Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2625/QĐ-UBND 2022 phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn Quảng Nam đến 2025

Số hiệu: 2625/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Trần Văn Tân
Ngày ban hành: 30/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2625/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 30 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 2718/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 530/TTr-STNMT ngày 23/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.

Điều 2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh Quảng Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, sớm xây dựng đề án, chương trình cụ thể để tổ chức thực hiện, đảm bảo mục tiêu của Kế hoạch; báo cáo kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện Kế hoạch và tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện (nếu có) cho phù hợp với tình hình thực tế, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ TN&MT (b/c);
- Tổng cục Môi trường;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KGVX, KTTH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tân

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2625/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. SỰ CẦN THIẾT

Triển khai thực hiện Đề án quản lý chất thải rắn các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3983/QĐ-UBND ngày 06/12/2012, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn và giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh; lượng CTRSH được thu gom, xử lý tăng từ 435 tấn/ngày (năm 2015) lên 720 tấn/ngày (năm 2021). Tuy nhiên, hầu hết CTRSH phát sinh của tỉnh hiện nay đang được xử lý bằng hình thức chôn lấp, vừa lãng phí tài nguyên, vừa làm tăng nhu cầu bố trí diện tích đất chôn lấp, nhiều vấn đề về môi trường cần giải quyết như: nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải phát sinh từ bãi chôn lấp… Ngoại trừ thành phố Hội An có phân loại rác thải hữu cơ để xử lý tại Nhà máy xử lý rác làm phân hữu cơ nhưng hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý chất thải rắn, phù hợp với chiến lược quốc gia, giảm áp lực đối với việc xử lý CTRSH như: giảm diện tích bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý CTRSH; đồng thời, tận dụng được các loại chất thải rắn khác thông qua các hoạt động tái sử dụng, tái chế.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022; trong đó, quy định CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại tại nguồn (khoản 1 Điều 75) và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH được tính toán dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại (khoản 1 Điều 79). Do vậy, việc ban hành kế hoạch thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và cấp bách.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phân loại CTRSH tại nguồn, hình thành thói quen phân loại CTRSH tại nguồn ở từng cá nhân, tổ chức; tạo ý thức tự giác chấp hành phân loại CTRSH tại nguồn ngay khi có phát sinh.

- Triển khai Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn nhằm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và giảm chôn lấp CTRSH trên địa bàn tỉnh.

- Định hướng khung hành động đồng bộ công tác thực hiện phân loại CTRSH ở các địa phương trên địa bàn tỉnh theo phương thức chung.

2. Yêu cầu

- Triển khai Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp, các ngành, cũng như các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ xã hội và ngân sách các cấp để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.

- Công tác phân loại CTRSH tại nguồn được tổ chức triển khai đồng bộ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; thường xuyên đánh giá, cải tiến trong quá trình thực hiện; huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh.

- Kết hợp với phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm hạn chế phát sinh CTRSH trên địa bàn tỉnh.

- Các cơ quan, đơn vị phải tiên phong, gương mẫu thực hiện phân loại rác tại công sở; bố trí thùng rác để phân loại tại cơ quan, đơn vị.

- Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh gương mẫu, thực hiện nghiêm túc việc phân loại CTRSH tại nguồn theo Kế hoạch; đồng thời, tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, công dân nơi cư trú cùng thực hiện.

- Thực hiện phân loại CTRSH đồng bộ từ thành thị đến nông thôn theo lộ trình ưu tiên từ khu vực thuận lợi đến khu vực khó khăn; ưu tiên tái chế, tái sử dụng, xử lý tại chỗ đối với các khu vực miền núi cao, điều kiện giao thông cách trở.

III. MỤC TIÊU

* Phấn đấu đến năm 2025:

- Hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn 18 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

- 100% hộ dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được trang bị kiến thức về phân loại CTRSH tại nguồn.

- Đến năm 2025, tỷ lệ CTRSH được phân loại tại nguồn ở các phường, thị trấn đạt tỷ lệ 75%, ở xã đạt tỷ lệ 30%; cụ thể:

Bảng 1. Tỷ lệ phân loại, thu gom CTRSH tại các địa phương đến năm 2025

TT

Địa phương

Số xã, phường, thị trấn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn

Tỷ lệ phân loại CTRSH tại nguồn (% hộ gia đình)

Yêu cầu

1

Thành phố Hội An

13 xã, phường: Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An, Cửa Đại, Cẩm Châu, Cẩm An, Thanh Hà, Cẩm Thanh, Cẩm Nam, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp.

95%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

5%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

2

Thành phố Tam Kỳ

09 phường: An Sơn, An Xuân, An Mỹ, An Phú, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân, Hòa Thuận, Hòa Hương.

80%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

20%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

04 xã: Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Ngọc, Tam Phú

20%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

80%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

3

Thị xã Điện Bàn

07 phường: Vĩnh Điện; Điện An, Điện Dương, Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung.

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

13 xã: Điện Thọ, Điện Phương, Điện Phong, Điện Phước, Điện Minh, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Hòa, Điện Quang, Điện Trung, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung

40%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

60%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

4

Huyện Đại Lộc

Thị trấn Ái Nghĩa

80%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

20%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

17 xã: Đại An, Đại Chánh, Đại Cường, Đại Đồng, Đại Hiệp, Đại Hòa, Đại Hồng, Đại Hưng, Đại Lãnh, Đại Minh, Đại Nghĩa, Đại Phong, Đại Quang, Đại Sơn, Đại Tân, Đại Thạnh, Đại Thắng,

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

5

Huyện Duy Xuyên

Thị trấn Nam Phước

80%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

20%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

13 xã: Duy Trinh, Duy Trung, Duy Hòa, Duy Châu, Duy Sơn, Duy Phước, Duy Thu, Duy Tân, Duy Phú, Duy Thành, Duy Vinh, Duy Nghĩa, Duy Hải.

