|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 896/QĐ-TTg 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia biến đổi khí hậu đến 2050
Số hiệu:
|
896/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Lê Văn Thành
|
Ngày ban hành:
|
26/07/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Đến 2030, di dời 70% hộ dân sinh sống nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở
Thủ tướng ban hành Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 về Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.Bên cạnh mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Quyết định 896/QĐ-TTg cũng đề ra các mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu trong từng giai đoạn.
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030 cần phải đảm bảo:
- Di dời 70% hộ dân sinh sống nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở; Nếu chưa thể di dời thì phải lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát.
- Cân đối đủ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng.
- Phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thuỷ sản bền vững nhằm bảo đảm an ninh lương thực và cân bằng dinh dưỡng quốc gia.
- Độ che phủ rừng đạt ít nhất 42%.
- 95% dân số được cung cấp nước sạch; 80% dân số được sử dụng nước sạch đạt chuẩn.
- Trình độ khoa học và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn, thiên tai ngang tầm các nước phát triển châu Á; Năng lực giám sát biến đổi khí hậu, thiên tai ngang tầm các quốc gia hàng đầu trong khu vực.
- 80% số hộ dân thuộc nơi thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn.
- 100% khu vực ngầm tràn được giám sát và cảnh báo độ sâu nước ngập.
Xem chi tiết Quyết định 896/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký.
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 896/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 7 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN
ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số
06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ
Chính trị;
Căn cứ Nghị quyết số
50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai
đoạn đến năm 2050” (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu
sau:
I. BỐI CẢNH
Biến đổi khí hậu đã trở thành xu
thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác
động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc
gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có
trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định
(NDC) thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm
giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5oC vào cuối thế kỷ
này.
Đạt mức phát thải ròng bằng
"0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện
chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây
cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ
sau Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu (Hội nghị COP26). Do đó, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi
năng lượng từ hoá thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là cơ hội để thúc đẩy tái
cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho
phát triển.
Trong thời gian qua, công tác ứng
phó với biến đổi khí hậu đã đạt được kết quả ban đầu quan trọng. Tuy nhiên, trước
xu thế biến đổi khí hậu và bối cảnh toàn cầu mới, ứng phó với biến đổi khí hậu ở
nước ta phải chuyển sang một giai đoạn mới, cần được đặt ở vị trí trung tâm, hướng
tới thực hiện mục tiêu toàn cầu và được thực hiện hiệu quả, thực chất và minh bạch,
đồng thời thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với
môi trường góp phần đạt mục tiêu là nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
II. QUAN ĐIỂM
1. Thích ứng với biến đổi khí hậu
và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” là cơ hội để phát triển bền vững,
ưu tiên cao nhất trong các quyết sách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của
các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.
2. Ứng phó với biến đổi khí hậu
được thực hiện trên nguyên tắc công lý, công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu
và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu
quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc
tế; góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ, tích cực hội nhập.
3. Ứng phó với biến đổi khí hậu
là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của mỗi người dân và toàn xã hội.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò
trung tâm và là chủ thể thực hiện cùng với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức
chính trị - xã hội.
4. Triển khai các giải pháp cấp
bách giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăng cường sức chống chịu trước tác động của
biến đổi khí hậu; ưu tiên cao nhất bảo đảm an toàn, sinh kế cho người dân ở những
vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề; tập trung phát triển hạ tầng ứng phó với
biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng,
miền.
5. Tập trung nguồn lực cho ứng
phó với biến đổi khí hậu, phát triển các cơ chế tài chính, thị trường các-bon,
thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; phát huy nguồn
lực của Nhà nước thúc đẩy thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân, nguồn lực quốc tế, đẩy mạnh hợp tác công tư trên cơ sở bình đẳng, hợp
tác, cùng có lợi.
III. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Chủ động thích ứng hiệu quả, giảm
mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; giảm phát
thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đóng góp
tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu
trái đất; tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình
tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thích ứng với biến đổi khí hậu
Giảm mức độ dễ bị tổn thương và
rủi ro trước tác động của biến đổi khí hậu thông qua nâng cao khả năng chống chịu
và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, giảm thiểu thiệt
hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu.
- Đến năm 2030:
Kiểm soát được tình trạng suy
thoái tài nguyên nước, tài nguyên đất, đảm bảo cân đối đủ nguồn nước phục vụ
cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được
chuyển đổi theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu; phát triển chuỗi
giá trị nông, lâm, thuỷ sản bền vững; bảo đảm an ninh lương thực và cân bằng
dinh dưỡng quốc gia.
Bảo đảm độ che phủ rừng ít nhất
42%; diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ đất
liền, diện tích vùng biển và ven biển được bảo tồn đạt ít nhất 5% diện tích tự
nhiên vùng biển của quốc gia.
Các công trình hạ tầng trọng yếu
thích ứng với biến đổi khí hậu được hoàn thành với các tiêu chuẩn an toàn trước
thiên tai, đặc biệt là các công trình phòng chống thiên tai, ngăn triều cường,
xâm nhập mặn, công trình trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chống ngập
úng ở các đô thị lớn.
Bảo đảm ít nhất 95% dân số được
cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh, trong đó ít nhất 80% dân số được sử dụng
nước sạch đạt chuẩn; đáp ứng nhu cầu về phòng chống dịch, bệnh và các bệnh mới
phát sinh do biến đổi khí hậu.
Trình độ khoa học và công nghệ
dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo sớm thiên tai ngang tầm các nước phát triển
khu vực châu Á; năng lực giám sát biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai đạt
ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khu vực; đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch
vụ khí hậu cơ bản.
Bảo đảm 80% số hộ dân thuộc khu
vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn; hoàn thành di dời ít nhất
70% các hộ dân sinh sống ở nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến
nơi an toàn; đối với khu vực chưa thể di dời được lắp đặt hệ thống theo dõi,
giám sát, cảnh báo để kịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro khi xảy ra thiên tai;
100% các khu vực ngầm tràn được giám sát và cảnh báo độ sâu nước ngập.
- Đến năm 2050:
Quản lý hiệu quả tài nguyên nước
và đất, cải thiện chất lượng môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo
đảm vững chắc an ninh tài nguyên nước quốc gia. Tiếp tục phát triển nền nông
nghiệp thông minh hiện đại, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và có giá
trị gia tăng cao.
Giữ vững độ che phủ rừng ổn định
ở mức 43% và đảm bảo lâm phận rừng quốc gia; nâng cao chất lượng rừng và quản
lý rừng bền vững; diện tích các khu bảo tồn biển và ven biển đạt 6% diện tích tự
nhiên vùng biển quốc gia; các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp,
nguồn gen quý, hiếm được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ
hệ sinh thái được lượng giá đầy đủ, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết
yếu cho mọi người dân, góp phần bảo đảm an ninh sinh thái.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế,
xã hội được phát triển đồng bộ, hiện đại thích ứng hiệu quả với nước biển dâng
và tác động của biến đổi khí hậu. Bảo đảm 100% dân số được cung cấp nước sạch,
hợp vệ sinh, trong đó ít nhất 90% dân số được sử dụng nước sạch đạt chuẩn; mọi
người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Trình độ, năng lực dự báo, cảnh
báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai tương đương
với các nước phát triển; dịch vụ khí hậu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội. Khả năng chống chịu của các công trình phòng chống thiên tai được nâng
cao, đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế có tính đến tác động của
biến đổi khí hậu.
Mọi người dân được bảo đảm an toàn
trước thiên tai và các rủi ro khí hậu; đảm bảo di dời 100% số hộ dân sinh sống ở
nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; 100% số hộ dân
thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở đảm bảo an toàn. Bảo hiểm
rủi ro thiên tai cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp
và xã hội.
b) Giảm phát thải khí nhà kính
Nỗ lực đạt mục tiêu phát thải
ròng bằng “0” vào năm 2050, tích cực đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc
tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
- Đến năm 2030, bảo đảm tổng lượng
phát thải khí nhà kính quốc gia giảm 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường
(BAU). Trong đó: Lĩnh vực năng lượng giảm 32,6%, lượng phát thải không vượt quá
457 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ); lĩnh vực nông nghiệp
giảm 43,0%, lượng phát thải không vượt quá 64 triệu tấn CO2tđ; lĩnh
vực lâm nghiệp, sử dụng đất giảm 70% lượng phát thải và tăng 20% lượng hấp thụ
các-bon, tổng lượng phát thải và hấp thụ đạt ít nhất -95 triệu tấn CO2tđ;
lĩnh vực chất thải giảm 60,7%, lượng phát thải không vượt quá 18 triệu tấn CO2tđ;
lĩnh vực các quá trình công nghiệp giảm 38,3%, lượng phát thải không vượt quá
86 triệu tấn CO2tđ. Các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm
từ 2.000 tấn CO2tđ trở lên phải thực hiện giảm phát thải khí nhà
kính.
- Đến năm 2050, bảo đảm tổng lượng
phát thải khí nhà kính quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng “0”; lượng phát thải
đạt đỉnh vào năm 2035, sau đó giảm nhanh. Trong đó: Lĩnh vực năng lượng giảm
91,6%, lượng phát thải không vượt quá 101 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực
nông nghiệp giảm 63,1%, lượng phát thải không vượt quá 56 triệu tấn CO2tđ;
lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng đất giảm 90% lượng phát thải, tăng 30% lượng hấp
thụ các-bon, tổng lượng phát thải và hấp thụ đạt ít nhất -185 triệu tấn CO2tđ;
lĩnh vực chất thải giảm 90,7%, lượng phát thải không vượt quá 8 triệu tấn CO2tđ;
lĩnh vực các quá trình công nghiệp giảm 84,8%, lượng phát thải không vượt quá
20 triệu tấn CO2tđ. Các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm
từ 200 tấn CO2tđ trở lên phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
IV. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Chủ động
thích ứng với biến đổi khí hậu
a) Nâng cao khả năng chống chịu
và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, đảm bảo sinh kế
bền vững
- Ngăn chặn tình trạng suy giảm,
suy thoái, phục hồi các nguồn tài nguyên
Tập trung bảo vệ, phục hồi tài
nguyên nước. Lập và triển khai quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và các lưu vực
sông; xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, quản lý chặt chẽ các hoạt động
khai thác nước ngầm; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; cải
thiện, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm, tăng cường
các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước, chú
trọng các vùng có nguy cơ hạn hán, thiếu nước, chịu tác động bất lợi của xâm nhập
mặn. Bảo đảm an ninh tài nguyên nước; hợp tác, chia sẻ lợi ích bảo đảm công bằng
và hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển nguồn nước liên quốc
gia. Từ nay đến năm 2030 tập trung kiểm soát tốt tình trạng suy thoái, cạn kiệt
tài nguyên nước; nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp
thống nhất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các ngành, cải thiện chất lượng
môi trường, giảm thiểu tác động và phòng chống thiên tai do nước gây ra phục vụ
đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Khai thác hợp lý, hiệu quả diện
tích đất chưa sử dụng, đất bãi bồi ven sông, ven biển cho phát triển rừng, phát
triển cây xanh ở đô thị và khu công nghiệp. Thúc đẩy phát triển đô thị, khu
công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình tuần hoàn, bảo đảm quỹ đất cho phát triển
các khu xử lý, tái chế chất thải liên vùng, liên tỉnh. Tăng cường các giải pháp
cải tạo, bảo vệ môi trường đất, nước và đa dạng sinh học, đặc biệt đối với đất
sản xuất nông nghiệp bị thoái hóa; ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất, ô nhiễm
đất. Quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây
dựng thông thường, bảo đảm phòng, chống sạt lở, sụt lún, suy thoái nước ngầm,
xâm thực biển.
