ỦY BAN
NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3895/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng,
ngày 04 tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN
HÀNH KHUNG KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày
29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT
ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
Căn cứ Quyết định số 3196/QĐ-BTNMT
ngày 16/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Khung Kiến trúc
Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường, phiên bản 2.0;
Quyết định số 3269/QĐ-UBND
ngày 18/10/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Kiến trúc Chính quyền
điện tử thành phố Đà Nẵng, phiên bản 2.0
Căn cứ Quyết định số 164/QĐ-UBND
ngày 11/01/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc tổng thể thành phố
thông minh tại thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 680/TTr-STNMT
ngày 01 tháng 11 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Khung kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và
Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên
và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, phổ
biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực và thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng
UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch Đầu tư, Tài
chính, Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND Tp;
- Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng;
- Lưu: VT,
STNMT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Nam
|
KHUNG KIẾN TRÚC
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3895/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng được xây dựng dựa
trên các căn cứ pháp lý sau:
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2178/QĐ-TTg ngày
21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện cơ sở dữ liệu Tài
nguyên và Môi trường kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
của các bộ, ngành, địa phương;
- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày
15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật
về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày
11/01/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc tổng thể thành
phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số
3269/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Kiến
trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, phiên bản 2.0;
- Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày
31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.
- Quyết định số 3196/QĐ-BTNMT ngày
16/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Khung Kiến trúc
Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường, phiên bản 2.0.
- Quyết định số 417/QĐ-BTNMT ngày
10/3/2021 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số tài nguyên và môi trường
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2870/QĐ-BTNMT
ngày 28/8/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành đề án chuyển đổi số
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng 2030;
- Công văn số 3217/KH-UBND ngày
17/05/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc ban hành kế hoạch thực
hiện nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định
hướng đến 2025 tại thành phố Đà Nẵng.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA
TÀI LIỆU
Tài liệu này nhằm mô tả Kiến trúc ứng
dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2021 - 2025. Kiến trúc này bao gồm 4 kiến trúc thành phần:
- Kiến trúc Nghiệp vụ (Business
systems Architecture).
- Kiến trúc Ứng dụng
(Software/application Architecture).
- Kiến trúc Dữ liệu (Thông tin)
(Data/Information Architecture).
- Kiến trúc Hạ tầng, kỹ thuật và nền
tảng công nghệ (Technical Architecture).
Tài liệu này nhằm giúp cho các cơ
quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác triển khai tất cả các chương
trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành Tài nguyên và Môi trường
thành phố Đà Nẵng xác định các ứng dụng công nghệ thông tin cần ưu tiên xây dựng,
lập kế hoạch triển khai hàng năm. Tài liệu áp dụng cho việc thiết kế chi tiết
các phân hệ, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi
trường thành phố Đà Nẵng nhằm đảm bảo tính đồng bộ, khả năng tương tác, đáp ứng
nhu cầu sử dụng.
III. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC
CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ THÔNG MINH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Giới thiệu Kiến trúc Chính quyền
điện tử
Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện
tử thành phố Đà Nẵng được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành lần đầu tiên tại Quyết
định số 5258/QĐ-UBND ngày 14/7/2010, cập nhật, ban hành tại Quyết định số
9862/QĐ-UBND ngày 31/12/2015, tiếp tục được cập nhật, ban hành tại Quyết định số
5172/QĐ-UBND ngày 31/10/2018. Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố Đà
Nẵng là một tài liệu mô tả tổng quan về hệ thống thông tin Chính quyền điện tử
của thành phố Đà Nẵng, và cách thức tổ chức các ứng dụng này để hỗ trợ các cơ
quan nhà nước tại thành phố Đà Nẵng thực hiện các lĩnh vực nghiệp vụ một cách
có hiệu quả, nâng cao năng lực tổ chức, điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ
người dân và tổ chức, doanh nghiệp. Việc xây dựng Kiến trúc tổng thể Chính quyền
điện tử giúp lãnh đạo các cấp có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển
khai Chính quyền điện tử kịp thời, chính xác.
Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện
tử thành phố Đà Nẵng được xây dựng dựa trên Khung kiến trúc nhóm mở TOGAF (The
Open Group Architecture Framework) và có điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù hệ
thống tổ chức chính quyền cũng như với thực tế ứng dụng công nghệ thông tin tại
Đà Nẵng. Kiến trúc này bao gồm 07 kiến trúc thành phần: Kiến trúc nghiệp vụ; Kiến
trúc dữ liệu; Kiến trúc ứng dụng; Kiến trúc kỹ thuật; Kiến trúc an
ninh; Kiến trúc dịch vụ; Các tiêu chuẩn, chính sách.
Kiến trúc tổng thể Chính
quyền điện tử thành phố Đà Nẵng
Việc xác định Kiến trúc tổng thể
Chính quyền điện tử giúp thành phố Đà Nẵng hình thành một mô hình toàn cảnh
cho việc tổ chức triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin, giúp thành
phố Đà Nẵng thực hiện đồng bộ công tác xây dựng chiến lược, lộ trình, quyết định
đầu tư, giám quản hiệu quả đầu tư, qua đó gia tăng hiệu quả triển khai công tác
ứng dụng
công nghệ thông tin và chính quyền điện tử tại các cơ quan trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Việc xác định Kiến trúc tổng thể cũng giúp các cơ quan trên địa
bàn thành phố nâng cao khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia
sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, hạn chế đầu tư trùng lặp,
tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai.
Yêu cầu đặt ra đối với Kiến trúc tổng
thể là phải được cập nhật thường xuyên để ngày càng phù hợp hơn với quy trình
nghiệp vụ, bộ máy tổ chức trong môi trường hành chính Việt Nam, phù hợp với những
nhu cầu nghiệp vụ mới phát sinh từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công
dân tham gia vào hệ thống ứng dụng, cũng như cập nhật những tiến bộ khoa học
trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó, kiến trúc tổng thể Chính quyền
điện tử thành phố Đà Nẵng sẽ được rà soát lại thường xuyên, tối đa là sau mỗi 5
năm. Tại mỗi thời điểm
chuẩn bị kế hoạch nâng cấp tiếp theo, thành phố Đà Nẵng sẽ xây dựng một quy
trình chuyển đổi được tài liệu hóa và tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia tư
vấn có kinh nghiệm, truyền đạt nội dung nâng cấp rộng rãi đến các tổ chức, cá
nhân có liên quan.
Nội dung chi tiết giới thiệu kiến
trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng được mô tả trong Phụ lục 1: Giới thiệu
kiến trúc chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng.
2. Giới thiệu Kiến trúc tổng thể thành
phố thông minh
Theo định hướng của Đà Nẵng, xây dựng
thành phố thông minh là bước tiếp theo của xây dựng Chính quyền điện tử và thành
phố thông minh là mô hình quản lý đô thị hiện đại dựa trên nền tảng Công nghệ
thông tin-Truyền thông, thông qua quá trình thu thập, giám sát, lưu trữ, xử lý
dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tối ưu sử dụng
tài nguyên, giải quyết các thách thức của đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống
và đảm bảo phát triển bền vững.
Mô hình phân lớp Kiến trúc trong xây
dựng thành phố thông minh bao gồm 05 lớp như dưới:
Kiến trúc
phân lớp trong xây dựng thành phố thông minh
Môi trường tự nhiên (Natural
Environment): Đồi núi, biển, sông ngòi, hồ nước, công viên, cây xanh, v.v...
- Hạ tầng kỹ thuật: Cầu cống, nhà cửa,
hệ thống cung cấp điện, nước, phương tiện giao thông, đường giao thông...
- Hạ tầng Công nghệ thông tin-Truyền
thông (ICT-based Hard Infrastructure): Trung tâm dữ liệu, mạng lưới viễn thông,
thiết bị máy tính, thiết bị di động, thiết bị IoT, mạng cảm biến, v.v...
- Dịch vụ thông minh (Smart
Services): Các dịch vụ, ứng dụng Công nghệ thông tin-Truyền thông phân chia
theo các lĩnh vực chuyên ngành.
- Hạ tầng mềm (Soft Infrastructure):
Nhân lực, cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ
liệu v.v... để thực hiện
các dịch vụ thông minh.
Theo kiến trúc tổng thể thành phố
thông minh tại thành phố Đà Nẵng có 06 trụ cột chính, ngành Tài nguyên và Môi
trường đóng góp 01 trụ cột đó là Môi trường thông minh. Trụ cột này gồm 03 lĩnh
vực chính: Quản lý năng lượng thông minh, Quản lý nước (cấp, thoát) thông minh,
Quản lý chất thải thông minh. Ngoài ra, ngành Tài nguyên và Môi trường còn cung
cấp thông tin dữ liệu về đất đai, bản đồ nền cho 01 trụ cột khác là Quản trị
thông minh. Dưới đây là mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu của ngành Tài nguyên
và Môi trường đối với Thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng:
Mô hình kết
nối, chia sẻ
dữ liệu của ngành TN&MT đối với TPTM
Trong mô hình này, từ các nguồn dữ liệu
như sensor, các thiết bị IoT, vệ tinh,... các lĩnh vực của ngành Tài nguyên và
Môi trường sẽ tiến hành thu nhận, tiền xử lý dữ liệu để thực hiện tổ chức, lưu
trữ, quản lý dữ liệu thành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của từng lĩnh vực.
Các cơ sở dữ liệu này sẽ được phân tích, xử lý dữ liệu theo các bài toán chuyên
ngành phục vụ hỗ trợ ra quyết định cho các cơ quan quản lý, đồng thời cung cấp,
chia sẻ dữ liệu dữ liệu cho các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu trong từng trụ
cột đã đưa ra trong bản kiến trúc tổng thể thành phố thông minh thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể:
- Lĩnh vực đất đai: Cung cấp thông
tin về đất đai (thửa đất, biến động, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,...) cho
cơ sở dữ liệu Đất đai trong trụ cột Quản trị thông minh.
- Lĩnh vực Đo đạc bản đồ: Cung cấp
thông tin dữ liệu bản đồ nền cho cơ sở dữ liệu không gian đô thị (GIS) trong trụ
cột Quản trị thông minh.
- Lĩnh vực môi trường: Cung cấp các
dữ liệu quan trắc môi trường cho hệ thống quan trắc môi trường trong trụ cột
Môi trường thông minh. Ngoài ra, còn cung cấp thông tin về quản lý và xử lý chất
thải cho lĩnh vực Quản lý chất thải thông minh của trụ cột Môi trường thông
minh.
- Lĩnh vực Tài nguyên nước: Cung cấp
thông tin dữ liệu về xả thải vào nguồn nước cho lĩnh vực Quản lý nước (cấp,
thoát) thông minh trong trụ cột Môi trường thông minh.
- Các lĩnh vực khác: Cung cấp các
thông tin của lĩnh vực quản lý, hỗ trợ các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của
06 trụ cột trong thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng.
Ngành Tài nguyên và Môi trường có vai
trò rất quan trọng trong quy trình xử lý Môi trường thông minh của Thành phố Đà
Nẵng, đóng góp 01 trụ cột trong 06 trụ cột, cung cấp thông tin cho các trụ cột
khác để đảm bảo xây dựng Thành phố thông minh Đà Nẵng theo đúng Kiến
trúc tổng thể đã đưa ra. Các dữ liệu chính bao gồm:
- Đối với dữ liệu quan trắc môi trường:
Thực hiện công tác lưu trữ, xử lý tập trung dữ liệu quan trắc; kết hợp với các
trang bị trạm quan trắc tự động môi trường (biển, sông, ao, hồ, không khí). Xây
dựng hệ cơ sở dữ liệu thu thập, phân tích và chia sẻ thông tin quan trắc tài
nguyên môi trường; kết nối với cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên môi trường quốc
gia; kết nối với Kho tài liệu và dữ liệu mở.
- Đối với việc quản lý và xử lý chất
thải: Thực hiện giám sát lộ trình, tần suất thu gom chất thải; xây dựng các ứng
dụng thông minh nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải của thành
phố. Đồng thời, thực hiện giám sát các chỉ số, các tham số có liên quan đến xử
lý sinh học, xử lý chất thải rắn.
Nội dung chi tiết giới thiệu kiến
trúc tổng thể thành phố thông minh thành phố Đà Nẵng được mô tả trong Phụ lục
2: Giới thiệu kiến trúc tổng thể thành phố thông minh thành phố Đà Nẵng.
Chương II
HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN NGÀNH
Trong những năm vừa qua, thành phố Đà
Nẵng đã đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả
công tác điều hành, quản lý và thực thi công vụ, thúc đẩy quá trình
cải cách hành chính, hiện đại hóa thành phố. Ngành tài nguyên và môi trường
cũng đã nỗ lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản
lý nhà nước và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý của ngành, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp được tốt hơn.
1. Chính sách
Từ đầu những năm 2000, Ban Thường vụ
Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU năm 2000, Nghị quyết 07-NQ/TU năm
2003 để định hướng phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố từng
bước trở thành một trong những hướng đột phá phát triển kinh tế - xã hội thành
phố.
Năm 2010, UBND thành phố Đà Nẵng đã
ban hành Khung kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin tại Quyết định số
5258/QĐ-UBND ngày 14/7/2010, đóng vai trò dẫn dắt, định hướng trong công tác triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước.
Cuối năm 2015, UBND thành phố Đà Nẵng
đã ban hành Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2016-2020 tại Quyết định số 9862/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 (thay thế Quyết
định số 5258/QĐ-UBND). Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử đóng vai
trò là tài liệu định hướng công tác xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử
của thành phố Đà Nẵng, là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thể phối hợp triển
khai đồng bộ, hình thành một hệ thống công nghệ thông tin chung cho toàn thành
phố, tối ưu về nguồn lực và hiệu quả đầu tư, đảm bảo khả năng kết nối liên
thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu và nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn tới.
Để chỉ đạo tốt công tác ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước, thành phố thành lập Ban
Chỉ đạo ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin với sự chỉ đạo trực tiếp
Lãnh đạo cao nhất UBND thành phố cùng với sự tham gia trực tiếp lãnh đạo các sở,
ban, ngành, quận huyện. Thường trực Ban chỉ đạo đã phối hợp với các ngành có
liên quan xây dựng chiến lược về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Mỗi cơ quan từ
thành phố đến phường xã được bố trí ít nhất một cán bộ chuyên trách công nghệ
thông tin tham mưu, vận hành hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin của
đơn vị.
UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã ban
hành đầy đủ, kịp thời các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trên địa bàn thành phố, các quy chế, quy định, chỉ thị tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan thành phố;
đồng thời, triển khai thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các văn bản
Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị của Trung ương và Thành ủy về
công nghệ thông tin.
Danh sách các văn bản đã ban hành:
TT
|
Nội dung
|
Số, tên,
ngày văn bản
|
1
|
Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông
tin giai đoạn 5 năm 2016-2020
|
Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày
28/12/2016
|
2
|
Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo ứng
dụng công nghệ thông tin
|
- Quyết định số 6084/QĐ-UBND ngày
07/9/2016
- Quyết định số 126/QĐ-BCĐ ngày
26/12/2016
|
3
|
Ban hành Kiến trúc Chính quyền điện
tử của Tỉnh
|
- Quyết định số 9862/QĐ-UBND ngày
31/12/2015
|
4
|
Ban hành Khung kiến trúc tổng thể thành
phố thông minh
|
- Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày
11/01/2018
|
5
|
Quy chế đảm bảo an toàn thông tin
trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
|
- Quyết định số 4159/QĐ-UBND ngày
16/9/2018
|
6
|
Quy định về trao đổi, lưu trữ, xử
lý văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước
|
- Quyết định số 8849/QĐ-UBND ngày
23/12/2016
|
7
|
Quy định về danh mục các văn bản,
tài liệu trao đổi chính thức bằng văn bản điện tử, không sử dụng văn
bản giấy
|
- Quyết định số 8849/QĐ-UBND ngày
23/12/2016
|
8
|
Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư
số và chữ ký số
|
- Quyết định số 9642/QĐ-UBND ngày
31/12/2014
|
9
|
Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống
thư điện tử công vụ
|
- Quyết định số 3712/QĐ-UBND ngày
07/7/2017 (Quy chế này thay thế Quy chế được ban hành từ năm 2010)
|
10
|
Quy chế vận hành và duy trì hoạt động
cho cổng thông
tin điện tử
|
- Quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 08/02/2011
|
11
|
Quy định hoạt động quản lý, cung cấp
dịch vụ công trực tuyến
|
- Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày
25/01/2017
|
12
|
Chính sách thúc đẩy người dân và
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến
|
- Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày
25/01/2017
|
13
|
Ban hành văn bản quy định về tiếp
nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính
công ích (theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ)
|
- Thỏa thuận hợp tác giữa UBND
thành phố Đà Nẵng và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ngày 19/10/2017 (trong đó
có quy trình)
- Thỏa thuận chi tiết giữa Bưu điện
Đà Nẵng và các Sở, ngành; quận, huyện
|
14
|
Ban hành danh sách mã định danh
theo Quy chuẩn 102: 2016/BTTTT
|
Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày
20/01/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng
|
15
|
Ban hành các văn bản gắn kết giữa ứng
dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính
|
- Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày
10/10/2011
- Quyết định số 4810/QĐ-UBND ngày
18/7/2014
- Quyết định số 2987/QĐ-UBND ngày
25/5/2015
- Quyết định số 6981/QĐ-UBND ngày
24/9/2015
- Quyết định số 9491/QĐ-UBND ngày
23/12/2015
- Quyết định số 4363/QĐ-UBND ngày
05/7/2016
- Quyết định số 8511/QĐ-UBND ngày
13/12/2016
|
16
|
Ban hành các văn bản liên quan đến
quy định kỹ thuật, phương án kỹ thuật, tiêu chuẩn để hướng dẫn kết nối giữa
các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong một hoặc nhiều các trường hợp
sau:
- Giữa các hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước thuộc Tỉnh;
- Kết nối với cơ sở dữ liệu quốc
gia; hoặc với các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa
phương; hoặc với các hệ thống thông tin khác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Tỉnh.
|
- Quyết định số 11/QĐ-STTTT ngày
06/02/2017
- Quyết định số 5258/QĐ-UBND ngày
14/07/2010
- Quyết định số 9862/QĐ-UBND ngày
31/12/2015
Thành phố Đà Nẵng đã áp dụng tiêu
chuẩn dữ liệu trong thí điểm Hồ sơ y tế điện tử để triển khai kết nối các phần
mềm quản lý bệnh viện trên toàn thành phố hình thành cơ sở dữ liệu Hồ sơ y tế
điện tử dùng chung. Hiện đã triển khai cho 56/56 Trung tâm y tế xã, phường;
04/07 Trung tâm y tế cấp quận, huyện.
|
17
|
Ban hành chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử
|
Quyết định số 2307/QĐ-UBND ngày
15/04/2016
|
18
|
Về việc xác thực và sử dụng hồ sơ
điện tử của công dân, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các
giao dịch hành chính tại các đơn vị cung cấp thủ tục hành chính trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
|
Quyết định số 5885/QĐ-UBND ngày
15/08/2014
|
19
|
Ban hành Quy chế quản lý, vận hành
và khai thác Trung tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng
|
Quyết định số 2614/QĐ-UBND ngày
16/04/2013
|
20
|
Ban hành Kế hoạch triển khai ứng dụng
chữ ký số chuyên
dùng trong các cơ quan nhà nước tại thành phố Đà Nẵng
|
Quyết định số 8745/QĐ-UBND ngày
13/12/2013
|
21
|
Ban hành Kế hoạch Phát triển hạ tầng
thông tin thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018
|
Quyết định số 7727/QĐ-UBND ngày
06/11/2013
|
22
|
Phê duyệt, ban hành tài liệu đào tạo
và nâng cao nhận thức về an toàn an ninh thông tin
|
Quyết định số 6472/QĐ-UBND ngày
22/09/2016
|
23
|
Về việc ban hành Quy chế quản lý
chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các
cơ quan hành chính nhà nước thành phố Đà Nẵng
|
Quyết định số 8443/QĐ-UBND ngày
04/12/2013
|
24
|
Ban hành Quy định đánh giá, xếp hạng
ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan đơn vị, địa phương thuộc thành
phố Đà Nẵng năm 2016
|
Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày
17/01/2017
|
25
|
Ban hành Quy chế thu thập,
quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và
môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
|
Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày
05/01/2016
|
2. Ứng dụng và cơ sở dữ liệu
- Đối với tình hình triển khai hệ thống
chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng:
Tại thành phố Đà Nẵng, Các Sở, Ban,
Ngành, Quận, Huyện, Phường, Xã đã triển khai hệ thống chính quyền điện tử thành
phố. Hệ thống chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng được triển khai tại địa chỉ
http://egov.danang.gov.vn, hệ thống bao gồm các phân hệ Quản lý văn bản điều
hành, Một cửa điện tử, email công vụ (*.danang.gov.vn), cổng góp ý thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai hệ thống chính quyền điện tử từ cuối
năm 2014 và đến thời điểm hiện tại hệ thống chính quyền điện tử đã được triển
khai đồng bộ đến các đơn vị trực thuộc của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Việc triển khai đồng bộ hệ thống
chính quyền điện tử đến tất cả đơn vị trực thuộc mang lại thuận lợi trong việc
xử lý như: giảm thiểu thời gian xử lý, tránh tình trạng bỏ sót văn bản không xử
lý, tiết kiệm chi phí (trước đây khi không sử dụng văn bản thường phải sao ra
nhiều bản để gửi đến các đơn vị, khi sử dụng phần mềm tình trạng này không
còn).
Tất cả cán bộ công chức, viên chức,
người lao động làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc
sở đều được cấp phát email công vụ. Theo bảng thống kê tình hình sử dụng email
công vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường do Trung tâm phát triển Hạ tầng Công
nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng (đơn vị vận hành hệ thống email công vụ) cung
cấp, tỷ lệ sử dụng email công vụ trong công việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường
đạt tỷ lệ 100%.
- Đối với tình hình triển khai Dịch
vụ công trực tuyến tại Sở Tài nguyên và Môi trường
Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường
Đà Nẵng đã triển khai được 51 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (gồm
31 thủ tục thuộc lĩnh vực) và 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
- Đối với lĩnh vực Đất đai:
Đất đai là lĩnh vực được ưu tiên đầu
tư ứng dụng công nghệ thông tin sớm và bài bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về đất đai theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được quy định của Sở
Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu đất
đai được thực hiện theo quyết định số 4485/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của UBND thành
phố Đà Nẵng về việc phê duyệt dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính
và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2018, định hướng
đến năm 2020.
Hiện nay việc xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai đã hoàn thành và hiện đang trong giai đoạn rà soát và hoàn thiện cơ sở
dữ liệu. Dự kiến cuối năm 2019 sẽ hoàn thành việc rà soát và hoàn thiện cơ sở dữ
liệu đất đai.
Để vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu
đất đai đã xây dựng được, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng tiếp tục triển
khai các hệ thống khai thác cơ sở dữ liệu đất đai gồm:
+ Hệ thống trình ký hồ sơ điện tử: Hệ
thống trình ký hồ sơ điện
tử được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu đất đai và vận hành nội bộ nhằm phục vụ
cho các phòng ban chuyên môn tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Hệ thống cho phép
các phòng ban chuyên môn truy xuất các thông tin cần thiết gồm: thông tin về giấy
chứng nhận, hợp đồng pháp lý, hồ sơ lịch sử... phục vụ việc xử lý các thủ tục
hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai tại Văn phòng đăng ký thành phố và
chi nhánh VPĐK quận/huyện. Trước đây, khi chưa có hệ thống này, khi trình ký
các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai thường phải kèm các hồ sơ
gốc (hồ sơ dạng giấy) liên quan, gây khó khăn trong công tác trình kỳ và rà
soát hồ sơ.Sau khi triển khai hệ thống trình ký hồ sơ điện tử mang lại hiệu quả
rất tốt trong việc
giảm thiểu thời gian xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất
đai tại Văn phòng đăng ký thành phố và chi nhánh VPĐK quận/huyện. Hiện nay, Sở
Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng đã áp dụng hệ thống trình ký điện tử cho 07 quận/huyện
gồm: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang và Liên Chiểu.
+ Triển khai hệ thống Liên thông thuế:
Hệ thống được triển khai theo công văn số 17134/BTC-TCT ngày 18/11/2015 của Bộ
Tài chính về việc phối hợp chỉ đạo triển khai kết nối trao đổi thông tin giữa
cơ quan Thuế và cơ quan Tài nguyên và Môi trường và công văn số 9496/UBND-QLĐTh
ngày 02 tháng 12 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc triển khai kết nối
trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng.
Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên
và Môi trường Đà Nẵng sẽ tiếp tục phối hợp cùng Cục Thuế triển khai công tác
Liên thông Thuế đối với tất cả các hồ sơ đăng ký
đất đai có liên quan đến thu thuế đất đai.
Hệ thống sẽ phát triển theo hướng xây dựng các dịch
vụ công trực tuyến có liên quan, công dân sẽ không phải trực tiếp đến cơ quan
nhà nước mà vẫn có thể thực
hiện được các dịch vụ hành chính công cần thiết như: Đăng ký đất đai trực tuyến,
thực hiện nghĩa vụ tài chính trực tuyến.. tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
các giao dịch của công dân với cơ quan công quyền, góp phần cải cách thủ tục
hành chính;
Sở Tài nguyên và Môi trường đã đầu
tư bản quyền công nghệ ArcGIS và hoàn thành đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống
Cổng thông
tin đất đai thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ https://ttdd.tnmt.danang.gov.vn/ và triển
khai cơ sở dữ liệu không gian đất đai (bản đồ) trên môi trường web tại địa chỉ
http://gisportal.danang.gov.vn.
- Đối với lĩnh vực Môi trường:
Lĩnh vực môi trường cũng là một
trong những lĩnh vực quan trọng, được ưu tiên hàng đầu của thành phố Đà Nẵng.
Môi trường có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống, xã hội, đến người dân và
doanh nghiệp. Do đó, công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được phát huy
một cách hiệu quả đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng
môi trường sống của người dân trong toàn Thành phố.
Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của
Thành ủy, UBND thành phố ban hành Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21/08/2008
triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”. Kể từ đó, các mục
tiêu, tiêu chí về “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố Môi trường” đã trở thành những
nội dung được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, với sự
vào cuộc khá đồng bộ của các cấp, các ngành và được lồng ghép trong các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của thành phố. Để phát triển
thành phố theo hướng dịch vụ, du lịch, công nghiệp công nghệ cao, tiên tiến và
bảo đảm môi trường chung, thành phố đã có nhiều chủ trương không cho phép đầu
tư đối với các lĩnh vực sản xuất công nghệ cũ, lạc hậu; từ chối các dự án lớn
khi xét thấy nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm, khuyến khích phát triển du lịch dịch vụ
theo hướng sinh thái, ban hành nhiều chính sách để bảo vệ môi trường
khu dân cư, hệ sinh thái,... Đến nay, thành phố đã thiết lập sự cân
đối giữa các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, kết hợp bảo vệ môi trường với
phát triển kinh tế - xã hội một cách hài hòa.
