lấp chất thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm.
- Thực
hiện tốt công tác lập, phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp mới
theo định hướng khu công nghiệp sạch, khu công nghiệp sinh thái, ưu tiên thu
hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ có thể thu hồi, tái sử dụng các loại chất
thải, công nghệ thân thiện với môi trường, loại hình sản xuất công nghiệp sạch,
công nghiệp môi trường. Thực hiện di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh
doanh gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường đến
các khu, điểm dân cư vào khu, cụm công nghiệp.
- Thực
hiện tốt các nhiệm vụ về quan trắc môi trường theo kế hoạch quan trắc môi trường
tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Sử dụng hiệu quả công nghệ trong các hoạt động kiểm
soát, giám sát xả thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, kiểm tra, giám sát
tình hình lắp đặt, vận hành và kết nối dữ liệu đối với các trạm quan trắc tự động
các cơ sở trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác bờ biển, bờ sông,
các cồn bãi trên sông.
- Thực
hiện hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại, hoạt động xử lý, sử dụng
tro, xỉ thạch cao, chất thải công nghiệp thông thường khác theo quy định của
pháp luật.
e) Tiếp
tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hình thành ý thức chủ động
phòng, tránh thiên tai, ứng phó và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu;
Triển khai có hiệu quả các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia, khu di sản; kiểm soát việc nhập khẩu các sinh vật ngoại
lai xâm hại.
2. Kiến nghị, đề xuất
2.1.
Đối với Chính phủ:
-
Quan tâm, tiếp tục hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung tại các cụm công nghiệp, làng nghề ô nhiễm và xử lý, khắc phục các điểm tồn
hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch
hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2020-2030 và định hướng đến năm 2050; Kế
hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH.
- Ban
hành các chính sách pháp luật, hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện các nội
dung về Biến đổi khí hậu. Đồng thời, xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các công
trình do tác động của Biến đổi khí hậu gây ra.
2.2.
Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Hiện
nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có hiệu lực thi hành, Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã ban hành Nghị định, Thông tư quy định chi tiết một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong thời gian đến kính đề nghị Bộ Tài nguyên
và Môi trường tổ chức các buổi tọa đàm, lớp tập huấn chuyên sâu cho cán bộ,
công chức môi trường cấp tỉnh, cấp huyện về các nội dung liên quan được quy định
tại Nghị định, Thông tư.
- Sớm
ban hành quy chuẩn kỹ thuật về quy định khoảng cách an toàn về môi trường áp dụng
cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến các công trình xây dựng, khu
dân cư và một số nhiệm vụ được Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành, hướng dẫn chi tiết để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.
UBND
tỉnh Quảng Nam kính báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ
TN&MT, Bộ TC (b/c);
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: TN&MT, TC, KH&ĐT;
- CPVP;
- Lưu: VT, KTTH, KTN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Quang Bửu
|
PHỤ LỤC I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ,
DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2022-2023
(Kèm theo Kế hoạch số 5941/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Nam)
Đơn vị: triệu đồng
STT
|
Tên nhiệm vụ, dự án
|
Thời gian thực hiện
|
Tổng kinh phí
|
Kinh phí năm 2022
|
Lũy kế đến hết năm 2022
|
Dự toán năm 2023
|
Đơn vị thực hiện; lưu giữ sản phẩm
|
Tiến độ giải ngân (%)
|
Các kết quả chính đã đạt được
|
Ghi chú
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
4.409
|
1.503
|
2.658
|
1.631
|
|
|
|
|
A1
|
Nhiệm vụ chuyển tiếp
|
|
3.058
|
1.503
|
2.658
|
400
|
|
|
|
|
1
|
Nhóm nhiệm vụ Tăng cường kiểm
soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và
phế liệu nhập khẩu
|
|
168
|
78
|
168
|
0
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng Kế hoạch phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
|
2021-2022
|
168
|
78
|
168
|
0
|
Sở TN-MT
|
100
|
Đã hoàn thành xây dựng Kế hoạch
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
|
2
|
Nhóm nhiệm vụ chủ động phòng ngừa,
kiểm soát ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường
|
|
799
|
469
|
799
|
0
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng và cập nhật Kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
|
2021-2022
|
508
|
408
|
508
|
|
Sở TN-MT
|
100
|
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 đã phê duyệt và Bản đồ nhạy cảm môi trường đường
bờ tỉnh Quảng Nam tỷ lệ 1/50000
|
|
|
- Lập báo cáo hiện trạng môi
trường tỉnh Quảng Nam năm 2021 với chủ đề "Chất lượng môi trường không
khí - thực trạng và giải pháp"
|
2021-2022
|
291
|
61
|
291
|
|
Sở TN-MT
|
100
|
Báo cáo hiện trạng môi trường
tỉnh Quảng Nam năm 2021 với chủ đề "Chất lượng môi trường không khí - thực
trạng và giải pháp" được phê duyệt
|
|
3
|
Nhóm nhiệm vụ khắc phục ô nhiễm,
suy thoái môi trường; duy trì cải thiện chất lượng môi trường
|
|
1.441
|
706
|
1.441
|
0
|
|
|
|
|
|
- Trả nợ vốn vay về Dự án cải
thiện môi trường đô thị Miền Trung-Tiểu dự án Tam Kỳ
|
2021-2022
|
1.441
|
706
|
1.441
|
|
Công ty Cổ phần môi trường đô thị Quảng Nam
|
100
|
Mua sắm, lắp ráp các thiết bị
vệ sinh môi trường
|
|
4
|
Nhóm nhiệm vụ ứng dụng công
nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu về môi trường
|
|
154
|
154
|
154
|
0
|
|
|
|
|
|
- Cập nhật CSDL và hệ thống
quản lý thông tin môi trường tỉnh Quảng Nam
|
2022
|
154
|
154
|
154
|
|
Sở TN-MT
|
100
|
Cập nhật dữ liệu Hệ thống quản
lý thông tin về môi trường
|
|
5
|
Nhóm nhiệm vụ kiểm kê Khí nhà
kính, ứng phó biến đổi khí hậu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Nhóm nhiệm vụ Bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học
|
|
496
|
96
|
96
|
400
|
|
|
|
|
|
- Bảo quản bộ sưu tập và vận
hành Nhà Bảo tàng Đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam
|
Hằng năm
|
496
|
96
|
96
|
400
|
Sở TN-MT
|
100
|
Bảo quản, lưu giữu Bộ sưu tập
các mẫu vật và vận hành Nhà bảo tàng đa dạng sinh học
|
|
A2
|
Nhiệm vụ mở mới
|
|
1.351
|
0
|
0
|
1.231
|
|
|
|
|
1
|
Nhóm nhiệm vụ Tăng cường kiểm
soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và
phế liệu nhập khẩu
|
|
414
|
0
|
0
|
414
|
|
|
|
|
|
-Truyền thông phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023 -2024
|
2023-2024
|
414
|
|
|
414
|
Sở TN-MT
|
|
Đang trình UBND tỉnh phê duyệt
dự toán chi tiết