- Nông nghiệp và an ninh lương
thực
Xây dựng một nền nông nghiệp
thông minh, hiện đại, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và có giá trị gia
tăng cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và cân bằng dinh dưỡng quốc gia.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện các giải pháp nông nghiệp thông minh
thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp
nhiệt đới; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, thân thiện với
môi trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy
sản bền vững; nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp với biến
đổi khí hậu ở từng vùng, miền.
Từ nay đến năm 2030, tập trung
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng thông minh với biến
đổi khí hậu, phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thuỷ sản bền vững; bảo đảm an
ninh lương thực và cân bằng dinh dưỡng quốc gia; quy hoạch vùng sản xuất, phát
triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng
công nghệ cao và các tiến bộ khoa học; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
phát triển nông nghiệp bền vững phải dựa vào lợi thế tự nhiên của từng vùng và
nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản có gi á trị gia tăng cao; chuyển đổi một phần diện tích trồng
lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
- Rừng và các hệ sinh thái
Quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt rừng
tự nhiên hiện có; tăng cường khả năng phòng hộ của rừng đầu nguồn, rừng ven biển;
phát triển rừng trồng gỗ lớn và phục hồi cảnh quan rừng; quản lý bền vững tài
nguyên rừng gắn với bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái;
tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ, quản lý và phát triển rừng
nhằm cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và cơ hội việc làm trong lâm nghiệp. Quản
lý các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi của hệ
sinh thái tự nhiên và bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trước tác động của biến
đổi khí hậu và nước biển dâng.
Từ nay đến năm 2030, tập trung
bảo vệ và hạn chế tối đa chuyển đổi rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên; đẩy mạnh
phục hồi và nâng cao chất lượng và khả năng phòng hộ của rừng ven biển, rừng
phòng hộ đầu nguồn; củng cố và kiện toàn hệ thống giám sát, đánh giá và ứng phó
khẩn cấp với cháy rừng; tăng tỷ lệ cây xanh tại các đô thị. Thiết lập và mở rộng
hoạt động của các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn thiên nhiên; phát triển các
mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái và dựa
vào cộng đồng; thực hiện kiểm kê, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về
đa dạng sinh học.
- Phát triển hạ tầng thích ứng
với biến đổi khí hậu
Thực hiện đánh giá tác động, mức
độ dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu trong
quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư,
khu tái định cư ven biển và hải đảo trên cơ sở phân vùng rủi ro thiên tai và kịch
bản biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế, xã
hội, chú trọng các công trình đa mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, công
trình liên vùng; nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng với biến đổi
khí hậu của các ngành. Xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng đô thị, các điểm
dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo; phát
triển các khu đô thị, đô thị ven biển, trung tâm du lịch biển, du lịch sinh
thái, di tích lịch sử văn hóa; chống ngập lụt cho đô thị trong điều kiện biến đổi
khí hậu và nước biển dâng.
Từ nay đến năm 2030, ưu tiên
xây dựng các công trình xanh và phát triển cây xanh đô thị, nâng cấp hệ thống
tiêu thoát nước, phòng chống ngập lụt do mưa lớn, lũ, triều cường, nước dâng do
bão cho các đô thị lớn, đô thị ven biển; nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông
tại các khu vực có rủi ro thiên tai cao và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu;
phát triển, hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc, hệ thống giao thông kết nối
liên vùng. Hoàn thành các công trình hạ tầng trọng yếu ứng phó với biến đổi khí
hậu, đặc biệt là các công trình phòng chống thiên tai, ngăn triều cường, xâm nhập
mặn, công trình trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chống ngập lụt ở
các đô thị lớn. Xây dựng mới một số hồ chứa lớn đa mục tiêu tại các vùng hạn
hán, vùng khan hiếm nước phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, đảm bảo
hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Y tế và sức khỏe
Tăng cường các giải pháp cung cấp
nước sạch cho khu vực nông thôn, miền núi, ven biển đặc biệt là những vùng chịu
tác động của bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn. Phát triển mạng lưới y tế, chăm
sóc sức khỏe, đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới phát
sinh do biến đổi khí hậu. Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường; đầu tư phát triển
công nghệ, trang thiết bị trong dự phòng và điều trị các bệnh gia tăng do biến
đổi khí hậu. Xây dựng và nhân rộng các mô hình của ngành y tế và sức khỏe cộng
đồng nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng, thích ứng với biến đổi
khí hậu.
Từ nay đến năm 2030, tập trung
tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước và năng lực cung cấp nước sạch cho
dân cư; phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ưu
tiên các đối tượng dễ bị tổn thương, các vùng dân tộc ít người; tăng cường hệ
thống giám sát và cảnh báo sớm các tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe.
- Bảo đảm an sinh xã hội và
bình đẳng giới
Phát triển các mô hình sinh kế
bền vững, chú trọng đào tạo, chuyển đổi nghề và hỗ trợ công nghệ, tiếp cận các
nguồn vốn cho người dân ở những vùng chịu nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương trước
tác động của biến đổi khí hậu. Nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực quản lý
rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ, hội viên phụ nữ,
thanh thiếu niên, người dân, đặc biệt ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai.
Từ nay đến năm 2030, tăng cường
vai trò, năng lực và sự tham gia của phụ nữ và thanh thiếu niên trong hoạt động
thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai; đẩy mạnh các phong
trào, hoạt động nâng cao nhận thức, kiến thức cho thanh thiếu niên về biến đổi
khí hậu và các giải pháp trong phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi
khí hậu.
b) Giảm thiểu thiệt hại do
thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu
- Dự báo và cảnh báo sớm
Tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện
đại hóa mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu, quan trắc khí tượng thủy văn, động
đất, sóng thần, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng,
nhất là đối với bão, mưa, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ
biển.
Nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ
giám sát, phân tích, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; ứng dụng các công
nghệ dự báo tiên tiến, hiện đại; ưu tiên phát triển công nghệ dự báo mưa định
lượng, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, dự báo dựa trên tác động; nâng cao năng lực
cung cấp dịch vụ khí hậu và cung cấp thông tin phục vụ phòng chống thiên tai. Đầu
tư mở rộng các trạm thông tin vệ tinh mặt đất, thiết bị thông tin lưu động và hệ
thống quản lý tàu cá qua vệ tinh bảo đảm truyền, phát thông tin đầy đủ, chính
xác, kịp thời tới tất cả các địa phương, người dân trên cả nước và tàu thuyền
hoạt động trên biển; vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo đa thiên tai, kết hợp
với hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia.
Từ nay đến năm 2030, tập trung
phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy
văn và thiên tai ngang tầm các nước phát triển khu vực châu Á. Năng lực giám
sát biến đổi khí hậu ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khu vực; đáp ứng
yêu cầu cung cấp dịch vụ khí hậu cơ bản. Xã hội hóa một số hoạt động quan trắc,
theo dõi, giám sát khí hậu cực đoan, ưu tiên đối với hệ thống đo mưa tự động.
Hoàn thành đánh giá, phân vùng rủi ro khí hậu, thiên tai và lập bản đồ cảnh báo
thiên tai; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.
- Công trình phòng chống thiên
tai
Thực hiện các giải pháp phòng
chống thiên tai kịp thời và hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro trước tác động của
biến đổi khí hậu, chú trọng các vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão, lũ,
lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, hạn hán; phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế
tác động của triều cường, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, nước biển
dâng. Xây dựng và nâng cấp các công trình phòng, chống thiên tai tại những vùng
thường xuyên xảy ra bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ
thống đê sông, đê biển và các công trình thủy lợi, thủy điện bảo đảm chủ động
phòng, chống lũ, bão theo mức thiết kế và an toàn trước tác động gia tăng do biến
đổi khí hậu; ưu tiên bảo đảm an toàn cho hệ thống hồ, đập, đê sông, đê biển.
Xây dựng, nâng cấp khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch, gắn kết
với dịch vụ hậu cần, thông tin nghề cá, bao gồm cả các khu vực hải đảo. Xây dựng,
củng cố công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại những khu vực sạt lở
diễn biến phức tạp, uy hiếp nghiêm trọng công trình đê điều, khu tập trung dân
cư và cơ sở hạ tầng quan trọng; kết hợp các giải pháp công trình và phi công
trình, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tối ưu hóa nguồn lực
phát triển. Tăng cường năng lực phòng chống lũ quét, sạt lở đất, phòng chống
bão, phòng chống lũ lớn và lũ cực đoan; phòng chống tác hại của hạn hán, triều
cường và xâm nhập mặn.
- Bảo đảm an toàn tính mạng và
tài sản người dân trước tác động của biến đổi khí hậu
Quy hoạch, đầu tư, bố trí di dời,
sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên chịu tác động của khí hậu
cực đoan, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra bão, lũ, nước dâng do bão, xói lở bờ
sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, sụt lún đất, tai biến địa
chất; những nơi chưa thể di dời được cần được theo dõi, giám sát, cảnh báo để kịp
thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro.
Tăng cường các biện pháp bảo đảm
an toàn cho người dân, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương tại các vùng thường
xuyên chịu tác động của khí hậu cực đoan, thiên tai; xây dựng nhà an toàn phòng
chống thiên tai gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng
kết hợp với sơ tán nhằm bảo đảm an toàn cho người dân. Nâng cao năng lực cho
các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ - cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện bảo hiểm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp
và xã hội; trước năm 2030 cung cấp bảo hiểm rủi ro thiên tai cho các hoạt động
sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như trồng trọt,
nuôi trồng thủy, hải sản.
2. Về giảm
phát thải khí nhà kính
a) Nhiệm vụ chung về giảm phát
thải khí nhà kính
- Đến năm 2030:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch
hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 giảm 30% mức phát thải khí
mê-tan so với năm 2020. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, loại trừ các chất
gây hiệu ứng khí nhà kính, các chất làm suy giảm tầng ô-dôn đến năm 2030. Xây dựng
và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực theo lộ
trình đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Thực hiện kiểm kê khí nhà
kính và giảm phát thải khí nhà kính đối với các cơ sở phát thải hằng năm từ
3.000 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2022. Khuyến khích các cơ sở phát thải
khác, đặc biệt là các cơ sở thuộc khu vực công, thực hiện kiểm kê khí nhà kính
và giảm phát thải khí nhà kính.