20%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

80%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

6

Huyện Quế Sơn

02 thị trấn: Đông Phú và Hương An

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

11 xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Quế Mỹ, Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong

20%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

80%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

7

Huyện Thăng Bình

Thị trấn Hà Lam

80%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

20%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

21 xã: Bình An, Bình Tú, Bình Trung, Bình Phục, Bình Nguyên, Bình Giang, Bình Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Đào, Bình Hải, Bình Nam, Bình Quế, Bình Chánh, Bình Phú, Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Quý, Bình Sa

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

8

Huyện Núi Thành

Thị trấn Núi Thành

80%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

20%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

16 xã: Tam Hiệp, Tam Giang, Tam Quang, Tam Nghĩa, Tam Hải, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, Tam Thạnh, Tam Sơn, Tam Trà, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Xuân I, Tam Xuân II.

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

9

Huyện Hiệp Đức

Thị trấn Tân Bình

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

10 xã: Quế Thọ, Bình Sơn, Bình Lâm, Thăng Phước, Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Sông Trà, Phước Trà, Phước Gia, Quế Lưu

10%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

90%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

10

Huyện Tiên Phước

Thị trấn Tiên Kỳ

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

14 xã: Tiên Thọ, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Phong, Tiên Mỹ, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hiệp, Tiên Hà, Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên An, Tiên Lãnh, Tiên Ngọc.

10%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

90%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

11

Huyện Phú Ninh

Thị trấn Phú Thịnh và 05 xã: Tam Đàn, Tam Phước, Tam An, Tam Thái, Tam Dân

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

04 xã: Tam Lộc, Tam Vinh, Tam Đại, Tam Thành.

15%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

85%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

Xã Tam Lãnh

100%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

12

Huyện Nông Sơn

06 xã: Xã Quế Lộc, Sơn Viên, Quế Trung, Ninh Phước, Phước Ninh và Quế Lâm.

10%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

90%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

13

Huyện Nam Trà My

Xã Trà Mai

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

09 xã: Trà Tập, Trà Vinh, Trà Linh, Trà Cang, Trà Don, Trà Vân, Trà Nam, Trà Dơn, Trà Leng.

5%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

95%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

14

Huyện Bắc Trà My

Thị trấn Trà My

50%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

50%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

12 xã: Trà Đông, Trà Dương, Trà Sơn, Trà Giang, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Nú, Trà Kot, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Giác, Trà Bui

5%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

95%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

15

Huyện Phước Sơn

Thị trấn Khâm Đức

50%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

50%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

02 xã: Phước Đức, Phước Năng

5%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

95%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

09 xã: Phước Mỹ, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Chánh, Phước Công, Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc, Phước Xuân.

100%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

16

Huyện Nam Giang

Thị trấn Thạnh Mỹ

50%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

50%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

11 xã: Cà Duy, Chà Vàl, Chơ Chum, Đắc Pre, Đắc Pring, Đắc Tôi, La Dêê, La Êê, Tà Bhing, Tà Pơơ, Zuôih.

100%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

17

Huyện Đông Giang

Thị trấn Prao

30%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

70%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

05 xã: Ba, Tư, Tà Lu, Za Hung, A Rooi.

10%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

90%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

05 xã: ATing, Jơ Ngây, sông Kôn, Mà Cooih, Kà Dăng.

100%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

18

Huyện Tây Giang

05 xã: Lăng, Atiêng, Anông, Bhalêê và xã Avương.

10%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (A)

90%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

05 xã: Gari, Ch’ơm, Axan, Tr’hy, Dang

100%

CTRSH được phân loại tại nguồn với hình thức (B)

Ghi chú:

(A): CTRSH sau khi phân loại được thu gom, vận chuyển theo 02 loại riêng biệt gồm chất thải thực phẩm và CTRSH khác (chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng thì chủ nguồn thải tự thu gom để bán phế liệu).

(B): CTRSH sau khi phân loại được chủ nguồn thải tự xử lý bằng hình thức: chất thải thực phẩm làm phân hữu cơ tại hố rác gia đình hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, phần còn lại không tận dụng được của chất thải thực phẩm được thu gom, vận chuyển đi cùng với CTRSH khác (chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng thì chủ nguồn thải tự thu gom để bán phế liệu).

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Xác định các nhóm phân loại CTRSH

CTRSH được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý (việc phân loại thực hiện theo Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020), phân thành 03 nhóm: (a) chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; (b) chất thải thực phẩm; (c) chất thải rắn sinh hoạt khác:

a) Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế cần phân loại:

Bảng 2. Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế

TT

Tên chất thải

Phương pháp xử lý

I

Nhóm tái sử dụng, tái chế cơ bản

Tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm có ích

1

Nhóm giấy: tạp chí, giấy báo các loại; hộp giấy; bì thư; sách; tập; hộp, dĩa, ly giấy; lõi giấy; thùng, bìa carton…

2

Nhóm nhựa: các vật liệu bằng nhựa (chai, lọ, khay đựng thức ăn, can, thùng, ống, giày, dép…), nắp chai nhựa, túi nilon…

3

Nhóm kim loại: sắt, nhôm, thép, đồng, vỏ bao bì kim loại (lon bia, nước ngọt, lon đồ hộp)…

II

Nhóm tái sử dụng, tái chế mở rộng

1

Nhóm cao su: vỏ xe, dép, săm lốp...