|
|
2
|
Nhóm nhiệm vụ chủ động phòng
ngừa, kiểm soát ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường
|
|
170
|
|
|
50
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng, trình UBND tỉnh ban
hành Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh
|
2023-2024
|
170
|
|
|
50
|
Sở TN-MT
|
|
Đang tiến hành lập đề cương dự
toán chi tiết
|
|
3
|
Nhóm nhiệm vụ khắc phục ô nhiễm,
suy thoái môi trường; duy trì cải thiện chất lượng môi trường
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Nhóm nhiệm vụ ứng dụng công
nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu về môi trường
|
|
767
|
0
|
0
|
767
|
|
|
|
|
|
- Duy trì, vận hành, bảo trì,
bảo mật an toàn thông tin các hệ thống thông tin ngành
|
2023
|
767
|
|
|
767
|
Sở TN-MT
|
|
Duy trì, vận hành, bảo trì hệ
thống phần cứng công nghệ thông tin, phần mềm hệ thống, phần mềm hỗ trợ việc
quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành TN và MT
|
|
5
|
Nhóm nhiệm vụ kiểm kê Khí nhà
kính, ứng phó biến đổi khí hậu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Nhóm nhiệm vụ Bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệm vụ thường xuyên
|
|
338.943
|
186.118
|
190.834
|
148.109
|
|
|
|
|
B1
|
Quan trắc
|
|
14.437
|
4.818
|
9.534
|
4.903
|
|
|
|
|
|
- Quan trắc môi trường tỉnh Quảng
Nam, giai đoạn 2021 - 2025
|
2021-2025
|
14.142
|
4.713
|
9.429
|
4.713
|
Sở TN-MT
|
100
|
Thực hiện quan trắc môi trường
tỉnh Quảng Nam từ năm 2021-2023 nhằm cung cấp số liệu, thông tin về chất lượng
môi trường, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường, phục vụ công tác quản
lý, bảo vệ môi trường và phát triển KT- XH
|
|
|
- Vận hành hệ thống truyền dữ
liệu quan trắc môi trường tự động liên tục
|
Hằng năm
|
295
|
105
|
105
|
190
|
Sở TN-MT
|
100
|
Theo dõi được dữ liệu quan trắc
tự động liên tục của các chủ nguồn thải truyền về
|
|
B2
|
Tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường
|
|
1.868
|
878
|
878
|
990
|
|
|
|
|
|
- Tuyên truyền, tổ chức các hoạt
động hưởng ứng các Ngày môi trường trong năm
|
Hằng năm
|
213
|
98
|
98
|
115
|
Sở TN-MT
|
|
Tổ chức các hoạt động tuyên
truyền: Mít tinh, tuyên truyền lưu động, treo băng rôn… nhân các ngày môi trường
trong năm theo Hướng dẫn của Bộ, chỉ đạo của UBND tỉnh
|
|
|
- Tuyên truyền pháp luật
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
|
Hằng năm
|
186
|
86
|
86
|
100
|
Sở TN-MT, sở NNPTNT
|
|
'Tổ chức các hoạt động tuyên
truyền triển khai Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và các văn bản
hướng dẫn
|
|
|
- Thực hiện chuyên mục về tài
nguyên và môi trường trên Đài PTTH
|
Hằng năm
|
825
|
375
|
375
|
450
|
Sở TN-MT
|
|
Thực hiện Các chương trình
truyền hình, chương trình phát thanh hàng tuần, tháng, các phóng sự chuyên đề
trong lĩnh vực TN-MT
|
|
|
- Tuyên truyền về bảo vệ môi
trường
|
Hằng năm
|
220
|
110
|
110
|
110
|
Sở TT-TT
|
|
Các hoạt động tuyên truyền về
bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ của ngành
|
|
|
- Tổ chức các hoạt động theo
ký kết Liên tịch với các đơn vị, Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam về
hoạt động bảo vệ môi trường
|
Hằng năm
|
424
|
209
|
209
|
215
|
09 đơn vị, Hội, đoàn thể của tỉnh
|
|
Các hoạt động tuyên truyền về
bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
|
|
B3
|
Các nhiệm vụ khác
|
|
322.638
|
180.422
|
180.422
|
142.216
|
|
|
|
|
|
- Chăm sóc khuôn viên trụ sở VP
HĐND tỉnh và VP UBND tỉnh
|
Hằng năm
|
5.257
|
2.417
|
2.417
|
2.840
|
VP UBND tỉnh
|
|
Chăm sóc hoa viên, cây xanh,
thảm cỏ, quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại khối Văn phòng trụ sở
đoàn ĐBQH HĐND và UBND tỉnh
|
|
|
- Duy trì, chăm sóc cây xanh tại
Khu quần thể Tượng đài Mẹ VNAH
|
Hằng năm
|
5.934
|
2.809
|
2.809
|
3.125
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
Duy trì, chăm sóc cây Xanh tại
khu quần thể Tượng đài Mẹ Thứ
|
|
|
- Truy quét khai thác lâm,
khoáng sản trái phép
|
Hằng năm
|
800
|
400
|
400
|
400
|
CA Tỉnh
|
|
Các hoạt động về bảo vệ môi
trường theo chức năng, nhiệm vụ của ngành
|
|
|
- Thanh tra, kiểm tra công
tác bảo vệ môi trường, phân tích mẫu tại các cơ sở SXKD có dấu hiệu vi phạm
|
Hằng năm
|
1.092
|
482
|
482
|
610
|
Sở TN-MT
|
|
Tổ chức các hoạt động thanh
tra, kiểm tra liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
|
|
|
- Xử lý rác thải tại các bãi
rác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
|
Hằng năm
|
37.276
|
18.626
|
18.626
|
18.650
|
Sở TNMT (Hợp đồng với Công ty CP Môi trường Đô thị Quảng Nam thực hiện)
|
|
Thu gom, vận chuyển, xử lý
rác thải trên địa bàn tỉnh
|
|
|
- Duy trì hoạt động của Văn
phòng Ứng phó biến đổi khí hậu
|
Hằng năm
|
144
|
44
|
44
|
100
|
Sở TN-MT
|
|
|
|
|
- Cắm mốc giới hành lang bảo
vệ bờ biển tỉnh Quảng Nam
|
2023
|
420
|
|
|
420
|
Sở TN-MT
|
|
Đã phê duyệt đề cương và dự
toán, đang triển khai thực hiện tại ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển của 06
huyện, thị xã, thành phố: Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Tam Kỳ,
Hội An
|
|
|
- Các nhiệm vụ thường xuyên
khác (Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về Bảo vệ môi trường; Tiếp công dân, đối
thoại giải quyết khiếu nại của công dân,; Tham gia các dự án quốc tế về môi
trường; Hoạt động của Ban điều phối về quản lý tổng hợp lưu vực Sông Vu Gia -
Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng…)
|
Hằng năm
|
341
|
116
|
116
|
225
|
Sở TN-MT
|
|
Các hoạt động bảo vệ môi trường
theo phân cấp
|
|
|
- Giám sát môi trường Khu
công nghiệp, Khu kinh tế: Giám sát môi trường trong các khu công nghiệp, khu
kinh tế mở; Phân tích mẫu chất thải để kiểm tra, đánh giá các nguồn thải, xử
lý các vấn đề môi trường và trả lời kiến nghị của tổ chức và cá nhân;
|
Hằng năm
|
1.060
|
460
|
460
|
600
|
BQL các khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh
|
100
|
Xử lý các vấn đề về môi trường
theo phân cấp
|
|
|
- Dự toán chi phân bổ sau và kinh
phí thực hiện các Đề án, Nghị quyết của HĐND tỉnh
|
|
38.896
|
|
|
38.896
|
|
|
|
|
|
- Chi thực hiện nhiệm vụ xử
lý rác thải, nước thải công nghiệp; xử lý vệ sinh môi trường các trường học;
thực hiện các dự án, đề án bảo vệ môi trường theo Quyết định của Chủ tịch
UBND cấp huyện; quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ trang thiết
bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư,
nơi công cộng; chi trả tiền thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; quản lý vận
hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại địa phương với đơn vị cung ứng dịch
vụ và các chi phí có liên quan đến công tác xử lý rác thải tại địa phương, hỗ
trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
(bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học); các nhiệm vụ bảo vệ môi
trường khác có liên quan...)