Xây dựng tổng hạn ngạch phát thải
khí nhà kính và tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các cơ sở
phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính từ năm 2026. Xây dựng,
hoàn thiện cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo,
thẩm định hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Xây dựng hệ số phát thải
khí nhà kính đặc trưng quốc gia cho các nguồn phát thải chủ yếu chiếm 0,1% tổng
phát thải khí nhà kính quốc gia; định kỳ cập nhật danh mục hệ số phát thải phục
vụ kiểm kê khí nhà kính.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà
kính trong các hoạt động hằng ngày và trong đầu tư mới, mua sắm công, bao gồm
các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, các công trình xanh, làm
mát bền vững, sử dụng xe điện chạy pin và các thiết bị ít tiêu hao năng lượng.
Khuyến khích các dự án đầu tư mới và các dự án đã đầu tư chuyển đổi, áp dụng
các công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính
và tham gia vào các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm phát thải khí nhà kính
phù hợp với quy định của pháp luật và với điều kiện, hoạt động của mình.
- Đến năm 2050:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch
hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2050 giảm 40% mức phát thải khí
mê-tan so với năm 2030. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, loại trừ các chất
gây hiệu ứng khí nhà kính, các chất làm suy giảm tầng ô-dôn đến năm 2050. Tiếp
tục xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực
theo lộ trình đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Thực hiện kiểm kê khí nhà kính
và giảm phát thải khí nhà kính đối với các cơ sở phát thải hàng năm từ 2.000 tấn
CO2tđ trở lên từ năm 2030; 500 tấn CO2tđ trở lên từ năm
2040; 200 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2050. Mọi cơ sở thuộc khu vực
công phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính.
Thực hiện giảm phát thải khí
nhà kính trong các hoạt động hằng ngày trở thành vấn đề đạo đức kinh doanh,
trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp.
b) Giảm phát thải khí nhà kính
theo lĩnh vực
- Lĩnh vực năng lượng
+ Về cung cấp năng lượng:
Đẩy mạnh thực hiện các giải
pháp phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và
các giải pháp công nghệ đột phá trong tương lai đồng thời bảo đảm an ninh năng
lượng quốc gia.
Tiếp tục phát triển các nhà máy
thủy điện nhỏ có chọn lọc, đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường; mở rộng một số
thủy điện vừa và lớn để phát huy tối đa hiệu quả của thủy điện. Nâng công suất
các nhà máy điện mặt trời tập trung, điện mặt trời mái nhà, điện gió trên bờ,
điện gió ngoài khơi, điện sinh khối, phát triển các công nghệ nhiên liệu hydro,
amoniac, công nghệ năng lượng thủy triều, sóng biển. Đến năm 2030, tỷ lệ các
nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh khối
chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát. Đến năm 2050, tỷ lệ nguồn năng lượng
tái tạo chiếm ít nhất 55% trong tổng sản lượng điện phát.
Chuyển đổi dần điện than sang
các nguồn năng lượng sạch hơn; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch,
không phát triển các dự án nhiệt điện than mới sau năm 2030, giảm dần quy mô
công suất điện than sau năm 2035; từng bước áp dụng công nghệ chuyển đổi sang
nhiên liệu sạch, không phát thải đối với các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch,
tiến tới giảm tối đa lượng nhiên liệu hóa thạch cho phát điện vào năm 2050; xem
xét phát triển điện hạt nhân với công nghệ hiện đại và bảo đảm an toàn vào thời
điểm phù hợp.
Phát triển các công nghệ lưu trữ
năng lượng gồm pin tích năng, thủy điện tích năng, trữ nhiệt… và lưới điện
thông minh, bảo đảm độ ổn định và tích hợp năng lượng tái tạo trong hệ thống điện
với tỷ lệ cao. Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối năng lượng để tăng hiệu
quả, giảm tổn thất và hỗ trợ tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thu giữ, lưu trữ các bon (CCS) cho các nhà máy
điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các cơ sở sản xuất công nghiệp.
+ Về sử dụng năng lượng:
Tăng cường thực hiện các giải
pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thúc đẩy chuyển sang sử dụng
năng lượng sạch trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch
vụ, thương mại và dân dụng. Tăng tỷ trọng thâm nhập của các thiết bị sử dụng
năng lượng hiệu quả, hiệu suất cao trong các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng,
thương mại; nâng cao hiệu suất lò hơi, động cơ điện, cấp nhiệt, làm mát tập
trung và các thiết bị điện; từng bước sử dụng hydro thay thế than trong công
nghiệp luyện kim, trong các ngành dịch vụ, thương mại. Điện khí hóa nông nghiệp
và sử dụng thiết bị hiệu quả năng lượng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp sau
thu hoạch.
Xây dựng công trình, nhà ở chống
nắng nóng, sử dụng các giải pháp làm mát xanh, dựa vào tự nhiên để giảm hiệu ứng
đảo nhiệt đô thị, sử dụng vật liệu ít phát thải khí nhà kính, vật liệu tái chế.
Xây dựng và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả năng lượng tòa
nhà. Đẩy mạnh giải pháp hiệu quả năng lượng và mô hình kinh doanh sáng tạo cho
các thiết bị làm mát và điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng thông minh.
Nâng cao hiệu suất năng lượng của thiết bị và hệ thống chuỗi lạnh, thúc đẩy sử
dụng năng lượng tái tạo cho hệ thống cung ứng và bảo quản lạnh.
Sử dụng hiệu quả năng lượng
trong giao thông vận tải thông qua áp dụng các tiêu chuẩn tiêu hao nhiên liệu
và định mức phát thải. Xây dựng và triển khai lộ trình chuyển đổi sang sử dụng
nhiên liệu sạch cho các phương tiện giao thông; tăng dần tỷ lệ phương tiện giao
thông điện, hydro. Phát triển ngành công nghiệp sử dụng năng lượng sạch, sản xuất
và lưu hành phương tiện giao thông sử dụng điện, hydro; sản xuất pin thế hệ mới,
chất bán dẫn tiết kiệm năng lượng; phát triển hệ thống hạ tầng giao thông xanh.
Tái cơ cấu thị trường vận tải,
bao gồm chuyển đổi từ vận tải đường bộ sang đường thủy nội địa và ven biển;
chuyển đổi từ vận tải đường bộ sang đường sắt, tăng lưu lượng vận tải hàng hóa
đường sắt; tăng hiệu suất vận tải thông qua xây dựng, mở rộng mạng lưới đường bộ
và tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang
phương tiện công cộng; triển khai hệ thống metro tại các đô thị lớn.
- Lĩnh vực nông nghiệp
Áp dụng các biện pháp giảm phát
thải trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các biện pháp quản lý, đổi mới công
nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, thay đổi phương thức sử dụng đất, phát triển
chuỗi giá trị nông nghiệp phát thải thấp và chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ bền
vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quản lý cây trồng tổng hợp, tăng diện tích
canh tác được tưới tiết kiệm, tưới thông minh cho canh tác lúa nước và cây dài
ngày; chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp theo hướng phát thải thấp; cải
thiện khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi.
Tái sử dụng phế phụ phẩm trồng
trọt và xử lý chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ, tạo khí sinh học; áp dụng biện
pháp bón phân compost và giảm phân hoá học; thay thế phân urê bằng các loại
phân bón phát thải thấp.
Áp dụng các biện pháp tiên tiến
trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm phát thải khí mê-tan từ canh tác lúa và
chăn nuôi. Giảm thất thoát lương thực sau thu hoạch và phát thải liên quan
thông qua cải thiện hậu cần nông nghiệp và phát triển chuỗi lạnh bền vững.
- Lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng
đất
Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên
hiện có ở vùng đồi núi và ven biển nhằm kiểm soát nghiêm ngặt chuyển đổi rừng,
mất rừng và suy thoái rừng để giảm phát thải khí nhà kính. Trồng mới rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng bằng các loài cây bản địa để tăng cường hấp thụ các-bon. Nâng
cao chất lượng, trữ lượng các-bon rừng tự nhiên nghèo thông qua trồng bổ sung,
làm giàu rừng nhằm tăng hấp thụ các-bon.
Nâng cao năng suất và chất lượng
rừng trồng để tăng hấp thụ các-bon và giảm phát thải thông qua áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật, chuyển đổi rừng trồng chu kỳ ngắn sang rừng trồng chu kỳ dài; giảm
khai thác gỗ rừng trồng cho sản xuất gỗ dăm.
Quản lý rừng bền vững và chứng
chỉ rừng để giảm phát thải từ kiểm soát mất rừng và suy thoái rừng, cháy rừng
và đốt sinh khối; tăng hấp thụ khí nhà kính thông qua tăng chất lượng rừng, bảo
tồn đa dạng sinh học và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái. Phát triển, nhân rộng
các mô hình nông - lâm kết hợp thông qua trồng bổ sung cây lâm nghiệp, cây gỗ để
tăng hấp thụ các-bon và chống suy thoái đất, ưu tiên các vùng đất dốc.
- Lĩnh vực chất thải
Triển khai thực hiện các biện
pháp quản lý, giảm thiểu phát sinh chất thải từ sản xuất đến tiêu dùng, mở rộng
trách nhiệm của nhà sản xuất; tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải.
Phát triển các mô hình quản lý
tổng hợp chất thải rắn. Áp dụng các biện pháp tiên tiến trong xử lý chất thải rắn
gồm: chôn lấp có thu gom khí (LFG), chôn lấp bán hiếu khí; sản xuất phân
compost từ chất thải hữu cơ; đốt chất thải rắn để phát điện; sản xuất viên nén
nhiên liệu từ chất thải rắn.
Áp dụng các biện pháp tiên tiến
trong xử lý chất thải, nước thải nhằm giảm phát thải khí mê-tan.
- Lĩnh vực các quá trình công
nghiệp và sử dụng sản phẩm công nghiệp
Cải tiến, phát triển và ứng dụng
công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển và sử dụng vật liệu xây
dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực nhà ở và thương mại.
Thay than đá bằng khí tự nhiên trong sản xuất gạch ốp lát; sử dụng vật liệu
thay thế trong sản xuất kính. Thực hiện các giải pháp nghiền xỉ lò thổi, nghiền
tro bay, nghiền Puzzolana và nghiền đá vôi thay thế, giảm tỷ lệ clinker trong sản
xuất xi măng.
Áp dụng công nghệ phân hủy nhiệt
độ cao và các công nghệ mới để giảm phát thải N2O trong lĩnh vực hóa
chất. Áp dụng công nghệ thu giữ các-bon trong các lĩnh vực sản xuất xi măng,
hóa chất - phân bón và luyện thép. Áp dụng công nghệ điện phân ô-xít nóng chảy
trong lĩnh vực luyện thép; sử dụng hydro thay thế coke trong luyện thép “xanh”
từ năm 2035.
Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn,
tiêu chuẩn về toà nhà xanh, khu đô thị xanh, bảo đảm đến năm 2050 các quy chuẩn,
tiêu chuẩn về toà nhà xanh, khu đô thị xanh được áp dụng bắt buộc đối với tất cả
các công trình xây dựng mới.