2

Nhóm thủy tinh: vỏ chai bia, nước ngọt, chai đựng thực phẩm, kính vỡ…

b) Nhóm chất thải thực phẩm cần phân loại:

Bảng 3. Nhóm chất thải thực phẩm

TT

Tên chất thải

Phương pháp xử lý

1

Thức ăn thừa

Làm nguyên liệu cho sản xuất phân hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, tái sử dụng năng lượng (biogas)

2

Thực phẩm hết hạn sử dụng

3

Các loại rau, củ, quả, các phần thải bỏ từ việc sơ chế, chế biến…

4

Bã các loại: cà phê, trà, bã mía, xác mía, cùi bắp…

c) Nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác bao gồm tất cả các loại không nêu ở 2 bảng trên.

* Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt là tận dụng tối đa giá trị của sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thông qua việc áp dụng các giải pháp theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Tái sử dụng sản phẩm thải bỏ;

b) Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc nâng cấp sản phẩm bị lỗi, sản phẩm cũ để kéo dài thời gian sử dụng;

c) Tận dụng thành phần, linh kiện của sản phẩm thải bỏ;

d) Tái chế chất thải rắn để thu hồi nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất theo quy định của pháp luật;

đ) Xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật;

e) Chôn lấp chất thải rắn theo quy định.

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc ưu tiên như sau:

- Đối với nhóm (a) chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Chủ nguồn thải tận dụng để tái sử dụng, tái chế hoặc thu gom, bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Trong đó, yêu cầu tất cả các địa phương thực hiện phân loại đối với nhóm tái sử dụng, tái chế cơ bản (nêu tại Bảng 2) và thực hiện phương án mở rộng khi có điều kiện thuận lợi. Riêng đối với khu vực đô thị có hạ tầng kỹ thuật đảm bảo, khuyến khích triển khai phương án phân loại nhóm tái sử dụng, tái chế mở rộng (nêu tại Bảng 2).

- Đối với nhóm (b) chất thải thực phẩm:

+ Đối với khu vực nông thôn: khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón hữu cơ hoặc chất cải tạo đất. Chất thải thực phẩm không sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón hữu cơ hoặc chất cải tạo đất phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

+ Đối với khu vực đô thị: chất thải thực phẩm phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được tận dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

- Đối với nhóm (c) chất thải rắn sinh hoạt khác: thu gom, chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định.

Khuyến khích các địa phương tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý đối với chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn có kích thước lớn, cồng kềnh, chất thải xây dựng phù hợp với điều kiện tại mỗi địa phương.

2. Quy định bao bì, thiết bị lưu chứa CTRSH tại chủ nguồn thải

CTRSH sau phân loại được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

a) Quy định bao bì lưu chứa

- Bao bì lưu chứa chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Chủ nguồn thải tự trang bị bao bì, thiết bị lưu chứa để tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho cơ sở thu mua phế liệu.

- Bao bì lưu chứa chất thải thực phẩm:

(1) Sử dụng bao bì có màu xanh để lưu chứa chất thải thực phẩm.

(2) Khuyến khích sử dụng bao bì thân thiện môi trường để chứa chất thải thực phẩm.

Trường hợp không sử dụng 02 loại bao bì lưu chứa chất thải thực phẩm (1) và (2) nêu trên, chủ nguồn thải phải gắn nhãn chất thải bên ngoài bao bì để nhận biết bao bì chứa chất thải thực phẩm khi chuyển giao chất thải thực phẩm cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. Nhãn chất thải được gắn ở phần thân của bao bì chứa chất thải thực phẩm.

- Bao bì lưu chứa CTRSH khác: sử dụng bao bì có các màu còn lại (trừ màu xanh).

Bao bì chứa chất thải thực phẩm hoặc bao bì chứa CTRSH khác được phân biệt bằng các hình thức như: màu sắc túi, dán nhãn, ghi dòng chữ trên túi, hoặc đánh dấu để nhận biết trước khi chuyển đến điểm tập kết hoặc giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH.

Hình 1.Nhãn chất thải gắn trên bao bì chất thải

b) Quy định thiết bị lưu chứa chất thải rắn khu vực công cộng

- Trên các đường phố chính, các khu thương mại, quảng trường, công viên, khu vui chơi giải trí, điểm tập trung dân cư, đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác có bố trí các thùng rác sinh hoạt có phân loại màu (màu trắng chứa chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; màu xanh chứa chất thải thực phẩm; màu còn lại chứa CTRSH khác) và dán nhãn để người dân nhận biết, phân loại.

- Các thiết bị lưu chứa CTRSH phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ, đảm bảo môi trường và mỹ quan đô thị.

- Địa điểm, vị trí, khu vực bố trí các thùng rác công cộng do UBND cấp xã xác định.