|
Hằng năm
|
231.418
|
155.068
|
155.068
|
76.350
|
Đơn vị, địa phương (huyện, thị xã, thành phố) trên địa bàn tỉnh
|
|
Các hoạt động bảo vệ môi trường
theo phân cấp
|
|
PHỤ LỤC II
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM
2024, GIAI ĐOẠN 2024-2026
(Kèm theo Kế hoạch số 5941/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Nam)
Đơn
vị: triệu đồng
STT
|
Tên nhiệm vụ, dự án
|
Cơ sở pháp lý
|
Mục tiêu
|
Nội dung thực hiện
|
Dự kiến sản phẩm
|
Cơ quan thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Tổng kinh phí
|
Lũy kế đến hết năm 2022
|
Dự toán năm 2023
|
Kinh phí năm 2024
|
Kinh phí dự kiến năm 2025
|
Kinh phí dự kiến năm 2026
|
Ghi chú
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
|
|
|
|
|
29.745
|
96
|
1.114
|
17.835
|
6.500
|
4.200
|
|
A1
|
Nhiệm
vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
2.980
|
96
|
864
|
1.020
|
500
|
500
|
|
1
|
Nhóm
nhiệm vụ Tăng cường kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn,
chất thải nguy hại và phế liệu nhập khẩu
|
|
|
|
|
|
|
914
|
0
|
414
|
500
|
|
|
|
|
Truyền
thông phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
năm 2023 - 2024
|
Các
Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam: QĐ số 1662/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 phê duyệt
Đề án quản lý CTR tỉnh Quảng Nam đến năm 2025; QĐ số 2625/QĐ-UBND ngày
30/9/2022 về ban hành Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
|
100% hộ dân và các cơ quan, đơn vị trên địa
bàn tỉnh được trang bị kiến thức về phân loại CTRSH tại nguồn
|
Đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên; phát hành
tài liệu tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn; cấp sổ tay hướng dẫn thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
|
- Đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên cấp
huyện: 54 người;
- Đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên cấp
xã: 482 người;
- Cấp phát sổ tay hướng dẫn thực hiện
truyền thông phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn: 2.000 sổ;
- Phát hành tờ rơi tuyên truyền hướng dẫn
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn: 200.000 tờ
|
Sở TN-MT
|
2023-2024
|
914
|
|
414
|
500
|
|
|
|
2
|
Nhóm
nhiệm vụ chủ động phòng ngừa, kiểm soát ngăn chặn các tác động xấu lên môi
trường, các sự cố môi trường
|
|
|
|
|
|
|
170
|
0
|
50
|
120
|
0
|
0
|
|
|
-
Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh
|
Các
Công văn: số 1010/UBND-KTN ngày 27/2/2023 và số 2188/UBND-KTN ngày 13/4/2023
của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày
23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ
|
Có kế hoạch, phương án phòng ngừa, triển
khai ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có các sự cố chất thải xảy ra trên địa
bàn tỉnh
|
Xây dựng kế hoạch, phương án chủ động
phòng ngừa, tổ chức ứng phó kíp thời khi có sự cố xảy ra, tổ chức khắc phục hậu
quả sự cố
|
Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải tỉnh Quảng
Nam được UBND tỉnh ban hành
|
Sở TN-MT
|
2023-2024
|
170
|
|
50
|
120
|
|
|
|
3
|
Nhóm
nhiệm vụ khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì cải thiện chất lượng
môi trường
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Nhóm
nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu
về môi trường
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Nhóm
nhiệm vụ kiểm kê Khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Nhóm
nhiệm vụ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
|
|
|
|
|
|
|
1.896
|
96
|
400
|
400
|
500
|
500
|
|
|
-
Bảo quản bộ sưu tập và vận hành Nhà Bảo tàng Đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam
|
Luật
Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn dưới Luật có liên quan; Quyết định số
1250/QĐ-TTg ngày 08/01/20214 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Quốc
gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số
45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng thể bảo tồn
đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
|
Bảo quản mẫu vật tiêu bản về đa dạng sinh
học loài ở tỉnh Quảng Nam và vận hành Nhà Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh
|
Thực hiện các hoạt động phục vụ công tác
quản lý khai thác, vận hành Nhà đa dạng sinh học cấp Tỉnh
|
Duy trì vận hành công trình nhà Bảo tàng
đa dạng sinh học cấp tỉnh
|
Sở TN-MT
|
Hằng năm
|
1.896
|
96
|
400
|
400
|
500
|
500
|
|
A2
|
Nhiệm
vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
26.765
|
0
|
250
|
16.815
|
6.000
|
3.700
|
|
1
|
Nhóm
nhiệm vụ Tăng cường kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn,
chất thải nguy hại và phế liệu nhập khẩu
|
|
|
|
|
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2
|
Nhóm
nhiệm vụ chủ động phòng ngừa, kiểm soát ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường,
các sự cố môi trường
|
|
|
|
|
|
|
7.765
|
0
|
250
|
7.515
|
0
|
0
|
|
|
-
Xây dựng và tham mưu UBND ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước
mặt trên địa bàn tỉnh
|
-
Điểm đ khoản 3 Điều 8 Luật BVMT; khoản 2 Điều 5 Nghị định số 08/2022/NĐ- CP.