Giảm dần sử dụng các môi chất lạnh
Hydro-cloro-fluoro-carbon (HCFC) và Hydro-fluoro-carbon (HFC) trong chuỗi lạnh,
hệ thống lạnh và điều hòa không khí tòa nhà; nâng cao hiệu quả làm lạnh, giảm
nhu cầu làm mát và tiêu hao môi chất lạnh thông qua các giải pháp thiết kế tòa
nhà và làm mát thụ động; thúc đẩy việc thu hồi, tái sử dụng, tiêu hủy, tái chế
môi chất lạnh và tiến tới sử dụng môi chất lạnh có tiềm năng nóng lên toàn cầu
(GWP) thấp.
3. Hoàn thiện
thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
a) Xây dựng, hoàn thiện thể chế,
chính sách
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế,
chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia
phù hợp với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Rà soát, sửa
đổi, bổ sung các luật chuyên ngành, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với các mục tiêu Chiến lược về thích ứng với biến
đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. Định hướng hạn chế các ngành sử dụng
nhiều năng lượng trong khi tạo giá trị GDP thấp, không định hướng xuất khẩu các
sản phẩm tiêu hao nhiều năng lượng; khuyến khích các ngành công nghiệp công nghệ
cao, sử dụng ít năng lượng; hạn chế khai thác và xuất khẩu gỗ.
- Xây dựng kế hoạch triển khai
Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất, lộ trình chuyển đổi phương tiện giao
thông sử dụng năng lượng sạch; kế hoạch thực hiện Tuyên bố chung toàn cầu về
chuyển dịch than sang năng lượng sạch; hoàn thiện chính sách, quy hoạch không
gian biển quốc gia phục vụ phát triển điện gió ngoài khơi.
- Hoàn thiện các quy định, quy
trình, hướng dẫn kỹ thuật về giảm phát thải khí nhà kính, kiểm kê khí nhà kính,
hệ thống “đo đạc, báo cáo, thẩm định” hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
cấp quốc gia, cấp ngành và cấp cơ sở. Thể chế hóa mô hình phát triển các-bon thấp,
kinh tế tuần hoàn; áp dụng hiệu quả các công cụ định giá các-bon, bao gồm thuế
các-bon, sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon, kết
nối với thị trường khu vực và thế giới.
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế
phối hợp liên vùng, liên ngành trong ứng phó với biến đổi khí hậu; cơ chế thực
hiện trách nhiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định quản lý hoạt
động thích ứng với biến đổi khí hậu; thiết lập, vận hành hệ thống giám sát và
đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia, cấp ngành và cấp
tỉnh đối với các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy phát triển
thị trường bảo hiểm rủi ro khí hậu. Xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro khí hậu;
xác định các dự án, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu; đánh giá hiệu quả
các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tích hợp nội dung thích ứng với
biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính vào quy hoạch phát triển đô thị
nhằm giảm nhu cầu năng lượng, tài nguyên và tăng khả năng thích ứng với biến đổi
khí hậu của các thành phố.
- Xây dựng và ban hành các
chính sách khuyến khích đầu tư giảm phát thải trong các lĩnh vực; các chính
sách thương mại và phát triển thúc đẩy phát triển bền vững; sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa bền vững và không làm mất rừng và suy thoái rừng; nông nghiệp bền
vững, thúc đẩy an ninh lương thực và tránh gây hại cho môi trường.
b) Truyền thông, nâng cao nhận
thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng
- Đa dạng hóa phương thức thông
tin, khai thác các lợi thế của công nghệ số, nâng cao chất lượng truyền thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp
thời các thông tin về dự báo khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo thiên tai cho
cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức, hộ gia đình.
- Xây dựng và triển khai chương
trình truyền thông quốc gia, tổ chức các lớp tập huấn cho chính quyền các cấp,
tổ chức xã hội và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến, cập nhật kiến thức,
thông tin về thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí
nhà kính hướng tới phát thải ròng bằng “0”, thông tin về công nghệ của tương
lai và các kỹ năng có liên quan; hướng dẫn, phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ
năng về phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi có tình huống thiên
tai nghiêm trọng, phức tạp.
- Bảo tồn, phát huy văn hóa
truyền thống, tri thức địa phương, đặc biệt chú trọng vai trò của nghệ nhân
trong ứng phó với biến đổi khí hậu; tuyên truyền, nhân rộng các hoạt động, mô
hình ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ tái tạo, sử dụng
năng lượng sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu và ít phát thải khí nhà kính,
mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình cộng đồng giảm phát
thải khí nhà kính.
- Bổ sung, nâng cao, cập nhật
kiến thức về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm
phát thải khí nhà kính vào chương trình giáo dục phổ thông; thúc đẩy lối sống
thân thiện khí hậu góp phần hình thành lối sống văn minh, bảo vệ hệ thống khí hậu
trái đất.
- Truyền thông, nâng cao nhận
thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng, trong phát triển rừng và lâm nghiệp
bền vững, phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, mô hình sinh kế dựa vào cộng đồng,
dựa vào tự nhiên và các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu đồng thời tăng
cường khả năng hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học. Phổ biến thông
tin, khuyến khích dán nhãn các-bon, sử dụng sản phẩm, dịch vụ dùng năng lượng sạch,
phát thải ít các-bon, thân thiện môi trường thay cho sản phẩm, dịch vụ sử dụng
năng lượng hoá thạch; dán nhãn sản phẩm không sử dụng chất có tiềm năng gây
nóng lên toàn cầu.
c) Phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng và triển khai chương
trình tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo lại về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm
nhẹ rủi ro thiên tai, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới; chương trình
giáo dục và đào tạo tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu ở các cấp học.
- Tăng cường năng lực cho các
doanh nghiệp trong tiếp cận, tham gia triển khai các chương trình, dự án theo
các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon và phát triển thị trường các-bon.
- Nghiên cứu, khảo sát, thống
kê số liệu, định kỳ dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho ứng
phó với biến đổi khí hậu; phổ biến, cung cấp thông tin về thị trường việc làm liên
quan đến biến đổi khí hậu.
- Phát triển đội ngũ chuyên gia
chất lượng cao về kiểm kê khí nhà kính, thẩm định giảm phát thải khí nhà kính,
phát triển thị trường các-bon, bảo vệ tầng ô-dôn, thích ứng với biến đổi khí hậu
đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với lộ trình, quy định trong nước và các điều
ước quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên.
d) Phát triển khoa học và công
nghệ
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế,
chính sách liên quan đến thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo phục
vụ ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá nhu cầu công nghệ giảm phát thải khí
nhà kính; xây dựng danh mục công nghệ sạch, phát thải ít các-bon trong các
ngành sản xuất để thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ và huy động đầu tư.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng
dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ các bộ, ngành, địa phương triển khai các
nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thực hiện mục tiêu đạt
phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Nghiên cứu phát triển công nghệ
nguồn trong ứng phó với biến đổi khí hậu; đề xuất chính sách tháo gỡ rào cản để
doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy nghiên cứu
và phát triển tại các doanh nghiệp, tập đoàn quốc gia về phát triển phát thải
thấp; hình thành các tập đoàn lớn có năng lực mạnh về nghiên cứu khoa học và
làm chủ công nghệ nguồn.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học,
phát triển và chuyển giao công nghệ, ưu tiên tập trung vào công nghệ cao, công
nghệ mới, hiện đại trong chuyển đổi sản xuất năng lượng theo hướng sạch, sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; sử dụng nhiên liệu, vật liệu mới ít phát thải,
thân thiện khí hậu; xử lý chất thải; thu giữ, chôn lấp các-bon; quản lý, khai
thác hiệu quả tài nguyên; phát triển, ứng dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới,
lưu trữ năng lượng; tiếp thu, ứng dụng, phát triển công nghệ lò phản ứng hạt
nhân; phát triển các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Ứng dụng hiệu quả các công
nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi
khối... trong xây dựng và triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;
trong dự tính, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên và xã
hội nhằm góp phần chuyển đổi những thách thức thành cơ hội phát triển và hỗ trợ
các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực ứng phó với biến
đổi khí hậu.
- Nghiên cứu xây dựng bổ sung,
cập nhật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế các công trình,
cơ sở hạ tầng xanh có tính đến tác động của biến đổi khí hậu trong dài hạn; các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến các nguồn năng lượng mới, năng lượng
tái tạo.
- Lồng ghép nghiên cứu các giải
pháp ứng dụng công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí
hậu phù hợp với điều kiện Việt Nam trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp
quốc gia theo yêu cầu của ngành, lĩnh vực và địa phương. Ưu tiên nghiên cứu và
triển khai thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đồng lợi ích
với giảm phát thải khí nhà kính, phát triển kinh tế - xã hội.
đ) Huy động nguồn lực tài chính
cho ứng phó với biến đổi khí hậu
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các
cơ chế, chính sách tạo thuận lợi để thu hút các dòng vốn đầu tư cho ứng phó với
biến đổi khí hậu, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, người dân thực hiện
các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, xây
dựng cộng đồng phát thải thấp, quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường gắn với phát triển sinh kế bền vững.
- Xây dựng quy trình phân bổ
ngân sách nhà nước và lập kế hoạch đầu tư công, kế hoạch và dự toán ngân sách
nhà nước bảo đảm phân bổ và sử dụng hiệu quả các hoạt động ứng phó với biến đổi
khí hậu; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc sử dụng các
nguồn hỗ trợ, viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi để thực hiện các công trình,
dự án thích ứng với biến đổi khí hậu có đồng lợi ích với phát triển kinh tế -
xã hội và giảm phát thải khí nhà kính.
- Xây dựng, áp dụng chính sách
khuyến khích, ưu đãi đầu tư, cơ chế và các công cụ kinh tế nhằm khơi thông nguồn
lực xã hội, huy động hiệu quả nguồn lực tài chính của khối doanh nghiệp cho ứng
phó biến đổi khí hậu; xác định các chương trình, dự án mang lại hiệu quả kinh tế
cao và đóng góp thực hiện mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu để doanh nghiệp
thực hiện thông qua các hình thức hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa
các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, ưu tiên các dự án áp dụng công nghệ,
giải pháp chuyển đổi sử dụng từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo,
nâng cao hiệu suất năng lượng.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các
cơ chế, chính sách tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục, thu hút các dòng vốn đầu
tư, các dòng tài chính xanh của các định chế tài chính, tổ chức tín dụng quốc tế
vào Việt Nam; thu hút các tập đoàn quốc tế, tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam hợp
tác thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án chuyển đổi sản xuất và tiêu thụ
năng lượng.
