UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3983/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày 06
tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ
ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC VÙNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
07/4/2007 của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 17/5/2010 của UBND
tỉnh Quảng Nam phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của
UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 06/11/2012 của
UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án
quản lý chất thải rắn tại các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại
Tờ trình số 244/TTr-STNMT ngày 20/11/2012 và của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ
trình số 738/TTr-SKHĐT ngày 29/11/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án
quản lý chất thải rắn các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, với các
nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đề án: Đề án quản lý chất
thải rắn tại các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Quảng Nam.
3. Đơn vị tư vấn lập Đề án: Công ty TNHH MTV Môi
trường Đô thị Quảng Nam.
4. Mục tiêu của Đề
án:
- Mục tiêu tổng quát: Triển khai xây dựng
đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, xử lý rác thải các vùng nông thôn trên địa
bàn tỉnh nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, sức khoẻ người dân; góp
phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng nông
thôn mới.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Triển khai và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới
thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh,
đảm bảo đến năm 2015 thu gom, xử lý được 65% rác thải sinh hoạt và 90% rác thải
y tế phát sinh ở vùng nông thôn và đến năm 2020 thu gom, xử lý được 90% rác
thải sinh hoạt và 100% rác thải y tế phát sinh ở vùng nông thôn;
+ Đề xuất giải pháp thu gom, xử lý rác thải
thích hợp theo từng địa phương, đạt hiệu quả về môi trường với chi phí thích
hợp nhất. Bên cạnh các giải pháp lâu dài, có các đề xuất giải pháp xử lý các
vấn đề bức xúc trước mắt về ô nhiễm do rác thải gây ra ở các vùng nông thôn;
+ Hoàn thiện công tác quản lý rác thải vùng
nông thôn, đảm bảo 100% người dân được truyền thông để nâng cao nhận thức trong
công tác bảo vệ môi trường; từng bước thực hiện xã hội hóa công tác giải quyết
rác thải vùng nông thôn thông qua việc thành lập các Tổ, Đội thu gom, vận
chuyển rác thải do địa phương quản lý;
+ Xây dựng cơ chế tài chính và nhu cầu đầu tư
trang thiết bị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải vùng nông
thôn, nhằm đưa công tác này hoạt động ổn định và đảm bảo chất lượng phục vụ
cộng đồng.
5. Nội dung Đề án:
a) Xây dựng các mô hình thu gom rác thải vùng
nông thôn:
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
+ Các xã, thị trấn vùng nông thôn: UBND xã,
thị trấn chủ động thành lập các Tổ hợp tác thu gom rác thải, Tổ này có nhiệm vụ
gom rác bằng phương pháp thủ công hàng ngày hoặc cách ngày đến điểm tập kết,
điểm trung chuyển để các đơn vị dịch vụ vận chuyển rác thải vận chuyển cơ giới
đến các khu xử lý tập trung;
+ Ở vùng nông thôn miền núi do khó khăn về
đường giao thông, dân cư thưa thớt chưa có điều kiện để thành lâp các Tổ hợp
tác thu gom rác thải, thì các địa phương này chủ động thành lập các Tổ tự quản
ở các thôn, xóm, nhằm hướng dẫn các hộ gia đình, đơn vị, chủ nguồn thải tự phân
loại rác tại nguồn, sử dụng rác hữu cơ làm phân bón và có các biện pháp tự xử
lý phù hợp, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.
- Đối với chất thải rắn nguy hại trên đồng
ruộng: Các xã vùng nông thôn tổ chức xây dựng các bể thu gom chất thải rắn nguy
hại trên đồng ruộng tại những vị trí thích hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để
người nông dân dễ dàng đem các vỏ chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào,
đồng thời hợp đồng đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển về xử lý theo đúng
quy trình xử lý chất thải nguy hại.
b) Xây dựng các trạm trung chuyển, điểm tập kết
rác thải phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn vùng nông thôn:
- Xây dựng các trạm trung chuyển rác thải: Xây
dựng 55 trạm trung chuyển (trong tổng số 80 trạm trung chuyển được quy hoạch
tại Quyết định số số 154/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của UBND tỉnh) để phục vụ
công tác thu gom, vận chuyển rác thải vùng nông thôn;
- Lựa chọn các điểm tập kết rác thải: Các địa
phương phối hợp với đơn vị
vận chuyển chủ động lựa chọn các điểm tập kết để đặt những thùng
rác hoặc
xây các hộc chứa rác
để xe chuyên
dùng của các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường đến thu gom, vận chuyển
về khu xử lý.