-
Công văn số 2279/UBND- KTN ngày 15/4/2022 v/v thay thế các nhiệm vụ tham mưu
xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch
quản lý chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh tại Phụ lục kèm theo Quyết định
số 3121/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của UBND tỉnh
|
Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện Kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh và
nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường
|
- Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất
lượng môi trường nước mặt, xác định mục tiêu chất lượng nước;
- Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm
và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm;
- Loại chất ô nhiễm và tổng lượng chất ô
nhiễm;
- Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả
thải, hạn ngạch xả nước thải;
- Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nước mặt;
- Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng
nước mặt;
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch.
|
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước
mặt trên địa bàn tỉnh do UBND ban hành
|
Sở TN-MT
|
2023-2024
|
3.800
|
|
250
|
3.550
|
|
|
|
|
-
Lập báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam năm 2023
|
Điều
120 Luật Bảo vệ môi trường 2020; Công văn số 1464/BTNMT-KSONMT ngày 10/3/2023
v/v chủ đề báo cáo và cung cấp bổ sung thông tin, số liệu phục vụ xây dựng
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023;'Công văn số 1312/UBND-KTN
ngày 13/3/2023 của UBND tỉnh về việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị,
địa phương liên quan lập Báo cáo hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh năm
2023
|
Xây dựng Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh
Quảng Nam năm 2023 với chủ đề: “Môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp”.
|
Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường
tại các khu vực khai tác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu xây dựng
Báo cáo
|
Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng
Nam năm 2023 được UBND tỉnh phê duyệt
|
Sở TN-MT
|
2024
|
500
|
|
|
500
|
|
|
|
|
-
Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường không khí trên địa bàn tỉnh
|
Thực
hiện quy định tại Khoản 3 Điều 13 Luật bảo vệ môi trường năm 2020; CV số
441/UBND - KTN ngày 09/6/2021 về việc tham mưu xây dựng Kế hoạch quản lý chất
lượng không khí trên địa bàn tỉnh
|
Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường
không khí trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng quản lý môi trường không
khí
|
Điều tra, khảo sát, kiểm kê, sử dụng mô
hình để ánh giá hiện trạng môi trường không khí và xây dựng kế hoạch quản lý
chất lượng không khí, đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian đến
|
Kế hoạch quản lý chất lượng không khí
trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh ban hành
|
Sở TN-MT
|
2024
|
3.465
|
|
|
3.465
|
|
|
|
3
|
Nhóm
nhiệm vụ khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì cải thiện chất lượng
môi trường
|
|
|
|
|
|
|
7.500
|
0
|
0
|
4.800
|
2.000
|
700
|
|
|
-
Điều tra, đánh giá sơ bộ; điều tra, đánh giá chi tiết và lập phương án xử lý,
cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất
|
Điều
6,7 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết 1 số điều của Luật BVMT; Công
văn số 5220/BTNMT-TCMT ngày 06/9/2022 v/v triển khai các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường đất; 'Công văn số 5877/UBND-KTN ngày 07/9/2022 về việc chủ
trì, phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức điều tra, đánh giá phân loại
khu vực đất bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh
|
Điều tra, đánh giá sơ bộ; điều tra, đánh
giá chi tiết và lập Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô
nhiễm môi trường đất
|
Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá
sơ bộ làm căn cứ công khai, khoanh vùng khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm để
theo dõi, giám sát và công khai, khoanh vùng sơ bộ khu vực ô nhiễm để tiến
hành điều tra, đánh giá chi tiết. Sau khi đánh giá chi tiết (sẽ phân loại được
môi trường đất bị ô nhiễm ở 3 cấp độ: khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm
trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng). Trên cơ sở đó sẽ xây dựng
phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất khu vực ô nhiễm, khu vực
ô nhiễm nghiêm trọng (do tỉnh xử lý) và Lọc ra danh sách các điểm ô nhiễm đặc
biệt nghiêm trọng báo cáo Bộ TN&MT (do Bộ TN&MT xử lý).
|
Báo cáo kết quả điều đánh giá sơ bộ; Báo
cáo điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất; Danh mục các
khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do lịch sử để lại hoặc
không xác định được đối tượng gây ô nhiễm; Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi
môi trường đất
|
Sở TN-MT
|
2024-2026
|
5.000
|
|
|
3.300
|
1.000
|
700
|
|
|
-
Điều tra đánh giá hiện trạng đất ngập nước vùng hạ lưu Sông Thu Bồn - sông
Trường Giang; đề xuất giải pháp cơ chế quản lý các vùng đất ngập nước (ĐNN)
quan trọng trên địa bàn tỉnh
|
-
Theo Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử
dụng bền vững các vùng ĐNN; Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT ngày 31/8/2020 của Bộ
TNMT về quy định chi tiết các nội dung Nghị định số 66/2019/NĐ-CP
-
Thực hiện Quyết định số
1975/QĐ-TTg
ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc
gia về bảo tồn sử dụng bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2021-2030
|
Tổ chức điều tra, đánh giá, quản lý, quan
trắc, giám sát vùng ĐNN quan trọng trên toàn tỉnhtheo quy định tại Nghị định
số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2019; tiến đến hình thành các KBT ĐNN và
xây dựng cơ chế đồng quản lý;
- Phục hồi các vùng ĐNN quan trọng bị suy
thoái; ác vùng ĐNN quan trọng ở tỉnh được kiểm soát có hiệu quả việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất và phát triển các hoạt động, chương trình du lịch sinh
thái, du lịch thân thiện với môi trường;
- Chi trả dịch vụ HST đối với vùng ĐNN
quan trọng
- Năng lực và trang thiết bị cho các tổ
chức, cá nhân làm
|
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và kinh tế xã hội tác động đến vùng quy hoạch khu bảo tồn đất ngập
nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối với sông Cổ Cò;
- Hiện trạng đa dạng sinh học, hệ sinh
thái, môi trường và đối tượng cần bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa vùng hạ
lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối với sông Cổ Cò;
- Quy hoạch thành lập khu bảo tồn đất ngập
nước đất ngập nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối với
sông Cổ Cò.
|
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch, báo cáo
tóm tắt quy hoạch kèm theo các bản đồ A3;
- Bản đồ tổng thể khu bảo tồn đất ngập nước
đất ngập nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối với
sông Cổ Cò tỷ lệ 1:25.000);
- Bản đồ phân vùng chức năng khu bảo tồn đất
ngập nước đất ngập nước nội địa vùng hạ lưu sông Thu Bồn - Trường Giang kết nối
với sông Cổ Cò (tỷ lệ 1:25.000);
- Đĩa CD ghi toàn bộ kết quả của nhiệm vụ
(báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, các bản đồ chuyên đề, các báo cáo chuyên
đề).