Sau 12 năm triển khai, được sự lãnh
đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy, chính quyền thành phố; sự phối hợp đồng bộ,
thường xuyên của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong công tác tuyên
truyền, triển khai thực hiện, đã tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng
viên, các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các
nhiệm vụ, mục tiêu Đề án, góp phần xây dựng Đà Nẵng với những thay đổi lớn và phát
triển vượt bậc, chất lượng môi trường nhìn chung cơ bản tốt. Thành phố nhận được
nhiều giải thưởng, chứng nhận trong nước và quốc tế về phát
triển, quản lý đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu.
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức đạt hiệu quả cao. Với nhiều hình thức truyền thông và chỉ đạo đồng bộ, sâu
rộng của lãnh đạo các cấp, ngành, 100% cộng đồng đã biết về mục tiêu xây dựng thành
phố môi trường, đồng thuận với định hướng này. Công tác xã hội hóa, kêu gọi cộng
đồng tham gia đóng góp, xây dựng thành phố môi trường đạt những kết
quả nhất định; nhiều phong trào, mô hình, sáng kiến bảo vệ môi trường đã được
xây dựng và nhân rộng trong các cơ quan, tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân.
Công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng
đô thị, phát triển kinh tế - xã hội đã có xem xét ưu tiên triển khai các dự án
trọng điểm, cấp thiết về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với
biến đổi khí hậu,
chăm sóc sức khỏe nhân dân... Hoạt động đầu tư về bảo vệ môi trường được bắt đầu
triển khai với nhiều dự án lớn, giúp thành phố từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ
thuật đô thị, môi trường trong quá trình phát triển. Quản lý tài nguyên đất, nước,
khoáng sản, hệ sinh thái đã được kiện toàn hệ thống văn bản pháp lý ở địa
phương; bước đầu đã lập quy hoạch các nguồn tài nguyên liên quan để quản lý
khai thác hợp lý, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phục hồi môi trường sau
khai thác.
Hợp tác quốc tế, ứng dụng
khoa học công nghệ đã góp phần đa dạng hóa nguồn vốn về bảo vệ môi trường, huy
động được các nguồn hỗ trợ từ các Bộ, ngành, các nguồn tài trợ của các tổ chức
trong và ngoài nước thực hiện các công trình, giải pháp về xử lý môi trường,
phòng chống thiên tai.
Bên cạnh những kết quả trên, thành
phố vẫn còn tồn tại, bất cập về môi trường cũng như việc thực hiện Đề án, cụ thể
đó là: còn 3 tiêu chí chưa đánh giá được hoặc chưa đạt được theo mục tiêu đến
năm 2020 (tỷ lệ các nhà máy kiểm soát ô nhiễm không khí; tỷ lệ chất lượng nước
đạt yêu cầu tại các khu vực: sông, ven biển, hồ, nước ngầm (có dấu hiệu ô nhiễm
cục bộ); tỷ lệ tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp). Công tác quy hoạch
còn nhiều bất cập, chưa tuân thủ các quy định, quy chuẩn dẫn đến tình trạng các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động chưa bảo đảm quy định về khoảng cách
cách ly vệ sinh môi trường từ các cơ sở sản xuất với khu vực dân cư xung quanh;
thiếu diện tích cây xanh; các trạm trung chuyển rác quy mô nhỏ, chưa đảm bảo nằm
trong khu dân cư hay bãi chôn lấp vệ sinh Khánh Sơn; sự phát triển quá mức các
dự án du lịch ven biển gây quá tải hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
cũng như quản lý chất thải rắn ở các khu vực này. Công tác đầu tư hạ tầng kỹ
thuật về môi trường còn thiếu đồng bộ, việc tính toán quy mô, lựa chọn
công nghệ xử lý chưa bảo đảm. Các công cụ quan trắc môi trường để dự báo và
ngăn ngừa ô nhiễm chưa đáp ứng, phần lớn trang thiết bị quan trắc thủ công, thụ
động; năng lực quan trắc môi trường tự động, ứng dụng công nghệ thông tin còn ở
mức thấp; nhân lực
quản lý môi trường các cấp, ngành chưa tương ứng với sự phát triển đô thị và những
công tác quản lý chuyên ngành mới. Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước
chưa thực sự bền vững (nhu cầu về nguồn vốn để phát triển hạ tầng
kỹ thuật đô thị liên quan: hệ thống thu gom, xử lý nước thải; thu gom, vận chuyển,
xử lý và chôn lấp rác thải là rất lớn và tiếp tục gia tăng), trong khi việc thu
hút từ xã hội hóa còn rất mới, gặp khó khăn, vướng mắc,....
Hiện tại, UBND Thành phố Đà Nẵng đã
phê duyệt đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030
với mục tiêu tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao các mục tiêu xây dựng thành
phố môi trường theo Đề án phê duyệt năm 2008. Phấn đấu đến năm
2025, Thành phố đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra, có lộ trình đến
năm 2030 theo hướng đô thị sinh thái; tạo sự an toàn về sức khoẻ và môi trường
cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với
thành phố Đà Nẵng.
Khung kiến trúc ứng dụng công nghệ
thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng được xây dựng để đưa
ra các chương trình, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý nhà nước của ngành Tài nguyên và Môi trường bao gồm 09 lĩnh vực: Đất đai,
Môi trường, Địa chất khoáng sản, Tài nguyên nước, Biển và Hải đảo, Khí tượng thủy
văn, Biến đổi khí hậu,
Đo đạc bản đồ, Viễn thám. Các chương trình, nhiệm vụ này được thực hiện trong
giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đạt được các mục tiêu đã đưa ra trong Khung kiến
trúc, đồng thời phối hợp, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho các chương trình, dự
án trong đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”.
Ngoài các ứng dụng Công nghệ thông
tin liên quan đến lĩnh vực đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
đã tiếp nhận và đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm tiếp nhận số liệu quan trắc tự
động từ các trạm quan trắc truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng.
Để thực hiện việc quản lý và vận hành
hệ thống quan trắc tự động Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định số
383/QĐ-STNMT ngày 28/9/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy
chế phối hợp quản lý hoạt động các hệ thống quan trắc môi trường tự động,
liên tục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Hiện tại, đã có 01 trạm khí thải, 04
trạm nước mặt, 14 trạm nước thải, 16 Giếng nước ngầm đã truyền dữ liệu Sở
Tài nguyên và Môi trường
Đà Nẵng.
TT
|
Tên trạm
|
Loại
|
Ngày tiếp
nhận
|
1
|
Khu Công
Nghiệp Hòa cầm
|
Quan trắc
nước thải
|
06/9/2017
|
2
|
Khu Công
Nghiệp Hòa Khánh
|
Quan trắc
nước thải
|
16/12/2016
|
3
|
Khu Công
Nghiệp Hòa Xuân
|
Quan trắc
nước thải
|
04/9/2017
|
4
|
Khu Công
Nghiệp Hòa Khánh mở rộng
|
Quan trắc
nước thải
|
09/9/2017
|
5
|
Khu Công
Nghiệp Liên Chiểu
|
Quan trắc
nước thải
|
16/4/2018
|
6
|
Khu Công
Nghiệp Đà Nẵng
|
Quan trắc
nước thải
|
04/5/2020
|
7
|
Khu Công
Nghệ Cao
|
Quan trắc
nước thải
|
17/11/2017
|
8
|
Trạm xử
lý nước thải bãi rác Khánh Sơn
|
Quan trắc nước thải
|
13/3/2019
|
9
|
Trạm xử
lý nước thải CocoBay
|
Quan trắc nước thải
|
14/5/2019
|
10
|
Trạm xử
lý nước thải CocaCola
|
Quan trắc nước thải
|
06/4/2018
|
11
|
Trạm xử
lý nước thải Heineken
|
Quan trắc nước thải
|
23/10/2017
|
12
|
Trạm xử
lý nước thải Phú Lộc (GĐ2)
|
Quan trắc nước thải
|
14/09/2020
|
13
|
Trạm xử
lý nước thải Vinpearl Đà Nẵng
|
Quan trắc nước thải
|
04/2/2020
|
14
|
Trạm xử
lý nước thải Phú Lộc
|
Quan trắc nước thải
|
29/9/2017
|
15
|
Trạm Cầu
Đỏ
|
Quan trắc
nước mặt
|
23/3/2016
|
16
|
Trạm quan
trắc Bầu Tràm
|
Quan trắc
nước mặt
|
9/1/2020
|
17
|
Trạm quan
trắc công viên 29/3
|
Quan trắc
nước mặt
|
8/10/2018
|
18
|
Trạm quan
trắc Hồ Đò Xu
|
Quan trắc
nước mặt
|
8/10/2018
|
19
|
Trạm KTNN
CocaCola (Giếng 1)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
18/3/2020
|
20
|
Trạm KTNN
CocaCola (Giếng 2)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
18/3/2020
|
21
|
Trạm KTNN
CocaCola (Giếng 3)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
18/3/2020
|
22
|
Trạm KTNN
CocaCola (Giếng 4)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
18/3/2020
|
23
|
Trạm KTNN
CocaCola (Giếng 5)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
18/3/2020
|
24
|
Tram KTNN
Furama Đà Nẵng (Giếng 1)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
6/3/2020
|
25
|
Trạm KTNN
Furama Đà Nẵng (Giếng 2)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
6/3/2020
|
26
|
Trạm KTNN
Furama Đà Nẵng (Giếng 3)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
6/3/2020
|
27
|
Trạm KTNN
Thủy Sản Miền Trung (Giếng 1)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
5/4/2020
|
28
|
Trạm KTNN
Thủy Sản Miền Trung (Giếng 2)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
5/4/2020
|
29
|
Trạm KTNN
Thủy Sản Miền Trung (Giếng 3)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
5/4/2020
|
30
|
Trạm KTNN
Thủy Sản Miền Trung (Giếng 4)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
5/4/2020
|
31
|
Trạm KTNN
Thủy Sản Miền Trung (Giếng 5)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
5/4/2020
|
32
|
Trạm KTNN
Vinamilk (Giếng 1)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
27/2/2020
|
33
|
Trạm KTNN
Vinamilk (Giếng 2)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
27/2/2020
|
34
|
Trạm KTNN
Vinamilk (Giếng 3)
|
Quan trắc
nước ngầm
|
27/2/2020
|
35
|
Trạm khí
Xi Măng Miền Trung
|
Quan trắc
khí thải
|
20/08/2019
|
Hiện nay, thành phố đang triển khai
dự án đầu tư các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
(thực hiện theo quyết định số 4111/QĐ-UBND ngày
16/09/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng). Quy mô dự án triển
khai thực hiện gồm 13 trạm quan trắc (06 trạm quan trắc không khí, 04 trạm
quan trắc nước biển, 03 trạm quan trắc nước sông) và đầu tư xây dựng
nâng cấp trung tâm điều hành tại Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và
Môi trường.
- Đối với các lĩnh vực còn lại (07
lĩnh vực):
Các lĩnh vực còn lại (Tài nguyên nước;
Khoáng sản; Khí tượng thủy văn; Biến đổi khí hậu; Đo đạc bản đồ; Biển và Hải đảo;
Viễn thám) việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước của
từng lĩnh vực còn tương đối hạn chế, mới thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc giải quyết các thủ tục hành chính trong hệ thống Dịch vụ công trực tuyến
của Thành phố. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm phục vụ công tác quản
lý, tác nghiệp hàng ngày của 07 lĩnh vực chưa được quan tâm, chú trọng. Các cán
bộ của các lĩnh vực mới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng,
dữ liệu mới được quản lý và cập nhật thủ công, ở dạng file excel. Chính điều
này khiến cho công tác quản lý, tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo còn gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc. Chưa nâng cao được hiệu quả trong công tác quản lý
nhà nước của các lĩnh vực theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được quy định.
- Đối với các cơ sở dữ liệu về GIS:
Các cơ sở dữ liệu về GIS trong ngành
Tài nguyên và Môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng chưa
được xây dựng một cách đồng bộ, thống nhất trong các lĩnh vực mà Sở Tài nguyên
và Môi trường quản lý. Hiện tại, mới xây dựng được cơ sở dữ liệu GIS trong lĩnh
vực Đất đai (Bản đồ thửa đất, Bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất,...),
cơ sở dữ liệu GIS về bản đồ nền địa lý, bản đồ địa hình thành phố Đà Nẵng chưa
được xây dựng. Sở Tài nguyên và Môi trường đang viết đề cương nhiệm vụ, dự án để trình UBND
thành phố Đà Nẵng ra quyết định phê duyệt thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ
liệu nền địa lý và bản đồ địa hình thành phố Đà Nẵng. Theo Nghị định số
27/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và Bản
đồ thì cơ sở dữ liệu nền địa lý phải bao gồm các nội dung thông tin sau:
+ Dữ liệu cơ sở đo đạc là dữ liệu về
các điểm tọa độ, độ cao sử dụng trong quá trình đo đạc, thu nhận, xử lý dữ liệu
địa lý;
+ Dữ liệu địa hình là dữ liệu độ
cao, độ sâu mô tả hình dạng, đặc trưng của bề mặt Trái Đất bao gồm điểm độ cao,
điểm độ sâu, đường đồng mức nối các điểm có cùng giá trị độ cao, đường mô tả đặc
trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt;
+ Dữ liệu thủy văn là dữ liệu về hệ
thống sông, suối, kênh, mương, biển, hồ, ao, đầm, phá, nguồn nước, đường bờ nước,
các đối tượng thủy văn khác;
+ Dữ liệu dân cư là dữ liệu về các
khu dân cư và các công trình liên quan đến dân cư, gồm khu dân cư đô thị, khu
dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khu chức năng đặc thù, khu dân cư khác, các
công trình dân sinh, cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội khác;
+ Dữ liệu giao thông là dữ liệu về mạng
lưới giao thông và các công trình có liên quan đến giao thông, gồm hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường
hàng không, đường thủy, cầu, hầm giao thông, bến cảng, nhà ga, các công
trình giao thông khác;
+ Dữ liệu địa giới hành chính là dữ
liệu về đường địa giới hành chính các cấp, hệ thống mốc địa giới hành chính; dữ
liệu về các đối tượng địa lý liên quan đến việc thể hiện đường
địa giới hành chính các cấp;
+ Dữ liệu phủ bề mặt là dữ liệu về
hiện trạng che phủ của bề mặt Trái Đất, bao gồm lớp phủ thực vật, lớp sử dụng đất,
lớp mặt nước, các lớp phủ khác..
Cũng theo Nghị định 27/2019/NĐ-CP
thì bản đồ địa hình được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý
theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật về bản đồ địa
hình. Nội dung gồm các nhóm lớp dữ liệu sau:
+ Nhóm lớp cơ sở toán học
bao gồm các nội dung về lưới chiếu bản đồ, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản
đồ, lưới tọa độ, điểm tọa độ và điểm độ cao trong phạm vi mảnh bản đồ,
các nội dung trình bày ngoài khung mảnh bản đồ;
+ Nhóm lớp dữ liệu địa hình;
+ Nhóm lớp dữ liệu thủy văn;
+ Nhóm lớp dữ liệu dân cư;
+ Nhóm lớp dữ liệu giao thông;
+ Nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc
gia, địa giới hành chính;
+ Nhóm lớp dữ liệu
phủ thực vật.
Các dữ liệu ngành tài nguyên và môi
trường chưa có khả năng cung cấp, chia sẻ, trao đổi dữ liệu trực tuyến với các
đơn vị khác ngoài ngành theo đúng chức năng của mình (như cung cấp
bản đồ GIS nền địa hình, ảnh viễn thám, ...), đồng thời chưa thể tiếp nhận trực
tuyến các dữ liệu, thông tin từ các đơn vị ngoài ngành (Sở xây dựng, Sở quy hoạch-kiến
trúc, Sở khoa học
và công nghệ,...) để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước ngành tài nguyên và
môi trường một cách có hiệu quả hơn.
Các ứng dụng liên quan đến GIS, viễn
thám, mô hình hóa còn hạn chế và không được sử dụng trong quản lý thường xuyên.
Nên các nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến các công nghệ trên vẫn phải nhờ các đối
tác ngoài Sở hỗ trợ. Hầu hết các phần mềm, cơ sở dữ liệu và sản phẩm công nghệ
thông tin chưa chú trọng
đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn ngành tài nguyên và môi trường và các tiêu chuẩn
ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đã ban hành, cũng như chưa
tuân thủ các chuẩn mở quốc tế nên việc giao tiếp, kết nối và kế thừa
không thể thực hiện được dễ dàng.
Nhìn chung các bất cập có nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chính và sự đầu tư chưa được
đồng bộ, mới chỉ đáp ứng nhanh các nhiệm vụ được giao chứ chưa có tầm nhìn chiến
lược dài về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường
và chưa xây dựng được một kiến trúc tổng thể để định hướng chiến lược phát triển
công nghệ thông tin một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn.
3. Hạ tầng, công nghệ
* Tại Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tất cả các phòng ban và đơn vị đều
được trang bị máy tính làm việc và được kết nối mạng qua mạng không dây (Wifi).
Các máy tính chỉ đủ để xử lý văn bản và kết nối với phần mềm quản
lý văn bản, website,... chưa đủ năng lực để phục vụ các ứng dụng GIS, Viễn
thám, CAD một cách hiệu quả.
- Các máy chủ được đặt tại Sở Tài nguyên
và Môi trường được trang bị qua nhiều dự án khác nhau, rời rạc tại Văn phòng Sở và các
phòng ban chức năng và hiện tại chỉ phục vụ cho công tác lưu trữ dữ liệu dưới dạng
các files dữ liệu, hoặc các ứng dụng riêng lẻ. Chưa có các máy chủ chuyên dụng
đúng nghĩa để xử lý các bài toán lớn (mô hình, kịch bản,...) cũng như đủ năng lực
để giải quyết hiệu quả vấn đề xử lý liên thông văn bản giữa các đơn vị trong
ngành và ngoài ngành.
- Các máy chủ ảo hóa tại Trung tâm dữ
liệu Thành phố phục vụ cho các hệ thống phần mềm thuộc chương trình chính quyền
điện tử như phần mềm quản lý văn bản và lịch công tác, phần mềm quản lý cán bộ,
công chức, viên chức, hệ thống email công vụ,...
- Việc truy cập các hệ thống chính
quyền điện tử, internet của Sở đều thực hiện qua mạng đô thị thành phố (Mạng
MAN) do UBND quản lý với băng thông kết nối mạng cho từng cơ quan từ 1.000 Mbps
đến 20.000 Mbps. Với băng thông này đã đảm bảo cho Sở Tài nguyên và Môi trường kết
nối, sử dụng phần mềm, ứng dụng dùng chung trên Trung tâm dữ liệu và kết nối ra
ngoài Internet qua cổng Internet tập trung. Tuy nhiên, mô hình tập trung tất cả
dữ liệu, cơ sở dữ liệu
của ngành tại Trung tâm dữ liệu Thành phố cũng chưa phù hợp với thực tiễn ứng dụng
công nghệ thông tin của Sở.
* Tại các đơn vị trực thuộc Sở:
- Các máy tính, máy in, máy quét chỉ
đủ để thực hiện các công việc hành chính, chưa đủ để thực hiện các nghiệp vụ
chuyên môn cao. Một phần nhu cầu đầu tư chưa đồng bộ giữa việc xây dựng các phần
mềm nghiệp vụ chuyên ngành với trang thiết bị máy móc. Đặc biệt tại 8 Chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai thành phố, tình hình máy quét, máy in, máy tính đã xuống
cấp và thậm trí không đủ, không có để thực hiện nghiệp vụ chuyên môn và công
tác hành chính đơn thuần, tối thiểu.
- Các máy chủ được trang bị theo các
dự án, nhiệm vụ mang tính chất giải quyết những nhiệm vụ tức thời, riêng lẻ,...
chưa đủ năng lực để giải quyết các bài toán toàn thành
phố, liên vùng, nhiều dữ liệu trong lĩnh vực đất đai, môi trường, GIS, ảnh viễn
thám,... Ví dụ về bài toán tính diện tích thửa đất phải đền bù do quy hoạch
giao thông trên toàn thành phố, các bài toán về kịch bản biến đổi khí hậu,...
- Hầu hết các đơn vị
đều có mạng LAN và mạng diện rộng để sử dụng internet, hệ thống quản lý văn bản
và lịch công tác. Đường truyền một số đơn vị còn dùng chung với các đơn vị
khác, hoạt động không ổn định và chưa đáp ứng đủ băng thông để làm việc.
Với đánh giá nêu trên có thể nhận
xét: Hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu hoạt động
mức tối thiểu và ở tại các Chi nhánh VPĐK của 8 quận huyện thì mức độ đáp ứng rất
thấp. Để đáp ứng
nhu cầu thực sự của ngành, cần thiết phải nghiên cứu và đầu tư một cách khoa học,
hiện đại và đồng bộ toàn diện cho hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành tài
nguyên và môi trường.
Tuy nhiên, việc đầu tư này cần phải
đồng bộ phù hợp với việc triển khai xây dựng các mô hình hệ thống thông tin tài
nguyên và môi trường của 9 lĩnh vực, phù hợp với nguồn lực đầu tư (tài chính,
nhân lực)
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH
1. Thuận lợi
Thành phố Đà Nẵng được đầu tư nền tảng
công nghệ thông tin từ khá sớm, thành phố đã nhanh chóng xây dựng Chính quyền
điện tử, đưa các tiện ích thông minh ứng dụng trong quản lý đô
thị. Đây cũng là cơ sở thuận lợi để xây dựng thành phố thông minh trong tương
lai. Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) của thành phố Đà Nẵng đã
11 năm liên tiếp đứng đầu trong khối các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Chỉ số ICT Index cao thì năng lực cạnh tranh tốt, cải cách hành chính tốt, thương mại
điện tử phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao. Đà Nẵng đã giải quyết tốt
bài toán nền tảng công nghệ thông tin mạnh, do vậy, việc hướng tới thành phố
thông minh sẽ có nhiều thuận lợi.
Hệ thống thông tin chính quyền điện
tử (CQĐT) của Đà Nẵng được sử dụng từ hơn 5 năm trước, hiện đã cập nhật nguồn
cơ sở dữ liệu lớn, trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể như dữ liệu nền của hơn 1,1 triệu
công dân, cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính, doanh nghiệp, bản đồ nền, đất
đai... Hiện tại hệ thống một cửa điện tử của Đà Nẵng được triển khai tại 84
cơ quan hành chính các cấp và trả kết quả trên phần mềm một cửa điện tử dùng
chung. Ngoài ra có 240 cơ quan, đơn vị sử dụng hệ thống quản lý văn bản điều
hành điện tử, 1,7 ngàn cơ quan và cá nhân (từ phó phòng trở lên) được cấp chữ
ký số chuyên
dùng. Tại Đà Nẵng hiện cùng đang triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
thuộc loại cao của cả nước. Tổng số 572 dịch vụ/1.292 thủ tục hành chính (chiếm
gần 45%) được tích hợp và cung cấp tập trung trên Hệ thống thông tin Chính quyền
điện tử. Cổng thanh
toán trực tuyến đã được tích hợp để phục vụ thanh toán trực tuyến phí,
lệ phí thủ tục hành chính. Theo Sở TT&TT Đà Nẵng, các ứng dụng một cửa điện
tử, hệ thống thư điện tử, ứng dụng góp ý, phần mềm quản lý hộ khẩu... của thành
phố được triển khai hiệu quả. Cũng từ đây đã hình thành nguồn nhân lực công nghệ
thông tin trong xây dựng, triển khai, vận hành Chính quyền điện tử (khoảng 500
cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin), nguồn nhân lực tại hơn 900 doanh nghiệp
công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố (khoảng 25.000 người).
Việc ứng dụng công nghệ thông tin
thông qua các dịch vụ trực tuyến đã góp phần giảm thời gian, chi phí cho người
dân, DN, nâng cao sức cạnh tranh cho môi trường đầu tư kinh doanh của Đà Nẵng.
Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp, mức độ ứng
dụng công nghệ thông tin phải cao hơn, chuyên sâu hơn, thông qua nhiều tiện ích
thông minh hơn. Mặc dù thành phố Đà Nẵng đã có nền tảng công nghệ để thực hiện
dịch vụ công trực tuyến khá tốt, tuy nhiên tỷ lệ xử lý dịch vụ công trực tuyến
vẫn chưa cao. Do vậy, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích người dân
thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, thì cần phải giao chỉ tiêu thực hiện dịch
vụ công trực tuyến hằng năm, có thể cụ thể hàng năm phải xử lý bao nhiêu phần
trăm các hồ sơ bằng dịch vụ công trực tuyến và con số này phải
tăng lên.
Hiện Đà Nẵng đang triển khai đề án thành
phố thông minh với tổng kinh phí hơn 2,1 ngàn tỷ đồng. Theo đó, tới năm 2020
thành phố sẽ hình thành hạ tầng, nền tảng và cơ sở dữ liệu thông minh đóng vai
trò là nền tảng dùng chung cho các ứng dụng thành phố thông minh. Từ năm 2020 -
2025 hoàn thiện, thông minh hóa các ứng dụng đã hình thành, thí điểm ở giai đoạn
trước để phục vụ doanh nghiệp, người dân, du khách đồng thời chuyển quản lý
đô thị từ truyền thống thành quản lý trên dữ liệu số. Trong giai đoạn 5 năm tiếp
theo sẽ phát triển thành phố thông minh lên tầm cao mới để thúc đẩy
các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo dựa trên dữ liệu, các công nghệ phân tích
như máy học, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo,... Những công nghệ này được
ứng dụng sâu, phổ biến để phục vụ quản lý đô thị, tinh gọn bộ máy, nâng cao sức
cạnh tranh và tạo động lực mới cho phát triển.
Ngành Tài nguyên và Môi trường là một
ngành điều tra cơ bản, sản phẩm chủ yếu là thông tin dữ liệu, đây là một lợi thế
rất lớn cho ngành Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, phát triển
Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh của thành phố Đà Nẵng. Thông tin dữ
liệu chính là nền tảng để phát triển Chính quyền điện tử. Đặc biệt là thông tin
dữ liệu về đất đai và môi trường. Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng được cơ sở dữ
liệu Đất đai tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Các dữ liệu biến động về đất đai
được cập nhật thường xuyên, nhanh chóng phản ánh đúng thực trạng công tác quản
lý đất đai tại Đà Nẵng, cơ sở dữ liệu về môi trường đã cơ bản được xây dựng với
dữ liệu về quan trắc chất lượng môi trường tại các khu vực có nguy cơ ô
nhiễm cao trong Thành phố. Dữ liệu quan trắc môi trường được gửi về Sở Tài nguyên
và Môi trường thành phố Đà Nẵng một cách tự động, theo thời gian thực, góp phần
hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành một cách kịp thời và chính xác.