- Xây dựng các quy định, hướng
dẫn thực hiện giám sát các nguồn tài chính, hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
phù hợp với pháp luật Việt Nam, yêu cầu của Công ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu, Thoả thuận Paris và các cơ chế tài chính quốc tế cho ứng phó
với biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia.
e) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- Thúc đẩy hoạt động ngoại giao
khí hậu, tích cực và chủ động tham gia các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu về
ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các cơ chế tài chính khí hậu; nâng
cao hiệu quả công tác đối ngoại song phương và đa phương, bao gồm tăng cường hợp
tác về ứng phó với biến đổi khí hậu tại các cơ chế toàn cầu, khu vực và tiểu
vùng; kết nối với các chính phủ, tổ chức, thể chế tài chính, địa phương, doanh
nghiệp nước ngoài, chiến dịch quốc tế nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh
nghiệm, kiến thức, kỹ năng quản lý và huy động tối đa hỗ trợ của các đối tác
phát triển, tổ chức, cá nhân nước ngoài cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát
triển ít phát thải và bền vững trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tham gia tích cực, đóng góp thực
chất, chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến mới tại các cơ chế khu vực và quốc tế
mà Việt Nam là thành viên; tham gia quá trình khởi xướng, thúc đẩy các cơ chế hợp
tác mới. Đàm phán xây dựng các quan hệ đối tác, cơ chế hợp tác để thu hút nguồn
lực, hỗ trợ quốc tế cho việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về ứng phó
với biến đổi khí hậu.
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế
trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ giảm phát thải khí nhà
kính có tiềm năng như thu và lưu trữ các-bon, phát triển năng lượng hydro xanh,
pin năng lượng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng mới có tiềm năng
khác; thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
dự báo, cảnh báo và có giải pháp ứng phó phù hợp với tác động xuyên biên giới của
các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu trên thế giới. Định kỳ cập nhật và triển
khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, Kế hoạch quốc gia thích ứng
với biến đổi khí hậu, các báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Chiến lược trên phạm vi cả nước; định kỳ
sơ kết 5 năm, 10 năm và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh Chiến
lược phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành và địa phương xác định các chương trình, dự án, nhiệm vụ trọng tâm, trọng
điểm để thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và mục tiêu đạt phát thải
ròng bằng “0” theo từng giai đoạn cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định. Hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu
vào các chiến lược, quy hoạch phát triển.
- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chiến
lược định kỳ hằng năm, 5 năm, 10 năm và tổng kết thực hiện Chiến lược.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành và địa phương rà soát, cập nhật các chiến lược, quy hoạch quốc gia giai
đoạn 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bảo đảm tính đồng bộ,
phù hợp với các mục tiêu đề ra.
- Chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ
sung các cơ chế, chính sách về đầu tư; quy định quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ
phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để tháo gỡ
các vướng mắc về thủ tục, tạo thuận lợi để đưa các dòng vốn đầu tư phát triển,
các dòng tài chính xanh của các định chế tài chính, tổ chức tín dụng quốc tế
vào Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung
ương cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; vận động và điều phối các
nguồn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện Chiến lược.
3. Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh, trình các cấp có thẩm quyền phê
duyệt các chính sách về tài chính, đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho
triển khai thực hiện Chiến lược.
- Căn cứ theo quy định pháp luật
cân đối, bố trí ngân sách nhà nước, kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Chiến
lược.
4. Các Bộ: Công Thương, Giao
thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các
luật chuyên ngành, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành phù hợp với các mục
tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính; xây dựng và
thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính các lĩnh vực theo lộ trình đạt mức
phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
- Tăng cường năng lực triển
khai Thỏa thuận Paris và các tuyên bố, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Hoàn thiện các quy định, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật về kiểm kê khí nhà kính,
hệ thống “đo đạc, báo cáo, thẩm định” hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
cấp ngành và cấp cơ sở.
- Tổ chức thực hiện kiểm kê khí
nhà kính cấp lĩnh vực và xây dựng báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc
gia theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn quốc gia về giảm phát thải, kiểm kê khí nhà kính; các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật liên quan đến các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu đạt mức phát thải ròng
bằng “0” vào năm 2050.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ
- Tổ chức xây dựng và ban hành
kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo định kỳ 10 năm theo lĩnh vực
quản lý; tích hợp mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp vào chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, thuộc phạm vi quản lý phù hợp với tình hình
thực tiễn.
- Tổ chức triển khai, giám sát
và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược theo thẩm quyền,
bảo đảm thống nhất, đồng bộ; ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động triển
khai thực hiện Chiến lược.
- Chủ động xây dựng và triển
khai thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, đào tạo, tập huấn
về ứng phó với biến đổi khí hậu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
- Tổ chức xây dựng và ban hành
kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo định kỳ 10 năm cấp tỉnh;
tích hợp lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp vào nội dung quy hoạch tỉnh
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn của địa
phương.
- Phát huy tiềm năng, lợi thế của
từng địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng với
biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí kính và tham gia các chương trình, dự án
theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon.
- Tổ chức đánh giá tác động,
tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; tăng
cường kiểm tra, giám sát các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các
cơ sở phát thải khí nhà kính đóng trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai và giám
sát, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược theo thẩm
quyền; ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động triển khai thực hiện Chiến lược.
- Xây dựng và triển khai thực
hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, đào tạo, nâng cao chất lượng
và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác ứng phó với biến
đổi khí hậu ở địa phương.
7. Các viện nghiên cứu, trường
đại học căn cứ nhiệm vụ, giải pháp đề ra, xây dựng, đề xuất với các bộ, ngành,
địa phương và thực hiện các nội dung nghiên cứu, ứng dụng, giảng dạy thuộc
ngành, lĩnh vực hoạt động góp phần thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu và
giảm phát thải khí nhà kính.
8. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp
theo chức năng, nhiệm vụ chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi
khí hậu; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện,
giám sát và đánh giá quá trình thực hiện Chiến lược.
9. Khuyến khích sự tham gia của
các bên liên quan, bao gồm cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức
phi chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương và chủ động thực hiện, đề xuất các sáng kiến thúc đẩy thích ứng
với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, tham gia vào quá trình giám
sát và đánh giá thực hiện Chiến lược.
VI. NGUỒN LỰC
THỰC HIỆN
Nguồn vốn để thực hiện Chiến lược
bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của tổ chức, cá nhân, tài trợ quốc
tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp nhà nước hiện hành. Các bộ, ngành và địa
phương căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chiến lược để xây dựng các dự án đầu
tư hoặc dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ cụ thể và thực hiện theo quy định hiện
hành.
- Đẩy mạnh việc huy động các
nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước
tham gia thực hiện Chiến lược theo quy định pháp luật; lồng ghép các nhiệm vụ
giao cho các bộ, ngành, địa phương trong các chương trình mục tiêu quốc gia
khác có liên quan.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành và thay thế Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Điều 3.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Văn Thành
|
Quyết định 896/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME MINISTER
OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
|
No. 896/QD-TTg
|
Hanoi, July 26,
2022
|
DECISION APPROVING THE
NATIONAL STRATEGY FOR CLIMATE CHANGE UNTIL 2050 PRIME MINISTER Pursuant to Law on Governmental Organization
dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and
Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019; Pursuant to Resolution No. 06/NQ-CP dated
January 21, 2021 of the Government promulgating the Action program for
continuing implementation of Resolution No. 24-NQ/TW of the 9th
Central Executive Committee on active response to climate change, extensive
resource management, and environmental protection according to Conclusion No.
56-KL/TW dated August 23, 2019 of the Politburo; Pursuant to Resolution No. 50/NQ-CP dated May
20, 2021 of the Government on Government’s Action program for implementation of
the 13th National Congress of the Communist Party; At request of Minister of Natural Resources and
Environment. HEREBY DECIDES: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. I. BACKGROUND Climate change has become an inevitable trend, the
greatest challenge of mankind, was and is affecting all aspects: global economy,
politic, foreign affair, and security. Each nation must actively adapt in order
to minimize impacts while being responsible for reducing greenhouse gases
according to Nationally Determined Contributions (NDC) towards the
implementation of the Paris Climate Accords from 2021 in order to limit global
temperature rising rate at approximately 1,5 oC by the end of this
century. Achieving net zero emission by 2050 is an essential
goal of the world which is implemented primarily via extensive energy
transition and low emission development. This is also the new commerce and
investment “rule” established following the COP26. Thus, greenhouse gas
reduction and energy transition from fossil fuel to clean energy and renewable
energy are an opportunity to promote economy restructuring, improve
competitiveness of the economy, and have chances of commercial cooperation and
development investment. In recent times, climate change adaptation has
yielded important initial results. However, given the climate change tendency
and new global scene, climate change adaptation in Vietnam must shift onto a
new stage, be placed at the centered, aim towards implementation of global
objectives, and implemented in an effective, practical, and transparent manner
while promoting development of green, circular, and environmentally friendly
economy in order to become a developed country with high income by 2045. II. PRINCIPLES 1. Climate change adaptation and implementation of
net zero emission are an opportunity for sustainable development and the
highest priority among development policies and the highest moral standards of
governments of all levels, enterprises, and the general public. 2. Climate change adaptation is implemented in a
justified and equal manner with global and national approach; implemented based
on consistent institution, effective policies and regulations, science,
technology, innovation, utilization of internal capacity, and international
cooperation; implemented in a manner that contributes toward development of
autonomous and independent economy. 3. Responding to climate change is a responsibility
of the entire political system, the general public, and society. The Government
acts as the leader while the general public and enterprises act as the center
and actors accompanied by effective engagement of socio-political
organizations. 4. Implement urgent solutions for reducing
vulnerability and increasing resistance against climate change impact; at its
highest priority, ensure safety and livelihood for inhabitants in regions that
are potentially heavily affected; focus on developing infrastructure responding
to climate change and energy transition based on regional potentials and
advantages. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. III. OBJECTIVES 1. General objectives Adapt effectively, reduce vulnerability, losses,
and damage caused by climate change; reduce greenhouse gas emission following
net zero emission target by 2050, positively contribute and be responsible to
international community in protecting global climate; utilize opportunities
brought by climate change adaptation to shift growth model, increase resistance