|
Sở TN-MT
|
2024-2025
|
2.500
|
|
|
1.500
|
1.000
|
|
|
4
|
Nhóm
nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu
về môi trường
|
|
|
|
|
|
|
1.500
|
0
|
0
|
1.000
|
500
|
0
|
|
|
Dự
án xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường theo Luật bảo vệ môi trường 2020 đẩm bảo
kết nối chia sẽ dữ liệu về tài nguyên và môi trường thực hiện nền kinh tế số
|
Quyết
định số 2178/QĐ- TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án
hoàn thiện cơ sở dữ liệu TNMT kết nối liên thông với các bộ ngành địa phương;
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Nâng cao năng lực trong quản lý nhà nước
theo xu hướng số hóa ngành tài nguyên môi trường: đầu tư xây dựng hạ tầng
công nghệ thông tin bao gồm hệ thống mạng thông tin tài nguyên môi trường đồng
bộ, hiện đại; giải quyết tốt nhiệm vụ lưu trữ, xử lý, truyền tải thông tin;
xây dựng trung tâm dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường hiện đại, nhằm tích
hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu của các lĩnh vực chuyên ngành, quan tâm đầu
tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai làm nền tảng cho phát triển Chính phủ điện
tử; Xây dựng hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường trên nền tảng chia sẻ,
tích hợp dùng chung để thực hiện kết nối …
|
Xây dựng phần mềm sử dụng khai thác dữ liệu
môi trường đã được số hóa
|
Phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu môi trường
đã được số hóa
|
Sở TN-MT
|
2024-2025
|
1.500
|
|
|
1.000
|
500
|
|
|
5
|
Nhóm
nhiệm vụ kiểm kê Khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu
|
|
|
|
|
|
|
3.500
|
0
|
0
|
1.000
|
1.500
|
1.000
|
|
|
-
Báo cáo đánh giá tác động tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại
do tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
|
Luật
bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 06/2020/NĐ-CP về quy định giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Khoản 6 Mục 5 Quyết định số 896/QĐ-TTg
ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về biến
đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 07/01/2022
|
Nhằm xác định tính dễ bị tổn thương, rủi
ro của biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên.
|
Theo Chương II Thông tư 01/2022/TT- BTNMT
ngày 07/01/2022 của Bộ TN-MT
|
Báo cáo đánh giá tác động tính dễ bị tổn
thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam được UBND tỉnh phê duyệt
|
Sở TN-MT
|
2024-2025
|
1.000
|
|
|
500
|
500
|
|
|
|
-
Xây dựng mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro
|
Chiến
lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Cộng đồng có thể kiếm sống qua các hoạt động
có khả năng chống chịu, tiếp thu, thích nghi và phục hồi trước hiểm họa thiên
tai và điều kiện biến đổi khí hậu; nâng cao khả năng chuẩn bị phòng ngừa trước
thiên tai và giảm thiểu nguy cơ rủi ro từ rủi ro thiên tai
|
Cộng đồng và chính quyền địa phương cùng
phối hợp thực hiện phân tích các hiểm họa khí hậu, đánh giá tình trạng dễ bị
tổn thương bởi biến đổi khí hậu và đề xuất hành động thích ứng biến đổi khí hậu
|
Kế hoạch hành động cộng đồng
|
UBDN TP Hội An (BQL khu bảo tổn biển Cù
lao Chàm)
|
2024-2026
|
2.500
|
|
|
500
|
1.000
|
1.000
|
|
6
|
Nhóm
nhiệm vụ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
|
|
|
|
|
|
|
6.500
|
0
|
0
|
2.500
|
2.000
|
2.000
|
|
|
-
Phục hồi hệ sinh thái thảm cỏ biển tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Hội An,
Quảng Nam
|
Chiến
lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
50ha thảm cỏ biển tại Khu bảo tồn được phục
hồi, quản lý hiệu quả
|
Đánh giá điều kiện tự nhiên, các yếu tố
môi trường… tạo cơ sở khoa học cho việc phục hồi; Tổ chức phục hồi những thảm
cỏ biển tại những khu vực suy thoái; Tổ chức công tác quản lý, bảo vệ tại khu
vực phục hồi; Khảo sát đánh giá hiệu quả công tác phục hồi; Truyền thông nâng
cao nhận thức về vai trò, giá trị HST thảm cỏ biển
|
Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá hệ
sinh thái thảm cỏ biển; 50ha thảm cỏ biển được phục hồi; Các ấn phẩm truyền
thông
|
UBDN TP Hội An (BQL khu bảo tổn biển Cù
lao Chàm)
|
2024-2026
|
3.000
|
|
|
1.000
|
1.000
|
1.000
|
|
|
-
Tái tạo, phục hồi một số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị sinh
thái và kinh tế
|
Chiến
lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học,
nâng cao hiệu quả quản lý của Khu bảo tồn biển thông qua hoạt động phục hồi
được một số loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị sinh thái, kinh tế
góp phần nâng cao trữ lượng tự nhiên, đời sống ngư dân
|
Khảo sát đánh giá hiện trạng khu vực phục
hồi; Khoanh nuôi phục hồi tự nhiên; Thả giống; Xây dựng quy định quản lý, bảo
vệ đối tượng mục tiêu
|
Báo cáo tổng kết chương trình
|
UBDN TP Hội An (BQL khu bảo tổn biển Cù
lao Chàm)
|
2024-2026
|
3.500
|
|
|
1.500
|
1.000
|
1.000
|
|
B
|
Nhiệm vụ thường xuyên
|
|
|
|
|
|
|
1.017.463
|
190.817
|
108.793
|
211.727
|
239.619
|
266.508
|
|
B1
|
Quan
trắc
|
|
|
|
|
|
|
24.613
|
9.534
|
4.903
|
4.963
|
4.963
|
250
|
|
|
-
Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 - 2025
|
Quyết
định số 87/QĐ- UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình quan
trắc môi trường tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
|
Cung cấp thông tin, dữ liệu về hiện trạng
và diễn biến chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh
|
Quan trắc, phân tích, đánh giá chất lượng
môi trường; cung cấp thông tin, dữ liệu về hiện trạng và diễn biễn chất lượng
môi trường đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân được biết
|
Báo cáo kết quả quan trắc môi trường hàng
năm
|
Sở TN-MT
|
2021-2025
|
23.568
|
9.429
|
4.713
|
4.713
|
4.713
|
|
|
|
-
Vận hành hệ thống truyền dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn Luật BVMT; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
Cung cấp thông tin, dữ liệuquan trắc tự động
liên tục của các chủ nguồn thải truyền về
|
|
Thông tin, dữ liệu quan trắc tự động liên
tục của các chủ nguồn thải truyền về
|
Sở TN-MT
|
Hằng năm
|
1.045
|
105
|
190
|
250
|
250
|
250
|
|
B2
|
Tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường
|
|
|
|
|
|
|
5.571
|
861
|
990
|
1.150
|
1.260
|
1.310
|
|
|
-
Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động hưởng ứng các Ngày môi trường trong năm
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
Nâng cao nhận thức của người dân về Bảo vệ
môi trường
|
Thực hiện các hoạt động tuyên truyền: Mít
tinh, tuyên truyền lưu động, treo băng rôn…
|
Lễ Mit tinh, các đợt tuyên truyền lưu động…
|
Sở TN-MT
|
Hằng năm
|
633
|
98
|
115
|
120
|
150
|
150
|
|
|
-
Tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
Nâng cao nhận thức của người dân về Bảo vệ
môi trường
|
Tổ chức các lớp tập huấn triển khai Luật
Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn, hội nghị,
hội thảo về bảo vệ môi trường
|
Các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về bảo
vệ môi trường