Ngày 09/04/2020 Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ
quan nhà nước. Nghị định này đã xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của dữ liệu
số trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Dữ liệu
phải được xây dựng tạo thuận lợi chia sẻ cho bên ngoài được xác định ngay từ
khi xây dựng thay vì chỉ tập trung xây dựng phục vụ nhu cầu nội bộ làm hạn chế chia sẻ dữ
liệu - là nguyên nhân dẫn tới sự cát cứ, trùng lặp. Các hệ thống thông tin
trong cơ quan nhà nước khi được xây dựng phải được xác định các hạng mục xây dựng
cấu trúc dữ
liệu, chia sẻ dữ liệu cũng như khai thác dữ liệu được chia sẻ ngay từ khi triển
khai; hạng mục duy trì, kết nối chia sẻ cũng phải được xác định rõ ràng. Quá
trình kết nối và chia sẻ dữ liệu là quá trình chuẩn bị sẵn sàng, đăng ký và cấp
quyền khai thác các dịch vụ dữ liệu (chia sẻ dữ liệu mặc định) và được chuẩn
hóa phù hợp với đa mục đích khai thác khác nhau. Chỉ khi dịch vụ dữ liệu chưa
có sẵn thì các cơ quan mới cần trao đổi và chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc
thù. Điều này giúp các dịch vụ dữ liệu ngày càng tinh gọn và hiệu quả, thuận lợi
cho việc quản lý, vận hành, duy trì và tiết kiệm kinh phí.
2. Khó khăn
Về cơ sở hạ tầng:
Khả năng lưu trữ dữ liệu: Mặc dù đã
được đầu tư về hạ tầng nhưng như vậy là chưa đủ để đáp ứng khả năng lưu trữ dữ
liệu. Hiện nay, hệ thống máy chủ không đủ sức đảm đương được nhiệm
vụ lưu trữ khối lượng dữ
liệu ngày càng lớn và tần suất truy cập xử lý ngày càng nhiều, phạm vi
dữ liệu cần cho hoạch
định chính sách và xử lý các vấn đề Tài nguyên và Môi trường ngày càng rộng về
không gian và thời gian. Đây sẽ là một thảm họa nếu không được đầu tư kịp thời
sẽ dẫn đến tê liệt
cả hệ thống. Dự tính
trong tương lai, khi thực hiện Nghị định 73/2017/NĐ-CP của Chính phủ, khối
lượng dữ liệu trong ngành sẽ lên đến nhiều TeraByte.
Lãng phí tài nguyên hạ tầng: Mặc dù
thiếu không gian lưu trữ nhưng sự lãng phí tài nguyên hạ tầng máy chủ vẫn tồn tại
như không sử dụng hết năng lực của bộ vi xử lý, bộ nhớ, và đĩa cứng vì công nghệ
đầu tư cho hệ thống chưa ở mức ảo hóa hạ tầng nên không thể giám sát
tài nguyên của toàn bộ hạ tầng máy chủ cũng như không thể linh hoạt
cấp phát tài nguyên cho các ứng dụng khác nhau.
An toàn và bảo mật dữ liệu: Với hạ tầng
máy chủ được đầu tư hướng đến các ứng dụng của từng phân hệ riêng rẽ nên không
đủ hạ tầng để đảm bảo an toàn dữ liệu cũng như bảo mật hệ thống. Dữ liệu được
coi là linh hồn của toàn
bộ hệ thống nên cần có sự nhìn nhận và đầu tư thỏa đáng để đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho dữ liệu
của hệ thống, ngay cả khi bị thảm họa (cháy, động đất, lũ lụt,...) cũng không thể
bị mất dữ liệu. Sự thâm nhập trái phép vào hệ thống đã được phát hiện nhiều lần
trong quá trình vận hành hệ thống và xu hướng ngày càng gia tăng ở mức độ cao
hơn.
Tính liên tục của hệ thống: Tính
liên tục của hệ thống là một tính chất quan trọng của bộ máy hành chính Nhà nước.
Tiến tới chính phủ điện tử, chúng ta cũng cần đảm bảo sự vận hành liên tục của
hệ thống công nghệ thông tin đồng nghĩa với việc đảm bảo vận hành hệ thống bộ
máy hành chính.
Tính liên thông: hệ thống mạng riêng
ảo hiện nay đã phục vụ kết nối trao đổi dữ liệu giữa cấp tỉnh và cấp huyện
trong phạm vi ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc
liên thông giữa cấp Sở Tài nguyên và Môi trường với Bộ Tài nguyên và Môi trường
và các đơn vị khác cần phải được nghiên cứu, mở rộng và nâng cấp theo chủ
trương xây dựng mạng thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường của Bộ Tài nguyên
và Môi trường (Quyết định 2113/QĐ-BTNMT). Đối với mạng LAN trong nội bộ Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng sử dụng công nghệ cũ và được lắp đặt
chưa khoa học nên đạt hiệu quả không cao. Hệ thống mạng hiện nay chưa đảm bảo
được việc trao đổi thông tin giữa cấp tỉnh, huyện với cấp xã. Để giải
quyết vấn đề này cần
phải có giải pháp tổng thể giữa hạ tầng mạng, máy chủ và các ứng dụng liên quan.
Về cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường
hiện nay đang được cập nhật khá tốt, tuy nhiên lại rất rời rạc, chưa được lưu
trữ và quản trị tập trung trong một cơ sở dữ liệu thống nhất cho toàn tỉnh, và
chưa thực hiện việc chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, có thể nói cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường là cơ sở dữ liệu nền
tảng cho rất nhiều các ứng dụng phục vụ quản lý của các cơ quan nhà nước trên địa
bàn tỉnh.
Khả năng chia sẻ dữ liệu: Với thiết
kế mô hình cơ sở dữ liệu hiện tại chưa đáp ứng được tính chia sẻ trực tuyến,
đáp ứng thời gian thực và khả năng linh hoạt trong việc tích hợp các nguồn dữ
liệu khác nhau. Hơn nữa, khái niệm chia sẻ dữ liệu Tài
nguyên và Môi trường hiện nay không chỉ đơn thuần là việc cho và nhận
dưới dạng truyền thống như copy file, đĩa CD/DVD mà còn phải đáp ứng tính
tích hợp giữa các hệ thống
khác nhau bên ngoài ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Khả năng tiếp cận dữ liệu: Một trong
những nội dung quan trọng của cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường là xây dựng
hệ thống danh mục dữ liệu theo đúng quy định, quy phạm của Nhà nước. Đây là cơ
sở quan trọng để tiến đến việc công khai minh bạch các nguồn dữ liệu Tài nguyên
và Môi trường trên địa bàn tỉnh, đồng thời cũng là nền tảng hướng đến xây dựng
mạng kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường sau này. Cần có một cơ chế để
người sử dụng dễ dàng tìm kiếm, khám phá và tiếp cận sử dụng các dữ liệu
ngành Tài nguyên và Môi trường.
Tái sử dụng dữ liệu: Hầu hết các dữ
liệu hiện nay đều phục vụ cho một nhiệm vụ cụ thể. Trong khi đó, để
giải quyết các vấn đề liên quan đến Tài nguyên và Môi trường đều cần sử
dụng rất nhiều dữ liệu từ các hệ thống khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần
có một mô hình sử dụng các nguồn dữ liệu đó một cách linh hoạt, giảm thiểu chi
phí sử dụng và luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ, thậm chí có thể dữ liệu chỉ
được tạo một lần nhưng có thể sử dụng trong các ứng dụng khác nhau.
Về phần mềm ứng dụng:
Hiện trạng ứng dụng trong ngành Tài
nguyên và Môi trường hiện nay chưa đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng của
cán bộ, công chức, viên chức, còn rời rạc và chưa có sự kết nối liên
thông giữa các phòng ban. Hầu hết các đơn vị đều có mong muốn xây dựng mới các ứng
dụng tìm kiếm tra cứu,
quản lý hồ sơ, các ứng dụng cập nhật biến động, báo cáo thống kê,... để
phục vụ các tác nghiệp hàng ngày. Và ngoài ra vẫn chưa có ứng dụng nào có thể hỗ
trợ việc chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban trong một đơn vị cũng như giữa các
đơn vị với nhau dẫn tới việc lưu trữ, cập nhật dữ liệu một cách rời rạc, không
được thống nhất.
Vấn đề bản quyền phần mềm nền: Khá
nhiều phần mềm gốc hiện nay đang được sử dụng trong ngành Tài nguyên và Môi trường
không có bản quyền, Điều này không những phạm Luật sở hữu trí tuệ (số
51/2005/QH11) mà còn không nhận được cập nhật, hỗ trợ từ các nhà sản xuất và việc
vận hành hệ thống không được ổn định. Để giảm thiểu chi phí đầu tư phần mềm gốc,
giải pháp sử dụng mã nguồn mở cho các ứng dụng nền và hệ thống cũng cần được
xem xét và áp dụng trong tương lai (Chỉ thị 04/2007/CT-TTg).
Vấn đề nâng cấp phần mềm: Trong một
thời gian dài, các phần mềm ứng dụng đã được phát triển và phục vụ tốt các chức
năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn thành
phố. Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và nhu
cầu đặc thù quản lý tại địa phương các nhiệm vụ và yêu cầu mới được phát sinh
như là một yếu tố khách quan của sự phát triển. Chính vì thế các phần mềm cần
phải được thay đổi về nền tảng phát triển và nâng cấp các chức năng nhằm
hình thành một hệ thống phần mềm linh hoạt, uyển chuyển trong quá trình vận
hành và dễ dàng đưa đến tay người sử dụng. Hướng phát triển các ứng
dụng trên nền tảng Web cần phải được nghiên cứu và phát triển trong tương lai
nhằm giảm thiểu chi phí bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụng và tận dụng triệt
để nguồn lực về công nghệ thông tin trong ngành Tài nguyên và Môi trường.
Về nguồn nhân lực:
Vấn đề chuyên môn hóa: Nguồn nhân lực
công nghệ thông tin hiện
nay tập trung tại Trung tâm công nghệ thông tin và hầu hết các đơn vị trực thuộc
đều không có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Do đó, Trung tâm công
nghệ thông tin là nguồn lực chính để phát triển hệ thống và vận hành hệ thống
hiện nay trong ngành. Tuy nhiên, khối lượng công việc ngày càng nhiều dẫn đến
thiếu nhân lực về số lượng, cũng như chất lượng. Các chuyên viên công nghệ
thông tin phải làm quá nhiều việc dẫn đến tính chuyên môn hóa chưa được cao,
khó có thể đảm đương được nhiệm vụ và áp dụng khoa học, công nghệ mới trong khi
đó tốc độ phát triển công nghệ thông tin trong nước cũng như trên thế giới rất nhanh.
Vấn đề đào tạo: Theo khảo sát thực tế
thì hầu hết các đơn vị trực thuộc đều không có chính sách về công nghệ thông
tin cũng như không có nhu cầu đào tạo nhân sự về công nghệ thông tin. Do đó nguồn
nhân lực công nghệ thông tin trong ngành Tài nguyên và Môi trường không nắm bắt
được các công nghệ mới và các văn bản liên quan đến công nghệ thông tin tác động
đến ngành Tài nguyên và Môi trường. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với với sự
phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và viễn thông, rất nhiều khái niệm,
thuật ngữ và tư duy mới về việc phát triển công nghệ thông tin được ra đời.
Chính vì thế, đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ
thông tin trong ngành Tài nguyên và Môi trường nhằm sử dụng tối đa năng lực hạ
tầng đã được đầu tư, giảm thiểu chi phí đầu tư và đáp ứng được yêu cầu quản lý
và các yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà trong giai đoạn mới.
3. Bài học kinh nghiệm
Ngành tài nguyên và môi trường có 9
lĩnh vực quản lý nhà nước bao gồm: Đất đai, Tài nguyên nước, Khoáng sản, Môi
trường, Khí tượng thủy văn, Đo đạc bản đồ, Tài nguyên môi trường biển, Biến đổi
khí hậu, Viễn thám có tính chất liên ngành khi xử lý hoặc ra quyết định. Tính
chất liên ngành được thể hiện qua việc xử lý một vấn đề trên địa bàn Thành phố
đòi hỏi cần rất nhiều dữ liệu, thông tin của các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như
để xác định lan tỏa ô nhiễm trên một con sông thì ngoài việc cần dữ liệu quan
trắc của lĩnh vực môi trường, chúng ta vẫn phải cần các dữ liệu của
các lĩnh vực khác như dữ liệu khí tượng-thủy văn về mực nước, lưu lượng nước,
dòng chảy,...; dữ liệu bản đồ về địa hình khu vực ô nhiễm, về địa hình lòng
sông,...; dữ liệu địa chính về hiện trạng sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất và
ranh thửa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm,... và có thể cần các dữ liệu, thông tin từ
các cơ sở dữ liệu khác từ các đơn vị, tổ chức cá nhân khác như dữ liệu, thông
tin về nguyên vật liệu sản xuất của nơi gây ô nhiễm môi trường, danh tính của
chủ cơ sở gây ô nhiễm môi trường từ cơ quan khác. Và rất nhiều ví dụ khác minh
chứng cho việc ra quyết định hành chính cho một vấn đề,
ngành tài nguyên và môi trường cần tất nhiều nguồn dữ liệu, thông tin từ các hệ
thống khác nhau trong và ngoài ngành để xử lý.
Ngành tài nguyên và môi trường
cũng có trách nhiệm phải cung cấp các dữ liệu, thông tin của mình cho các tổ chức,
cá nhân khai thác và sử dụng nhằm phục vụ quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực
nói chung trên địa bàn Thành phố, đáp ứng mục tiêu “công khai, minh bạch thông
tin” của cơ quan nhà nước. Đây là động lực và cũng là mục tiêu của mọi hoạt động
của cơ quan Nhà nước, trong đó có ngành tài nguyên và môi trường. Các dữ liệu
thông tin về tài nguyên và môi trường được cung cấp cho các sở ban ngành có thể có là: Dữ
liệu ranh thửa đất và các thuộc tính kèm theo để phục vụ cho quản lý đô thị,
giao thông, xây dựng quy hoạch và kiến trúc,...; dữ liệu về quan trắc cần cung
cấp trực tuyến cho các tổ chức khoa học và công nghệ, đơn vị nhà nước, tổ chức
và nhân dân như Sở Khoa học và công nghệ, Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn, các trường đại học và viện nghiên cứu,...
Như vậy, vấn đề chia sẻ dữ liệu về
tài nguyên và môi trường giữa các lĩnh vực trong ngành và với các tổ chức, cá
nhân ngoài ngành là vấn đề rất quan trọng cần phải thực hiện trong tương
lai đối với toàn bộ hệ thống thông tin của ngành Tài nguyên và Môi trường. Tuy
nhiên để đạt được mục tiêu đó ngành tài nguyên và môi trường cần phải vượt qua
các thách thức sau:
Muốn chia sẻ, trao đổi cần phải có dữ
liệu nên giai đoạn này cần tập trung xây dựng dữ liệu một cách đồng bộ, tập
trung, tránh đầu tư phân tán và các dữ liệu được ưu tiên xây dựng phải là các dữ
liệu được sử dụng thường xuyên, nhiều đơn vị trong và ngoài ngành có nhu cầu sử
dụng và phải có tính thời sự (nghĩa là phải được cập nhật thường xuyên). Các dữ
liệu về tài nguyên và môi trường bao trùm trên 9 lĩnh vực quản lý được xây dựng
bằng nhiều công nghệ khác nhau như từ công tác khảo sát đo đạc cơ bản đến công
tác quan trắc, mô hình hóa và có thể là sản phẩm của việc xử lý dữ liệu. Các dữ
liệu, thông tin được hình thành qua quá trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính
cho nhân dân và doanh nghiệp... Như vậy, dữ liệu sẽ rất đa dạng về định dạng,
ngữ nghĩa và kể cả phương thức, công nghệ lưu trữ hiện nay.
Sự đa dạng công nghệ tồn tại khách
quan ngay trong các hệ thống khác nhau của ngành tài nguyên và môi trường. Bởi
lẽ, công nghệ này phục vụ tốt cho lĩnh vực này thì không phục vụ tốt cho lĩnh vực
khác. Mặt khác do nguồn nhân lực công nghệ thông tin thiếu hụt và chưa đủ trình
độ để triển khai tất cả các hệ thống một cách thuần nhất về công nghệ nên việc
hỗ trợ kỹ thuật từ các doanh nghiệp bên ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, đối mặt với sự
đa dạng về công nghệ của các hệ thống trong và ngoài ngành là một thách thức
khách quan, chúng ta có thể nỗ lực tạo một hệ thống thuần nhất cho toàn
ngành cho dù rất khó khăn nhưng chúng ta không thể “ép” các đơn vị ngoài ngành
sử dụng công nghệ mà chúng ta đang sử dụng. Hơn nữa, áp lực đòi hỏi phải xây dựng
nhanh chóng, hiệu quả các hệ thống đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực nên vấn
đề làm sao các hệ thống có thể “nói chuyện” được với nhau là một thách thức
lớn cần phải vượt
qua.
Qua thực tiễn triển khai phần mềm một
cửa điện tử quản lý đất đai chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: Việc kết nối
liên thông để trao đổi dữ
liệu hiện nay trong ngành hoàn toàn bị thụ động. Một yêu cầu kết nối đều phải
triển khai với sự tham gia của rất nhiều tổ chức và nhu cầu khai thác dữ liệu
tài nguyên và môi trường ngày càng nhiều dẫn đến việc rất khó kiểm soát và vận
hành hiệu quả, nhất là đối với các hệ thống có dữ liệu đất đai, địa chính, địa
hình và quan trắc môi trường. Như vậy với việc huy động nhiều nguồn lực để thực
hiện xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường cần phải
có những yêu cầu mang tính nguyên tắc nhằm bảo đảm các hệ thống được xây dựng
trước cùng với các hệ thống được xây dựng sau có thể kết nối được với nhau và
phải chủ động tạo ra các kênh chia sẻ, trao đổi với các hệ thống
trong và ngoài ngành tài nguyên và môi trường.
Vấn đề nguồn nhân lực với việc áp dụng
các công nghệ hiện đại trong quá trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý
ngành tài nguyên và môi trường cũng là một thách thức đặt ra. Khoa học và công
nghệ ngày càng phát triển, tài nguyên mở trên thế giới và tại Việt Nam ngày
càng gia tăng nhanh, đây vừa là cơ hội để chúng ta có thể áp dụng, sử dụng để thu hẹp
khoảng cách phát triển công nghệ thông tin trong ngành vừa là thách thức bởi
chúng ta phải không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng để có
thể làm chủ được công nghệ, kế thừa được các thành quả của cộng đồng khoa học
và công nghệ để lại để phát triển. Có thể nói giai đoạn hiện nay bùng nổ các
khái niệm về công nghệ đang vận hành trên thế giới như Kiến trúc hướng dịch vụ
(Service Oriented Architecture - SOA), Đồng vận hành (Interoperability), Điện
toán đám mây (Cloud computing), Dịch vụ Web (Web Services), Cách mạng công nghiệp
4.0, Smart City,... với một loạt công nghệ và sản phẩm khoa học được ra đời để phục
vụ việc áp dụng công nghệ thông tin, truyền thông một cách nhanh nhất và hiệu
quả nhất. Đứng trước các xu hướng trên với đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin
hiện nay thì đó là một thách thức mà chúng ta cần phải vượt qua trên cơ sở tận
dụng các cơ hội bên ngoài và nội lực của chính chúng ta.
Chương III
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KIẾN
TRÚC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH
1. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo
Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông
tin ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng được xây dựng nhằm:
a) Làm nền tảng để ngành Tài nguyên
và Môi trường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản
lý tài nguyên và môi trường của thành phố, góp phần xây dựng Chính quyền điện tử,
thành phố thông minh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững;
b) Ứng dụng công nghệ
thông tin trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường đáp ứng xu hướng phát triển của
cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0;
c) Làm cơ sở đề xây dựng các Danh mục
chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin và kế hoạch triển khai của
ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng.
2. Các nhiệm vụ trọng tâm của chiến
lược, quy hoạch phát triển ngành
Lĩnh vực đất đai:
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
quản lý đất đai theo hướng hiện đại nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung quản
lý nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xây dựng và vận hành hệ thống thông
tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia thống nhất trên phạm vi toàn quốc,
phục vụ đa mục tiêu.
Lĩnh vực tài nguyên nước:
Đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ nguồn nước
xuyên biên giới; công tác quy hoạch, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên
nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh nguồn nước
trong điều kiện nguồn nước ngày càng khan hiếm, nhu cầu sử dụng nước và sự suy
giảm chất lượng nước ngày càng gia tăng, thích ứng với các tác động của biến đổi
khí hậu gây ra cho tài nguyên nước.
Lĩnh vực địa chất và
khoáng sản:
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về địa chất - khoáng sản; quản lý có hiệu quả tài nguyên khoáng sản,
giảm thiểu tác động của các hoạt động khoáng sản đối với môi trường; tập trung
thực hiện hiện chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 và Quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm
2030” đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày
18/02/2019.
Lĩnh vực môi trường:
Kiểm soát, hạn chế, chủ động phòng
ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển căn bản trong công tác bảo
vệ môi trường, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và
suy giảm đa dạng sinh học; tăng cường năng lực tổ chức thực hiện trong chỉ đạo,
điều hành công tác bảo vệ môi trường; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường
sống hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Lĩnh vực khí tượng thủy văn:
Thực hiện đồng bộ các chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch về khí tượng thủy văn; phát triển hệ thống cảnh báo, dự
báo khí tượng thủy văn; thu hút nguồn lực ngoài nước để hiện đại hoá ngành khí
tượng thủy văn.
Lĩnh vực biến đổi khí hậu:
Thực hiện đồng bộ các chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch về biến đổi khí hậu; quản lý phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới;
các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nền kinh tế các-bon thấp
bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia; thích ứng với tác động của biến
đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Lĩnh vực đo đạc và bản đồ:
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về đo đạc và bản đồ đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, phát triển ngành đo đạc và bản đồ trở thành một ngành điều tra cơ bản có
trình độ khoa
học và công nghệ tiên tiến của khu vực, tiếp cận với trình độ tiên
tiến trên thế giới.
Lĩnh vực biển và hải đảo:
Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả
phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo. Đáp ứng hạ tầng thông
tin kỹ thuật cơ bản về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, góp
phần cung cấp thông tin kịp thời, đủ độ tin cậy về dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu
phục vụ phát triển kinh tế biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và
trên các đảo. Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên và kiềm chế tốc độ
gia tăng ô nhiễm môi trường vùng bờ và trên các đảo. Nâng cao khả năng thích ứng
với biến đổi khí hậu, duy trình chức năng sinh thái và năng suất sinh học của
các hệ sinh thái biển, hải đảo nhằm bảo vệ đa dạng sinh học biển và các nguồn lợi
từ biển. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động điều tra cơ
bản tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Cung cấp đầy đủ thông tin cơ
bản về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh
tế biển bền vững
và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Lĩnh vực viễn thám:
Xây dựng lĩnh vực viễn thám phát triển
toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ quản lý
tài nguyên, giám sát môi trường, thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm
an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
II. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN NGÀNH
1. Các định hướng chiến lược
1.1. Chiến lược
phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường
Bám sát các văn bản của chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Thành phố và của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chiến lược Phát triển bền vững Việt
Nam giai đoạn 2011-2020 được ban hành tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12
tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18
tháng 11 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
nhiệm kỳ 2016 - 2021;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08
tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
- Quyết định số 2948/QĐ-BTNMT ngày
20 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Chương
trình hành động phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn
2011 - 2020;
- Quyết định số 115/QĐ-BTNMT ngày 24
tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành
Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 100/NQ-CP
ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Định hướng chung:
- Phấn đấu xây dựng thương hiệu
"Đà Nẵng thành phố môi trường". Tăng cường biện pháp ngăn ngừa, giảm
thiểu ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện môi trường, giải quyết
một bước cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp,
nhà máy, ô nhiễm nước thải, rác thải công nghiệp và y tế;
- Quản lý khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất như đất đai, nguồn nước ngầm,
tài nguyên rừng... đảm bảo phát triển bền vững;
- Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn
chế tác động xấu của thiên tai, ứng cứu kịp thời các sự cố môi trường. Có các dự
án phòng chống biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai;
- Tăng cường công tác chỉ đạo điều
hành gắn với công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch và
đơn giản hoá thủ tục, coi công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm;
- Đề xuất, đẩy mạnh công tác xây dựng
và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về quản lý
tài nguyên và môi trường nhằm thực hiện các nội dung quản lý nhà nước theo chức
năng của Sở;
- Tăng cường công tác đầu tư phát
triển, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh
công tác điều tra cơ bản, đa dạng các nguồn vốn và xã hội hoá các hoạt động dịch
vụ về Tài nguyên và Môi trường;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu các lĩnh vực
chuyên ngành (đất đai, tài nguyên nước, địa chất khoáng sản, môi
trường, ...) đảm bảo công khai, minh bạch, bám sát quy định pháp luật về công
khai thông tin đến người dân và doanh nghiệp;
- Phát triển khoa học, công nghệ, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Tập trung xây dựng, hoàn thiện
hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách ứng dụng công nghệ thông tin ngành
Tài nguyên và Môi trường; hoàn thiện Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công
trực tuyến, thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ quan
nhà nước; xây dựng, tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu Tài
nguyên và Môi trường toàn ngành; cập nhật thường xuyên, sử dụng hàng ngày trong
công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ bảo đảm kịp thời, chính xác, tăng hiệu quả
công tác chỉ đạo điều hành; công bố, công khai, cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ
liệu Tài nguyên và Môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng, người dân và doanh nghiệp;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải
quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. Tăng cường sự phối hợp trong công tác thanh
tra, kiểm tra Tài nguyên và Môi trường, tránh hình thức, chồng chéo, bỏ trống
nhiệm vụ, bỏ sót đối tượng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường,
chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế song phương, đa phương và hội nhập kinh
tế quốc tế; vận động các chương trình, dự án có nguồn vốn nước ngoài nhằm
hỗ trợ tích cực cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng, quản
lý tổng hợp và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng
sinh học; phòng ngừa và xử lý ô nhiễm; phát triển khoa học và công nghệ; nâng
cao năng lực và thể chế quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường và khuyến
khích đầu tư trong nước và nước ngoài;
- Tăng cường công tác thống kê ngành
Tài nguyên và Môi trường. Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích và sử dụng thông tin thống
kê. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ khai thác và chia sẻ dữ
liệu thống kê.