Hình 2. Nhãn chất thải gắn trên thùng rác

3. Thu gom, tập kết, vận chuyển CTRSH sau phân loại

CTRSH sau phân loại được thu gom, vận chuyển, xử lý riêng. Trước mắt, sử dụng phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH của đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường tại địa phương cho đến khi UBND tỉnh có quy định đối với phương tiện thu gom, vận chuyển chuyên dụng đối với từng loại chất thải.

Tùy điều kiện thực tế tại địa phương và khối lượng phát sinh của từng nhóm chất thải, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức, sắp xếp tần suất thu gom CTRSH sau phân loại cho phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường (có thể tăng, giảm số ngày thu gom mỗi loại chất thải trong tuần).

Khuyến khích các địa phương phát động phong trào thu gom chất thải tái chế từ các hộ gia đình, tổ chức, các điểm công cộng…. thông qua các Hội, Đoàn thể để bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Nguồn kinh phí thu được từ việc bán phế liệu được Hội, Đoàn thể sử dụng để duy trì các hoạt động tuyên truyền, vận động và các hoạt động khác phục vụ cho công tác phân loại CTRSH tại nguồn tại địa điểm thực hiện. Trong hình thức này, Hội phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, thực hiện việc thu gom, tập kết tại các tổ dân phố, khu dân cư.

Phương án thu gom, vận chuyển CTRSH được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3. Phương án thu gom, vận chuyển CTRSH

* CTRSH sau phân loại được thu gom, vận chuyển bằng các hình thức sau:

(1) Đối với khu vực nội thị của thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn và các trục đường chính của các huyện: xe và công nhân của đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường trực tiếp thu gom rác thải, vận chuyển đưa đi xử lý.

(2) Đối với khu vực ngoại thị và vùng nông thôn (tuyến đường nhỏ, kiệt hẻm): Tổ thu gom tại địa phương thu gom rác thải của hộ gia đình, tổ chức trong kiệt, hẻm bằng xe kéo, xe đẩy, xe cải tiến… tập trung về các trạm trung chuyển hoặc các điểm tập kết được bố trí trên các tuyến đường chính để xe ô tô chuyên dụng vận chuyển về các khu xử lý rác thải tập trung.

Riêng đối với một số khu vực miền núi cao giao thông cách trở, chưa có điều kiện tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tập trung thì chính quyền địa phương hướng dẫn Nhân dân sử dụng chất thải thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi, làm phân hữu cơ hoặc chất cải tạo đất; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế thu gom để bán phế liệu; xử lý tại chỗ đối với các loại CTRSH còn lại.

* Phương tiện thu gom, vận chuyển nhóm chất thải thực phẩm và nhóm CTRSH khác khi đang hoạt động phải được trang bị như sau:

- Phương tiện thu gom có dòng chữ “Thu gom chất thải thực phẩm” hoặc “Thu gom chất thải rắn sinh hoạt khác”.

- Phương tiện vận chuyển có dòng chữ “Vận chuyển chất thải thực phẩm” hoặc “Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt khác”.

- Dòng chữ để nhận biết được quy định với chiều cao chữ nhỏ nhất 15 cm; có vật liệu và mực của dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu; có thể tháo, lắp linh hoạt tùy theo loại chất thải được thu gom, vận chuyển và dán (gắn) ít nhất ở hai bên của phương tiện.

* Điểm tập kết, trạm trung chuyển và phương tiện vận chuyển CTRSH sau phân loại phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

4. Xử lý CTRSH sau phân loại

- Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng: tận dụng để tái sử dụng, tái chế hoặc bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.

- Chất thải thực phẩm không sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón hữu cơ hoặc chất cải tạo đất và CTRSH khác phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH.

* Các khu vực xử lý CTRSH tập trung trên địa bàn tỉnh:

+ Khu vực phía Bắc: CTRSH sau phân loại sẽ được đưa về Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Bắc Quảng Nam tại thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc để xử lý. Nhà máy xử lý CTRSH tạo ra các sản phẩm thứ cấp có ích như phân hữu cơ, sản phẩm nhựa, còn lại đốt.

+ Khu vực phía Nam: CTR sau phân loại trước mắt đưa về Khu xử lý rác thải Tam Xuân 2, huyện Núi Thành; sau khi Khu xử lý rác thải Tam Xuân 2 đóng cửa sẽ đưa về Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt Nam Quảng Nam để xử lý theo từng loại.

+ Khu vực miền núi: vận động, tuyên truyền Nhân dân xử lý tại chỗ đối với chất thải thực phẩm; chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng thu gom bán phế liệu; CTRSH khác vận chuyển về các bãi rác quy mô nhỏ tại huyện hoặc hướng dẫn Nhân dân xử lý tại chỗ đối với một số khu vực miền núi cao, giao thông cách trở.

V. NỘI DUNG VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng chuyên môn xây dựng, tham mưu phê duyệt Đề án phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại nguồn trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố đến năm 2025 phù hợp với điều kiện của địa phương mình (theo đặc thù vị trí địa lý, hiện trạng phát sinh, quản lý CTRSH của mỗi địa phương và Bộ tài liệu khung hướng dẫn kèm theo tại phần phụ lục của Kế hoạch này).