and competitiveness of the economy. 2. Specific objectives a) Adapt to climate change Reduce vulnerability and risk posed by climate
change by improving resistance and adaptation capacity of natural, economic,
and social systems, re duce damage caused by natural disasters and extreme
weather caused by climate change. - By 2030: Be able to control deterioration of water resources
and land resources, ensure adequate water supply for daily activities,
industrial activities, services, and important economic sectors. Cultivars and domestic animals are shifted so as to
adapt to climate change; develop sustainable value chain of agricultural,
forestry, and fishery products; ensure food security and balance national
nutrition. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Essential infrastructures for adapting to climate
change are built pre-disaster safety criteria, especially structures that
prevent natural disasters, tidal waves, saltwater intrusion, storing fresh
water serving daily activities and production, preventing flooding in major urban
areas. At least 95% of the population is provided with
clean, sanitized water; at least 80% of the population has access to standard
clean water; meet disease and epidemic prevention requirements. Science and technology capacity for producing
meteorology, hydrology forecast and early disaster warning matches with that of
developed countries in Asia; capacity of supervising climate change, managing
disaster risks matches with that of leading countries in the region; satisfy
requirements for provision of basic climate services. 80% of the households in areas prone to natural
disasters have safe houses; successfully relocate at least 70% of households
locating in areas prone to flash floods or landslide to safer areas; in areas
where relocation has not been successfully implemented, install surveillance
and warning systems in order to promptly relocate and minimize risks in case of
natural disasters; 100% of spillways are supervised and contain warnings about
depth of flood. - By 2050: Effectively manage water and land resources,
improve environment quality to serve socio-economic development; ensure
stability of national water resource. Continue to develop modern agriculture
that effectively adapts to climate change and produces high added value. Maintain forest coverage at 43% and ensure area of
national forest; improve forest quality and sustainable forest management; area
of sea and coastal reserves reaches 6% of natural area of national sea waters;
important natural ecosystems, endangered species, rare and precious genetic
resources are restored and preserved effectively; biodiversity and ecosystem
services are fully assessed, used sustainably, providing essential benefits to
the general public, and contributing towards ensuring ecosystem security. Economic and social infrastructure system is
developed in a synchronous and modern manner to effectively adapt to rising sea
level and impact of climate change. 100% of the population is provided with
clean, sanitized water; at least 90% of the population has access to standard
clean water; the general public has access to healthcare services. Level and capacity of producing disaster warning,
forecast, supervising climate change, managing disaster risks match with those
of developed countries; climate services meet socio-economic development
requirements. Resistance of disaster prevention structures are improved so as
to ensure safety in case of natural disasters according to design while taking
into account impact of climate change. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) Reduce greenhouse gas emission Achieve net zero emission by 2050, positively and
responsibly contribute towards protection of global climate; improve economic
growth quality and competitiveness. - By 2030, total greenhouse gas emission nationwide
reduces by 43,5% compared to the business as usual (BAU) scenario. In which:
Energy sector reduces 32,6%, emission does not exceed 457 million tonne of CO2
equivalent (CO2td); agriculture sector reduces 43,0%, emission does
not exceed 64 million tonne of CO2td; land use and forestry sector
reduce 70% of emission and increase 20% of carbon absorption, total emission
and absorption reach at least -95 million tonne of CO2td; waste sector
reduces 60,7%, emission does not exceed 18 million tonne of CO2td;
industrial process sector reduces 38,3%, emission does not exceed 86 million
tonne of CO2td. Facilities having annual greenhouse gas emission of
at least 2.000 tonne of CO2td must reduce greenhouse gas emission. - By 2050, total greenhouse emission nationwide
achieves net zero emission; emission peaks in 2035 and reduces rapidly. In
which: Energy sector reduces 91,6%, emission does not exceed 101 million tonne
CO2td; agriculture sector reduces 63,1%, emission does not exceed 56 million
tonne of CO2td; land use and forestry sector reduce 90% of emission and
increase 30% of carbon absorption, total emission and absorption reach at least
-185 million tonne of CO2td; waste sector reduces 90,7%, emission does not
exceed 8 million tonne of CO2td; industrial process sector reduces 84,8%,
emission does not exceed 20 million tonne of CO2td. Facilities having annual
greenhouse gas emission of at least 200 tonne of CO2td must reduce greenhouse gas
emission. IV. TASKS AND SOLUTIONS 1. Actively adapt to climate change a) Improve resistance and adaptability of natural,
economic, and social system in order to ensure sustainable livelihood - Prevent deterioration, degradation of resources
and restore the resources Focus on protecting and restoring water resources.
Produce and implement national water resource and river basin planning;
identify areas requiring strict protection and management of groundwater
extraction activities; prevent deterioration, degradation, depletion, pollution
of water sources; improve and remediate deteriorated, degraded, depleted, and
polluted water sources; enhance solutions for managing, extracting, using water
sources effectively and efficiently; prioritize areas prone to drought, water
shortage, saltwater intrusion. Ensure water resource security; cooperate and
share benefits in an equal and reasonable manner in extraction, use,
protection, and development of multinational water sources. Until 2030, focus
on effectively controlling degradation and depletion of water resources;
improve water resource management effectiveness in a unified manner in order to
meet water demand of sectors, improve environmental quality, reduce impact and
prevent natural disasters related to water, and serve general public and
socio-economic development. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Agriculture and food security Develop smart, modern agriculture adapting to
climate change and producing high added value; ensure stable food security and
national nutrition balance. Promote agricultural restructuring, adopt smart
agricultural solutions adapting to climate change; utilize advantages of
tropical agriculture; develop organic agriculture, eco-farming, environmentally
friendly agriculture; shift plant and domestic animal compositions, practice
sustainable fishery; improve agriculture resistance and adaptability to climate
change in each region. Until 2030, focus on shifting cultivar and domestic
animal compositions to smartly adapt to climate change, develop agricultural,
forestry, and fishery value chain sustainably; ensure food security and national
nutrition balance; produce planning for agricultural commodity production and
development areas in large scale following a modern manner that applies hi-tech
and scientific advances; cultivar composition shifting and sustainable
agriculture development must depend on natural advantages of each region and
market demand; promote rearing, extracting, protecting, and developing aquatic
resources with high added value; repurpose a part of paddy land to plant
perennial plants or grow rice in combination with aquaculture. - Forest and ecosystems Strictly manage and protect available natural
forest; enhance protection capacity of watershed forest, coastal forest;
develop large timber forests and restore forest scenery; sustainably manage
forest resources, protect biodiversity, and improve ecosystem services; enhance
community participation in protecting, managing, and developing forests so as
to improve livelihood, increase income and job opportunities in forestry.
Manage ecosystems and biodiversity; improve recovery capacity of natural
ecosystems, protect and preserve biodiversity from climate change impact and
rising sea level. Until 2030, protect and limit forest conversion,
especially natural forests; promote recovery and improvement of quality and
protection capacity of coastal forests watershed safeguard forests; reinforce
and improve supervision, assessment, and response systems for forest fire;
increase tree coverage in urban areas. Establish and expand operation of sea
reserves and natural reserves; develop models adapting to climate change by
relying on nature, ecosystem, and community; review, assess, and develop
national biodiversity. - Develop infrastructure adapting to climate change
Assess impact, vulnerability, risk, loss, and
damage caused by climate change in the planning and investment in
infrastructure development of coastal and island industrial parks, urban areas,
residential areas, relocation areas on the basis of classifying areas with
disaster risks and climate change scenarios. Focus on synchronously developing
economic and social infrastructures, prioritize multipurpose structures
adapting to climate change, and interregional structures; increase resistance
and adaptability to climate change of sectors. Build, upgrade, and renovate coastal
and island urban infrastructures, concentrated residential areas, industrial
parks, and relocation areas; develop urban areas, coastal urban areas, sea
tourism centers, ecotourism centers, cultural and historical heritages; prevent
flooding in urban areas under climate change and rising sea level. Until 2030, prioritize development of green
structures and green trees in urban areas, improvement of systems allowing
water drainage, preventing flooding caused by heavy rain, inundation, rising
tide caused by storms for major urban areas and coastal areas; improve and
renovate traffic structures in areas highly prone to natural disasters and
vulnerable to climate change; develop and build expressway network and traffic
system connecting regions. Finish crucial infrastructures adapting to climate
change, especially structures that help preventing natural disasters, tidal
wave, saltwater intrusion, storing fresh water for daily activities and
production operation, and preventing inundation in major urban areas. Build new
multipurpose reservoirs in areas prone to drought, water shortage depending on
natural conditions of each area in order to ensure effective socio-economic
development. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Extend solutions for supplying clean water for
rural areas, mountainous regions, and coastal areas, especially those prone to
storms, flood, inundation, drought, and saltwater intrusion. Develop medical
and healthcare network satisfactory to epidemic control and emergent disease
control. Ensure environmental sanitation conditions; invest in technology and
equipment development for preventing and treating diseases driven by climate
change. Build and duplicate community-based healthcare and health models in
order to increase community resistance and adaptability to climate change. Until 2030, focus on strengthening water supply
infrastructure system and clean water supply capacity; develop healthcare,
medical, and disease control networks prioritizing vulnerable subjects and
ethnic minority regions; enhance monitoring and early warning systems for
impacts of climate change on human health. - Ensure social security and gender equality Develop sustainable livelihood models, prioritize
training, profession transition, technology assistance, and funding source approach
for inhabitants of areas prone to climate change and its impacts. Raise
awareness, knowledge, and capacity to manage natural disaster risks and adapt
to climate change for female officials, members, adults, and inhabitants,
especially those in areas highly prone to natural disasters. Until 2030, increase the role, capacity, and
participation of women and teenagers in adapting to climate change and managing
natural disasters; promote movements and activities of raising awareness and
knowledge of teenagers regarding climate change and solutions for preventing
natural disasters and adapting to climate change. b) Reduce damage caused by natural disasters and
extreme weather caused by climate change - Forecasting and early warning Increase investment, upgrade, and modernization of
climate change supervision, meteorology, hydrology, earthquake, tsunami
monitoring systems and specialized natural disaster monitoring systems,
especially those for storms, rain, flood, flash floods, inundation, landslides,
bank and coastal erosion. Upgrade and modernize technologies for supervising,
analyzing, forecasting, and warning weather, natural disasters; apply advanced
and modern forecasting technologies; prioritize development of quantitative
precipitation forecast, flash flood, landslides warning, impact-based warning
technologies; improve capacity to provide climate services and information
serving natural disaster prevention. Invest in expansion of terrestrial radio
station, mobile communication devices and fishing vessel management systems via
satellites with adequate, accurate, and timely communication with all