1.2. Tầm nhìn, định
hướng chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường
thành phố Đà Nẵng
a) Bám sát các văn bản chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành phố, Bộ Thông tin và Truyền thông, và của
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
07/3/2019 về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử
giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025”;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày
22/5/2015 ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền
tảng phát triển chính phủ điện tử;
- Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày
31/12/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Quyết định số 3196/QĐ-BTNMT ngày
16/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Kiến trúc Chính phủ
điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường, phiên bản 2.0;
- Quyết định số 5172/QĐ-UBND ngày
31/10/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Kiến trúc tổng thể Chính quyền
điện tử thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày
11/01/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc tổng thể thành
phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng;
- Nghị quyết quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của
Hội đồng nhân dân thành phố đưa ra Mục tiêu tổng quát là “Xây dựng Đà Nẵng trở
thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại, năng động, sáng tạo, thông minh, phát triển
theo hướng kinh tế tri thức..”; định hướng phát triển liên quan đến ngành Tài
nguyên và Môi trường là “Phát triển hệ thống hạ tầng Công nghệ thông tin-Truyền
thông đồng bộ, xây
dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh (Smart City) Đà Nẵng.”
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định
kỹ thuật
- Các chính sách, quy chế liên quan
đến việc quản lý, vận hành các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu; cơ chế cập nhật
thông tin, dữ liệu của các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu;
- Các chính sách liên quan đến an
toàn, an ninh thông tin tại các TTDL, các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu đáp ứng
tình hình mới.
c) Xây dựng, hoàn thiện nền tảng hạ
tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu
- Xây dựng và triển khai, tuân thủ
Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố
Đà Nẵng;
- Cung cấp các hạ tầng tri thức,
tính toán, xử lý, khai phá dữ liệu, xây dựng danh mục và cung cấp thông tin, dữ
liệu về cơ sở dữ liệu của các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở
Tài nguyên và Môi trường gắn với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin,
an ninh mạng;
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các
cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến, kết nối,
liên thông với các cơ sở dữ liệu.
- Thực hiện kết nối thông qua Nền tảng
chia sẻ, tích hợp dữ liệu (LGSP) Thành phố Đà Nẵng phục vụ chia sẻ, cung cấp,
khai thác thông tin dữ liệu cho các ứng dụng, kho dữ liệu dùng chung, cổng thông
tin dữ liệu thành phố.
d) Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng
dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới phương thức làm việc
theo hướng điện tử hóa, góp phần xây dựng Chính quyền điện tử, thành phố thông
minh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Tập trung triển khai chuẩn hóa quy
trình nghiệp vụ; xây dựng, phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin của Sở;
- Thiết lập môi trường điện tử, cung
cấp khả năng phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu thông minh, bảo đảm
công tác quản lý, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ người dân, doanh
nghiệp. Coi cơ sở dữ liệu và kết quả phân tích xử lý cơ sở dữ liệu là căn cứ
quan trọng trong thực hiện công tác hàng ngày, là căn cứ khoa học, thực tiễn của việc
ra quyết định, hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu
Tài nguyên và Môi trường phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội. Cung cấp dịch
vụ dữ liệu, dịch vụ gia tăng trên cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường.
đ) Ứng dụng công nghệ thông tin bảo
đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, bảo
vệ thông tin cá nhân, tổ chức
- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
tại các đơn vị thuộc Sở;
- Bảo đảm an toàn cho các hệ thống
thông tin theo cấp độ theo quy định Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6
năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017
của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bảo đảm an toàn thông tin mạng
theo quy định tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ
tướng Chính phủ;
- Phòng chống mã độc tại Sở Tài
nguyên và Môi trường nhằm nâng cao năng lực phòng; chống phần
mềm độc hại theo quy định của Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của
Thủ tướng Chính phủ;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển
khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng tại Sở Tài
nguyên và Môi trường.
e) Tăng cường công tác khoa học và
công nghệ, hợp tác quốc tế phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin
phát triển Chính phủ điện tử
- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng
các giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin mới, hiện đại (như trí tuệ nhân tạo
(AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu
lớn (Big Data), thực tại ảo (VR), ...) trong việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ
liệu; xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và giải quyết
các bài toán phức tạp đặt ra của các lĩnh vực trong ngành Tài nguyên và Môi trường;
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan
đến lĩnh vực công nghệ thông tin và Chính phủ điện tử.
g) Nguồn nhân lực cho ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin
- Trung tâm công nghệ thông tin tài
nguyên môi trường là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, đủ số lượng, đảm
bảo chất lượng để triển khai tốt các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin;
các đơn vị thuộc Sở còn lại nên có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin;
- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng
lực về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14
tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020;
- Tổ chức tập huấn, đào tạo liên tục,
chuyên sâu về ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn
2021 - 2022
- Tiếp tục hoàn thiện bổ sung hệ thống
thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quan trắc tự động;
ưu tiên triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu Môi trường; bước đầu xây dựng cơ sở dữ
liệu và hệ thống thông tin Kho tư liệu ngành Tài nguyên và Môi trường phục vụ
chia sẻ, tích hợp thông tin dữ liệu thông qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu
(LGSP) thành phố Đà Nẵng.
- Rà soát, cải cách các quy trình thủ
tục hành chính. Trong năm 2021 hoàn thành triển khai 100% DVCTT mức 4 ngành Tài
nguyên và Môi trường.
- Tối thiểu 60% dịch vụ công trực
tuyến có phát sinh hồ sơ; 20% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến trên tổng
số hồ sơ thủ tục hành chính.
- Tối thiểu 40% thủ tục hành chính
trên tổng số thủ tục hành chính đã triển khai tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ
bưu chính công ích có phát sinh hồ sơ; 20% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp
nhận/trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Rút ngắn 10 - 20% thời gian xử
lý các hồ sơ nộp trực tuyến so với thời gian nộp trực tiếp.
- Tối thiểu 70% số liệu báo cáo thống
kê trong ngành Tài nguyên và Môi trường được cập nhật thông qua hệ thống Báo
cáo tổng hợp ngành Tài nguyên và Môi trường.
-Tối thiểu 95% kiến nghị, phản ánh của người
dân, doanh nghiệp trên Cổng Góp ý về các vấn đề trong ngành Tài nguyên và Môi
trường được các cơ quan chức năng xử lý đúng hạn.
2.2. Giai đoạn
2023-2025
- Xây dựng và hoàn thiện 80% các cơ
sở dữ liệu chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường (theo 09 lĩnh vực của ngành
Tài nguyên và Môi trường), hoàn thiện Kho dữ liệu dùng chung kết hợp với nền tảng
xử lý, phân tích dữ liệu và dự đoán thông minh thúc đẩy ứng dụng các công nghệ
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong doanh nghiệp và xã hội.
- Cập nhật, hoàn thiện 100% dịch vụ
hành chính công trực tuyến lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường mức độ 4; được
tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% người dân và doanh nghiệp hài
lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Tối thiểu 60% dịch vụ sự nghiệp
công được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4; được cung cấp trên nhiều phương tiện
truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
-Tối thiểu 80% dịch vụ công trực tuyến
có phát sinh hồ sơ; 65% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến đối với các
dịch vụ công trực tuyến; 50% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến trên tổng
số hồ sơ thủ tục hành chính; 100% hồ sơ thủ tục hành chính được số hóa đưa vào
lưu trữ trong cơ sở
dữ liệu.
- Tối thiểu 60% thủ tục hành chính
trên tổng số thủ tục hành chính đã triển khai tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ
bưu chính công ích có phát sinh hồ sơ; 40% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp
nhận/trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Rút ngắn 10 - 50% thời gian xử lý
các hồ sơ nộp trực tuyến so với thời gian nộp trực tiếp.
- 100% số liệu báo cáo thống kê
trong ngành Tài nguyên và Môi trường được cập nhật thông qua hệ thống Báo cáo tổng
hợp ngành Tài nguyên và Môi trường. Kết nối, tích hợp 50% số liệu báo cáo
lên hệ thống Báo cáo thống kê quốc gia.
- 80% cơ sở dữ liệu về tài nguyên và
môi trường được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự
đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng; trong đó cơ bản hoàn thành cơ sở dữ
liệu nền tảng; sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch
vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, phát triển kinh tế số, xã
hội số, đô thị thông minh.
- 80% thiết bị trong điều tra, khảo
sát, quan trắc, đo đạc sử dụng công nghệ số, bảo đảm thu nhận trực tiếp dữ liệu
số, trong đó 70% tích hợp giải pháp thông minh sử dụng công nghệ Internet kết nối
vạn vật (IoT).
- Từ 50% công tác quản lý, chỉ đạo,
điều hành và chuyên môn của ngành hoàn toàn dựa trên phân tích, xử lý dữ liệu sử
dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI); trong đó đến 80% công tác giám sát, dự
báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường dựa trên phân tích, xử lý dữ liệu lớn
theo thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định chính xác, kịp thời, đúng quy định.
- 50% hoạt động thanh tra, kiểm tra
của ngành được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ
quan quản lý.
- 100% kiến nghị, phản ảnh của người
dân, doanh nghiệp trên Cổng Góp ý được các cơ quan chức năng xử lý đúng hạn.
2.3. Định hướng đến
năm 2030
- Giảm 30% thủ tục hành chính; 50% dịch
vụ công có sự tham gia cung cấp bởi các tổ chức ngoài nhà nước. 100% dịch vụ
hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; tích hợp các dịch vụ công
trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia. 100% người dân và doanh nghiệp hài
lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính;
- 100% thiết bị trong điều tra, khảo
sát, quan trắc, đo đạc trên công nghệ số, thu nhận trực tiếp dữ liệu số, trong
đó 90% sử dụng công nghệ IoT;
- Cơ bản công tác quản lý, chỉ đạo,
điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, giám sát, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và
môi trường hoàn toàn trên cơ sở phân tích, xử lý dữ liệu lớn bằng công nghệ trí
tuệ nhân tạo, theo thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định chính xác, kịp thời;
- 70% hoạt động thanh tra, kiểm tra
của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống
thông tin của cơ quan quản lý;
Với hạ tầng công nghệ thông tin đã
xây dựng và triển khai, kết hợp với những kho dữ liệu thu được trong quá trình
triển khai giai đoạn trước làm động lực góp phần thúc đẩy phát triển Chính quyền
điện tử, khởi nghiệp sáng tạo dựa trên dữ liệu, các công nghệ phân tích như:
máy học, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo,... được ứng dụng sâu rộng, phổ biến để hỗ trợ
chính quyền, doanh nghiệp, công dân, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành
trong ngành Tài nguyên và Môi trường, tinh gọn bộ máy, nâng cao sức cạnh tranh
và tạo động lực cho sự phát triển của Thành phố Đà Nẵng.
III. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH
1. Các nguyên tắc chung
- Phù hợp với Khung Kiến trúc Chính
phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Phù hợp với Kiến trúc Chính quyền
điện tử, Kiến trúc thành phố thông minh thành phố Đà Nẵng;
- Phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện
tử ngành Tài nguyên và Môi trường, phiên bản 2.0;
- Phù hợp với định hướng, quy định ứng
dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử của quốc gia, của thành phố
Đà Nẵng, của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
- Về kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống
thông tin:
+ Việc kết nối giữa các hệ thống
thông tin, giữa các cấp được triển khai theo lộ trình tương ứng các mức trưởng
thành khác nhau, ở giai đoạn đầu tiên, giải pháp kết nối có thể chỉ là để
trao đổi dữ liệu,
tiếp theo sẽ bổ sung các dịch vụ tích hợp ở các mức độ khác nhau.
+ Khi nhu cầu kết nối, chia sẻ thông
tin, dữ liệu tăng thì giải pháp kết nối dựa trên nền tảng dịch vụ Chính phủ điện
tử-GSP được áp dụng.
+ Để bảo đảm sự kết nối, liên thông
giữa các thành phần trong Khung kiến trúc Chính quyền điện tử, các hệ thống
thông tin phải tuân thủ các chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin
trong cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; tuân thủ các
quy định kỹ thuật về dữ liệu của các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ
Trung ương đến địa phương,
- Cập nhật các xu thế phát triển
công nghệ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo...;
- Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông
tin đảm bảo triển khai có hiệu quả, tránh đầu tư trùng lặp và nâng cao hiệu quả
quản lý điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, xây dựng
Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số.
2. Các nguyên tắc đặc thù của ngành
Nguyên tắc 1: Phù hợp với
Khung tham chiếu ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường cấp tỉnh
ban kèm theo Quyết định số 3196/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2019 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường,
phiên bản 2.0:
- Phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện
tử ngành Tài nguyên và Môi trường, phiên bản 2.0, Kiến trúc Chính quyền điện tử
cấp tỉnh;
- Phù hợp với định hướng, chiến lược
ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tài nguyên và Môi trường và địa phương;
- Lộ trình triển khai tuân thủ lộ trình
triển khai KT Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường phiên bản 2.0, đặc
biệt là các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu có quy mô từ Trung ương đến địa
phương; hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu cấp quốc gia có tính chất nền tảng,
liên ngành;
- Yêu cầu về kết nối, liên thông:
Mô hình kết
nối, liên thông ứng dụng công nghệ thông tin TN&MT cấp tỉnh
+ Yêu cầu về nghiệp vụ:
✓ Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, liên thông
thông tin giữa Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường
cấp tỉnh với Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường (1);
✓ Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, liên thông
thông tin giữa Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường
cấp tỉnh với Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (2);
✓ Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, liên thông
thông tin giữa Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường
cấp tỉnh với Kiến trúc Chính phủ điện tử các bộ, ngành khác (3);
✓ Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, liên thông
thông tin giữa Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường cấp
tỉnh với hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của các tổ chức, cá nhân (4).
Các nghiệp vụ, liên thông thông tin
cần thể hiện dạng bảng, gồm một số thông tin cơ bản: nghiệp vụ liên thông,
thông tin liên thông, cơ quan/đơn vị cung cấp, cơ quan/đơn vị sử dụng, tần suất
liên thông, ...
+ Yêu cầu về nền tảng công nghệ:
✓ Có khả năng kết nối, liên thông trên hạ tầng
mạng LAN, WAN, Internet;
✓ Kết nối, liên thông trên cơ sở các dịch vụ
(service) và các chuẩn mở.
Nguyên tắc 2: Phù hợp với
chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của thành phố Đà
Nẵng và của ngành Tài nguyên và Môi trường.
Nguyên tắc 3: Phù hợp với
định hướng, mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin quốc gia và định hướng, mục
tiêu của thành phố, của ngành Tài nguyên và Môi trường; Ưu tiên triển khai các
hạng mục quan trọng, mức độ sử dụng và ứng dụng cao trong thực tiễn; Thông tin,
dữ liệu và các dịch vụ phải tin cậy, chính xác và kịp thời.
Nguyên tắc 4: Phù hợp với
quy trình nghiệp vụ của các đơn vị trong Sở Tài nguyên và Môi trường, thúc đẩy
tái cấu trúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, tăng hiệu quả, thống nhất và tường
minh quy trình nghiệp vụ; cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh
nghiệp;
Nguyên tắc 5: Dữ liệu cần
được quản lý, vận hành, cập nhật thường xuyên, được chia sẻ và khai thác, sử dụng
chung chặt chẽ, hiệu quả. Không triển khai xây dựng các nội dung thông tin, dữ
liệu trùng lặp. Các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu cần kết nối, chia sẻ, sử dụng
chung.
Nguyên tắc 6: Thông tin
và các dịch vụ phải được truy nhập trên cơ sở bình đẳng. Tối đa việc tích hợp
và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin đã, đang và sẽ triển khai tại
Sở, tại các đơn vị trực thuộc Sở; Bảo đảm sự kết nối liên thông giữa các hệ thống
thông tin trong Sở và các hệ thống thông tin của các sở, ngành khác và bộ,
ngành, địa phương.
Nguyên tắc 7: Đối với những
hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu có phạm vi rộng hơn phạm vi của kiến trúc
(HTTT/CSDL quốc gia), ngoài việc tuân thủ kiến trúc này, đồng thời tuân thủ các
quy định của pháp luật về cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có phạm vi
từ Trung ương đến địa phương và các quy định có liên quan.
Nguyên tắc 8: Các hệ thống
thông tin/cơ sở dữ liệu triển khai trong Kiến trúc phải được xác định cấp độ đảm
bảo an toàn thông tin; Việc xác định cấp độ đảm bảo an toàn thông tin căn cứ
vào Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 85/2016/NĐ-CP .
Nguyên tắc 9: Các hệ thống
kỹ thuật, các ứng dụng, dịch vụ phải tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật
theo quy định về chuyên ngành, về công nghệ thông tin, các hướng dẫn của Khung
Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và các văn bản quy định có liên quan.
Chương IV
KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG
KIẾN TRÚC
Phương pháp tiếp cận Kiến trúc đưa
ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn về cách mà các kiến trúc nghiệp vụ, dữ liệu
và công nghệ cần được phát triển trong tất cả các cơ quan nhà nước đảm bảo các
kiến trúc có thể được sử dụng một cách nhất quán với các mức độ khác nhau thuộc
phạm vi của các cơ quan và giữa các cơ quan, cũng như với các bên tham gia ở
bên ngoài có liên quan. Phương pháp tiếp cận chung đưa ra các điểm tích hợp với
các lĩnh vực điều hành khác, bao gồm lập kế hoạch chiến lược, lập kế hoạch vốn, quản lý
các chương trình, quản lý nguồn nhân lực và an toàn thông tin mạng.
Sự tiêu chuẩn hóa trong Phương pháp
tiếp cận chung về Kiến trúc Việt Nam dựa vào những yếu tố sau đây:
Những kết quả chính, các mức độ về phạm vi, các yếu tố cơ bản, các miền kiến trúc
thành phần, các mô hình tham chiếu, các cảnh nhìn hiện tại và trong
tương lai, các kế hoạch chuyển đổi và một lộ trình chuyển đổi. Khi được triển
khai, sự tiêu chuẩn hoá này sẽ thúc đẩy các kiến trúc có khả năng so sánh
được trong toàn bộ các cơ quan Chính phủ Việt Nam, việc này sẽ dẫn đến sự hiệu
quả hơn trong việc quản lý sự thay đổi và tạo tiền đề cho sự thành công khi triển
khai các nhiệm vụ của Chính phủ với tổng chi phí sở hữu thấp hơn, thời
gian triển khai nhanh hơn và giảm được sự trùng lặp.
Kết quả chính có thể mang lại khi áp
dụng phương pháp tiếp cận chung về Kiến trúc bao gồm: Phân phối dịch vụ; Tích hợp
chức năng; Tối ưu hoá tài nguyên; Nguồn tham chiếu tin cậy.
Phân phối dịch vụ: Các cơ
quan Chính phủ tồn tại để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình đáp ứng được
các nhu cầu thay đổi liên tục của Việt Nam thông qua một loạt các chương
trình, nhiệm vụ và dịch vụ cung cấp cho xã hội. Những nhiệm vụ, chương trình và
dịch vụ đó được cung cấp theo quy định của pháp luật, chính sách công và quy định
của cơ quan Chính phủ. Yêu cầu thực tế ngày càng tăng, những nhiệm vụ và chương
trình/dịch vụ/hệ thống hỗ trợ bên trên đòi hỏi sự phối hợp quản lý và thực
thi của nhiều cơ quan
Chính phủ, việc này được thực hiện thông qua chiến lược dịch vụ dùng chung,
chia sẻ và ứng dụng các công nghệ thông tin.
Tích hợp chức
năng: Tích hợp chức năng nghĩa là việc tương hợp giữa các chương
trình, hệ thống và dịch vụ, nó đòi hỏi một ngữ cảnh đặc tả (meta-context) và
các tiêu chuẩn để thành công, kiến trúc có thể đưa ra cả một ngữ cảnh đặc tả
xuyên suốt tất cả các lĩnh vực chức năng (chiến lược, nghiệp vụ và công nghệ)
cũng như các tiêu chuẩn có liên quan cho toàn bộ vòng đời các hoạt động trong mỗi
lĩnh vực.
Tối ưu hóa tài nguyên: Đóng vai
trò như chủ thẻ quản lý ngân sách, nguồn lực của nhà nước, các cơ quan
Chính phủ có một trách nhiệm đặc biệt phải tối ưu hóa sử
dụng các tài nguyên của mình. Thêm vào đó, do có nhiều yếu tố không thể biết
trước hoặc kiểm soát được (như các luật, chính sách hoặc quy định mới; các nhu
cầu đang gia tăng/đang tiến hóa của người sử dụng; các công nghệ mới, các thảm
họa tự nhiên...), các cơ quan Chính phủ phải thường xuyên hoàn thành chức năng,
nhiệm vụ của mình với các nguồn lực ít hơn dự toán ban đầu.
Tham chiếu tin cậy: Kiến trúc
đưa ra một quan điểm nhất quán và được tích hợp với các mục tiêu chiến lược,
các dịch vụ nghiệp vụ và hỗ trợ, các dữ liệu, và yếu tố tạo điều kiện cho triển
khai các công nghệ xuyên suốt toàn bộ cơ quan, bao gồm các chương trình, các dịch
vụ và các hệ thống. Khi Kiến trúc được thừa nhận như là tham chiếu tin cậy cho
thiết kế và tài liệu hóa của các hệ thống và dịch vụ, thì các vấn đề mục tiêu về
quyền sở hữu, quản lý, tài nguyên và sự thực thi có thể được giải quyết theo một
cách thức nhất quán và có hiệu quả hơn.
Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông
tin tài nguyên môi trường Thành phố Đà Nẵng được xây dựng dựa trên Khung Kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 (ban hành tại Quyết định số
2323/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông), Kiến trúc tổng thể Chính quyền
điện tử thành phố Đà Nẵng (Ban hành tại Quyết định số 5172/QĐ-UBND ngày 31
tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) và Kiến trúc Chính phủ
điện tử ngành tài nguyên và môi trường, phiên bản 2.0 (tại Quyết định số
3196/QĐ-BTNTM ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Trong đó, Kiến trúc Chính phủ điện tử
ngành Tài nguyên và Môi trường, phiên bản 2.0, được xây dựng nhằm thiết lập cơ
sở, định hướng cho quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Tài nguyên và
Môi trường và làm cơ sở tham chiếu cho Kiến trúc công nghệ thông tin của Sở Tài
nguyên và Môi trường các địa phương; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của các cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung
cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng Chính phủ điện
tử của ngành, hướng tới ngành Tài nguyên và Môi trường số, Chính phủ số và nền
kinh tế số.
Kiến trúc thực hiện theo quy định
khung tham chiếu ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên môi trường cấp tỉnh của
tài liệu Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường, phiên bản
2.0.
Về nguyên tắc:
- Phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện
tử ngành Tài nguyên và Môi trường, phiên bản 2.0, Kiến trúc Chính quyền điện tử
cấp tỉnh/Thành phố;
- Phù hợp với định hướng,
chiến lược ứng dụng
công nghệ thông tin của ngành Tài nguyên và Môi trường và địa phương;
- Lộ trình triển khai tuân thủ lộ
trình triển khai KT Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường phiên bản
2.0, đặc biệt là các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu có quy mô từ Trung ương đến
địa phương; hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu cấp quốc gia có tính chất nền tảng,
liên ngành.
Về yêu cầu về kết nối, liên thông:
- Yêu cầu về nghiệp vụ:
+ Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, liên
thông thông tin giữa Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi
trường cấp tỉnh với Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường;
+ Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, liên
thông thông tin giữa Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi
trường cấp tỉnh với Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;
+ Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, liên
thông thông tin giữa Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi
trường cấp tỉnh với Kiến trúc Chính phủ điện tử các bộ, ngành khác;
+ Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, liên
thông thông tin giữa Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi
trường cấp tỉnh với hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của các tổ chức, cá nhân.
Các nghiệp vụ, liên thông thông tin
cần thể hiện dạng bảng, gồm một số thông tin cơ bản: nghiệp vụ liên thông,
thông tin liên thông, cơ quan/đơn vị cung cấp, cơ quan/đơn vị sử dụng, tần suất liên
thông, ...
- Yêu cầu về nền tảng công nghệ:
+ Có khả năng kết nối, liên thông
trên hạ tầng mạng LAN, WAN, Internet;
+ Kết nối, liên thông trên cơ sở các
dịch vụ (service) và các chuẩn mở.
II. MÔ HÌNH TỔNG QUAN KIẾN TRÚC
Mô hình tổng quan kiến
trúc được phân chia thành các tầng sau:
1) Tầng Người sử dụng: Là các
tác nhân tham gia sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin do Sở Tài nguyên và
Môi trường cung cấp, bao gồm: người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên
chức và các tổ chức, cá nhân liên quan.
2) Tầng Kênh giao tiếp: Là
môi trường, công cụ giúp Người sử dụng tương tác với Sở Tài nguyên và Môi trường
nhằm sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
Qua môi trường Internet, Người sử dụng có thể sử dụng các kênh giao tiếp sau: Cổng Dịch vụ công
trực tuyến, Cổng/Trang thông tin điện tử, Kiosk tra cứu thông tin. Ngoài môi
trường Internet, Người sử dụng có thể sử dụng các kênh khác như thoại, SMS (tin
nhắn) hoặc trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận một cửa,...
3) Tầng Quy trình, nghiệp vụ được
tin học hóa: Là các quy trình nghiệp vụ có khả năng tin học
hóa để xây dựng hệ thống thông tin, với khối nghiệp vụ chính: Cung cấp, chia sẻ
thông tin, dữ liệu; Thủ tục hành chính; Nghiệp vụ hành chính; Nghiệp vụ chuyên
ngành;...
4) Tầng Ứng dụng và dịch vụ trực
tuyến: Bao gồm các ứng dụng phục vụ chuyên môn đặc thù và các dịch vụ được
khai thác, sử dụng bởi các ứng dụng khác. Trong đó:
- Các ứng dụng hành chính nội bộ phục
vụ nghiệp vụ về văn phòng, kế hoạch - tài chính, thi đua khen thưởng và tuyên
truyền, khoa học và công nghệ,...
- Các ứng dụng chuyên ngành phục vụ
nghiệp vụ liên quan đến các lĩnh vực về biển và hải đảo, địa chất và khoáng sản,
đất đai,...
- Các ứng dụng được triển khai trên
nền tảng Chính quyền điện tử bao gồm: Một cửa điện tử, Thư điện tử, Quản lý văn
bản và điều hành, Hệ thống báo cáo và số liệu điều hành,...
5) Tầng Nền tảng chia sẻ, tích hợp
(LGSP) Thành phố Đà Nẵng: Phục vụ tích hợp, chia sẻ các hệ thống thông tin
(HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) trong nội bộ Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở,
ngành khác của Thành phố và với Bộ Tài nguyên và Môi trường qua Nền tảng chia sẻ,
tích hợp dữ liệu quốc gia. Trong một số trường hợp đặc biệt, các hệ thống thông
tin/cơ sở dữ liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng có thể tích
hợp, chia sẻ dữ liệu trực
tiếp với các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường
thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được
quy định trong thông tư số 18/2019/TT-BTTTT ngày 25/12/2019 của Bộ Thông tin và
Truyền thông.