1. Các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên

Các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của việc tổ chức triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh:

Bảng 4. Nội dung, lộ trình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên

Nội dung thực hiện

Cơ quan chủ trì

Thời gian thực hiện

Ghi chú

2022

2023

2024

2025

1. Tuyên truyền, hướng dẫn việc phân loại CTRSH tại nguồn

1.1. Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ tuyên truyền viên

Sở TN&MT

x

x

x

x

 

1.2. Phát hành tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn phân loại, lưu chứa CTRSH

Sở TN&MT, UBND các cấp

x

x

x

x

 

1.3. Tập huấn hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn

Sở TN&MT, UBND các huyện, thị, thành phố; Hội, đoàn thể các cấp

x

x

x

x

 

1.4. Thí điểm mô hình phân loại CTRSH tại nguồn

UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn

 

x

 

 

Theo Đề án phân loại CTRSH tại nguồn của địa phương

1.5. Tìm kiếm, nhân rộng và thúc đẩy các sáng kiến, mô hình hiệu quả trong phân loại CTRSH tại nguồn tại khu dân cư, nơi công cộng, cơ quan…

UBND các xã, phường, thị trấn

 

 

x

x

1.6. Xây dựng, củng cố nhóm tuyên truyền viên nòng cốt để tuyên truyền hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn cho từng khu vực dân cư.

x

x

x

x

 

1.7. Bố trí các trang thiết bị cần thiết truyền thông dành cho tổ nòng cốt/cán bộ tuyên truyền viên

x

x

x

x

 

1.8. Vận động các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch tham gia hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn thông qua các cuộc vận động/cuộc thi…

x

x

x

x

 

1.9. Tuyên truyền và vận động người tiêu dùng sử dụng các túi nilông thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị

Hội, đoàn thể các cấp

x

x

x

x

 

1.10. Triển khai mô hình “Đi mua sắm xanh - Đi mua sắm không túi ni-lông” cho các hộ gia đình/khu dân cư.

Hội, đoàn thể các cấp

x

x

x

x

 

2. Hoàn thiện quy trình phân loại thu gom, quản lý CTRSH

2.1. Từng bước hoàn thiện từ quá trình thực hiện phân loại đến quá trình thu gom, xử lý CTR sau phân loại.

Sở TN&MT

x

x

x

x

 

2.2. Xây dựng phương án điều chỉnh đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.

Sở TN&MT

 

x

 

 

 

2.3. Kiện toàn hệ thống cơ sở phế liệu, đội ngũ “ve chai” có kiểm soát để tăng hiệu quả thu gom nhóm chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

x

x

x

x

 

2.4. Ban hành Quy trình chi tiết thực hiện phân loại, thu gom, tập kết CTRSH sau khi phân loại trên địa bàn từng xã/phường/thị trấn

UBND các xã, phường, thị trấn

x

x

x

 

 

3. Hoàn thiện hệ thống phương tiện, trang thiết bị thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

3.2. Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển

UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH

x

x

x

x

Theo Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án phân loại CTRSH tại nguồn của địa phương

3.3. Đầu tư hệ thống xử lý CTRSH

Sở TNMT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

x

x

x

4. Công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm; khen thưởng

4.1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH tại địa phương

UBND các xã, phường, thị trấn

x

x

x

x

 

4.2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở TN&MT

x

x

x

x

 

2. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác triển khai

- UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp tại các địa phương, đơn vị vào trước ngày 31/12 hàng năm.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của các địa phương và các Sở, ngành liên quan để đề xuất, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực hiện.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Trong phạm vi Kế hoạch, dự kiến kinh phí sẽ bao gồm kinh phí xây dựng

Đề án phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại nguồn của các huyện, thị xã, thành phố và kinh phí thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về phân loại CTRSH tại nguồn (gồm: đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên, phát hành tài liệu tuyên truyền, cấp sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại, tập huấn hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn) của các cơ quan chức năng, Hội, đoàn thể của tỉnh. Dự kiến kinh phí:

TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì thực hiện

Thành tiền
(triệu đồng)

Ghi chú

1

Xây dựng Đề án phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại nguồn của cấp huyện

UBND các huyện, thị xã, thành phố

1.800

100 triệu đồng/huyện, thị xã, thành phố

2

Đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên

Sở Tài nguyên và Môi trường

540

 

3

Phát hành tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn phân loại, lưu chứa CTRSH

Sở Tài nguyên và Môi trường

1.254

01 tờ/hộ (khoảng 250.840 hộ)

4

Cấp sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH

Sở Tài nguyên và Môi trường

100

01 sổ/01 tổ dân cư

5

Hội, đoàn thể tổ chức truyền thông và triển khai các mô hình phân loại CTRSH tại nguồn

Các Hội, đoàn thể của tỉnh

900

 

 

Tổng cộng

 

4.594

 

Nguồn kinh phí thực hiện:

- Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện cho các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.

- Ngân sách cấp huyện (huyện, xã) cân đối nguồn sự nghiệp môi trường trong dự toán được giao hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

* Kinh phí dự toán của Kế hoạch không bao gồm kinh phí triển khai thực hiện Đề án phân loại CTRSH tại nguồn của cấp huyện, cấp xã như: tập huấn hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn cho cộng đồng dân cư; dán/gắn nhãn bao bì; xây dựng các khu tập kết, trung chuyển rác thải; tổ chức thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại….

VII. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về chính sách

- Xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xử lý CTRSH một cách bền vững và hiệu quả; trong đó, ưu tiên cho các nhà đầu tư có áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

- Ban hành đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo khối lượng hoặc thể tích CTRSH sau phân loại.

- Áp dụng các chế tài xử lý đối với các chủ nguồn thải trong hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm.