c) Lựa chọn các xã
nông thôn để xây dựng thí điểm mô hình: Thống nhất lựa chọn 05 xã, thị trấn
vùng nông thôn để xây dựng mô hình thí điểm thành lập các Tổ hợp tác thu gom
rác thải và mô hình triển khai công tác thu gom rác thải nguy hại trên đồng
ruộng trong năm 2012 và đầu năm 2013, bao gồm:
- Khu vực đồng bằng
chọn 03 xã, thị trấn:
+ Thị trấn Ái Nghĩa,
huyện Đại Lộc: Tổ chức mô hình Tổ hợp tác thu gom rác thải, triển khai thu gom
rác
cho 14 khu phố trên địa bàn thị trấn và xây dựng 20 bể thu gom rác thải nguy
hại trên đồng ruộng;
+ Xã Đại Hiệp, huyện
Đại Lộc: Tổ chức mô hình Tổ hợp tác thu gom rác thải, triển khai thu gom rác cho 7
thôn (Phú Mỹ, Phú Qúy, Phú Trung, Phú Hải, Phú Đông, Tích Phú) và xây dựng 20
bể thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng;
+ Xã Tam Hiệp, huyện
Núi Thành: Tổ chức mô hình Tổ hợp tác thu gom rác thải, triển khai thu gom rác cho 9
thôn (Đại Phú, Mỹ Bình, Vĩnh Đại, Phái Nhơn, Thái Xuân, Thọ Khương, Nam Sơn,
Vân Trai, Vân Trạch) và xây dựng 20 bể thu gom rác thải nguy hại trên đồng
ruộng.
- Khu vực trung du:
Chọn xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn để tổ chức mô hình Tổ hợp tác thu gom rác thải,
triển khai thu gom rác cho 07 thôn (Xuân Thái, An Xuân, Phước
Chánh, Phú Đông, Tân Đông Tây, Đông Nam, Xuân Tây) và xây dựng 15 bể thu gom
rác thải nguy hại trên đồng ruộng.
- Khu vực miền núi:
Chọn xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước để tổ chức mô hình Tổ hợp tác thu gom rác
thải, triển khai thu gom rác cho 06 thôn (từ thôn 1 đến thôn 6) và xây
dựng 12 bể thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng.
d) Kế hoạch triển
khai nhân rộng mô hình đến các xã vùng nông thôn:
- Việc triển khai
nhân rộng mô hình xây dựng các Tổ hợp tác thu gom rác thải sinh hoạt và thu gom rác
thải nguy hại trên đồng ruộng phải được triển khai đồng bộ và gấp rút để sớm
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nông thôn, đặc biệt là các xã điểm
được chọn triển khai hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải sớm xây dựng và đi vào hoạt động các mô hình
này ngay trong năm 2013;
- Thời gian triển
khai các mô hình đến 191 xã, thị trấn vùng nông thôn chi tiết tại Phụ lục số 01
đính kèm.
6. Tổng mức đầu tư dự
kiến : 211.559 triệu đồng; trong
đó:
- Giai đoạn
2012-2015 : 86.540 triệu đồng
- Giai đoạn
2016-2020 : 125.019 triệu đồng
7. Nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn sự nghiệp môi trường tỉnh 91.971 triệu đồng chi hỗ trợ đầu tư các phương
tiện lưu giữ rác thải, xe kéo rác, bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng
cho các xã/thị trấn vùng nông thôn và hỗ trợ một phần để đầu tư mua sắm các
phương tiện xe ô tô chuyên dùng thu gom rác;
- Nguồn ngân
sách địa phương
99.016 triệu đồng chi hỗ trợ duy trì
chi phí hoạt động thường xuyên của các Tổ hợp tác thu gom rác thải, rác thải
nguy hại trên đồng ruộng của các địa phương.
- Nguồn vốn huy
động và vay khác:
20.572 triệu đồng, gồm nguồn vốn tự
huy động và vay ưu đãi từ các nguồn vốn ODA để mua sắm các xe cuốn ép rác
chuyên dùng của các đơn vị thực hiện dịch vụ vận chuyển rác thải về các khu xử
lý tập trung.
Chi tiết của tổng mức và nguồn
vốn đầu tư tại
Phụ lục 02
đính kèm.
8. Thời gian
thực hiện: từ năm 2012 - 2020.
Điều 2. Phân
công trách nhiệm:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan phổ biến nội dung Đề
án, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát
quá trình thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra;
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây
dựng, Khoa
học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn,
Y
tế và
các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và ngành, có trách
nhiệm phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai, thực hiện Đề án có hiệu quả;
-
UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung Đề án tại địa phương,
chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã,
thị trấn vùng nông thôn tổ chức xây dựng các mô hình sớm đi vào hoạt động theo
đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân về bảo vệ môi trường trên địa bàn các
vùng nông thôn.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này.
Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3;
-
TT TU, TTHĐND tỉnh (B/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, hội,
đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, TP;
- CPVP;
- Các phòng CV;
- Lưu:
VT, KTN
D:\Dropbox\Nam
2012\Quyet dinh\12 04
PD DA chat thai ran nong thon.doc
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Quang
|