Tầng này bao gồm các ứng dụng riêng,
đặc thù theo mỗi lĩnh vực chuyên môn và các dịch vụ được khai thác, sử
dụng bởi nhiều ứng dụng khác. Trong đó:
- Ứng dụng hành chính nội bộ phục vụ,
hỗ trợ cho nghiệp vụ hành chính như: văn phòng; kế hoạch - tài chính; tổ chức
cán bộ, thi đua, khen thưởng và tuyên truyền;...
- Các ứng dụng chuyên ngành đối với
các lĩnh vực biển và hải đảo, địa chất và khoáng sản, đất đai,...
- Các ứng dụng được triển khai trên
nền tảng Chính quyền điện tử của tỉnh như: Một cửa điện tử, Thư điện tử, Quản
lý văn bản và điều hành, Hệ thống báo cáo và số liệu điều hành, Dịch vụ
đăng nhập một lần, Dịch vụ quản lý quy trình,...
6) Tầng Dữ liệu, cơ sở dữ liệu: Bao gồm
các cơ sở dữ liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý như cơ sở dữ liệu tài
nguyên môi trường cấp tỉnh, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường chuyên ngành
các lĩnh vực, cơ sở dữ liệu hành chính nội bộ, cơ sở dữ liệu dịch vụ trực tuyến,
Kho lưu trữ dữ liệu phục vụ tổng hợp, phân tích, báo cáo và cơ sở dữ liệu dùng
chung phục vụ chia sẻ dữ liệu cho các hệ thống thông tin.
7) Tầng Hạ tầng kỹ thuật: Các
giải pháp nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai dịch vụ, ứng dụng
và cơ sở dữ liệu trong kiến trúc, bao gồm năng lực tính toán, lưu trữ, kết nối,...
và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
8) Tầng Chính sách, chỉ đạo, quản
lý: Bao gồm công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức triển khai, giám sát thực
hiện kiến trúc. Trong đó:
- Chính sách thể hiện qua các kế hoạch
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
- Thực thi chỉ đạo, quản lý thông
qua: Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và
Môi trường; Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, thành phố thông minh và
Chuyển đổi số thành
phố Đà Nẵng; Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Sở Tài
nguyên và Môi trường.
III. KIẾN TRÚC CHI TIẾT
1. Kiến trúc nghiệp vụ
1.1. Tổng quan về
chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành Phố Đà
Nẵng chính thức được thành lập theo quyết định số 114/2003/QĐ-UB ngày 15
tháng 7 năm 2003 của Ủy ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng trên nền tảng Sở Địa
Chính và Nhà Đất Thành Phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp UBND thành phố Đà Nẵng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất
đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy
văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển
và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc
phạm vi chức năng của Sở.
Sở Tài nguyên và Môi trường có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ
đạo, quản lý và điều hành của UBND thành phố Đà Nẵng; đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sơ đồ cơ cấu
tổ chức của Sở TN&MT thành phố Đà Nẵng
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình UBND thành phố Đà Nẵng
a) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
và các văn bản khác về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi, thẩm
quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm,
hàng năm, các chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng;
c) Dự thảo quyết định việc phân cấp,
ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với
Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Dự thảo quyết định quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường; dự
thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội
hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về tài nguyên và môi trường
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và theo phân cấp của cơ
quan nhà nước cấp trên.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về tài nguyên
và môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên và môi
trường sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục,
theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
4. Quản lý, tổ chức giám định, đăng
ký, cấp giấy phép, văn bằng chứng chỉ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
được giao hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng.
5. Về đất đai
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan xây dựng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất
đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện
trong quy hoạch tỉnh; kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng phê duyệt; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
c) Chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng quy định hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho hộ gia
đình, cá nhân; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia
đình, cá nhân tự khai phá đất để sản xuất nông nghiệp; hạn mức giao đất trống,
đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá
nhân; diện tích tối thiểu được tách thửa và các nội dung khác theo quy định của
pháp luật về đất đai đối với từng loại đất;
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm
định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền; giúp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định;
đ) Thực hiện việc đăng ký đất đai và
tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo thẩm quyền và theo ủy quyền của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, ký hợp đồng thuê đất; lập, quản lý, cập nhật và
chỉnh lý hồ sơ
địa chính đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư theo quy định;
e) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm
tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá
đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính; thống kê, kiểm kê, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối
với quản lý, sử dụng đất đai;
g) Chủ trì việc tổ chức xây dựng, điều
chỉnh bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định; lập bản đồ
giá đất;
h) Chủ trì việc tổ chức xác định giá
đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị
quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tính tiền bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
trình Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định;
i) Tổ chức xây dựng, quản lý, vận
hành, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương và tích hợp, cập
nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia;
k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;
l) Kiểm tra và tổ chức thực hiện việc
phát triển quỹ đất; quản
lý, khai thác quỹ đất; tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định;
m) Theo dõi, đánh giá, kiểm tra việc
quản lý, sử dụng đất đai của địa phương theo quy định của pháp luật.
6. Về tài nguyên nước
a) Lập và tổ chức thực hiện phương
án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả,
tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật; lập và
thực hiện kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô
nhiễm, cạn kiệt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Khoanh định vùng hạn chế, vùng phải
đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo, ngưỡng khai
thác nước dưới đất theo thẩm quyền; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử
dụng theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức xây dựng, quản lý và thực
hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng quan trắc tài nguyên nước của
địa phương; xây dựng, quản lý hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa
phương;
d) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô
nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn
nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước,
vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nguồn nước phục vụ
cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố
ô nhiễm nguồn nước;
tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông;
tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở
lòng, bờ, bãi sông;
đ) Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ
sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại
giấy phép về
tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên
nước theo thẩm quyền; thẩm định hồ sơ phê duyệt, điều chỉnh, truy thu, hoàn trả
tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn
việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
e) Tổ chức điều tra cơ bản, giám sát
tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài
nguyên nước trên địa bàn; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra
cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài
nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa
bàn;
g) Tổ chức điều tra, đánh giá, xác định
và trình công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh và các sông
suối không thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh mà có hồ
chứa hoặc đã được quy hoạch xây dựng hồ chứa có quy mô khai thác, sử dụng nước
thuộc trường hợp phải có giấy phép sử dụng tài nguyên nước;
h) Tổ chức điều tra, đánh giá sức chịu
tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh; công bố nguồn nước không còn sức
chịu tải; lập danh mục nguồn nước nội tỉnh; danh mục hồ, ao, đầm, phá không được
san lấp theo quy định;
i) Tổng hợp tình hình khai thác, sử
dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn
nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
k) Tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng
đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước
theo quy định của pháp luật; xác nhận về thời gian công trình khai thác, sử dụng
tài nguyên nước phải ngừng khai thác theo thẩm quyền;
l) Giải quyết các vấn đề phát sinh
trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối
với lưu vực sông nội tỉnh.
7. Về tài nguyên khoáng sản
a) Khoanh định các khu vực cấm hoạt
động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực
không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng; đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng các
biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; lập kế hoạch và tổ chức đấu giá quyền
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng sau khi được phê duyệt;
b) Lập phương án thăm dò, khai thác,
sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định; kịp thời phát hiện và báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện có
thông tin khoáng sản mới; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền
cấp phép của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
c) Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ
sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai
thác khoáng sản; hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản;
hồ sơ trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; đề án
đóng cửa mỏ; hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản;
d) Tổ chức tiếp nhận, tính, thẩm định,
trình phê duyệt hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản, hồ sơ tính tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản, hồ sơ xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản,
chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả đối với các mỏ thuộc thẩm quyền cấp
phép của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
đ) Tổ chức thẩm định, trình Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng giải quyết việc khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt
đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả
thăm dò khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản đối với các khoáng sản
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; thống kê, kiểm
kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và
Môi trường theo quy định.
8. Về môi trường
a) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức cấp, điều chỉnh sổ đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; thực hiện kiểm
tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án; kiểm tra, xác
nhận hoàn thành từng phần cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; phối
hợp kiểm tra, xác nhận hoàn thành toàn bộ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản khi tiến hành thủ tục đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; tổ chức xác nhận việc đăng ký và thực hiện kế
hoạch bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hoạt động đăng
ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh
học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ
sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng; thẩm định hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê mẫu vật
của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thẩm định hồ sơ cấp giấy phép
nuôi trong loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ;
c) Tổ chức quản lý, kiểm soát nguồn
thải, nguồn ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
theo quy định của pháp luật, gồm: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận
hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường; tiếp nhận, xử lý số liệu quan trắc
tự động liên tục đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; kiểm tra, giám sát hoạt động
quan trắc định kỳ đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; theo dõi, hướng dẫn, kiểm
tra hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
trên địa bàn quản lý theo quy định;
d) Tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu hồi, xử lý các sản phẩm
hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
tham gia, hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên
liệu sản xuất và các hoạt động quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại khác
trên địa bàn thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng
và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án xử lý ô nhiễm, cải tạo
và phục hồi chất lượng môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công
của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề
trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng theo quy định
của pháp luật;
e) Tổ chức xây dựng phương án bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học lồng ghép vào quy hoạch tỉnh; tổ chức điều tra,
đánh giá, lập danh mục, dự án thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang
đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng,
cảnh quan sinh thái quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức biện
pháp bảo tồn loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gen các loài bản địa, loài có giá trị tại địa
phương; quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống
gắn với nguồn gen theo quy định của pháp luật; kiểm soát các loài sinh vật ngoại
lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc
từ sinh vật biến đổi gen; tổ chức kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh
học, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; tổ chức thực hiện
việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học cấp tỉnh; lập hồ
sơ đề cử công nhận và thực hiện chế độ quản lý các danh hiệu quốc tế về bảo tồn
(khu Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới);
g) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; cải tạo phục hồi môi trường sau sự
cố theo quy định
của pháp luật;
h) Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống
quan trắc môi trường, thực hiện quan trắc môi trường, thông tin về chất lượng
môi trường, cảnh báo về ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp
luật;
i) Tổ chức xây dựng, quản lý dữ liệu,
thông tin và xây dựng báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật; tham
mưu tổ chức thực hiện các chỉ tiêu thống kê môi trường trong các chiến lược,
quy hoạch, đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố
Đà Nẵng theo quy định của pháp luật;
k) Tổ chức xác định thiệt hại đối với
môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy
thoái gây ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
l) Tổng hợp nhu cầu kinh phí sử dụng
nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp huyện, gửi Sở Tài chính để cân đối trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự
nghiệp bảo vệ môi trường sau khi được phê duyệt theo quy định của pháp luật;
m) Tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường
theo quy định của pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức quản
lý Quỹ Bảo vệ môi
trường của địa phương theo phân công và theo quy định của pháp luật;
n) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành,
liên huyện trên địa bàn tỉnh và công tác khai thác bền vững tài nguyên thiên
nhiên theo quy định của pháp luật.
9. Về khí tượng thủy văn
a) Chủ trì thẩm định các dự án đầu
tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dùng;
b) Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật của
công trình, thiết bị đo của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết bị
quan trắc, định vị sét do địa phương xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở trung ương
và địa phương trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang kỹ thuật công
trình khí tượng thủy văn của trung ương trên địa bàn;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
có liên quan lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy
văn chuyên dùng phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí
tượng thủy văn trong phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống thiên tai ở địa
phương;
đ) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
tiếp nhận và truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn,
phạm vi quản lý;
e) Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, sửa
đổi, bổ sung, đình chỉ, chấm dứt hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép hoạt động
dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền
cấp phép của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
g) Tổ chức xây dựng, trình Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành quy định mực nước tương ứng với các cấp báo
động lũ tại các vị trí thuộc địa bàn quản lý;
h) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
các quy định về cung cấp thông tin khí tượng thủy văn liên quan đến vận hành của
chủ các công trình hồ chứa trong thời gian có lũ theo quy định của pháp luật;
i) Theo dõi, đánh giá việc khai
thác, sử dụng tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn; thẩm định, thẩm
tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn
trong các công trình, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh
tế - xã hội;
k) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc theo thẩm quyền các hoạt động
quan trắc, dự báo, cảnh báo và thực hiện các biện pháp phát triển hoạt động khí
tượng thủy văn trên địa bàn.
10. Về biến đổi khí hậu
a) Xây dựng, cập nhật và tổ chức thực
hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, Kế hoạch thực hiện Thỏa
thuận Paris về biến đổi khí hậu của địa phương;
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về biến đổi
khí hậu thuộc phạm vi quản lý;
c) Thực hiện việc lồng ghép nội dung
biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn thuộc
phạm vi quản lý;
d) Tổ chức triển khai các hoạt động
thích ứng với biến đổi khí hậu; đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi
ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; xây dựng các giải pháp ứng
phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
đ) Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh
giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính cấp địa phương thuộc thẩm quyền quản lý;
e) Quản lý hoạt động kinh doanh tín
chỉ các-bon; kiểm soát hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ các
chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính tại địa phương theo
quy định của pháp luật và theo các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên;
g) Tổ chức điều tra, khảo sát, thu
thập thông tin, dữ liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia và cập
nhật cơ sở dữ liệu quốc gia;
h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan hàng năm lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu
trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường phục vụ xây dựng báo cáo quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
i) Tham gia thực hiện các cam kết quốc
tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo phân công của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng.
11. Về đo đạc và bản đồ
a) Thẩm định nội dung đo đạc và bản
đồ trong các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước
do các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương thực hiện;
b) Tổ chức thực hiện việc đầu tư,
xây dựng, vận hành, quản lý, bảo trì, bảo vệ, di dời, hủy bỏ các công trình hạ
tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý;
c) Tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật
hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ
thuộc phạm vi quản lý;
d) Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc
và bản đồ; quản lý việc lưu trữ, bảo mật, cung cấp, trao đổi, khai
thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản
lý;
đ) Thẩm định hồ sơ và đề nghị Cục Đo
đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cấp, cấp bổ sung giấy phép hoạt động
đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức sát hạch, cấp, gia hạn, cấp
lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II; lưu trữ hồ
sơ cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, đăng tải thông tin của cá nhân được
cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
g) Theo dõi việc xuất bản, phát hành
bản đồ trên địa bàn và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ
phát hành, thu hồi các xuất bản phẩm bản đồ có nội dung và hành vi bị cấm trong
hoạt động xuất bản, các xuất bản phẩm bản đồ, sản phẩm bản đồ có sai sót về kỹ
thuật theo quy định;
h) Theo dõi tình hình thi hành pháp
luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn; xây dựng báo cáo về hoạt động đo đạc và
bản đồ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng hàng năm, gửi
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
12. Về quản lý tổng hợp tài nguyên
và bảo vệ môi trường biển, hải đảo (đối với các tỉnh có biển)
a) Điều phối tổ chức thực hiện chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ chức thực hiện chiến lược khai
thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
quy hoạch không gian biển quốc gia, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác,
sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; lập, trình Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên, môi
trường vùng bờ thuộc phạm vi quản lý;
c) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành
phố Đà Nẵng quyết định cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại,
thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển; quản lý việc nhận chìm ở biển thuộc
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;
d) Thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng quyết định việc giao, công nhận, cho phép trả lại khu vực
biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển; thu hồi khu vực
biển; quản lý việc sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng;
đ) Tổ chức thiết lập và quản lý hành
lang bảo vệ bờ biển; lập hồ sơ và quản lý tài nguyên hải đảo theo quy định;
e) Thực hiện các hoạt động kiểm soát
ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, hóa
chất độc trên biển theo quy định;
g) Tổ chức thực hiện các hoạt động
điều tra cơ bản, thống kê tài nguyên biển và hải đảo theo quy định.
13. Về viễn thám
a) Tổ chức triển khai thực hiện các
đề án, dự án về ứng dụng viễn thám thám trong điều tra cơ bản, quan trắc, giám
sát tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong phạm
vi quản lý;
b) Xác định nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh
viễn thám của địa phương, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và thống
nhất việc thu nhận; thực hiện thu nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu ảnh
viễn thám; xây
dựng, cập nhật, công bố siêu dữ liệu viễn thám thuộc phạm vi quản lý của địa
phương; gửi bản sao dữ liệu và siêu dữ liệu ảnh viễn thám mua từ nước ngoài bằng
nguồn ngân sách nhà nước cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở
dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia theo quy định pháp luật;
c) Thẩm định, quản lý chất lượng sản
phẩm viễn thám theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các hoạt động bảo đảm
hành lang an toàn kỹ thuật và bảo vệ các công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh
viễn thám trên địa bàn theo quy định pháp luật.
14. Về ứng dụng công nghệ thông tin
và chuyển đổi số tài nguyên và môi trường
a) Tổ chức thu nhận, xây dựng, vận
hành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp tỉnh; tích hợp, kết nối, chia sẻ
với cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường;
b) Xây dựng, quản trị, vận hành hạ tầng
số, hạ tầng mạng,
nền tảng số, các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản
lý; thực hiện bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng
theo quy định;
c) Tổ chức phân tích, xử lý dữ liệu,
thông tin tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý phục vụ công tác quản
lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, xây dựng đô thị thông minh, phát triển kinh
tế - xã hội;
d) Thực hiện cung cấp dịch vụ công
trực tuyến về tài
nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý; kết nối với Cổng dịch vụ công Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công quốc gia;
đ) Quản lý, bảo quản tài liệu, tư liệu;
cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý
theo quy định.
15. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ về tài nguyên và
môi trường đối với công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện, công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật.
16. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng
khoa học và công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế về tài nguyên và
môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
17. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.
18. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các
vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc
phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường; tiếp công dân; giải quyết khiếu
nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
19. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.
20. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, Văn phòng, Thanh
tra thuộc Sở; quản lý về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức,
cơ cấu ngạch công chức trong các tổ chức hành chính thuộc Sở; vị trí việc làm,
cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong
các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; thực hiện bổ nhiệm, chế độ tiền lương và chính
sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức,
viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp
luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng.
21. Quản lý và chịu trách nhiệm về
tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật
và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Đà Nẵng.
22. Thực hiện công tác thông tin, thống
kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong
các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
23. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và cơ quan nhà nước cấp trên.
1.2. Mô hình liên thông nghiệp vụ giữa các
đơn vị, phòng, ban
Mối quan hệ
công tác, liên thông nghiệp vụ tổng quát của Sở
TN&MT
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp UBND thành phố Đà Nẵng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất
đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy
văn; biến đổi khí hậu;
đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý và
tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của
Sở.
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự
lãnh đạo trực tiếp của UBND thành phố và sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; phối hợp với các sở,
ngành trong thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực Tài nguyên
và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận
thông tin góp ý, kiến nghị của người dân, tổ chức/doanh nghiệp và xử lý, phản hồi
theo quy định của pháp.
1.3. Danh mục
nghiệp vụ
Nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi
trường là cấu trúc phân tầng theo ba cấp, cấp cao nhất (khối chức năng) được
phân loại theo khối các chức năng chung nhất mà Sở đang đảm nhiệm. Từng khối chức
năng này được chia nhỏ theo nhiều nhóm nghiệp vụ mỗi nhóm nghiệp vụ sẽ bao gồm một
số loại nghiệp vụ cụ thể.
Cấp
|
Nội dung
|
Mô tả
|
Cấp 1
|
Khối Chức năng
|
Mô tả các chức năng, hoạt động
nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Cấp 2
|
Nhóm Dịch vụ
|
Là tập hợp các nghiệp vụ theo khối
chức năng do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nói chung, không phụ thuộc
vào cơ quan/đơn vị nào thực hiện
|
Cấp 3
|
Loại Dịch vụ
|
Là tập hợp các nghiệp vụ theo nhóm
nghiệp vụ do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nói chung, không phụ thuộc
vào cơ quan/đơn vị nào thực hiện
|
Tương ứng với mô hình cấu trúc theo
03 cấp này, khối chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường được chia tách thành
03 khối chính:
Mô tả đặc điểm của từng khối chức
năng:
Khối chức
năng
|
Mô tả
|
Nghiệp vụ hành chính
|
Nghiệp vụ tham mưu, giúp Thủ trưởng
các đơn vị quản lý, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác về các công tác kế
hoạch - tài chính, tổ chức cán bộ, ...
|
Nghiệp vụ chuyên ngành
|
Nghiệp vụ theo các lĩnh vực chuyên
ngành theo phạm vi, quyền hạn do Sở quản lý
|
Nghiệp vụ cơ bản liên quan đến thủ tục
hành chính
|
Nghiệp vụ chung liên quan hầu hết
đến các thủ tục hành chính về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, xử lý thủ tục
hành chính, trình và phê duyệt kết quả thủ tục hành chính
|
Ngoài các khối chức năng trên, một số
khối chức năng hỗ trợ bao gồm:
- Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu;
- Thu thập, phân tích, tổng hợp
thông tin, dữ liệu;
- Tương tác, truyền thông.
Sau đây là danh mục nghiệp vụ:
1.3.1. Khối nghiệp vụ
hành chính
STT
|
Tên nghiệp
vụ
|
Mô tả
|
1
|
Nghiệp vụ thanh
tra
|
1.1
|
Quản lý công tác thanh tra, kiểm
tra
|
Quản lý công tác thanh tra, kiểm
tra
|
1.2
|
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng chống tham nhũng
|
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng chống tham nhũng
|
1.3
|
Xử lý vi phạm
|
Xử lý vi phạm
|
2
|
Nghiệp vụ văn
phòng
|
2.1
|
Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất phục
vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan; tình hình thực hiện nhiệm
vụ về các lĩnh vực công tác được phân công
|
Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất phục
vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan; tình hình thực hiện nhiệm
vụ về các lĩnh vực công tác được phân công
|
2.2
|
Công tác hành chính, quản trị, văn
thư, lưu trữ, thông tin, bảo mật của cơ quan
|
Công tác hành chính, quản trị, văn thư,
lưu trữ, thông tin, bảo mật của cơ quan
|
2.3
|
Quản lý chính sách, chế độ đối với
công chức và người lao động thuộc cơ quan
|
Quản lý chính sách, chế độ đối với
công chức và người lao động thuộc cơ quan
|
3
|
Nghiệp vụ tổ chức
cán bộ
|
3.1
|
Quản lý về tổ chức bộ máy và biên
chế chức, người lao động
|
Quản lý về tổ chức bộ
máy và biên chế chức, người lao động
|
3.2
|
Quản lý công chức, viên chức, người
lao động
|
Quản lý công chức, viên chức, người
lao động
|
3.3
|
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng.
|
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng.
|
3.4
|
Quản lý về chế độ, chính sách, lao
động và tiền lương
|
Quản lý về chế độ, chính sách, lao
động và tiền lương
|
3.5
|
Quản lý về cải cách hành chính
|
Quản lý về cải cách hành chính
|
4
|
Nghiệp vụ kế hoạch
- tài chính
|
4.1
|
Quản lý kế hoạch tài chính.
|
Quản lý kế hoạch tài chính.
|
4.2
|
Quản lý kế toán, kiểm toán nội bộ
|
Quản lý kế toán, kiểm toán nội bộ
|
4.3
|
Quản lý đầu tư.
|
Quản lý đầu tư.
|
4.4
|
Quản lý tài sản.
|
Quản lý tài sản.
|
4.5
|
Quản lý các chương trình, dự án
|
Quản lý các chương trình, dự án
|
5
|
Nghiệp vụ thi đua
khen thưởng và tuyên truyền
|
5.1
|
Công tác thi đua
|
Công tác thi đua
|
5.2
|
Khen thưởng
|
Khen thưởng
|
5.3
|
Tuyên truyền
|
Tuyên truyền
|
5.4
|
Báo chí
|
Báo chí
|
5.5
|
Hiện vật truyền thống
|
Hiện vật truyền thống
|
5.6
|
In ấn, xuất bản
|
In ấn, xuất bản
|
5.7
|
Tổ chức ký kết quy chế, chương
trình phối hợp tuyên truyền về Tài nguyên và Môi trường
|
Tổ chức ký kết quy chế, chương
trình phối hợp tuyên truyền về Tài nguyên và Môi trường
|
6
|
Nghiệp vụ pháp chế
|
6.1
|
Xây dựng chính sách, pháp luật
|
- Quản lý tổng hợp chương trình, kế
hoạch xây dựng văn bản pháp luật;
- Quản lý quá trình soạn thảo, lấy
ý kiến, hoàn thiện;
- Quản lý quá trình thẩm định, ban
hành;
- Theo dõi thực hiện văn bản;
- Thống kê, phân tích, báo cáo tổng
hợp.
|
6.2
|
Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy
phạm pháp luật
|
- Quản lý kế hoạch rà soát, hệ thống
hóa và kiểm tra văn bản;
- Kiểm tra, rà soát, kết luận hệ
thống hóa văn bản;
- Quản lý tổng hợp việc thi hành
pháp luật;
- Tổ chức điều tra, khảo sát, tiếp nhận,
thu thập, thông tin; thực hiện kết luận thi hành pháp luật;
- Theo dõi tình hình thực hiện;
- Thống kê, tổng hợp, đánh giá,
báo cáo.
|
6.3
|
Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật
|
Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật
|
6.4
|
Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
|
Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
|
6.5
|
Công tác pháp điển hệ thống quy phạm
pháp luật
|
Công tác pháp điển hệ thống quy phạm
pháp luật
|
6.6
|
Phổ biến, giáo dục pháp luật
|
- Quản lý chương trình, kế hoạch;
- Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ
(đào tạo báo cáo viên, chuẩn bị tài liệu,...);
- Tổ chức thông tin, truyền thông
(trên cổng thông tin, hướng dẫn, giải đáp qua các diễn đàn);
- Kiểm tra thực hiện
|
6.7
|
Theo dõi tình hình thi hành pháp
luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
|
Theo dõi tình hình thi hành pháp
luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
|
6.8
|
Kiểm soát thủ tục hành chính
|
- Quản lý tổng hợp công tác kiểm
soát thủ tục hành chính;
- Thẩm định, rà soát các thủ tục
hành chính;
|
6.9
|
Pháp luật quốc tế và hợp
tác quốc tế về pháp luật
|
Dịch vụ tra cứu thông tin pháp luật
(quốc tế, quốc
gia, ngành)
|
6.10
|
Thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định
của pháp luật.
|
Dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của
pháp luật.
|
6.11
|
Thực hiện công tác tham mưu về các
vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Dịch vụ tra cứu các vấn đề pháp lý
và tham gia tố tụng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi
trường
|
6.12
|
Tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan
thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định
của pháp luật.