2. Về công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng

- Đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn các cấp; trong đó, phát huy vai trò tham gia tuyên truyền của Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… để tuyên truyền sâu rộng đến từng hộ gia đình, tổ chức, cá nhân;

- Việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng cần được các cấp, các ngành, các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện liên tục, xuyên suốt và lâu dài;

- Duy trì và đẩy mạnh phong trào “Phân loại rác tại nguồn” trong các cơ quan, trường học, hộ gia đình và cơ sở kinh doanh;

- Thực hiện các giải pháp giáo dục môi trường để lồng ghép hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn vào các cấp nhằm tạo ý thức tự giác cho các em học sinh;

- Cấp sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn cho các khu vực dân cư.

- Lồng ghép các chủ đề về phân loại CTRSH tại nguồn với các hoạt động môi trường vào các ngày kỷ niệm về môi trường như: Ngày môi trường thế giới 05/06, Ngày nước Thế giới 22/03, Giờ Trái Đất, Ngày Đại dương Thế giới 06/06…

- Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn, giảm thiểu phát sinh CTRSH và kêu gọi hành động trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, cộng đồng dân cư thông qua các cuộc họp, tập huấn…

- Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn về phân loại CTRSH tại nguồn cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó, nêu cao vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, công chức, viên chức trong công tác phân loại CTRSH tại nguồn;

- Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác phân loại CTRSH tại nguồn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH. Vận động các doanh nghiệp chuyển đổi cách thức vận hành doanh nghiệp và đổi mới dịch vụ hướng tới mục tiêu giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

- Tiếp tục duy trì các phong trào “Ngày thứ bảy/ chủ nhật xanh” dọn dẹp vệ sinh đường phố định kỳ tại các cụm dân cư địa phương;

- Tăng cường vai trò và thúc đẩy các sáng kiến trong việc vận động phân loại CTRSH tại nguồn của các đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…) và trong các cơ quan hành chính tại địa phương. Hội Phụ nữ xã/phường/thị trấn phối hợp với khối phố/thôn có vai trò tuyên truyền, vận động phụ nữ trên địa bàn tham gia tập huấn về phân loại CTRSH tại nguồn, thay đổi thói quen ứng xử với rác để từ đó hướng dẫn các thành viên trong gia đình cùng có ý thức trong việc phân loại CTRSH tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phân loại. Các đoàn thể khác phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, để người dân nhận thức và hành động thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn.

- Tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức đi đầu trong công tác quản lý, đưa ra các sáng kiến, mô hình về quản lý, giảm thiểu CTRSH và phân loại CTRSH tại nguồn.

3. Thúc đẩy tái sử dụng, tái chế CTRSH tại địa phương

- Xây dựng và triển khai thí điểm các mô hình/sáng kiến phân loại CTRSH tại nguồn, tái chế rác thải, ủ phân hữu cơ, thu hồi phế liệu tại trường học trong các đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, …) và trong cộng đồng địa phương.

- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn phân loại CTRSH tại nguồn và ủ phân hữu cơ; chương trình truyền thông cho khu vực nông thôn nhằm tăng tỷ lệ thu hồi chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng;

- Thực hiện thu gom, xóa bỏ các điểm nóng rác thải và xây dựng thành các điểm tập kết “xanh” hay điểm vui chơi/ triển lãm mô hình tái chế.

- Thí điểm mô hình thu gom “trạm MRF” (cơ sở vật chất phục hồi) tại các điểm du lịch, chợ và khu dân cư tại khu vực bán đô thị và đô thị.

4. Thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH

- Mở rộng địa bàn thu gom CTRSH tại một số khu vực khó thực hiện thu gom và tối ưu hóa các tuyến đường thu gom, tần suất, thời gian thu gom và phương tiện vận chuyển.

- Thiết lập các điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH phù hợp và bố trí các thiết bị lưu chứa tại các điểm tập kết rác bảo đảm mỹ quan và vệ sinh môi trường.

- Từng bước đầu tư hạ tầng thu gom rác thải đồng bộ với việc phân loại CTRSH tại nguồn. Đặc biệt là tại những nơi có điều kiện giao thông thuận lợi như các khu đô thị, khu vực nằm trên trục đường giao thông chính.

- Tiếp tục đầu tư các khu xử lý CTRSH sau phân loại tại khu vực phía Nam, khu vực miền núi.

5. Quản lý, giám sát hoạt động phân loại CTRSH

- Huy động sự tham gia của người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn; xây dựng công tác quản lý CTRSH ở cấp cơ sở (tổ dân phố, khu dân cư, tổ bảo vệ môi trường cộng đồng và người dân) và cơ quan quản lí cấp trên (xã, huyện). Trong đó, cấp cơ sở sẽ trực tiếp thực hiện thí điểm các mô hình phân loại CTRSH tại nguồn và ghi chép kết quả ban đầu; cấp trên sẽ thu thập dữ liệu và thực hiện báo cáo đánh giá.

- Thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường ở các khu dân cư tại địa phương nhằm tuyên truyền các chính sách, quy định về quản lý CTRSH trên địa bàn; phát động các hộ gia đình trong khu dân cư thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, vệ sinh khu dân cư định kỳ và tham gia thí điểm các mô hình giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần;

- Phân công cán bộ/tình nguyện viên tham gia giám sát và phụ trách ghi chép việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn ở địa phương; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Công bố Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn và hướng dẫn các ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi Kế hoạch; hỗ trợ về chuyên môn cho các địa phương trong công tác phân loại CTRSH tại nguồn theo yêu cầu, đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; tổ chức họp định kỳ, đột xuất để hướng dẫn, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định, chính sách phù hợp để triển khai Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.

- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ đã nêu trong Kế hoạch; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn; báo cáo UBND tỉnh định kỳ hàng năm và đột xuất về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai, cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán được giao hàng năm để thực hiện Đề án phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố.

- Chủ trì và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các hội nghị tập huấn phân loại CTRSH tại nguồn, các đợt tuyên truyền, hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn cho các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn mình quản lý bằng nhiều hình thức phong phú như: đài phát thanh, xe cổ động, treo băng rôn, áp phích về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn và giảm thiểu sử dụng túi ni lông, dần thay thế bằng các vật dụng sử dụng nhiều lần, thân thiện, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…

- Lập hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH và yêu cầu các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển đảm bảo thu gom riêng CTRSH sau phân loại đến các khu xử lý; kiểm tra thường xuyên các điểm thu gom, tập kết CTRSH trên địa bàn.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổ chức đánh giá định kỳ kết quả thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn ở địa phương, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp.

3. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; theo dõi, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ đúng quy định.

4. Các Sở, Ban, ngành

a) Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các trường học triển khai lồng ghép giáo dục, truyền thông về phân loại CTRSH tại nguồn thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, các phong trào thi đua tại trường học các cấp nhằm tạo ý thức tự giác cho các em học sinh trong hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn.

b) Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp với các cơ quan báo, đài đẩy mạnh công tác truyền thông về phân loại CTRSH tại nguồn bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để mọi người hiểu, tự giác thực hiện.

c) Sở Công thương: phối hợp với UBND các huyện, thị xã thành phố triển khai Kế hoạch này đến các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các chợ trên địa bàn tỉnh và tuyên truyền về phân loại CTRSH tại nguồn qua hoạt động quản lý của ngành; xúc tiến kêu gọi đầu tư các ngành, lĩnh vực liên quan đến tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sau phân loại tại nguồn.

d) Sở Khoa học và Công nghệ: nghiên cứu các đề tài về xử lý CTRSH, đặc biệt là xử lý chất thải thực phẩm để đưa vào ứng dụng trên địa bàn tỉnh.

đ) Sở Y tế: chủ trì tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

e) Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh: tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

f) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh.

g) Các Sở, ban ngành khác: phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý.

5. Các cơ quan thông tin, truyền thông

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan đăng tin, bài, phóng sự về phân loại CTRSH tại nguồn để thu hút sự tham gia, hình thành nhận thức, thói quen phân loại CTRSH tại nguồn của các tổ chức, cơ quan, trường học, hộ gia đình, cá nhân, các khu vực công cộng và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

- Kịp thời phản ánh, tuyên truyền các mô hình, điển hình, tổ chức, cá nhân, tổ dân phố, khu phố, khu dân cư thực hiện tốt việc phân loại CTRSH tại nguồn; nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay.

6. Các tổ chức, cá nhân tham gia công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn

- Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH sau khi được phân loại theo đúng quy định của pháp luật.

- Đầu tư, cải tiến, nâng cấp phương tiện, trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đáp ứng nhu cầu và phù hợp với hoạt động phân loại CTRSH của từng địa phương; áp dụng các giải pháp thân thiện với môi trường, theo hướng giảm thiểu lượng CTRSH chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải.

7. Mặt trận Tổ quốc, các Hội, đoàn thể (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân…)

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn; phổ biến các mô hình hay về phân loại CTRSH tại nguồn và giảm thiểu nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy.

 

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN CẤP HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 tại Quyết định số 2625/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam )

1. Quy trình xây dựng Đề án phân loại CTRSH tại nguồn

Quy trình xây dựng Đề án phân loại CTRSH tại nguồn được mô tả cụ thể như sau:

Hình 1. Quy trình xây dựng Đề án Phân loại rác tại nguồn

1.1. Giai đoạn chuẩn bị

Thực hiện nghiên cứu hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn bao gồm các bước triển khai cụ thể:

1.1.1. Tổng quan tài liệu

Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, tiến hành rà soát, hệ thống và phân tích các tài liệu thứ cấp liên quan đến hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm:

(1) Văn bản pháp lý ban hành liên quan đến quản lý CTRSH; (2) Nghiên cứu cơ sở về CTRSH trên địa bàn.

1.1.2. Phỏng vấn các bên liên quan

Phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp về vấn đề liên quan đến quản lý chất thải rắn; cụ thể về các vấn đề liên quan đến phân loại CTRSH tại nguồn, hoạt động thu gom, xử lý và trách nhiệm quản lý CTRSH tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp này giúp xác định những thông tin trọng tâm và nhận dạng vấn đề về công tác quản lý tại khu vực.

1.1.3. Phân tích dữ liệu phỏng vấn

Dựa vào dữ liệu thu được sau phỏng vấn, phân tích các khía cạnh đóng góp về nguồn lực, vật lực và tài chính của các bên liên quan dựa trên ba mức độ: thấp, trung bình và cao. Từ đó, đề xuất kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp cho địa phương.

1.2.Giai đoạn xây dựng

Xác định các tác nhân chính thông qua tài liệu thứ cấp và dữ liệu phỏng vấn sâu các bên liên quan về hiện trạng quản lý CTRSH; xây dựng các mục tiêu hành động phù hợp với điều kiện địa phương.