provinces, nationwide inhabitants and vessels at sea; effectively operate the
multi-hazard warning system and integrate with national communication and media
infrastructure systems. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Natural disaster control structures Promptly and effectively adopt solutions for
controlling natural disasters, minimize risks caused by climate change,
prioritize areas highly prone to storms, flood, flash flood, inundation,
landslide, drought; prevent, control, and minimize impact of tidal wave, saltwater
intrusion, bank erosion, coastal erosion, and rising sea level. Build and
upgrade natural disaster control structures in areas prone to storms, flood,
inundation, flash flood, and landslides. Reinforce, upgrade, and complete river embankments,
sea embankments, irrigation structures, and hydroelectricity structures in
order to actively prevent, control storm damage, and ensure safety from
additional impacts caused by climate change; prioritize ensuring safety for
reservoir, dams, river embankments, and sea embankments. Build and upgrade
storm moorings as per planning, integrate with fishing logistics and
communication services, including in islands. Develop and strengthen structures
preventing bank erosion and coastal erosion in areas where erosion transpires
complicated and seriously threatens embankment structures, residential areas,
and important infrastructure; combine structure and non-structure solutions,
maintain social, economic, environmental effectiveness, and maximize
development resources. Strengthen the capacity to prevent flash flood,
landslide, storms, major flood and extreme storms; minimize damage of drought,
tidal wave, and saltwater intrusion. - Ensure safety for human lives and assets from
climate change Produce planning, invest, relocate and rearrange
residential areas in areas prone to extreme weather, especially areas with high
risks of storms, flood, and inundation as a result of storms, bank erosion,
coastal erosion or high risks of flash flood, landslide, land depression, geological
hazards; areas where relocation has not been implemented must be monitored,
supervised, and installed with warning systems to promptly evacuate and reduce
risks. Strengthen safety measures to ensure safety for the
general public, especially those vulnerable in areas regularly prone to extreme
weather, natural disasters; build houses resistant to natural disasters in the
process of developing new rural areas; build community houses which also act as
evacuation centers for the general public. Enhance capacity of search,
evacuation, rescue, and security forces. Provide insurance for production,
trade, and assets of enterprises and society; before 2030, provide catastrophe
insurance for production and trade in high risk sector such as cultivation, fishery
and aquaculture. 2. Reduce greenhouse gas emission a) General tasks regarding greenhouse gas emission
reduction - By 2030: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Develop total greenhouse gas emission quota and
distribute greenhouse gas emission quota to greenhouse gas emitting facilities
which are mandated to inventory greenhouse gas from 2026. Develop and build
online database on greenhouse gas inventory and measure, report, appraise
activities that mildly reduce greenhouse gas emission. Develop national
greenhouse gas emission factors for emission sources that account for 0,1% of
total nationwide greenhouse gas emission; periodically update the list of
emission factors serving greenhouse gas inventory. State authorities, socio-economic organizations,
and enterprises adopt solutions for reducing greenhouse gas in their daily
activities, new investment, and public procurement, including solutions for
using energy efficiently and effectively, building green structures, cooling
sustainably, using battery-powered electric vehicles and less-energy consuming
equipment. Encourage new investment projects and existing investment projects
to make the transition, apply technologies, manufacturing procedures, and
provide services that emit less greenhouse gas and participate in mechanisms,
cooperation in reducing greenhouse gas in accordance with regulations and law
and their operational conditions. - By 2050: Build and implement action plans for reducing
methane emission by 40% compared to 2030 by 2050. Develop and implement plans
for managing and eliminating substances greenhouse gas gases and substances
deteriorating the ozone layer by 2050. Continue to develop and implement plans
for reducing greenhouse gas emission in sectors according to roadmap for net
zero emission by 2050. Implement greenhouse gas inventory and reduction
for facilities that emit at least 2.000 tonne of CO2td annually from
2030; 500 tonne of CO2td from 2040; 200 tonne of CO2td
from 2050. All facilities in the public sector must implement greenhouse gas
inventory and reduction. Turn greenhouse gas emission reduction in daily
activities to a business moral issue and social responsibility of organizations
and enterprises. b) Greenhouse gas emission reduction by sectors - Energy sector + In terms of energy supply: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Continue to develop small hydro plants selectively
that meet environmental protection standards; expand medium and large
hydroelectricity in order to maximize hydroelectricity effectiveness. Increase
capacity of centralized solar power plants, rooftop solar power installation,
land-based wind power plants, offshore wind power plants, biomass power plants,
develop hydro fuel, ammonia fuel technology, tidal energy and wave energy. By 2030,
renewable energy including hydroelectricity, wind power, solar power, and
biomass accounts for at least 33% of electricity produced. By 2050, renewable
energy accounts for at least 55% of total electricity produced. Make the gradual transition from coal-fired
electricity to cleaner energy sources; reduce percentage of fossil fuel sources
and refrain from developing new coal-fired thermal electricity projects after
2030, gradually reduce coal-fired thermal electricity scale after 2035;
gradually apply technology for making the transition to clean and emission-free
energy in factors that are using fossil fuel and aim towards minimizing fossil
fuel for energy generation by 2050; consider developing nuclear energy with
modern energy and ensure safety in appropriate time. Develop energy storing technology including energy
battery, pumped-storage hydroelectricity, etc. and smart electrical grid,
ensure stability and integrate renewable energy in the electrical system.
Upgrade energy transmission and distribution system to increase effectiveness,
reduce losses and assist effective integration of renewable energy. Research
and apply carbon capture and storage technology for power plants utilizing
fossil fuel and industrial manufacturing facilities. + Regarding energy usage: Enhance implementation of solutions for using
energy efficiently, effectively, and promote the transition to clean energy
usage in industry, agriculture, transport, services, commerce, and civil
sector. Increase the percentage of energy efficient and high capacity equipment
in industry, civil sector, and commerce; improve capacity of boilers, electric
engines, heat supply, centralized cooling, and electrical equipment; gradually
replace coal with hydro in metallurgy, services, and commercial sector.
Electrify agriculture and use energy efficient equipment in post-harvest
agricultural production chain. Build sun proof structures and houses, utilize
green cooling solutions, rely on nature to reduce urban heat island effect, use
materials that emit less greenhouse gas and recycled materials. Develop and
apply regulations, standards regarding effective building energy usage. Promote
energy effective solutions and creative business models for cooling and
air-conditioning equipment and smart lighting system. Improve energy capacity
of cold chain equipment and systems, promote the use of renewable energy in
supply and cold storage system. Use energy effectively in transport by applying
standards regarding fuel consumption and emission norms. Develop and implement
roadmap for making the transition to clean energy in traffic vehicles;
gradually increase the percentage of electric and hydro-powered vehicles.
Develop industries using clean energy, produce and regulate vehicles running on
electricity and hydrogen; manufacture next-generation batteries and energy
efficient semiconductors; develop green traffic infrastructure. Restructure transport market, including the
transition from road transport to inland waterway and coastal transport; make
the transition from road to railway, increase railway goods transport
percentage; increase transport efficiency via building and expanding road
network and North-South railway network. Make the transition from personal
vehicles to public vehicles; implement the metro system in major urban areas. - Agriculture sector ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Develop sustainable organic agriculture, shift
plant species composition, manage integrated crop. increase cultivation area
receiving efficient and smart irrigation and long-day plants; convert
cultivation model to low-emission model; improve husbandry feeds composition. Reuse cultivation by-products and treat husbandry
wastes to produce organic fertilizer, and generate biogas; utilize composting
and reduce chemical fertilizer; replace urea fertilizer with low emission
fertilizer. Adopt advanced solutions in agriculture production
in order to reduce methane emission from cultivation and husbandry. Reduce
post-harvest food lost and related emission by improving agricultural logistics
and developing sustainable cold chains. - Forestry and land use Protect existing natural forest in mountainous
regions and coastal areas in order to closely monitor forest conversion, forest
loss, and degradation to reduce greenhouse gas emission. Plant new protective
forest and special-use forest with native species to increase carbon
absorption. Improve quality and storage of poor carbon stocks in natural forest
by planting more. Improve capacity and quality of cultivated forests
in order to increase carbon absorption and reduce emission by applying
technological advances, converting short rotation cultivated forests to long
rotation cultivated forest; reduce extraction of cultivated forests. Manage forest sustainable and forest certification
in order to reduce emission via controlling forest loss, degradation, fire, and
biomass fire; increase greenhouse gas absorption by increasing forest quality,
preserving biodiversity, and improving ecosystem services. Develop and duplicate
agroforestry models by planting additional timber trees to increase carbon
absorption and prevent land degradation prioritizing slopes. - Waste sector Implement solutions for managing and reducing waste
from production to consumption, expand responsibilities of manufacturers;
increase reuse and recycling of waste. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Adopt advanced solutions in treating wastes and
wastewater in order to reduce methane emission. - Industrial processes and use of industrial products
Renovate, develop, and apply technologies in
manufacturing construction materials; develop and use energy efficient
construction materials and green materials in housing and commerce. Replace
fossil coal with natural gas in production of tiles; use alternative materials
in glass manufacturing. Implement solutions for crushing slags, ashes,
Puzzolana, alternative limes, and reduce clinker percentage in cement
production. Apply endothermic dissolution technology and new
technologies in order to reduce N2O emission in chemistry. Apply
carbon capture technology in cement, chemical - fertilizer manufacturing and
metallurgy. Apply molten oxide electrolysis technology in steel smelting; use
hydrogen instead of coke in “green” steel smelting from 2035. Develop standards and regulations on green
buildings, green urban areas, ensure that by 2050, standards and regulations on
green buildings and green urban areas are mandatory for all new buildings. Gradually reduce the use of HCFC and HFC
refrigerants in cold chains, refrigeration system, and building
air-conditioning system; improve cooling effectiveness, reduce cooling demand
and use of refrigerants via building design and passive cooling; promote the
recovery, reuse, disposal, and recycling of refrigerants and move towards using
refrigerants with low global warming potentials (GWP). 3. Develop institutions and utilize potentials,
resources for responding to climate change effectively. a) Develop, finalize institutions and policies - Develop and finalize institutions, policies, and
regulations and law on climate change, national standards and regulations to
meet net zero emission by 2050. Review and amend field-specific laws,
strategies, planning, and plans for development of 2021 - 2030 suitable with the
Strategy for adapting to climate change and reducing greenhouse gas emission.
Restrict energy-consuming sectors that yield low GDP, refrain from exporting
energy-consuming products; encourage hi-tech, energy-efficient industries;
restrict wood extraction and export. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Develop regulations, procedures, technical
guidelines regarding reduction of greenhouse gas and greenhouse gas inventory,
“measurement, reporting, appraisal” system for reduction operation of
greenhouse gas on a nationwide, disciplinary, and grassroots level.