|
Dịch vụ tra cứu thông tin bồi thường,
kiểm tra công tác bồi thường, phối hợp các đơn vị liên quan về công tác bồi
thường theo quy định của pháp luật
|
6.13
|
Cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về
pháp luật theo quy định
|
Dịch vụ cập nhật cơ sở dữ liệu quốc
gia về pháp luật
|
6.14
|
Tổ chức quản lý cộng tác viên kiểm
tra
|
Dịch vụ quản lý cộng tác viên kiểm
tra
|
6.15
|
Giám định tư pháp
|
Dịch vụ giám định tư pháp
|
1.3.2. Khối nghiệp vụ cơ bản liên
quan đến thủ tục hành chính
STT
|
Tên nghiệp
vụ
|
Mô tả
|
1
|
Quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả
|
Quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả
|
2
|
Quy trình tiếp nhận và xử lý thủ tục
hành chính tiếp nhận từ cơ quan khác
|
Quy trình tiếp nhận và xử lý thủ tục
hành chính tiếp nhận từ cơ quan khác
|
3
|
Quy trình trình và phê duyệt kết
quả thủ tục hành chính
|
Quy trình trình và phê duyệt kết
quả thủ tục hành chính
|
4
|
Quy trình xử lý nghĩa vụ tài chính
|
Quy trình xử lý nghĩa vụ tài chính
|
1.3.3. Khối nghiệp vụ
chuyên ngành
STT
|
Tên nghiệp
vụ
|
Mô tả
|
1
|
LĨNH VỰC BIỂN VÀ
HẢI ĐẢO
|
1.1
|
Điều tra cơ bản tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
1.1.1
|
Chương trình trọng điểm điều tra
cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
Xây dựng và thực hiện các dự án, đề
án, nhiệm vụ để xây dựng và thực thi Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo do TTCP phê duyệt
|
1.1.2
|
Hoạt động điều tra cơ bản không
thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo
|
Xây dựng và thực hiện các dự án,
nhiệm vụ, đề án thuộc Hoạt động điều tra cơ bản không thuộc Chương trình trọng
điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
|
1.1.3
|
Thống kê tài nguyên biển và hải đảo
|
Thực hiện việc thống kê tài nguyên
biển và hải đảo
|
1.2
|
Nghiên cứu khoa học
về tài nguyên,
môi trường biển và hải đảo
|
1.2.1
|
Xây dựng và tổ chức thực hiện các
đề án, dự án nghiên cứu khoa học về tài nguyên môi trường biển và
hải đảo
|
Xây dựng, trình UBND thành phố Đà
Nẵng các đề án, dự án nghiên cứu khoa học về tài nguyên,
môi trường biển và hải đảo. Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
|
1.3
|
Kiểm soát ô nhiễm
môi trường biển và hải đảo
|
1.3.1
|
Điều tra, thống
kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải
|
Điều tra, thống kê, phân loại,
đánh giá các nguồn thải
|
1.3.2
|
Quan trắc định kỳ và đánh
giá hiện trạng các khu vực biển và hải đảo
|
Quan trắc định kỳ và đánh giá hiện
trạng các khu vực biển và hải đảo
|
1.3.3
|
Điều tra, đánh giá sức chịu tải
môi trường của các khu vực biển, hải đảo
|
Điều tra, đánh giá sức chịu tải
môi trường của các khu vực biển, hải đảo
|
1.3.4
|
Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc
phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường
|
Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc
phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường
|
1.3.5
|
Xác định phân vùng rủi ro ô nhiễm
môi trường biển và hải đảo
|
Xác định phân vùng rủi ro ô nhiễm
môi trường biển và hải đảo
|
1.3.6
|
Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi
trường biển và hải đảo
|
Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi
trường biển và hải đảo
|
1.3.7
|
Chia sẻ thông tin, đánh giá chất
lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới
theo quy định của pháp luật
|
Chia sẻ thông tin, đánh giá chất
lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới
theo quy định của pháp luật
|
1.3.8
|
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
từ các hoạt động trên biển
|
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
từ các hoạt động trên biển
|
1.3.9
|
Kiểm soát ô nhiễm môi trường từ đất
liền
|
Kiểm soát ô nhiễm môi trường từ đất
liền
|
1.3.10
|
Kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên
biên giới
|
Kiểm soát ô nhiễm môi trường
xuyên biên giới
|
1.3.11
|
Đánh giá kết quả hoạt động kiểm
soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
|
Đánh giá kết quả hoạt động kiểm
soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
|
1.3.12
|
Báo cáo hiện trạng môi trường biển
và hải đảo
|
Báo cáo hiện trạng môi trường biển
và hải đảo
|
1.4
|
Ứng phó, khắc phục
sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
|
1.4.1
|
Theo dõi, giám sát sự cố tràn dầu,
hóa chất độc trên biển
|
Theo dõi, giám sát sự cố tràn dầu,
hóa chất độc trên biển
|
1.5
|
Nhận chìm ở biển
|
1.5.1
|
Cấp giấy phép nhận chìm ở biển cho
tổ chức, cá nhân
|
Cấp giấy phép nhận chìm ở biển cho
tổ chức, cá nhân
|
1.5.2
|
Kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển
|
Kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển
|
1.6
|
Quan trắc, giám
sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo
|
1.6.1
|
Thiết lập hệ thống quan
trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
Thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tổng
hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
1.6.2
|
Tham gia các hệ thống quan trắc,
giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới
|
Tham gia các hệ thống quan trắc,
giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới
|
1.8
|
Lưu trữ, khai thác,
sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
1.8.1
|
Tiếp nhận thông tin, dữ liệu, sản phẩm
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
Tiếp nhận thông tin, dữ liệu, sản
phẩm tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
1.8.2
|
Lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
Lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
1.8.3
|
Cung cấp thông tin, dữ liệu, sản
phẩm tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thuộc không thuộc danh mục bí mật
nhà nước cho tổ chức, cá nhân trong nước
|
Cung cấp thông tin, dữ liệu, sản
phẩm tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thuộc không thuộc danh mục bí mật
nhà nước cho tổ chức, cá nhân trong nước
|
1.8.4
|
Công bố thông tin, dữ liệu, sản phẩm
tài nguyên môi trường biển và hải đảo
|
Công bố thông tin, dữ liệu, sản phẩm
tài nguyên môi trường biển và hải đảo
|
1.9
|
Quản lý khai
thác biển và hải đảo
|
1.9.1
|
Thẩm định chiến lược khai thác, sử
dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
|
Thẩm định chiến lược khai thác, sử
dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
|
1.9.3
|
Thẩm định quy hoạch tổng thể khai
thác, sử dụng bền vững
tài nguyên vùng bờ
|
Thẩm định quy hoạch tổng thể khai
thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
|
1.9.4
|
Tham gia chương trình quản
lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
|
Tham gia chương
trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
|
1.9.5
|
Phân loại hải đảo
|
Phân loại hải đảo
|
1.9.6
|
Giao khu vực biển cho tổ chức, cá
nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển
|
Giao khu vực biển cho tổ chức, cá
nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển
|
1.9.7
|
Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học biển và hải đảo
|
Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học biển và hải đảo
|
1.9.8
|
Tổng hợp, đánh giá tiềm
năng kinh tế
- xã hội liên quan đến các vùng biển, hải đảo của Đà Nẵng
|
Tổng hợp, đánh giá
tiềm năng kinh tế - xã hội liên quan đến các vùng biển, hải đảo của Đà Nẵng
|
1.9.9
|
Đánh giá biến động tài nguyên biển
và hải đảo
|
Đánh giá biến động tài nguyên biển
và hải đảo
|
1.9.10
|
Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
|
Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
|
1.9.11
|
Tham gia vận hành, quản lý hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ giao, sử dụng khu vực biển; hành lang bảo vệ
bờ biển; phân loại hải đảo; quản lý tổng hợp vùng bờ; lập quy hoạch
|
Tham gia vận hành, quản lý hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ giao, sử dụng khu vực biển; hành lang bảo vệ
bờ biển; phân loại hải đảo; quản lý tổng hợp vùng bờ; lập quy hoạch
|
1.10
|
Hợp tác quốc tế về tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
1.10.1
|
Xây dựng các chương trình, kế hoạch,
đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biển, hải đảo và đại dương
|
Xây dựng các chương trình, kế hoạch,
đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biển, hải đảo và đại dương
|
1.10.2
|
Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
|
Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
|
1.10.3
|
Điều tra nghiên cứu tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo;
|
Điều tra nghiên cứu tài nguyên,
môi trường biển và hải đảo;
|
1.10.4
|
Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ
công tác điều tra, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ
công tác điều tra, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
1.10.5
|
Điều tra, đánh giá, mức độ tổn thương
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
Điều tra, đánh giá, mức độ tổn
thương tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
|
1.10.6
|
Dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường
biển và hải đảo do các hoạt động khai thác tài nguyên môi trường biển và hải
đảo.
|
Dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường
biển và hải đảo do các hoạt động khai thác tài nguyên môi trường biển và hải
đảo.
|
1.10.7
|
Khai thác bền vững tài nguyên biển
và hải đảo
|
Khai thác bền vững tài nguyên biển
và hải đảo
|
1.10.8
|
Bảo vệ tính đa dạng sinh học biển
và hải đảo và duy trì năng suất, tính đa dạng của hệ sinh thái biển, hải đảo
và vùng bờ
|
Bảo vệ tính đa dạng sinh học biển
và hải đảo và duy trì năng suất, tính đa dạng của hệ sinh thái biển, hải đảo
và vùng bờ
|
1.10.9
|
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
và hải đảo, ứng phó sự cố môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng
|
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
và hải đảo, ứng phó sự cố môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng
|
2
|
LĨNH VỰC BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
|
2.1
|
Thích ứng với biến
đổi khí hậu
|
2.1.1
|
Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu
|
Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu
|
2.1.2
|
Hướng dẫn, điều phối việc tổ chức
thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
|
Hướng dẫn, điều phối việc tổ chức
thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
|
2.1.3
|
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong
các chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu, các đề
án, dự án, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
|
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong
các chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu, các đề
án, dự án, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
|
2.1.4
|
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
các mục tiêu trong các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án biến đổi khí hậu
trên địa bàn Đà Nẵng
|
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
các mục tiêu trong các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án biến đổi khí hậu
trên địa bàn Đà Nẵng
|
2.1.5
|
Theo dõi, đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế - xã
hội để đề xuất các biện pháp ứng phó
|
Theo dõi, đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và
phát triển kinh tế - xã hội để đề xuất các biện pháp ứng phó
|
2.1.6
|
Thực hiện, triển khai bộ tiêu chí
đánh giá ưu tiên trong các hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu
|
- Thực hiện, triển khai đánh giá
theo bộ tiêu chí đánh giá ưu tiên trong các hoạt động thích ứng biến đổi khí
hậu
- Báo cáo kết quả việc áp dụng bộ
tiêu chí đánh giá ưu tiên trong các hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu
|
2.2
|
Giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính
|
2.2.1
|
Hướng dẫn thực hiện các hoạt động
giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của Đà Nẵng
|
Hướng dẫn thực hiện các hoạt động
giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của Đà Nẵng
|
2.2.2
|
Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ
các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
|
Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ
các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
|
3
|
LĨNH VỰC ĐO ĐẠC
VÀ BẢN ĐỒ
|
3.1
|
Quản lý hoạt động
đo đạc và bản đồ
|
3.1.1
|
Thẩm định hồ sơ cấp, cấp bổ sung
giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
|
Thẩm định hồ sơ cấp, cấp bổ sung
giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
|
3.2
|
Quản lý công
trình hạ tầng đo đạc và bản đồ
|
3.2.1
|
Quản lý, bảo vệ điểm
gốc đo đạc quốc gia
|
Quản lý, bảo vệ điểm gốc đo đạc quốc
gia theo quy định trong Nghị định chính phủ
|
3.2.2
|
Quản lý, bảo vệ mạng lưới trạm định
vị vệ tinh quốc gia
|
Quản lý, vận hành, cung cấp các dịch
vụ liên quan đến mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia
|
3.2.3
|
Di dời mốc đo đạc, trạm
định vị vệ tinh quốc gia
|
Di dời mốc đo đạc, trạm định vị vệ
tinh quốc gia theo quy định trong Nghị định chính phủ
|
3.2.4
|
Hủy bỏ mốc đo đạc, trạm định vị vệ
tinh quốc gia
|
Tổ chức việc hủy bỏ mốc đo đạc, trạm
định vị vệ tinh quốc gia theo quy định
|
3.3
|
Triển khai hoạt động
đo đạc và bản đồ cơ bản
|
3.3.1
|
Quản lý việc triển khai các hoạt động
đo đạc bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch
|
Quản lý việc triển khai các hoạt động
đo đạc bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch
|
3.3.2
|
Đo đạc và bản đồ về địa giới hành
chính
|
Đo đạc thành lập bản đồ địa giới
hành chính phục vụ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh ĐGHC, giải quyết
tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính các cấp
|
3.3.3
|
Chuẩn hóa địa danh
|
- Xây dựng hệ thống thông tin địa
danh.
- Đảm bảo cách nói, cách viết
chính xác đối tượng địa danh trên các sản phẩm đo đạc và bản đồ và các sản phẩm,
tài liệu khác
|
3.3.4
|
Xây dựng, vận hành, bảo trì điểm gốc
đo đạc quốc gia
|
- Xây dựng, vận hành, bảo trì điểm
gốc đo đạc quốc gia.
- Cung cấp số liệu gốc đo đạc quốc
gia cho các tổ chức, cá nhân.
|
3.3.5
|
Xây dựng, vận hành, bảo trì mốc đo
đạc quốc gia
|
- Xây dựng, vận hành, bảo trì mốc
đo đạc quốc gia.
- Cung cấp kịp thời số liệu mốc đo
đạc quốc gia cho các tổ chức, cá nhân
|
3.3.6
|
Xây dựng, vận hành, bảo trì mạng
lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia.
|
- Xây dựng, vận hành, bảo trì mạng
lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia.
- Cung cấp dữ liệu GNSS, dữ liệu cải
chính theo thời gian thực cho các tổ chức, cá nhân.
|
3.5
|
Xây dựng, vận hành,
cập nhật hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
|
3.5.1
|
Xây dựng, tích hợp dữ liệu không
gian địa lý quốc gia
|
Xây dựng, tích hợp dữ liệu không
gian địa lý
|
3.5.2
|
Xây dựng, cung cấp các ứng dụng, dịch
vụ dữ liệu không gian địa lý
|
Xây dựng, cung cấp các ứng dụng, dịch
vụ dữ liệu không gian địa lý
|
3.6
|
Triển khai các hoạt
động đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý
|
3.6.1
|
Thành lập, cập nhật bản đồ hành
chính Đà Nẵng
|
Xác định ranh giới hành chính,
thông tin địa danh, thông tin khác của thành phố Đà Nẵng làm căn cứ để thành
lập bản đồ hành chính quốc gia đảm bảo chính xác phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội
|
3.6.2
|
Tham gia thành lập tập bản đồ quốc
gia
|
Thu thập các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh
để phục vụ thành lập tập bản đồ quốc gia để thể hiện điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn phát triển làm căn
cứ để thành lập thành lập tập bản đồ quốc gia
|
3.6.3
|
Đo đạc, thành lập
các loại bản đồ
chuyên ngành khác phục vụ quản lý nhà nước
|
Thu thập các tài liệu liên quan phục
vụ việc đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác phục vụ quản lý
nhà nước.
|
3.7
|
Kiểm tra, thẩm định,
nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ
|
3.7.1
|
Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc
và bản đồ
|
Đánh giá chất lượng sản phẩm trong
lĩnh vực đo đạc và bản đồ làm căn cứ phát hiện những sai sót trong quá trình
sản xuất để kịp thời loại bỏ các sản phẩm không bảo
đảm chất lượng
và tìm biện pháp xử lý khắc phục các sai sót, xử lý các vấn đề phát sinh
trong quá trình thi công nhằm bảo đảm chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc
và bản đồ
|
3.7.2
|
Thẩm định chất lượng sản phẩm đo đạc
và bản đồ
|
Thẩm định về việc tuân thủ dự án,
thiết kế - kỹ thuật dự toán đã được phê duyệt; tuân thủ các quy định về công
tác giám sát công trình, kiểm tra; Thẩm định việc xử lý các phát sinh trong
quá trình thi công; xác nhận chất lượng, khối lượng, mức khó khăn công trình
sản phẩm đã hoàn thành của Chủ đầu tư
|
3.8
|
Lưu trữ, bảo mật,
cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và
bản đồ
|
3.8.1
|
Tiếp nhận thông tin, dữ liệu, sản
phẩm đo đạc và bản đồ
|
Tiếp nhận các sản phẩm thông tin dữ
liệu đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật
|
3.8.2
|
Lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm
đo đạc và bản đồ
|
Tổ chức lưu trữ thông tin dữ liệu
phục vụ công tác quản lý và cung cấp cho các Bộ, ngành và xã hội
|
4
|
LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG
THỦY VĂN
|
4.1
|
Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh,
thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng
|
Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn,
điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn
chuyên dùng ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố Đà Nẵng;
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
|
4.2
|
Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng,
cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn
chuyên dùng
|
Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng,
cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dùng trên địa bàn
|
4.3
|
Tham gia xây dựng phương án phòng,
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, kiểm tra việc thực hiện các quy định về dự
báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai
|
Tham gia xây dựng phương án phòng,
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, kiểm tra việc thực hiện các quy định về dự
báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai trên địa bàn
|
4.4
|
Thẩm định nội dung về khí tượng thủy
văn trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng
|
Thẩm định nội dung về khí tượng thủy
văn trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng ở địa
phương theo quy định của pháp luật
|
4.5
|
Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật của
công trình, thiết bị đo của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết
bị quan trắc, định vị sét
|
Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật của
công trình, thiết bị đo của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết
bị quan trắc, định vị sét do địa phương xây dựng bằng nguồn
vốn ngân sách
nhà nước
|
4.6
|
Bảo vệ, giải quyết các vi phạm
hành lang an toàn kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của Trung ương
|
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
liên quan trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật
công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn
|
4.7
|
Thu thập, khai thác và sử dụng dữ
liệu về khí tượng thủy văn
|
Thu thập, khai thác và sử dụng dữ
liệu về khí tượng thủy văn ở địa phương theo quy định của pháp luật
|
5
|
LĨNH VỰC TÀI
NGUYÊN NƯỚC
|
5.1
|
Lập và thực hiện quy hoạch tài
nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước,
phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
|
Lập và thực hiện quy hoạch tài
nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước,
phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
|
5.2
|
Giám sát các hoạt động khai thác,
sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra
|
Giám sát các hoạt động khai thác,
sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại
do nước gây ra trên lưu vực sông nội thành phố Đà Nẵng
|
5.3
|
Khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế,
vùng đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất
và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới
đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác
cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông
|
Khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế,
vùng đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất
và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền,
khu vực cấm, khu vực
tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên
sông
|
5.4
|
Lập danh mục hồ, ao, đầm phá không
được san lấp
|
Lập danh mục hồ, ao, đầm phá không
được san lấp trên địa bàn thành phố
|
5.5
|
Xây dựng, quản lý hệ thống giám
sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
đối với lưu vực sông
|
Xây dựng, quản lý hệ thống giám
sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
đối với lưu vực sông nội thành phố Đà Nẵng
|
5.6
|
Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô
nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm
nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn
nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
|
Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô
nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm
nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn
nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
|
5.7
|
Thực hiện công tác bảo đảm nguồn
nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc
xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước
|
Thực hiện công tác bảo đảm nguồn
nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc
xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước
|
5.8
|
Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều
chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép về tài nguyên nước và
cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền
|
Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều
chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép về tài nguyên nước và
cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền
|
5.9
|
Thu phí, lệ phí về tài nguyên nước,
thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
|
Thu phí, lệ phí về tài nguyên nước,
thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật
|
5.10
|
Hướng dẫn việc đăng ký khai thác,
sử dụng tài nguyên nước
|
Hướng dẫn việc đăng ký khai thác,
sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố
|
5.11
|
Tổ chức thực hiện các hoạt động điều
tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước
|
Tổ chức thực hiện các hoạt động điều
tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp
|
5.12
|
Kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu
tài nguyên nước
|
Kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu
tài nguyên nước trên địa bàn
|
5.13
|
Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường
kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng,
bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây
ra
|
Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường
kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng,
bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây
ra trên địa bàn
|
5.14
|
Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng
nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước
bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt
|
Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng
nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước
bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt
|
5.15
|
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc
trám lấp giếng không sử dụng
|
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc
trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật
|
6
|
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
|
6.1
|
Quản lý quy hoạch
Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
|
6.1.1
|
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
quốc gia
|
+ Điều tra, thu thập thông tin,
tài liệu;
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;
+ Phân tích, đánh giá tình hình quản
lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
và tiềm năng đất đai;
+ Xây dựng phương án quy hoạch sử
dụng đất;
+ Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;
+ Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng
hợp và các tài liệu có liên quan;
+ Thẩm định, phê duyệt và công bố
công khai.
|
6.1.2
|
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc TW
|
+ Điều tra, thu thập thông tin,
tài liệu;
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;
+ Phân tích, đánh giá tình hình quản
lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
và tiềm năng đất đai;
+ Xây dựng phương án quy hoạch sử
dụng đất;
+ Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;
+ Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng
hợp và các tài liệu có liên quan;
+ Thẩm định, phê duyệt và công bố công
khai.
|
6.1.3
|
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc
phòng, an ninh
|
+ Điều tra, thu thập thông tin,
tài liệu;
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường; tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước;
+ Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
quốc phòng, đất an ninh;
+ Lập kế hoạch sử dụng đất quốc
phòng, đất an ninh kỳ đầu;
+ Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng
hợp và các tài liệu có liên quan;
+ Thẩm định, phê duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh.
|
6.2
|
Thu hồi đất, giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
|
6.2.1
|
Hướng dẫn việc thực hiện thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
|
- Quản lý hoạt động hướng dẫn,
theo dõi, kiểm tra công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào:
+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nhu cầu sử dụng đất thể hiện
trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
|
6.2.2
|
Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
|
Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
|
6.2.3
|
Thẩm định hồ sơ đề nghị điều chỉnh
về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất
|
+ Đánh giá về sự phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;
+ Đánh giá về sự phù hợp với quy
hoạch chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có liên
quan đến dự án (nếu có);
+ Đánh giá về yêu cầu sử dụng đất
của dự án theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất. Đối với
loại dự án chưa có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất thì cơ quan
thẩm định căn cứ vào quy mô, tính chất dự án và khả năng đáp ứng về quỹ đất của
địa phương để đánh giá;
+ Đánh giá về khả năng sử dụng
đất đảm bảo hiệu quả thông qua việc đánh giá về năng lực thực hiện dự án của
chủ đầu tư; tác động môi trường do sử dụng đất; mức độ phù hợp với kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; hệ số, mật độ xây dựng, độ cao, độ sâu trong
lòng đất đối với dự án xây dựng công trình; mức độ ảnh hưởng đến vấn đề quốc
phòng, an ninh (nếu có);
+ Yêu cầu về diện tích sử dụng đất,
mục đích sử dụng đất và khả năng đáp ứng về quỹ đất của địa
phương đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư.
|
6.3
|
Đo đạc bản đồ,
đăng ký đất đai và lập hồ sơ địa chính
|
6.3.1
|
Đo đạc, lập, chỉnh lý bản đồ địa
chính
|
- Đo đạc, lập bản đồ địa chính được
thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị
trấn;
- Chỉnh lý bản đồ địa chính được
thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và
các yếu tố khác
có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.
|
6.3.2
|
Đăng ký đất đai, đo đạc lập bản đồ
địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với
đất, lập hồ sơ địa chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
|
+ Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ
sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
- Xác nhận hiện trạng sử dụng đất
so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ theo quy định định
tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn
gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với
quy hoạch.
- Trường hợp đăng ký tài sản gắn
liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với
nội dung kê khai đăng ký;
- Trường hợp chưa có bản đồ địa
chính thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai
thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa
đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
- Niêm yết công khai kết quả kiểm
tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng
đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản
gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về
nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Văn phòng đăng ký đất đai thực
hiện các công việc như sau:
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ
sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận;
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc
trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ
địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản
trích đo địa
chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
- Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản
gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh
thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều
kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
- Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy
tờ quy định thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại
tài sản đó;
- Cập nhật thông tin thửa đất, tài
sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất
đai (nếu có);
- Trường hợp người sử dụng đất đề
nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với
đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu
nghĩa vụ tài chính.
+ Cơ quan tài nguyên và môi trường
thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất;
- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho
Văn phòng đăng ký đất đai.
- Trường hợp người sử dụng đất đã
đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
|
6.3.3
|
Lập hồ sơ địa chính
|
- Đo đạc lập bản đồ địa
chính, sổ mục kê đất đai;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động bản
đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường
xuyên sổ địa chính và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương.
|
6.4
|
Giá đất
|
6.4.1
|
Xây dựng, điều chỉnh khung giá đất
|
- Trình tự xây dựng khung giá đất
- Trình tự điều chỉnh khung giá đất
|
6.4.2
|
Xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất
|
- Trình tự xây dựng bảng giá đất
- Trình tự điều chỉnh bảng
giá đất
|
6.5
|
Bồi thường, hỗ trợ
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
|
6.5.1
|
Thu hồi đất
|
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch
thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
+ Lập, thẩm định phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư;
+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt
bằng.
|
6.5.2
|
Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực
hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất;
|
- Bồi thường về đất, chi phí đầu
tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất do cộng đồng dân cư, cơ sở tôn
giáo đang sử dụng
- Bồi thường về đất khi Nhà nước
thu hồi đất ở
- Bồi thường về đất, chi phí đầu
tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất
ở của hộ
gia đình, cá nhân
- Bồi thường về đất, chi phí đầu
tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở
của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh
- Bồi thường thiệt hại về nhà,
công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
- Bồi thường thiệt hại do hạn chế
khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc
hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ
- Bồi thường, hỗ trợ về đất khi
Nhà nước thu hồi đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01
tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bồi thường, hỗ trợ về đất khi
Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện
tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Bồi thường về đất cho người đang
sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Bồi thường nhà, công trình đối với
người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
- Bồi thường về đất đối với những
người đang đồng quyền sử dụng đất
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
đối với các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường
có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt
lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác để dọa tính mạng con người
- Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu
tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư
- Bồi thường
về di chuyển mồ mả
|
6.6
|
Điều tra đánh giá
tài nguyên đất
|
6.6.1
|
Điều tra, đánh giá về chất lượng đất,
tiềm năng đất
đai
|
+ Điều tra, đánh giá đất đai lần đầu,
gồm:
- Thu thập thông tin, tài liệu, số
liệu, bản đồ;
- Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu
đất tại thực địa;
- Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu
nội và ngoại nghiệp;
- Xây dựng bản đồ chất lượng đất,
tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất;
- Phân tích thực trạng chất lượng
đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất;
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải
tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
- Xây dựng báo cáo đánh giá về chất
lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất.