1.3.Giai đoạn hoàn thiện

Tiến hành tổ chức các buổi hội thảo tham vấn các bên, lấy ý kiến về xây dựng Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn ở địa phương đến năm 2025.

2. Biểu mẫu khung cơ bản của Đề án phân loại CTRSH tại nguồn

I. MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết

2. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án

II. HIỆN TRẠNG CTR VÀ PHÂN LOẠI CTRSH TẠI ĐỊA PHƯƠNG

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Chỉ tiêu cụ thể

3. Yêu cầu cần đạt

Nêu rõ các chỉ số cần đạt và phương pháp theo dõi, giám sát và đánh giá

IV. NỘI DUNG ĐỀ ÁN (Tập trung vào những nhiệm vụ chính: Tuyên truyền, vận động ý thức nhân dân trong công tác thực hiện phân loại CTRSH, đặc biệt hướng dẫn, vận động nhân dân giảm phát thải CTRSH; thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý đồng bộ từ thành thị đến nông thôn theo lộ trình ưu tiên từ khu vực thuận lợi (thí điểm) đến khó khăn (nhân rộng); thực hiện phân loại, tái sử dụng, xử lý tại chỗ đối với các khu vực miền núi cao, giao thông cách trở)

1. Phân loại CTRSH tại nguồn

a. Phương án phân loại CTRSH tại hộ gia đình

b. Phương án phân loại CTRSH tại công cộng (chợ, bến tàu, công viên, …)

c. Phương án phân loại CTRSH tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan hành chính, trường học

2. Lưu trữ, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt sau phân loại

a. Phương án lưu chứa

- Thiết bị lưu chứa

- Phương án lưu chứa tại khu vực đô thị

- Phương án lưu chứa tại khu vực nông thôn

b. Phương án thu gom, vận chuyển đến khu xử lý

- Thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt tại các đô thị và bán đô thị (thành phố, thị xã)

- Thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn (phân theo

vùng đồng bằng và trung du, vùng miền núi)

3. Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt sau khi phân loại

3.1. Kế hoạch phân kỳ thực hiện

- Năm 2023

- Năm 2023- 2025

3.2. Xây dựng cơ chế quản lý, vai trò kiểm tra, giám sát của các bên liên quan

4. Kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức

- Đối tượng tuyên truyền

- Hình thức tuyên truyền

- Nội dung tuyên truyền

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

VI. CÔNG TÁC THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ, TỔNG HỢP, BÁO CÁO

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN (tính toán đầy đủ các nhu cầu để thực hiện hoạt

động phân loại CTRSH tại nguồn và nguồn kinh phí thực hiện cụ thể)

3. Một số phương pháp khảo sát đánh giá phân loại CTRSH tại nguồn

(phục vụ xây dựng Đề án phân loại CTRSH tại nguồn)

3.1. Phương pháp kiểm toán CTR

a. Mục tiêu

Hoạt động kiểm toán nhằm xác định hiện trạng phát thải và đánh giá mức độ hiệu quả việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại huyện/thị xã/thành phố. Hoạt động hỗ trợ xác định hạn chế về mặt quản lý, hệ thống thu gom nhằm đề xuất giải pháp giảm lượng thải hoặc tái sinh, tái chế, tái sử dụng CTRSH tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

b. Xác định cỡ mẫu

 Đối tượng kiểm toán hộ gia đình

Áp dụng hướng dẫn “Đánh giá Chất thải rắn và nhãn hiệu, Quyển 1: Chất thải rắn sinh hoạt”. Hướng dẫn này tập trung vào phương pháp tiến hành đánh giá CTRSH và kiểm toán nhãn hiệu (WABA) tại các thành phố và cộng đồng. Phương pháp này chỉ áp dụng kiểm toán đối với hộ gia đình. Công thức tính số mẫu phân loại cụ thể như sau:

n: là cỡ mẫu điều tra;

N: là tổng số dân trong khu vực nghiên cứu

e: là mức sai số chấp nhận (trong khoảng từ 0,005 - 0,1)

 Đối tượng kiểm toán nơi công cộng (chợ, trạm trung chuyển…)

Phương pháp kiểm toán được áp dụng theo TCVN 9461:2012 về Chất thải rắn - Phương pháp xác định thành phần của chất thải rắn đô thị chưa xử lý. Công thức tính số mẫu phân loại cụ thể như sau:

Một mẫu phân loại được chọn từ mỗi tải lượng xe vận chuyển CTRSH. Số các mẫu phân loại (n) phải đạt được mức mong muốn của độ chụm cho phép đo là hàm số của các hợp phần được xem xét và mức tin cậy. Công thức tính n như sau:

Trong đó:

t*: là thống kê t phân bố Student tương ứng với mức tin cậy mong muốn;

s: là độ lệch chuẩn ước lượng;

e: là độ chụm mong muốn;

: là trung bình ước lượng.

3.2. Khảo sát nhận thức và hành vi

Lập các mẫu phiếu khảo sát nhận thức của tổ chức, cá nhân về CTRSH và phân loại CTRSH tại nguồn.

3.3. Tham vấn các bên liên quan

Tham vấn các tổ chức, cá nhân liên quan trong chu trình vòng đời của CTRSH (cộng đồng dân cư, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2625/QĐ-UBND ngày 30/09/2022 về Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.555

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.209.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!