Institutionalize low-carbon development models and circular economy models;
effectively apply carbon value assessment tool, including carbon tax,
greenhouse gas emission trading and carbon credit, connect with regional and
global market. - Develop and finalize interregional and
interdisciplinary cooperation models in adapting to climate change: regulations
on taking on responsibilities in adapting to climate change for state
authorities, socio-economic organizations and enterprises. Finalize regulations
on managing climate change adaptation operation; establish and operate the
system for supervising and assessing climate change adaptation operation on
nationwide, sectorial, and provincial levels. Promote the development of
climate risk insurance market. Develop criteria for assessing climate risks;
identify projects and tasks for adapting to climate change; assess
effectiveness of activities adapting to climate change. Integrate climate
change adaptation and greenhouse gas emission reduction in urban development
planning in order to reduce energy and resource demand, increase adaptability
of cities to climate change. - Develop and promulgate policies incentivizing
investment in emission reduction; trade policies and policies promoting
sustainable development; policies on sustainable production and consumption
without causing forest loss and degradation; policies on sustainable forestry,
food security, and preventing harm to the environment. b) Communicate, raise awareness and attract
community participation - Diversify information channels, utilize
advantages of digital technology, increase communication quality on mass media
in order to accurately and promptly provide information on meteorology and
hydrology forecasting, natural disaster forecast and warning to state
authorities, organizations, and households. - Develop and implement national communication
programs, organize training courses for authorities, social organizations, and
community in order to raise awareness and update on natural disasters, climate
change adaptation, and greenhouse gas emission reduction aiming towards net
zero emission, information on future technology and relevant skills; guide,
disseminate knowledge, and organize skills regarding natural disaster
prevention, especially skills for responding to serious natural disasters. - Preserve and utilize traditional culture, local
knowledge, prioritize the role of craftsman in responding to climate change,
disseminate and duplicate activities, models applying environmentally friendly
technologies, technologies using clean energy and renewable energy, adapting to
climate change and emitting less greenhouse gas, community models for adapting
to climate change and community models for reducing greenhouse gas. - Revise, improve, update, and integrate knowledge
regarding climate change adaptation, minimize disaster risks and green house
gas in national education program; promote climate-friendly lifestyle in order
to protect earth’s climate. - Communicate, raise awareness, and attract
community participation in sustainable forest and agriculture development,
restoration of mangrove forest ecosystem, community-based and nature-based
livelihood models and models adapting to climate change while strengthening
greenhouse gas absorption models and biodiversity preservation. Publicize
information, encourage carbon labeling, use products and services that utilize
clean energy, emit less carbon, are friendly to the environment; label products
that do not use substances that potentially cause global warming. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Develop and implement programs for training,
refresher training, and retraining regarding climate change adaptation and
minimizing disaster risks, using renewable energy and new energy; education and
training programs integrating climate change adaptation in all education
levels. - Increase enterprises’ capacity to access and
participate in participating programs and projects following carbon credit
trading and offset and developing carbon market. - Research, review, inventory data, and
periodically forecast human resource demand and supply capacity serving climate
change adaptation; popularize and provide information on job market relating to
climate change. - Develop high quality experts regarding greenhouse
gas inventory, greenhouse gas reduction appraisal, carbon market development,
ozone layer protection, and climate change adaptation satisfactory to
management demands and roadmaps, regulations of Vietnam and international
treaties regarding climate change adaptation to which Vietnam is a signatory. d) Develop science and technology - Review, develop regulations and policies relating
to promotion of technology transfer and innovation to serve climate change
adaptation; assess the demand for technologies for reducing greenhouse gas
emission; develop the list of clean, low carbon emission technology in
manufacturing sectors to promote technology application, transfer, and mobilize
investment. - Organize scientific research, application, and
technology transfer to help ministries, departments, and local governments
implement tasks and solutions adapting to climate change in order to achieve
net zero emission by 2050. Research development of source technology in climate
change adaptation; propose policies for resolving barriers in order to allow
enterprises to research climate change adaptation; promote research and
development in national enterprises and corporations regarding low emission
development; establish major corporations that are capable of scientific
research and mastering of source technology. - Enhance scientific research, technology
development and transfer, prioritize hi-tech, new and modern technology in
making the transition to cleaner, more efficient, and more effective energy
production; use new, less-emission, climate-friendly fuel and materials; treat
waste; capture and bury carbon; manage ,and effectively extract resources;
develop and apply renewable energy, new energy, and energy storage; receive,
apply, and develop nuclear reactor technology; develop plant and domestic
animal species adapting to climate change. - Effectively apply cloud computing, big data, IOT,
AI, blockchain, etc. in developing, implementing solutions for adapting to
climate change, forecasting, estimating climate change impact on natural and
social systems in order to turn challenges into development opportunities, and
assisting ministries, departments, local governments, organizations and
individuals in improving climate change adaptation capacity. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Integrate researches for solutions applying
technology reducing greenhouse gas emission, adapting to climate change
suitable for Vietnamese conditions in national science and technology tasks.
Prioritize research and implementing solutions adapting to climate change
together with reducing greenhouse gas emission and implementing socio-economic
development. dd) Mobilize financial resources for climate change
adaptation - Review and amend policies, regulations to attract
investment for climate change adaptation, encourage participation of
enterprises and the general public in activities adapting to climate change,
reducing greenhouse gas emission, developing low-emission community, managing
and effectively using resources, and protecting the environment together with
sustainable livelihood development. - Develop procedures for distributing state budget
and producing public investment plan, state budget plan and estimates in order
to effectively distribute and use activities adapting to climate change;
prioritize investment resources from state budget or assistance, non-refundable
grant, and concessional loans to implement construction and projects adapting
to climate change that share benefits with socio-economic development and
greenhouse gas emission reduction. - Develop and adopt policies incentivizing
investment, mechanisms, and economic instruments in order to utilize social
resources and financial resources of enterprises for climate change adaptation;
determine programs and projects that yield high economic benefits and
contribute towards climate change adaptation to allow enterprises to implement
via cooperation between the government and enterprises, between domestic
investors and foreign investors, prioritize projects applying technology and
solutions moving from fossil fuel to renewable energy and improving energy
efficiency. - Review and amend policies, regulations in
resolving difficulties regarding procedures, attracting investment flows, green
financial flows of international financial institutions and credit institutions
into Vietnam; attract international corporations and multinational corporations
to Vietnam for cooperation in projects, especially projects for converting
production and energy consumption. - Develop regulations and guidelines on supervising
financial sources and assisting climate change adaptation satisfactory to
Vietnamese regulations, United Nations Framework Convention on Climate Change,
Paris Accords, and international financial mechanisms for climate change
adaptation to which Vietnam is a signatory. e) Promote international cooperation in climate
change adaptation - Promote climate diplomacy, active participation
in regional and global cooperation regarding climate change adaptation,
especially climate financial mechanisms; improve multilateral and bilateral
diplomacy, including cooperation in climate change adaptation in global,
regional, and sub-regional mechanisms; connect with governments, organizations,
financial institutions, local governments, foreign enterprises, and
international campaigns in exchanging information, sharing experience,
knowledge, skills, and mobilizing support of development partners,
organizations, and individuals for climate change adaptation, low-emission and
sustainable development on the basis of equality, cooperation, and mutual
benefits. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Promote international cooperation in researching,
developing, and applying potential technologies to reduce greenhouse emission
such as carbon capture and storage, green hydrogen, energy battery, nuclear
energy, and other new potential energy; implement solutions adapting to climate
change and rising sea level; forecast, warn, and adopt appropriate response
measures for transboundary impact of worldwide climate change adaptation
activities. Periodically update and implement NDC, National plan for adapting
to climate change, national reports on climate change. V. IMPLEMENTATION 1. Ministry of Natural Resources and Environment
shall - Take charge and cooperate with ministries,
ministerial agencies, Governmental agencies, and People’s Committees of
provinces and central-affiliated cities in organizing implementation of the
Climate change strategy on a nationwide level; organize intermediate conclusion
after 5 years and 10 years and request the Prime Minister to amend the Climate
change strategy depending on practical situations. - Take charge and cooperate with ministries and
local governments in determining key programs, projects, and tasks to implement
international commitments regarding climate change and achieve net zero
emission in specific stages and presenting to the Prime Minister for
consideration. Guide integration of climate change adaptation in development
strategies and planning. - Take charge guiding, inspecting, supervising,
assessing, and reporting to the Prime Minister on implementation of the Climate
change strategy annually, after 5 years, after 10 years and concluding the
Climate change strategy implementation. 2. Ministry of Planning and Investment shall - Take charge and cooperate with ministries and
local governments in reviewing and updating national strategies and planning
for the 10-year period and 5-year socio-economic development plan to stay
consistent and conforming to determined goals. - Take charge reviewing and amending mechanisms,
policies on investment; regulations on management and use of ODA and
concessional loans of foreign donors to resolve procedural difficulties, allow
investments and green financial flows of green financial institutions and
credit institutions in Vietnam. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. Ministry of Finance shall - Take charge and cooperate with relevant
ministries, departments, and authorities in reviewing, amending, and requesting
competent authorities to approve policies on finance, investment, enable the
implementation of the Strategy. - Rely on regulations to balance and distribute
state budget, recurrent expenditure to implement the Climate change strategy. 4. Ministry of Industry and Trade, Ministry of
Transport, Ministry of Agriculture and Rural Development, and Ministry of
Construction shall - Review and amend laws, strategies, planning, and
plans to match climate change adaptation objectives and greenhouse gas emission
reduction; develop and implement plans for reducing greenhouse gas emission
according to roadmap to achieve net zero emission by 2050. - Increase implementation capacity for the Paris
Accords and Vietnam’s statements, commitments at the COP26. Develop
regulations, procedures, and technical guidelines regarding greenhouse gas
inventory, “measurement, reporting, appraisal” system for greenhouse gas
emission reduction. - Organize greenhouse gas inventory of each sector
and develop reports serving greenhouse gas inventory on a nationwide scale as
per the law. - Develop national standards and regulations on
greenhouse gas emission reduction and inventory; technical standards and
regulations relating to sectors and conforming to net zero emission by 2050
objective. 5. Ministries, ministerial agencies, and
governmental agencies shall ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Organize implementation, supervise, and assess
implementation results of tasks set forth under the Climate change strategy to
ensure consistency; prioritize budget for activities implementing the Climate
change strategy. - Actively develop, communicate, raise awareness,
and provide training regarding climate change adaptation within their tasks and
functions. 6. People’s Committees of provinces and
central-affiliated cities shall - Organize development and promulgate action plans
adapting to climate change every 10 years on a provincial level; integrate
objectives, tasks, and solutions in the provincial planning and socio-economic
development plans depending on the province’s conditions. - Utilize potentials and advantages of each
province to implement tasks, solutions for adapting to climate change, reducing
greenhouse gas, and participate in programs and projects following carbon
credit trading and offset mechanism. - Assess impact, vulnerability, risks, loss, and
damage caused by climate change; strengthen inspection and supervision for
activities reducing greenhouse gas emission of emitting facilities. - Organize implementation, supervise, and assess
implementation results of tasks set forth under the Climate change strategy to
ensure consistency; prioritize budget for activities implementing the Climate
change strategy. - Develop, communicate, raise awareness, provide
training, increase quality, and restructure officials, public officials, and
public employees engaging in climate change in provinces. 7. Research institutes and universities, within
their tasks and solutions, shall develop, recommend ministries, departments,
and local governments, and implement research, application, and lecturing
contents to contribute towards climate change adaptation and greenhouse gas
emission reduction. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 9. Encourage participation of relevant parties,
including enterprises, social organizations, NGOs, national and international
organizations to cooperate with ministries, departments, and local governments
and implement, propose ideas to drive climate change adaptation and greenhouse
gas emission reduction, participate in supervising and assessing the Climate
change strategy. VI. FUNDING SOURCES FOR IMPLEMENTATION Funding sources for implementation of the Climate
change strategy consist of funding sources in state budget, enterprise capital,
international funding, and other legally mobilized funding sources as per the
law. - For funding sources from state budget, comply
with applicable decentralization. Ministries, departments, and local governments,
within their objectives and tasks set forth under the Climate change strategy,
shall develop investment projects or make expenditure estimates for specific
tasks and implement as per applicable laws. - Promote mobilization of financial resources of domestic
and foreign organizations, individuals, and enterprises for implementation of
the Strategy as per the law; integrate tasks assigned to ministries and local
authorities in other relevant national target programs. Article 2. This Decision comes into force
from the date of signing and replaces Decision No. 2139/QD-TTg dated December
5, 2011 of the Prime Minister approving the National strategy for climate
change. Article 3. Ministers, heads of ministerial
agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees
of provinces and central-affiliated cities and heads of relevant agencies are
responsible for implementation of this Decision ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.
Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26/07/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
28.288
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|