+ Điều tra, đánh giá đất đai lần
tiếp theo, gồm:
- Điều tra bổ sung thông tin, tài
liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra;
- Xây dựng bản đồ chất lượng đất,
tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất;
- Phân tích, đánh giá những thay đổi
về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất so với kỳ trước và đề xuất
bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền
vững;
- Xây dựng báo cáo đánh giá về chất
lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất.
|
6.6.2
|
Điều tra, đánh giá
thoái hóa đất, ô nhiễm đất
|
+ Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất,
gồm:
- Thu thập thông tin, tài liệu, số
liệu, bản đồ để
xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất;
- Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu
đất tại thực địa;
- Phân tích mẫu đất, tổng hợp số
liệu và cảnh báo các khu vực đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm (cận ô nhiễm);
- Xây dựng bản đồ các khu vực đất
bị ô nhiễm;
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải
tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
- Xây dựng báo cáo đánh giá về thực
trạng ô nhiễm đất.
|
6.6.3
|
Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp
|
+ Điều tra, phân hạng đất nông
nghiệp, gồm:
- Thu thập thông tin, tài liệu, số
liệu, bản đồ;
- Lập kế hoạch và điều tra thực địa
hiệu quả sử dụng đất;
- Tổng hợp, xử lý thông
tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp;
- Xây dựng bản đồ phân hạng đất
nông nghiệp;
- Xây dựng báo cáo
kết quả phân hạng đất nông nghiệp.
|
6.7
|
Xây dựng hệ thống
thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và giao dịch điện tử
trong lĩnh vực đất đai
|
6.7.1
|
Điều tra, khảo
sát, thu thập dữ liệu về đất đai
|
Điều tra, thu thập các dữ liệu:
- Bản đồ địa chính mới nhất dạng số (hoặc dạng
giấy đối với những khu vực không có bản đồ địa chính dạng số) và
các loại tài liệu đo đạc khác đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải
thửa, sơ đồ, trích đo địa chính).
- Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp
Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động, bản lưu Giấy chứng nhận.
- Hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn
liền với đất.
- Hồ sơ giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
xã (dạng số) của kỳ kiểm kê gần nhất.
- Đơn đăng ký đã được UBND cấp xã
xác nhận đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc đăng ký đất
đai trong thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng đã hết thời
gian xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa hoàn thành việc đăng
ký đất đai.
|
6.7.2
|
Xây dựng, quản lý, khai thác, vận
hành, bảo trì, phát triển hệ thống thông tin đất đai
|
Quy định về xây dựng, quản lý,
khai thác, vận hành, bảo trì, phát triển hệ thống thông tin đất đai
|
6.8
|
Kiểm soát việc quản
lý, sử dụng đất
|
6.8.1
|
Xây dựng, quản lý và khai thác hệ
thống theo dõi, giám sát tài nguyên đất
|
Xây dựng, quản lý và khai thác hệ
thống theo dõi, giám sát tài nguyên đất
|
6.8.2
|
Thống kê, kiểm kê đất đai
|
- Thống kê đất đai hàng năm
- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng
đất
|
6.8.3
|
Đánh giá việc thi hành pháp luật về
đất đai; hiệu quả quản lý sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước
|
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát,
theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý
vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật
của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất
đai;
- Phát hiện, ngăn chặn và xử
lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm
pháp luật về đất đai.
|
6.9
|
Thanh tra chuyên
ngành về đất đai
|
6.9.1
|
Thanh tra chuyên ngành về đất đai
trong phạm vi cả nước
|
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật
của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất
đai;
- Phát hiện, ngăn chặn và
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử
lý vi phạm pháp luật về đất đai.
|
7
|
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
|
7.1
|
Quy hoạch bảo vệ
môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường
|
7.1.1
|
Đánh giá tác động môi trường
|
- Lập hồ sơ đề nghị thẩm định ĐTM
- Tham vấn trong quá trình thực hiện
đánh giá tác động môi trường
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường
- Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường
- Trách nhiệm của chủ dự án sau
khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
Ủy quyền cho Ban quản lý các khu
công nghiệp thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
|
7.1.2
|
Đánh giá môi trường chiến lược
|
- Thực hiện đánh giá môi trường
chiến lược
- Thẩm định báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược
- Tiếp thu ý kiến thẩm định và báo
cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
|
7.1.3
|
Kế hoạch bảo vệ môi trường
|
- Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ
môi trường
- Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ
môi trường
- Thực hiện kế hoạch bảo vệ môi
trường
|
7.1.4
|
Quy hoạch BVMT
|
- Quy hoạch BVMT cấp tỉnh
- Thẩm định quy hoạch bảo vệ môi
trường cấp tỉnh
- Phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường cấp tỉnh
- Lập quy hoạch BVMT cấp quốc gia
- Thẩm định quy hoạch bảo vệ môi
trường cấp Quốc gia
- Phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường Quốc gia
|
7.2
|
Bảo vệ môi trường trong
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
|
7.2.1
|
Bảo vệ môi trường trong điều tra
cơ bản, thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản
|
- Trình tự, thủ tục thẩm định, phê
duyệt phương án và phương án bổ sung
- Ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường
- Trình tự, thủ tục xác nhận hoàn
thành từng phần và toàn bộ phương án, phương án bổ sung
|
7.3
|
Ứng phó với biến
đổi khí hậu
|
- Kịch bản biến đổi khí hậu
- Chiến lược quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội
|
7.4
|
Bảo vệ môi trường
Biển và hải đảo
|
- Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường
biển và hải đảo
- Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường trên biển và hải đảo
|
7.5
|
Báo vệ môi trường
nước, đất và không khí
|
7.5.1
|
Bảo vệ môi trường nước sông
|
- Đánh giá chất lượng môi trường
nước, trầm tích các lưu vực sông liên tỉnh và xuyên biên giới.
- Điều tra, đánh giá sức chịu tải,
xác định hạn ngạch xả nước thải phù hợp với mục tiêu sử dụng nước và công bố
thông tin
- Ban hành, hướng dẫn thực hiện
quy chuẩn kỹ thuật môi trường nước và trầm tích lưu vực sông.
- Ban hành, hướng dẫn việc đánh
giá sức chịu tải của lưu vực sông, hạn ngạch xả nước thải vào sông liên tỉnh, khắc
phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm.
- Hướng dẫn và tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn, phổ biến kinh nghiệm, cung cấp thông tin về pháp luật môi
trường, các giải pháp bảo vệ môi trường, sản xuất theo hướng thân thiện với
môi trường, tổ chức triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm thân thiện với môi
trường, công nghệ môi trường cho các cơ sở được khuyến khích
phát triển tại làng nghề.
- Tổ chức đánh giá các nguồn thải
gây ô nhiễm, mức độ thiệt hại và tổ chức xử lý ô nhiễm lưu vực sông liên tỉnh.
|
7.5.2
|
Bảo vệ môi trường đất
|
- Xác định, thống kê, đánh giá và
kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất
đối với khu vực bị ô nhiễm hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, hóa chất
bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác
- Xây dựng quy định, hướng dẫn
đánh giá khả năng tiếp nhận của môi trường đất theo mục đích sử dụng;
- Ban hành hướng dẫn xác định, thống
kê, đánh giá, khoanh vùng và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường đất; cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đất; xác nhận chất lượng
đất các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất
thương mại gồm đất của cơ sở xử lý chất thải, cơ sở khai thác
khoáng sản
- Xây dựng, cập nhật hệ thống
thông tin quốc gia về các khu vực ô nhiễm đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường
đất
- Tổng hợp và công bố chất lượng
môi trường đất và các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
trên phạm vi toàn quốc;
- Hướng dẫn phương thức công bố thông
tin về chất lượng môi trường đất
|
7.5.3
|
Bảo vệ môi trường không khí
|
- Quản lý chất lượng môi trường
không khí xung quanh
- Quản lý khí thải công nghiệp
|
7.6
|
Bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
|
7.6.1
|
Bảo vệ môi trường khu kinh tế
|
- Đánh giá khả năng đáp ứng điều
kiện bảo vệ môi trường khi thành lập, mở rộng khu kinh tế
- Thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện
bảo vệ môi trường khi thành lập, mở rộng khu kinh tế
- Công trình hạ tầng kỹ thuật bảo
vệ môi trường khu kinh tế
- Bảo vệ môi trường khi điều chỉnh
quy hoạch trong khu kinh tế
|
7.6.2
|
Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp
|
- Quản lý nước thải khu công nghiệp
- Quản lý khí thải và tiếng ồn
trong khu công nghiệp
- Quản lý chất thải rắn thông thường,
chất thải nguy hại phát sinh trong khu công nghiệp
- Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự
cố môi trường trong khu công nghiệp
- Bảo vệ môi trường khi có điều chỉnh
quy mô, quy hoạch, hoạt động trong khu công nghiệp
|
7.6.3
|
Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp,
khu kinh doanh, dịch vụ tập trung
|
- Xây dựng, ban hành và trình ban
hành, hướng dẫn văn bản pháp luật, quy chuẩn kĩ thuật hướng dẫn về bảo vệ môi
trường đối với cụm CN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung
- Quan trắc chất thải tại cơ sở có
thải lượng lớn theo quy định
- Xây dựng báo cáo về công tác
BVMT cụm CN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung trên cả nước
- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu
về công tác BVMT cụm CN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung trên cả nước
|
7.6.4
|
Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ
|
- Quản lý nước thải
- Quản lý chất thải rắn, khí thải,
tiếng ồn, độ rung,
ánh sáng, bức xạ
- Quản lý hoạt động chuyển giao nước
thải không nguy hại để xử lý
|
7.6.5
|
Bảo vệ môi trường trong sản xuất
nông nghiệp
|
- Quản lý môi trường trong hoạt động
sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y
- Quản lý việc sử dụng phân bón, sản
phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng
|
7.6.6
|
Bảo vệ môi trường
làng nghề
|
- Ban hành hoặc trình cơ quan có
thẩm quyền ban hành quy định điều kiện về bảo vệ môi trường đối với làng nghề;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các cơ sở sản xuất thuộc
ngành nghề được khuyến khích phát triển; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành
hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo
vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích
phát triển, làng nghề được khuyến khích phát triển.
- Quản lý, cập nhật thông tin, dữ
liệu về bảo vệ môi trường làng nghề trên phạm vi toàn quốc; công bố
danh mục làng nghề ô nhiễm môi trường và làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường
làng nghề.
- Hướng dẫn xử lý chất thải phát
sinh từ hoạt động của các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích
phát triển tại làng nghề.
- Hướng dẫn nội dung, trình tự xây
dựng và phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề; lập báo cáo về các
biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở thuộc ngành nghề được khuyến khích
phát triển tại làng nghề.
|
7.6.7
|
Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng
thủy sản
|
- BVMT trong hoạt động sản xuất,
nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản
- Hướng dẫn BVMT trong nuôi trồng
thủy sản
|
7.6.8
|
Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện
và cơ sở y tế
|
- Xây dựng và ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế
- Kế hoạch sử dụng kinh phí sự
nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế
- Thanh tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế
- Xử lý các cơ sở y tế gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng
- Phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế
- Trao đổi thông tin và đào tạo, bồi
dưỡng
- Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi
trường đối với cơ sở y tế
|
7.6.9
|
Bảo vệ môi trường trong hoạt động
xây dựng
|
Chủ trì thực hiện thuộc về Bộ xây
dựng Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp
|
7.6.10
|
Bảo vệ môi trường trong hoạt
động giao thông vận tải
|
- Bảo vệ môi trường trong chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải
- Bảo vệ môi trường trong đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
|
7.6.11
|
Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu
phế liệu
|
- Xử lý hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại,
thu hồi Giấy xác nhận
- Kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo
vệ môi trường
- Kiểm tra, đánh giá việc nhập khẩu
và sử dụng phế liệu để thử nghiệm, ban hành văn bản pháp luật phù hợp
- Kiểm tra hoạt động chứng nhận
phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Quản lý chủng loại, khối lượng
phế liệu nhập khẩu
- Thẩm tra năng lực các doanh nghiệp,
đơn vị có nhu cầu xử lý, tái chế phế liệu, chất thải
|
7.6.12
|
Bảo vệ môi trường trong hoạt động
lễ hội, du lịch
|
- Ban hành cơ chế, chính sách về bảo
vệ môi trường
- Tuyên truyền, giáo dục và hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ
môi trường
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất
việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
|
7.6.13
|
Bảo vệ môi trường đối với hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y
|
- Đánh giá, kiểm soát, đảm bảo các
yêu cầu về bảo
vệ môi trường
- Hướng dẫn và tổng hợp thông tin
về đăng ký phát thải và chuyển giao chất ô nhiễm
- Xây dựng hệ thống thông tin điện
tử
- Kiểm kê hóa chất nguy hại tồn dư
và vật liệu, sản phẩm, thiết bị chứa hóa chất nguy hại
- Tổng hợp thông tin, kiểm kê, điều
phối các hoạt động về việc thực hiện quản lý các chất POP
|
7.7
|
Bảo vệ môi trường
khu dân cư, đô thị
|
- Quản lý chất thải rắn thông
thường
- Quản lý nước thải, khí thải, tiếng
ồn
- Khuyến khích tự quản về môi trường
|
7.8
|
Quản lý chất thải
|
7.8.1
|
Quản lý chất thải nguy hại
|
- Các nghiệp vụ đối với chủ nguồn
thải
- Đăng ký vận chuyển CTNH
- Kiểm soát, vận hành, vận tải
CTNH
- Kiểm soát, vận chuyển xuyên quốc
gia và biên giới
- Đăng ký cấp giấy phép xử lý CTNH
- Đăng ký cơ sở xử lý
- Kiểm tra, giám sát
|
7.8.2
|
Quản lý chất thải rắn thông
thường
|
- Lập hồ sơ đề nghị xác nhận bảo đảm
yêu cầu BVMT
- Kiểm tra cơ sở xử lý CTRSH,
CTRCNTT
- Xem xét, cấp giấy xác nhận bảo đảm
yêu cầu BVMT
- Điều chỉnh giấy xác nhận bảo đảm
yêu cầu BVMT
- Xác nhận đảm bảo yêu
cầu BVMT được tích hợp và thay thế thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công
trình BVMT
|
7.8.3
|
Quản lý nước thải
|
- Thu gom, xử lý nước thải
- Xả nước thải và nguồn tiếp nhận
- Quan trắc việc xả nước thải
- Quản lý nước và bùn thải sau khi
xử lý nước thải
- Các nguồn thu với nước thải
- Quản lý cơ sở dữ liệu nguồn nước
thải
|
7.8.4
|
Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải,
tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ
|
- Đăng ký, kiểm kê, xây dựng cơ sở
dữ liệu về khí thải công nghiệp
- Cấp phép khí thải công nghiệp
- Quan trắc khí thải tự động, liên
tục
- Quản lý, kiểm soát tiếng ồn, độ
rung, ánh sáng, bức xạ.
|
7.9
|
Xử lý ô nhiễm, phục
hồi và cải thiện môi trường
|
7.9.1
|
Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng
|
- Lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng
- Tổng hợp danh mục cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh
- Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng
|
7.9.2
|
Xử lý, phục hồi môi trường khu vực
bị ô nhiễm
|
- Xác định khu vực môi trường bị ô
nhiễm
- Lập, phê duyệt và triển khai dự
án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm
- Lập phương án xử lý ô nhiễm
- Thẩm định, phê duyệt phương án xử
lý ô nhiễm
- Thực hiện phương án xử lý ô nhiễm
- Kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và
phục hồi môi trường
|
7.9.3
|
Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và
xử lý sự cố môi trường
|
- Phòng ngừa sự cố môi trường
- Ứng phó sự cố môi trường
- Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường
- Xác định thiệt hại do sự cố môi
trường
- Khắc phục sự cố môi trường
|
7.10
|
Quan trắc môi trường
|
- Chuẩn bị trước khi ra hiện trường
- Lấy mẫu và đo tại hiện trường
- Bảo quản và vận chuyển mẫu
- Phân tích trong phòng thí nghiệm
- Xử lý số liệu và báo cáo
|
7.11
|
Quản lý thông
tin, chỉ thị môi trường, thống kê và báo cáo môi trường
|
7.11.1
|
Thông tin môi trường
|
- Thu nhận dữ liệu môi trường
- Tổ chức lưu trữ, bảo quản,
sử dụng, cung cấp dữ liệu môi trường
- Báo cáo công tác thu nhận, lưu
trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường
- Hướng dẫn, kiểm tra
|
7.11.2
|
Chỉ thị môi trường và thống kê môi trường
|
- Chỉ thị môi trường
- Điều tra, báo cáo, tổng hợp,
phân tích và công bố các chỉ tiêu cơ bản phản ánh bản chất và diễn biến của
các vấn đề môi trường theo không gian và thời gian.
|
7.11.3
|
Báo cáo môi trường
|
Quy định về xây dựng báo cáo môi
trường
|
7.12
|
Bồi thường thiệt
hại về môi trường
|
- UBND các cấp, tổ chức, cá nhân
phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có trách nhiệm thông
báo cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường;
- Thu thập và thẩm định dữ liệu,
chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường:
a) UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ
chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với
môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn của mình
b) UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ
chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với
môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thuộc phạm vi quản lý của
mình
- Tính toán thiệt hại, xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường và cung cấp kết quả cho
cơ quan quản lý
Cơ quan thu thập và thẩm định dữ
liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường có trách nhiệm tính
toán thiệt hại, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường
và cung cấp kết quả cho cơ quan để yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi
trường
- Giải quyết bồi thường thiệt hại
đối với môi trường
a) Thỏa thuận việc bồi thường với
người gây thiệt hại;
b) Yêu cầu trọng tài giải quyết;
c) Khởi kiện tại tòa án.
|
8
|
LĨNH VỰC VIỄN
THÁM
|
8.1
|
Tổng hợp nhu cầu khai thác, sử dụng
dữ liệu viễn thám
|
Nhu cầu khai thác, sử dụng dữ liệu
viễn thám của địa phương; đề xuất việc mua, trao đổi dữ liệu viễn thám trong nước và
quốc tế trình Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng quyết định;
|
8.2
|
Quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu viễn
thám tại địa phương
|
Quản lý, lưu trữ, bổ sung, cập nhật,
công bố dữ liệu viễn thám và xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám của địa phương để cung cấp cho
các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
|
9
|
LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT
VÀ KHOÁNG SẢN
|
9.1
|
Khoanh định các khu vực cấm hoạt động
khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực
không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
|
Khoanh định các khu vực cấm hoạt động
khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực
không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND thành phố
Đà Nẵng
|
9.2
|
Lập kế hoạch và tổ chức đấu giá
quyền khai thác khoáng sản
|
Lập kế hoạch và tổ chức đấu giá
quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND thành phố Đà Nẵng
sau khi được phê duyệt
|
9.3
|
Lập quy hoạch thăm dò, khai thác,
sử dụng khoáng sản
|
Lập quy hoạch thăm dò, khai thác,
sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định
|
9.4
|
Thẩm định hồ sơ công nhận chỉ tiêu
tính trữ lượng khoáng sản; hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm
kê trữ lượng khoáng sản
|
Thẩm định hồ sơ công nhận chỉ tiêu
tính trữ lượng khoáng sản; hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm
kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND thành phố Đà Nẵng
|
9.5
|
Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn,
thu hồi, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản;
hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ trả lại
một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; đề án đóng cửa mỏ;
hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản
|
Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn,
thu hồi, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản;
hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ trả lại
một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; đề án đóng cửa mỏ;
hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền quyết định
của UBND thành phố Đà Nẵng
|
9.6
|
Tổ chức thẩm định tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản
|
Tổ chức thẩm định tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền
|
9.7
|
Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả
thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn
|
Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả
thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩm
quyền phê duyệt của UBND thành phố Đà Nẵng
|
9.8
|
Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông
tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than
bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo
cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định
|
Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông
tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than
bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo
cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định
|
9.9
|
Xây dựng giá tính thuế tài nguyên
đối với loại khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên hoặc phải điều chỉnh
giá tính thuế tài nguyên do không còn phù hợp
|
Xây dựng giá tính thuế tài nguyên
đối với loại khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên hoặc phải điều chỉnh
giá tính thuế tài nguyên do không còn phù hợp theo quy định
|
2. Kiến trúc thông tin, dữ liệu
2.1. Nguyên tắc kiến
trúc thông tin, dữ liệu
- Phù hợp với Khung Kiến trúc Chính
phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Phù hợp với Kiến trúc Chính quyền
điện tử, Kiến trúc thành phố thông minh thành phố Đà Nẵng;
- Phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện
tử ngành Tài nguyên và Môi trường, phiên bản 2.0;
- Phù hợp với định hướng, quy định ứng
dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử của quốc gia, của thành phố
Đà Nẵng, của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
- Dữ liệu cần được quản lý, vận
hành, cập nhật thường xuyên, được chia sẻ và khai thác, sử dụng chung chặt chẽ,
hiệu quả. Không triển khai xây dựng các nội dung thông tin, dữ liệu trùng lặp.
Các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu dùng chung và các hệ thống thông tin
chuyên ngành cần kết nối, chia sẻ, liên thông.
2.2. Yêu cầu ràng
buộc các cơ sở dữ liệu
Mô hình
ràng buộc dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu
Trong Mô hình tổ chức dữ liệu, khi
triển khai các cơ sở dữ liệu thành phần thì mối quan hệ các thực thể chủ
chốt trong cơ sở dữ liệu phải đảm bảo kết nối, chia sẻ với nhau, tránh việc xây
dựng dữ liệu trùng lắp, riêng lẻ (trừ trường hợp các dữ liệu mật, đặc thù).
Bảng Yêu cầu
ràng buộc dữ liệu các cơ sở dữ liệu
STT
|
Nhóm Dữ
liệu, cơ sở dữ liệu
|
Yêu cầu
cơ bản
|
1
|
CSDL Tài nguyên và Môi trường cấp
tỉnh
|
Thực hiện quy định về cơ sở dữ liệu
tài nguyên môi trường của ngành
|
2
|
Dữ liệu/CSDL chuyên ngành
|
Thực thể dữ liệu đảm bảo kết nối tới
các thực thể dữ liệu khác:
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường
do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý
- Cơ sở dữ liệu về Tài nguyên và
Môi trường địa phương
- Cơ sở dữ liệu về Tài nguyên và
Môi trường do các Sở, ngành khác quản lý
- Cơ sở dữ liệu về Tài nguyên và
Môi trường do các tổ chức, cá nhân quản lý
|
2.3. Mô hình tổng
thể kiến trúc thông tin, dữ liệu
Mô hình tổng
thể kiến trúc
thông tin, dữ liệu
Mô hình thể hiện các thông tin dữ liệu
thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường trọng tâm là khối dữ liệu
tài nguyên môi trường tích hợp và khối dữ liệu của từng lĩnh vực
chuyên ngành. Tối đa tính chia sẻ, kết nối, liên thông, không thu thập xây dựng
trùng lặp và phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ.
Mô hình tổng thể kiến trúc thông
tin, dữ liệu được phân chia thành 04 thành phần chính:
Dữ liệu/Cơ sở dữ
liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý: Cơ sở dữ liệu dùng
chung trong Bộ Tài nguyên và Môi trường; Các cơ sở dữ liệu dịch vụ công, giám
sát, quản trị; Kho dữ liệu tổng hợp; Cơ sở dữ liệu phục vụ hành chính, nội bộ;
Dữ liệu mở Tài nguyên và Môi trường; Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên môi
trường; Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Dữ liệu/Cơ sở dữ
liệu tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng:
- Cơ sở dữ liệu tích hợp tài
nguyên môi trường cấp tỉnh: dữ liệu trích chọn, tổng hợp của các lĩnh vực
chuyên ngành.
- Cơ sở dữ liệu dùng chung bao gồm
những dữ liệu được sử dụng, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, lĩnh vực trong
Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Kho dữ liệu tổng hợp: lưu
trữ tư liệu số tài nguyên môi trường; dữ liệu tổng hợp, thống kê, báo cáo, dự
báo...
- Cơ sở dữ liệu hành chính nội bộ:
thông tin dữ liệu kế hoạch - tài chính, thi đua khen thưởng, Đảng, đoàn thể.
- Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành:
Các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn của các lĩnh vực chuyên ngành,
các cơ sở dữ liệu thành phần của các cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu
có quy mô từ Trung ương đến địa phương.
Dữ liệu/Cơ sở dữ liệu nền tảng chính
quyền điện tử: Cơ sở dữ liệu Công dân, cơ sở dữ liệu Doanh nghiệp, cơ
sở dữ liệu Bản đồ, cơ sở dữ liệu Cán bộ công chức, viên chức.
Dữ liệu/Cơ sở dữ
liệu có tham chiếu, kết nối: Cơ sở dữ
liệu về Tài nguyên và Môi trường do các Sở, ngành khác quản lý; Cơ sở dữ liệu về
Tài nguyên và Môi trường trong khu vực và quốc tế; Cơ sở dữ liệu về Tài nguyên
và Môi trường do các tổ chức, cá nhân quản lý.