|
Sở TN-MT
|
Hằng năm
|
589
|
69
|
100
|
120
|
150
|
150
|
|
|
-
Thực hiện chuyên mục về tài nguyên và môi trường trên Đài PTTH
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn Luật BVMT; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
Phổ biến, tuyên truyền pháp luật, đưa tin
các hoạt động về TN-MT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
thuộc phạm vi quản lý của ngành
|
Hợp đồng với Đài PT- TH Quảng Nam thực hiện
Các chương trình truyền hình, chương trình phát thanh hàng tuần, tháng, các
phóng sự chuyên đề trong lĩnh vực TN-MT
|
Các chương trình truyền hình, chương
trình phát thanh hàng tuần, tháng, các phóng sự chuyên đề trong lĩnh vực
TN-MT
|
Sở TN-MT
|
Hằng năm
|
2.175
|
375
|
450
|
450
|
450
|
450
|
|
|
-
Tuyên truyền về bảo vệ môi trường
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn Luật BVMT; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
Nâng cao nhận thức của người dân về Bảo vệ
môi trường
|
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bảo
vệ môi trường theo phân cấp ngành
|
Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông
về BVMT
|
Sở TT-TT
|
Hằng năm
|
550
|
110
|
110
|
110
|
110
|
110
|
|
|
-
Tuyên truyền về vệ sinh môi trường trong giết mổ
|
Luật
Bảo vệ môi trường, Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn Luật BVMT; Quyết định
của UBND tỉnh hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước
|
Nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường
trong giết mổ cho các chủ cơ sở giết mổ, người tham gia giết mổ… nhằm góp phần
hạn chế gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động giết mổ
|
In tờ rơi tuyên truyền
|
Những người tham gia giết mổ thực hiện,
áp dụng các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động giết mổ
|
Sở NN&PTNT
|
2024-2026
|
300
|
|
|
100
|
100
|
100
|
|
|
-
Tổ chức các hoạt động
theo
ký
kết Liên tịch với các
đơn vị, Hội, đoàn thể
trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam về hoạt động bảo
vệ môi trường
|
Nghị quyết 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính
trị (Khóa IX)
về “Bảo vệ
môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, Chương
trình hành động
số
04-CTr/TU của Tỉnh ủy,
Quyết định số 44/2006/QĐ- UBND
ngày 19/9/2006 của
UBND tỉnh về ban hành chương
trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo
vệ môi trường (BVMT)
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định của UBND
tỉnh hằng năm
về việc giao
chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự
toán thu, chi ngân sách
nhà nước
|
Nâng cao nhận thức
của người dân về Bảo
vệ môi trường thông
qua các kênh
Hội, đoàn thể, các Tổ chức chính trị-xã hội
|
Tổ chức các lớp tập
huấn triển khai Luật
Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn, truyền thông, các
hoạt động bảo
vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu, xây
dụng các mô hình Bảo vệ môi trường có liên
quan
|
Các lớp tập huấn,
truyền thông, các hoạt động
BVMT, các mô
hình bảo vệ môi trường
|
09 đơn vị, Hội, đoàn thể của tỉnh
|
Hằng năm
|
1.324
|
209
|
215
|
250
|
300
|
350
|
|
B3
|
Các nhiệm
vụ khác
|
|
|
|
|
|
|
987.279
|
180.422
|
102.900
|
205.614
|
233.396
|
264.948
|
|
|
-
Chăm sóc khuôn viên trụ
sở VP HĐND tỉnh và VP
UBND tỉnh
|
Luật Bảo vệ môi trường và
các văn bản hướng dẫn thi
hành; Quyết định của
UBND tỉnh hằng năm
về việc giao
chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự
toán thu, chi ngân sách
nhà nước
|
Tạo cảnh quan môi
trường xanh, sạch, đẹp trong khuôn viên trụ sở
|
Lựa chọn đơn vị thực hiện chăm sóc hoa
viên, cây xanh, thảm cỏ, quét dọn, thu gom,
vận chuyển và xử
lý rác tại khối Văn
phòng trụ sở đoàn ĐBQH-HĐND
và UBND tỉnh
|
Các hoạt động
bảo vệ môi trường theo phân
cấp nhiệm vụ
|
VP UBND
tỉnh
|
Hằng năm
|
14.157
|
2.417
|
2.840
|
2.900
|
3.000
|
3.000
|
|
|
-
Duy trì, chăm sóc cây xanh tại Khu quần thể Tượng đài Mẹ VNAH
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
Duy trì, bảo dưỡng chăm sóc cây xanh, thảm
cỏ đảm bảo cảnh quan môi trường phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao
|
Duy trì, bảo dưỡng cây xanh Khu quần thể
Tượng đài Mẹ VNAH và NTLS tỉnh
|
Đảm bảo yêu cầu cây xanh thảm cỏ tươi tốt,
cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và khang trang
|
Sở VH-TT-DL
|
Hằng năm
|
16.953
|
2.809
|
3.125
|
3.438
|
3.781
|
3.800
|
|
|
-
Truy quét khai thác lâm, khoáng sản trái phép
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
Ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm
về môi trường, tài nguyên, khoáng sản
|
Tiến hành kiểm tra, truy quét các đối tượng
vi phạm về môi trường, tài nguyên, khoáng sản
|
Các hoạt động bảo vệ môi trường theo phân
cấp nhiệm vụ
|
CA tỉnh
|
Hằng năm
|
2.150
|
400
|
400
|
400
|
450
|
500
|
|
|
-
Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, phân tích mẫu tại các cơ sở
SXKD có dấu hiệu vi phạm
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
Ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm
về môi trường, tài nguyên, khoáng sản
|
Tổ chức các cuộc Thanh tra, kiểm tra định
kỳ, đột xuất liên quan đến bảo vệ môi trường tại các DN, CSSXKD trên địa bàn
|
Các hoạt động bảo vệ môi trường theo phân
cấp nhiệm vụ
|
Sở TN-MT
|
Hằng năm
|
3.192
|
482
|
610
|
650
|
700
|
750
|
|
|
-
Xử lý rác thải tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
Phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp
|
Đặt hàng với công ty CP Môi trường đô thị
Quảng Nam tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn
|
Các hoạt động bảo vệ môi trường theo phân
cấp nhiệm vụ
|
Sở TN-MT
|
Hằng năm
|
95.776
|
18.626
|
18.650
|
19.000
|
19.500
|
20.000
|
|
|
-
Các nhiệm vụ thường xuyên khác (Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về Bảo vệ môi trường;
Tiếp công dân, đối thoại giải quyết khiếu nại của công dân; Tham gia các dự
án quốc tế về môi trường; Hoạt động của Ban điều phối về quản lý tổng hợp lưu
vực Sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng; Duy trì hoạt động của
Văn phòng ứng phó với biến đối khí hậu;…)
|
Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định của UBND tỉnh
hằng năm về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước
|
|
|
Các hoạt động bảo vệ môi trường theo phân
cấp nhiệm vụ
|
Sở TN-MT
|
Hằng năm
|
1.685
|
160
|
325
|
350
|
400
|
450
|
|
|
-
Tổ chức thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở cho năm 2024 trở đi
theo quy trình thẩm định
|
Luật
bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 06/2020/NĐ-CP về quy định giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Quyết định số 896/QĐ TTg ngày
26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi
khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Điều 12 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày
07/01/2022
|
Tham mưu UBND thẩm định kết quả kiểm kê
khí nhà kính của các đơn vị làm cơ sở đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính
cấp quốc gia.
|
Thẩm định sự đầy đủ về nội dung, thông
tin, dữ liệu của báo cáo kiểm kê khí nhà kính; Phù hợp về việc xác định nguồn
phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính trình bày trong báo cáo của cơ sở; Phù hợp
của phương pháp kiểm kê khí nhà kính, hệ số phát thải áp dụng, phương pháp kiểm
soát chất lượng. Tính chính xác của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
|
Báo cáo thẩm định do UBND tỉnh ban hành hằng
năm
|
Sở TN-MT
|
Hằng năm từ năm 2024
|
210
|
|
|
70
|
70
|
70
|
|
|
-
Giám sát môi trường Khu công nghiệp, Khu kinh tế: Giám sát môi trường trong
các khu công nghiệp, khu kinh tế mở; Phân tích mẫu chất thải để kiểm tra,
đánh giá các nguồn thải, xử lý các vấn đề môi trường và trả lời kiến nghị của
tổ chức và cá nhân;
|
Luật
BVMT 2020 và các văn bản hướng dẫn; Quyết định Quyết định 3622/QĐ- UBND ngày
09/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số
36/2021/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh khóa X ban hành quy định phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm
2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025; Quyết định số
3370/QĐ-UBND tỉnh vv triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/2022/NQ- HĐND ngày
09/12/2022 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành
kèm theo NQ số 36/2021/NQ-HĐND
|
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo
phân cấp
|
Tiến hành các hoạt động phân tích mẫu chất
thải để kiểm tra, đánh giá nguồn thải; tổ chức các hoạt động hưởng ứng các
ngày lễ môi trường trong năm…
|
Các hoạt động bảo vệ môi trường
|
Ban QL các Khu Kinh tế và Khu Công nghiệp
tỉnh
|
Hằng năm
|
2.494
|
460
|
600
|
478
|
417
|
539
|
|
|
-
Chi thực hiện nhiệm vụ xử lý rác thải, nước thải công nghiệp; xử lý vệ sinh
môi trường các trường học; thực hiện các dự án, đề án bảo vệ môi trường theo
Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện; quản lý các công trình vệ sinh công cộng;
hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi
trường ở khu dân cư, nơi công cộng; chi trả tiền thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải; quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại địa phương với
đơn vị cung ứng dịch vụ và các chi phí có liên quan đến công tác xử lý rác thải
tại địa phương, hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trường (bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học); các
nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác có liên quan...)
|
Luật
Bảo vệ môi trường 2020; Luật Đa dạng sinh học; và các văn bản hướng dẫn; Quyết
định 3622/QĐ- UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai
thực hiện Nghị quyết số 36/2021/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh khóa X
ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự
toán chi thường xuyên năm 2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách
2022-2025; Quyết định số 3370/QĐ-UBND tỉnh vv triển khai thực hiện Nghị quyết
số 37/2022/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy định ban hành kèm theo NQ số 36/2021/NQ-HĐND
|
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo
phân cấp
|
Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên chi sự
nghiệp bảo vệ môi trường
|
Các hoạt động bảo vệ môi trường theo phân
cấp
|
UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
Hằng năm
|
850.663
|
155.068
|
76.350
|
178.328
|
205.077
|
235.839
|
|
C
|
Hỗ trợ xử lý điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng
|
|
|
|
6.774
|
0
|
0
|
3.000
|
3.774
|
0
|
|
|
|
|
1
|
Nhiệm
vụ chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm
vụ mở mới
|
|
|
|
|
|
|
6.774
|
0
|
0
|
3.000
|
3.774
|
0
|
|
|
-
Xử lý các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh đã điều tra
đánh gá chi tiết và lập Phương án xử lý (thực hiện 03 điểm)
|
Luật
Bảo vệ môi trường 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông
tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Xử lý khắc phục ô nhiễm, cải thiện và phục
hồi chất lượng môi trường các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc
đối tượng công ích
|
Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do hóa
chất bảo vệ thực vật lưu trong đất.
|
Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do hóa
chất bảo vệ thực vật lưu trong đất, gồm 03 điểm: 02 điểm tại huyện Duy Xuyên,
01 điểm tại huyện Đại Lộc.
|
Sở TN-MT
|
2024-2025
|
6.774
|
|
|
3.000
|
3.774
|
|
|
[1] quy định chi
tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
[2] ban hành Kế hoạch
triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
[3] “Phân loại rác
tại nguồn”, “Nói không với túi nylon”, “Sản xuất phân compost tại hộ gia đình”,
“Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường”,
các mô hình “KDC thực hiện hài hòa xóa đói giảm nghèo và BVMT”, “KDC yên bình
sang- xanh- sạch- đẹp”, “KDC không rải vàng mã trên đường đưa tang”, “KDC có
hàng rào xanh”, “KDC tự quản về bảo vệ môi trường”, “5 không 3 sạch”, “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, “Phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường”,
“Phụ nữ thu gom phế liệu”, “Phụ nữ thu gom rác”..
[4] về ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI
[5] về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường.
[6] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đã ban hành các
Công văn Công văn số 290/STNMT-N ngày 14/02/2022; số 514/STNMT-N ngày 13/3/2023
[7] Kè chống sạt lở bờ sông Thu Bồn khu vực thôn Phú Đa xã Duy
Thu, huyện Duy Xuyên, Kè chống sạt lở bờ biển Cửa Đại (Hội An), Kè chống sạt lở
bờ biển xã Tam Hải (Núi Thành) ...
[8] khuyến khích các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm xây
dựng mô hình quản lý năng lượng 5000l; áp dụng định mức tiêu thụ năng lượng đối
với một số ngành sản xuất công nghiệp bia, rượu và nước giải khát, giấy, thép.
[9] Hiện nay Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của 18/18 huyện,
thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch,
Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện của tỉnh Quảng Nam thẩm định xong, trong đó
12/18 huyện, thị xã, thành phố đã được UBND tỉnh phê duyệt, còn lại 6/18 huyện,
thị xã, thành phố đang hoàn thiện hồ sơ để trình UBND tỉnh phê duyệt.
[10] Đến nay trên địa bàn tỉnh có 07/08 KCN đi vào hoạt động có
hồ sơ môi trường và có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung với tổng
công suất xử lý khoảng 47.400 m3/ngày đêm (đạt tỷ lệ 85,71%); 0610/08
KCN đã hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc online kết nối truyền dữ liệu quan
trắc về Sở TN&MT (đạt tỷ lệ 75%) và có hồ sự cố nước thải.
[11] Hiện có 20/44 CCN đang hoạt động đáp ứng yêu cầu về môi trường
đạt tỷ lệ 45,45%
[12] 04 công trình trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập
trung và một số công trình xử lý nước thải sinh hoạt đang trong giai đoạn hoàn
thành thi công xây dựng như: Nhà máy xử lý nước thải Khu đô thị Tam Hiệp, huyện
Núi Thành (phân kỳ đầu tư giai đoạn 1) có công suất 5.000 m3/ngày
đêm12; Nhà máy xử lý nước thải khu đô thị Núi Thành tại thị trấn Núi
Thành, huyện Núi Thành có công suất 5.000 m3/ngày đêm12,
Nhà máy xử lý nước thải dự án Khu dân cư dịch vụ Cầu Hưng Lai Nghi, thị xã Điện
Bàn (giai đoạn 1) có công suất 400 m3/ngày đêm và một số dự án đang
trong giai đoạn thực hiện đầu tư như: Nhà máy xử lý nước thải vùng Đông, huyện
Duy Xuyên có công suất 4.000 m3/ngày đêm12; các nhà máy xử
lý nước thải khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc có công suất lần lượt là
6.400 m3/ngày đêm, 5.000 m3/ngày đêm, 3.900 m3/ngày
đêm12, Nhà máy xử lý nước thải dự án Khu dân cư dịch vụ Cầu Hưng -
Lai Nghi, thị xã Điện Bàn (giai đoạn 2) có công suất 1.000 m3/ngày
đêm.
[13] Đến nay, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh
trên toàn tỉnh ước đạt trên 95,7%13. Số lượng xã đạt chuẩn nông thôn
mới đến nay là 123/194 xã, trong đó số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và
an toàn thực phẩm là 84/194 xã, đạt tỷ lệ 43,3%13.
[14] hiện đã kết nối với 14 trạm nước thải và 04 trạm khí thải tự
động của các cơ sở thuộc đối tượng truyền dẫn số liệu về Sở TN&MT.
[15] về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác triển
khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh
[16] Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 về phê duyệt Đề
án quản lý CTR tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
[17] Tổng nguồn vốn đầu tư kế hoạch trung hạn giai đoạn
2021-2025 để thực hiện các dự án bảo vệ môi trường là 328.100 triệu đồng; trong
đó: bố trí để thực hiện các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020 là 3.097 triệu
đồng, bố trí để thực hiện các dự án khởi công mới giai đoạn 2021-2025 là
229.193 triệu đồng và bố trí để thực hiện Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày
21/4/2020 về cơ chế khuyến khích đầy tư, hỗ trợ khu xử lý CTR sinh hoạt tập
trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2030 kế hoạch năm 2022 là
95.000 triệu đồng.
[18] Một số dự án đầu tư tư cho xử lý CTRSH đã được cấp phép đầu
tư và đang triển khai thực hiện: Dự án Nhà máy xử lý CTRSH tại thành phố Hội An
do Công ty Cổ phần Đầu tư Môi trường và Phát triển Năng lượng DMC-579 Quảng Nam
đầu tư với vốn đăng ký đầu tư khoảng 490 tỷ đồng; Dự án Nhà máy xử lý CTRSH Bắc
Quảng Nam do Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland,
Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất và Xuất nhập khẩu Huy Hoàng và Công ty Cổ
phần Môi trường Huy Hoàng Eco đầu tư với vốn đăng ký đầu tư khoảng 523 tỷ đồng.
[19] Xây dựng và chia sẻ mô hình không chất thải tại các cộng đồng
châu Á được lựa chọn do Tổ chức GAIA Philippines, trong Chương trình tái chế chất
thải đô thị (MWRP) - USAID - Mỹ tài trợ thông qua Trung tâm Bảo tồn đa dạng
sinh học Nước Việt Xanh (Trung tâm Green Việt) theo Quyết định số 643/QĐ-UBND
ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam; Tăng cường quản lý chất thải rắn đô thị
nhằm giảm thiểu quá trình phát sinh khí gây biến đổi khí hậu Việt Nam (VnSWM)
do Liên đoàn các Đô thị Canada (FCM) tài trợ theo Quyết định số 669/QĐ-UBND
ngày 13/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam.
[20] 31 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, 2 điểm là bãi
chôn lấp CTR sinh hoạt đã đóng cửa
[21] 20 điểm đã được UBND các huyện khảo sát đề xuất xử lý, 10
điểm được Sở TN&MT trực tiếp khảo sát đánh giá hiện trạng
[22] Kho thuốc BVTV huyện Duy Xuyên (Thôn Trà Châu, xã Duy Sơn),
Kho thuốc BVTV của HTX Duy Sơn 2 (Thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn), Kho thuốc BVTV của
HTX NN Duy Thành (Tổ 13, thôn Thi Thại, xã Duy Thành), Kho thuốc BVTV của HTX
Phú Đông (Thôn Phú Hưng, xã Tam Xuân 1), Kho thuốc BVTV Đại Hòa (Thôn Lộc Bình,
xã Đại Hòa ), Kho thuốc BVTV huyện Đại Lộc (Thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang)
[23] Tập trung các cơ sở quy mô lớn như: Nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt Bắc Quảng Nam tại thị trấn Ái Nghĩa huyện Đại Lộc; Nhà máy phân
loại và xử lý rác thải rác sinh hoạt tại xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My; Nhà máy
xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hội An; Khu chôn lấp chất thải rắn sinh
hoạt Nam Quảng Nam.
[24] Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày
07/01/2022 của Chính phủ về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ
tầng ô-zôn, Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Thông tư
số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Kế hoạch 5941/KH-UBND năm 2023 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2024-2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Kế hoạch 5941/KH-UBND ngày 05/09/2023 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2024-2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam
402
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|