Các dữ liệu/cơ sở dữ liệu tài nguyên
môi trường thành phố Đà Nẵng được chia sẻ, tích hợp với các hệ thống
thông tin/cơ sở dữ liệu khác thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp (LGSP) thành
phố Đà Nẵng. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, các dữ liệu/cơ sở dữ
liệu tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng có thể chia sẻ, tích hợp với các hệ
thống thông tin/cơ sở dữ liệu trong Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua nền tảng
chia sẻ, tích hợp dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.4. Danh mục thông
tin, dữ liệu
STT
|
Danh mục
thông tin, dữ liệu
|
Mô tả
|
I
|
THÔNG TIN, DỮ LIỆU
HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH
|
1
|
Thanh tra
|
|
|
Thông tin, dữ liệu về thanh tra
|
- Xây dựng đầy đủ dữ liệu về thanh
tra và xử lý, giải quyết khiếu nại tố cáo;
- Dữ liệu, hồ sơ dạng giấy được
quét và lưu vào hệ thống để thuận tiện cho khai thác, tìm kiếm
|
2
|
Văn phòng
|
|
|
Thông tin, dữ liệu quản lý hành
chính nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường
|
- Thông tin tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật;
- Quản lý thông tin dự án, đề án,
nhiệm vụ chuyên môn;
- Thông tin dự án đầu tư phát triển;
- Thông tin dự án sử dụng nguồn vốn
vay, viện trợ nước ngoài;
- Thông tin dự án sử dụng vốn 1% sự
nghiệp bảo vệ môi trường;
- Thông tin hoạt động giao, điều
chỉnh, bổ
sung NSNN hàng năm;
- Thông tin quyết toán NSNN hàng
năm;
- Thông tin tài sản thuộc phạm vi
quản lý của Sở;
- Thông tin về định mức, đơn giá
thuộc phạm vi quản lý của Sở.
|
3
|
Tổ chức cán bộ
|
|
|
Thông tin, dữ liệu về tổ chức cán
bộ
|
- Lưu trữ thông
tin Hồ sơ cán bộ bao gồm: thông tin chung, quá trình đào tạo, quá trình công
tác, quan hệ gia đình, quá trình lương, khen thưởng, kỷ luật và các thông tin
khác;
- Lưu trữ thông tin về cơ cấu tổ
chức của các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu trữ thông tin về nghiệp vụ
công tác cán bộ như: luân chuyển, điều động, biệt phái, tiếp nhận, quy hoạch,
bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ;
- Lưu trữ thông tin về nghiệp vụ
tuyển dụng cán bộ;
- Lưu trữ thông
tin về nghiệp vụ đào tạo cán bộ;
- Lưu trữ thông tin về nghiệp vụ
chế độ chính sách như: nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, khen thưởng, kỷ
luật, nghỉ hưu, nghỉ việc, bảo hiểm và phụ cấp thâm niên vượt khung,…;
- Lưu trữ thông tin về các danh mục
dùng chung như: dân tộc, tôn giáo, ngạch công chức, chức vụ, phụ cấp, ngành
đào tạo, hình thức đào tạo, loại biểu mẫu, lương cơ bản,…;
- Lưu trữ thông
tin về các báo cáo thống kê, các báo cáo thống kê theo các biểu mẫu theo quy
định và các báo cáo thống kê đột xuất, không theo mẫu biểu quy định.
|
4
|
Đảng, đoàn thể
|
|
|
Thông tin, dữ liệu Đảng, đoàn thể
|
- Thông tin hồ sơ các tổ chức Đảng,
đoàn thể;
- Thông tin hồ sơ Đảng, đoàn thể của
cán bộ, công chức, viên chức;
- Thông tin kế hoạch, chương trình
hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể;
- Thông tin kết quả hoạt động của
các tổ chức Đảng, đoàn thể;
- Thông tin tuyên truyền và truyền
thông về các tổ chức Đảng, đoàn thể;
- Thông tin thi đua, khen thưởng
trong các tổ chức Đảng, đoàn thể;
- Thông tin quỹ các tổ
chức Đảng, đoàn thể.
|
II
|
THÔNG TIN, DỮ LIỆU
VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
1
|
Thông tin, dữ liệu về tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả
|
Thông tin, dữ liệu về tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả
|
2
|
Thông tin, dữ liệu về tiếp nhận và
xử lý thủ tục hành chính tiếp nhận từ cơ quan khác
|
Thông tin, dữ liệu về tiếp nhận và
xử lý thủ tục hành chính tiếp nhận từ cơ quan khác
|
3
|
Thông tin, dữ liệu về trình và phê
duyệt kết quả thủ tục hành chính
|
Thông tin, dữ liệu về trình và phê
duyệt kết quả thủ tục hành chính
|
4
|
Thông tin, dữ liệu về xử lý nghĩa
vụ tài chính
|
Thông tin, dữ liệu về xử lý nghĩa
vụ tài chính
|
III
|
THÔNG TIN, DỮ LIỆU
CHUYÊN NGÀNH
|
III.1
|
LĨNH VỰC BIỂN VÀ
HẢI ĐẢO
|
1
|
Thông tin, dữ liệu về Tổng hợp đới
bờ vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ
|
Thông tin, dữ liệu về tổng hợp và
cơ chế chia sẻ thông tin nhằm đảm bảo sự kết nối thông tin toàn diện phục vụ
quản lý tổng hợp đới bờ giữa các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Trung Bộ.
|
2
|
Thông tin, dữ liệu về giao khu vực
biển cho tổ chức, cá nhân
|
Thông tin, dữ liệu về về hồ sơ
giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời xây dựng Thông tin, dữ liệu
về bản đồ các khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân.
|
3
|
Thông tin, dữ liệu về Địa hình đáy
biển
|
Thông tin, dữ liệu về địa hình đáy
biển ở các tỷ lệ. Bao gồm:
- Thông tin, dữ liệu về bản đồ địa
hình đáy biển tỷ lệ 1/10.000.
- Thông tin, dữ liệu về bản đồ địa
hình đáy biển tỷ lệ 1/50.000.
- Thông tin, dữ liệu về nền địa lý
biển tỷ lệ 1:50.000.
|
4
|
Thông tin, dữ liệu về Ranh giới biển
|
- Thông tin, dữ liệu về các văn bản
quốc tế, khu vực
và Việt Nam về biển
- Thông tin, dữ liệu về địa danh
tên đảo
- Thông tin, dữ liệu về sơ đồ, bản
đồ
|
5
|
Thông tin, dữ liệu về Khí tượng Thủy
văn biển
|
Thông tin, dữ liệu về về khí tượng
thủy văn biển phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về quốc gia về các kết quả điều
tra cơ bản điều kiện
tự nhiên, tài nguyên môi trường các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự
nhiên, tài nguyên các vùng biển Việt Nam, thống nhất quản lý,
lưu trữ, cung cấp thông tin dữ liệu một cách khoa học, đáp ứng yêu cầu cấp
bách trong việc quản lý và sử dụng dữ liệu điều tra khảo sát nghiên cứu biển
trong cả nước.
|
6
|
Thông tin, dữ liệu về Địa chất
khoáng sản biển
|
Thông tin, dữ liệu về về hiện trạng
địa chất, khoáng sản biển. Thống kê chi tiết các dữ liệu thuộc 3 đề án điều
tra địa chất khoáng sản biển theo các chuyên ngành, dữ liệu thuộc tính và các
loại bản đồ. Thống kê tình hình thu thập, tổng hợp và bổ sung thông tin các
công trình nghiên cứu điều tra địa chất khoáng sản trên bờ thuộc các dải ven
biển và hải đảo
|
7
|
Thông tin, dữ liệu về Môi trường
biển
|
Bao gồm:
- Dữ liệu quan trắc môi trường biển.
- Bản đồ nhạy cảm môi trường (tỷ lệ
1:50.000)
- Dữ liệu Hồ sơ đánh giá về môi
trường
- Thông tin, dữ liệu về bản đồ nhạy
cảm môi trường
|
8
|
Thông tin, dữ liệu về Tài nguyên đất
ven biển và hải đảo
|
Thông tin, dữ liệu về Tài nguyên đất
ven biển và hải
đảo phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường
biển phục vụ phát triển kinh tế.
|
9
|
Thông tin, dữ liệu về Tài nguyên
nước vùng ven biển và đảo TP Đà Nẵng
|
Bao gồm:
- Bản đồ hiện trạng khai thác, sử
dụng nước mặt tại các thủy vực vùng ven biển tỷ lệ 1:100.000
- Bản đồ tiềm năng nước dưới đất
vùng ven biển và hải đảo tỷ lệ 1:200.000
- Bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỷ
lệ 1:50.000
- Bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỷ
lệ 1:25.000
- Hồ sơ về dữ liệu tài nguyên đất,
nước ven biển
|
10
|
Thông tin, dữ liệu về cấp phép nhận
chìm ở biển cho tổ chức, cá nhân
|
Bao gồm:
- Giấy phép nhận chìm ở biển
- Khu vực nhận chìm ở biển
- Hoạt động nhận chìm ở biển
- Chất nhận chìm
|
11
|
Thông tin, dữ liệu về Các điều kiện
tự nhiên, tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái biển
|
Bao gồm:
- Thông tin về các bản đồ tỷ lệ
1:1.000.000 và 1:500.000.
- Thông tin về các bản đồ tỷ lệ
1:250.000, 1:200.000, 1:100.000 và một số tỷ lệ khác
- Các tài liệu văn bản chuyên đề về
khí tượng thủy văn và hải dương học.
- Các văn bản chuyên đề về môi trường.
- Các văn bản chuyên đề về sinh vật
biển và nguồn lợi hải sản.
- Tài liệu về địa chất - địa mạo,
địa vật lý, trầm tích, khoáng sản, mặt cắt địa chất - địa vật lý, cột địa tầng
và cổ sinh.
- Tài liệu chuyên đề về lĩnh vực
khảo sát thực địa và các lĩnh vực khác.
- Thông tin về các đảo trên vùng
biển Việt Nam
|
12
|
Thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh
học và nguồn lợi thủy, hải sản vùng biển thuộc TP Đà Nẵng
|
- Tập hợp, hệ thống hóa các số liệu
về tài nguyên sinh vật biển.
- Số hóa, biên tập, chuẩn hóa,
tích hợp vào mô hình Thông tin, dữ liệu về về tài nguyên sinh vật biển đã được xây
dựng trong dự án Xây dựng, hệ thống hóa Thông tin, dữ liệu về biển quốc gia về
các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường các
vùng biển Việt Nam.
- Xây dựng bộ số liệu metadata về
tài nguyên sinh vật biển.
|
13
|
Thông tin, dữ liệu về hệ thống cửa
sông và đê biển
|
Thiết lập nội dung thông tin cho
cơ sở dữ liệu về hệ thống các cửa sông và hệ thống đê biển, nhằm
thống nhất quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu liên quan đến hệ thống đê và
hệ thống cửa sông Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an
ninh quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
|
14
|
Thông tin, dữ liệu về về số liệu
các hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến biển
|
Thông tin, dữ liệu về về các hoạt
động kinh tế xã hội liên quan đến biển theo các chuyên đề: đất đai ven biển,
dân số lao động, GDP và cơ cấu kinh tế, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông
nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, ngành thủy sản, thương mại du lịch, thu chi ngân
sách, đầu tư xã hội, giáo dục đào tạo, y tế,...
|
15
|
Thông tin, dữ liệu về về thiên tai
biển
|
Bộ dữ liệu về thiên tai biển và
ven biển, phục vụ nghiên cứu tìm biện pháp giảm thiểu những thiệt hại do
thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và
chủ quyền lãnh thổ.
|
16
|
Thông tin, dữ liệu về về hệ thống
giao thông vận tải biển
|
Thông tin, dữ liệu về về giao
thông vận tải biển, phục vụ phát triển kinh tế, an toàn hàng hải.
Bao gồm các dữ liệu:
- Cơ sở hạ tầng cảng biển
- Vận tải biển
- Luồng tàu biển
- An toàn hàng hải
- Môi trường cảng biển
|
17
|
Thông tin, dữ liệu về để phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố
tràn dầu trên biển
|
Thông tin, dữ liệu về phục vụ kịp
thời cho công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả
sự cố tràn dầu trên biển.
|
18
|
Thông tin, dữ liệu về điều tra cơ
bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường các vùng biển
|
Hiện đại hóa hệ thống thông tin,
dữ liệu về về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo, bảo đảm tính hệ thống,
đồng bộ, hiện đại, có độ tin cậy cao, phục vụ phát triển kinh tế biển, phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường biển.
|
III.2
|
LĨNH VỰC BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
|
1
|
Thông tin, dữ liệu về về thiên tai
khí hậu
|
Lưu trữ, quản lý, vận hành và khai
thác thông tin, dữ liệu về phục vụ QLNN về thiên tai khí hậu, bao gồm dữ liệu
về: Bão, Động đất, Sóng thần, Dông, Tố lốc, Gió khô nóng, Hạn hán, Mưa đá,
Mưa lớn, Lũ lịch sử, Sương mù, Sương muối, Sạt lở đất, Nhiệt độ tối cao, Nhiệt
độ tối thấp
|
2
|
Thông tin, dữ liệu về quốc gia về
biến đổi khí
hậu
|
Bao gồm:
- Kịch bản biến đổi khí hậu
- Các thể chế, chính sách về BĐKH
- Các hoạt động về BĐKH
|
3
|
Thông tin, dữ liệu về về quản lý,
giám sát thông tin dữ liệu biến đổi khí hậu
|
Bao gồm:
- Trạm giám sát biến đổi khí hậu;
- Dữ liệu về kiểm kê khí nhà kính;
- Các báo cáo quốc gia về biến đổi
khí hậu
|
III.3
|
LĨNH VỰC ĐO ĐẠC
VÀ BẢN ĐỒ
|
1
|
Thông tin, dữ liệu về đo đạc và bản
đồ về địa giới hành chính
|
Lưu trữ, quản lý, cập nhật hồ sơ về
địa giới hành chính theo chức năng chuyên môn. Bao gồm:
- Dữ liệu địa giới hành chính
- Dữ liệu hồ sơ địa giới hành
chính
- Siêu dữ liệu địa giới hành chính
|
2
|
Thông tin, dữ liệu về cấp phép hoạt
động đo đạc và bản đồ
|
Thông tin, dữ liệu về hồ sơ cấp mới,
cấp bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
|
3
|
Thông tin, dữ liệu về chứng chỉ hoạt
động đo đạc và bản đồ
|
Thông tin, dữ liệu về hồ sơ cấp chứng
chỉ đo đạc và bản đồ
|
4
|
Thông tin, dữ liệu về quản lý hoạt
động đo đạc và bản đồ.
|
- Thông tin, dữ liệu về hồ sơ chia
sẻ công tác hoạt động đo đạc và bản đồ
- Thông tin, dữ liệu về báo cáo kết
quả kiểm tra hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi toàn quốc
|
5
|
Thông tin, dữ liệu về bản đồ địa
hình quốc gia
|
Bao gồm:
- Lớp dữ liệu cơ sở toán học
- Lớp dữ liệu dân cư, cơ sở hạ tầng
- Lớp dữ liệu địa hình
- Lớp dữ liệu giao thông
- Lớp dữ liệu thủy hệ
- Lớp dữ liệu phủ bề mặt
- Lớp dữ liệu biên giới, địa giới
|
6
|
Thông tin, dữ liệu về nền địa lý
quốc gia
|
Bao gồm:
- Lớp dữ liệu cơ sở toán học
- Lớp dữ liệu dân cư, cơ sở hạ tầng
- Lớp dữ liệu địa hình
- Lớp dữ liệu giao thông
- Lớp dữ liệu thủy hệ
- Lớp dữ liệu phủ bề mặt
- Lớp dữ liệu biên giới, địa giới
|
7
|
Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý
quốc gia (NSDI)
|
Bao gồm:
- Dữ liệu không gian địa lý quốc
gia
- Dịch vụ về dữ liệu không gian địa
lý quốc gia
|
III.4
|
LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG
THỦY VĂN
|
1
|
Thông tin, dữ liệu về phục vụ dự
báo, thiên tai khí tượng thủy văn
|
Thông tin, dữ liệu về phục vụ dự
báo
|
2
|
Thông tin, dữ liệu về quản lý mạng
lưới trạm khí tượng thủy văn
|
Thông tin, dữ liệu về quản lý,
khai thác, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
|
3
|
Thông tin, dữ liệu về hồ sơ về
KTTV
|
Thông tin, dữ liệu về lưu trữ các
thông tin văn bản hồ sơ, các nghiên cứu về KTTV
|
IV.5
|
LĨNH VỰC TÀI
NGUYÊN NƯỚC
|
1
|
Thông tin, dữ liệu về cấp phép tài
nguyên nước
|
Tổng hợp, đánh giá, phân loại, xây
dựng thông tin, dữ liệu về cấp phép tài nguyên nước đảm bảo
tính hiệu quả, đồng bộ và thống nhất
|
2
|
Thông tin, dữ liệu về kết quả điều
tra, đánh giá tài nguyên nước
|
Thông tin, dữ liệu về về kết quả
điều tra, đánh giá về tài nguyên nước nhằm phục vụ công tác quản lý tài
nguyên nước; xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát
triển tài nguyên nước trên địa bàn; phục vụ nhu cầu chia sẻ, khai thác sử dụng
thông tin dữ liệu về kết quả điều tra tài nguyên nước của cộng đồng.
|
3
|
Thông tin, dữ liệu về quan trắc
tài nguyên nước
|
Thông tin, dữ liệu về phục vụ quan
trắc tài nguyên nước phục vụ công tác kiểm tra, phối hợp thực hiện quy trình
vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông trên địa bàn Thành phố.
|
4
|
Thông tin, dữ liệu về quy hoạch
tài nguyên nước
|
Quản lý quy hoạch, kế hoạch tài
nguyên nước trên địa bàn Thành phố
|
5
|
Thông tin, dữ liệu về bản đồ tài
nguyên nước
|
Quản lý bản đồ về tài
nguyên nước
|
6
|
Thông tin, dữ liệu về bảo vệ,
phòng chống khắc phục hậu quả do nước gây ra
|
Quản lý hành lang, bảo vệ chất lượng
nguồn nước
sinh hoạt, nguồn nước phục vụ nông nghiệp, nước dưới đất, nước biển, ...
|
7
|
Thông tin, dữ liệu về lưu vực
sông, hồ chứa
|
Quản lý lưu vực sông, hồ chứa trên
địa bàn Thành phố
|
8
|
Thông tin, dữ liệu về hoạt động
khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước
|
Quản lý hoạt động khai thác, sử dụng
và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn Thành phố
|
9
|
Thông tin, dữ liệu về Thông tin -
Lưu trữ TNN
|
Quản lý dữ liệu thông tin, lưu trữ
dữ liệu TNN
|
IV.6
|
LĨNH VỰC QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI
|
1
|
Thông tin, dữ liệu địa chính
|
Dữ liệu về lập, chỉnh lý bản đồ địa
chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hồ sơ địa chính;
|
2
|
Thông tin, dữ liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
|
Dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
|
3
|
Thông tin, dữ liệu giá đất
|
Dữ liệu bảng giá đất, bảng giá đất
điều chỉnh, bổ sung; hệ số điều chỉnh giá đất; giá đất cụ thể; giá trúng đấu
giá quyền sử dụng đất; thông tin giá đất trong Phiếu thu thập thông tin về
thửa đất
|
4
|
Thông tin, dữ liệu thống kê, kiểm
kê đất đai
|
Dữ liệu báo cáo, biểu,
bảng số liệu thống
kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
|
5
|
Thông tin, dữ liệu điều tra cơ bản
về đất đai
|
Thông tin, dữ liệu điều tra cơ bản
về đất đai
|
6
|
Thông tin, dữ liệu thông tin hỗ
trợ giao dịch bất động sản
|
Thông tin, dữ liệu thông tin hỗ trợ
giao dịch bất động sản
|
7
|
Thông tin, dữ liệu đất đai theo
chuyên đề
|
Thông tin, dữ liệu đất đai theo
chuyên đề
|
8
|
Thông tin, dữ liệu liên thông
|
Thông tin, dữ liệu liên thông
|
9
|
Thông tin quỹ đất bồi thường, tái
định cư
|
Thông tin, dữ liệu về quỹ đất bồi
thường, tái định cư
|
III.7
|
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
|
1
|
Thông tin, dữ liệu môi trường quốc
gia
|
Tích hợp các lớp thông tin từ các
cơ sở dữ liệu thành phần lên một hệ thống dùng chung
|
2
|
Thông tin, dữ liệu Nguồn thải
|
Quản lý, theo dõi đồng bộ hiện trạng,
diễn biến phát sinh chất thải theo nguồn thải từ Trung ương đến địa phương.
Bao gồm:
- Thông tin, dữ liệu về chất thải
nguy hại;
- Thông tin, dữ liệu về chất thải
rắn thông thường;
- Thông tin, dữ liệu nguồn phát thải.
|
3
|
Thông tin, dữ liệu ô nhiễm tồn lưu
|
Quản lý thông tin về các đối tượng
ô nhiễm tồn lưu
|
4
|
Thông tin, dữ liệu Bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học.
|
Lưu trữ các thông tin về đa dạng
sinh học quốc gia, an toàn sinh học, môi trường các khu bảo tồn, vườn quốc gia
toàn quốc, đất ngập nước, nguồn gen
|
5
|
Thông tin, dữ liệu quốc gia về
quan trắc môi trường
|
Thông tin, dữ liệu tổng hợp về
quan trắc môi trường
|
6
|
Thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi
trường làng nghề
|
Thông tin, dữ liệu để lưu trữ, quản
lý và cập nhật các thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường làng nghề
|
7
|
Thông tin, dữ liệu Bảo vệ môi trường
Khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp
|
- Thông tin, dữ liệu về hồ sơ môi
trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khu kinh tế
- Thông tin, dữ liệu về hồ sơ môi
trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khu công nghiệp
- Thông tin, dữ liệu về hồ sơ môi
trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khu chế xuất, khu công nghệ
cao
- Thông tin, dữ liệu về hồ sơ môi
trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch cụm công nghiệp, khu kinh
doanh, dịch vụ tập trung
- Thông tin, dữ liệu về hồ sơ môi
trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác
|
8
|
Thông tin, dữ liệu về công nghệ xử
lý môi trường
|
Quản lý, vận hành và cập nhật
thông tin, dữ liệu về các quy trình công nghệ xử lý môi trường
|
III.8
|
LĨNH VỰC VIỄN
THÁM
|
1
|
Thông tin, dữ liệu về viễn thám địa
phương
|
Thông tin, dữ liệu về viễn thám địa
phương bao gồm tập hợp các loại dữ liệu sau: dữ liệu ảnh thô, sản phẩm ảnh,
siêu dữ liệu
|
III.9
|
LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT
VÀ KHOÁNG SẢN
|
1
|
Thông tin, dữ liệu về Quy hoạch;
Khu vực cấm; Bảo vệ Khoáng sản chưa khai thác
|
Thông tin, dữ liệu về Quy hoạch điều
tra cơ bản về Địa chất và Hoạt động khoáng sản qua các thời kỳ
|
2
|
Thông tin, dữ liệu về cấp phép hoạt
động khoáng sản
|
Thông tin, dữ liệu về quốc gia về
cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố quản lý
|
3
|
Thông tin, dữ liệu về Quản lý hoạt
động khoáng sản
|
Thông tin, dữ liệu về quốc gia về
Quản lý hoạt động khoáng sản, Thanh tra, kiểm tra....trên địa bàn Thành phố
|
4
|
Thông tin, dữ liệu về Thống kê, kiểm
kê
|
Thông tin, dữ liệu về Thống kê kiểm
kê ĐC&KS
|
5
|
Thông tin, dữ liệu về Lưu trữ báo
cáo địa chất và khoáng sản
|
Thông tin, dữ liệu về báo cáo, tài
liệu lưu trữ địa chất
|
6
|
Thông tin, dữ liệu về Phê duyệt trữ
lượng khoáng sản
|
Thông tin, dữ liệu về Phê duyệt trữ
lượng khoáng sản
|
|
Thông tin, dữ liệu về tính tiền cấp
quyền khai thác
|
Thông tin, dữ liệu về Tính tiền cấp
quyền khai thác theo thẩm quyền
|
7
|
Thông tin, dữ liệu về Quan trắc Địa
chất & Khoáng sản
|
Thông tin, dữ liệu về Quan trắc Địa
chất & Khoáng sản trên địa bàn Thành phố
|
8
|
Thông tin, dữ liệu về Quy hoạch;
Khu vực cấm; Bảo vệ Khoáng sản chưa khai thác
|
Thông tin, dữ liệu về Quy hoạch điều
tra cơ bản về Địa chất và Hoạt động khoáng sản qua các thời kỳ
|
IV
|
THÔNG TIN, DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CUNG CẤP, CHIA SẺ
|
1
|
Thông báo, chia sẻ, khai thác
thông tin dữ liệu
|
Thông tin, dữ liệu tổng hợp chuyên
ngành: Môi trường, Đất đai, Địa chất và Khoáng sản. Biển và Hải đảo,
Khí tượng thủy văn, Tài nguyên nước, Viễn thám, Biến đổi khí hậu, Đo đạc, bản
đồ và thông tin địa lý được chia sẻ, khai thác theo quy định hiện hành.
|
V
|
THU THẬP, PHÂN
TÍCH, TỔNG HỢP THÔNG TIN, DỮ LIỆU
|
1
|
Thu thập, phân tích, tổng hợp dữ
liệu; Hỗ trợ ra quyết định
|
- Thông tin, dữ liệu tổng hợp
chuyên ngành: Môi trường, Đất đai, Địa chất và Khoáng sản. Biển và Hải đảo,
Khí tượng thủy văn, Tài nguyên nước, Viễn thám, Biến đổi khí hậu, Đo đạc, bản
đồ và thông tin địa lý;
- Thông tin, dữ liệu tổng hợp quản
lý hành chính: Văn phòng, Thanh tra, Tổ chức cán Sở, Kế hoạch - tài chính,
Thi đua, khen thưởng và Tuyên truyền, Pháp chế, Khoa học và công nghệ,
Hợp tác quốc tế.
|
VI
|
THÔNG TIN, DỮ LIỆU
PHỤC VỤ TƯƠNG TÁC, TRUYỀN THÔNG
|
1
|
Thông tin, dữ liệu trang/cổng
thông tin điện tử; thông tin, dữ liệu tương tác, truyền thông
|
- Thông tin giới thiệu;
- Tin tức, sự kiện: các tin, bài về
hoạt động, các vấn đề liên quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
- Thông tin chỉ đạo, điều hành;
- Thông tin tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách thuộc phạm vi quản lý
của Sở;
- Chiến lược, định hướng, quy hoạch,
kế hoạch phát triển;
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật chuyên ngành, văn bản quản lý hành và văn bản dự thảo;
- Thông tin về dự án, hạng mục
đầu tư, đấu thầu, mua sắm công;
- Ý kiến góp ý của tổ chức, cá
nhân;
- Thông tin công khai ngân sách;
- Thông tin đa phương tiện;
- Tọa đàm với doanh nghiệp và người
dân;
- Thông tin về chương trình, đề
tài khoa học;
- Thông tin, báo cáo thống kê;
- Thông tin tiếng nước ngoài;
- Thông tin tuyên truyền sự kiện;
- Thông tin về dịch vụ công trực
tuyến;
- Thông tin người dùng, nhóm người
dùng;
- Thông tin phân quyền hệ thống;
- Thông tin nhật ký hệ thống;
…
|
3. Kiến trúc ứng
dụng và dịch vụ
3.1. Nguyên tắc kiến
trúc ứng dụng và dịch vụ
- Phù hợp với Khung Kiến trúc Chính
phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện
tử ngành Tài nguyên và Môi trường, phiên bản 2.0;
- Phù hợp với Kiến trúc Chính quyền
điện tử thành phố Đà Nẵng;
- Phù hợp với Kiến trúc tổng thể
thành phố thông minh
tại thành phố Đà Nẵng;
- Phù hợp với định hướng, chiến lược
ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tài nguyên và Môi trường;
- Phù hợp với định hướng, mục tiêu ứng
dụng công nghệ thông tin quốc gia và định hướng, mục tiêu của thành phố Đà Nẵng,
của ngành Tài nguyên và Môi trường; Ưu tiên tiên khai các hạng mục quan trọng,
mức độ sử dụng và ứng dụng cao trong thực tiễn; Thông tin, dữ liệu và các dịch
vụ phải tin cậy, chính xác và kịp thời;
- Phù hợp với quy trình nghiệp vụ của
các đơn vị trong Sở Tài nguyên và Môi trường, thúc đẩy tái cấu trúc nghiệp
vụ, hướng đến đơn giản hóa, tăng hiệu quả, thống nhất và tường minh quy trình
nghiệp vụ; cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp;
- Dữ liệu cần được quản lý, vận
hành, cập nhật thường xuyên, được chia sẻ và khai thác, sử dụng chung chặt chẽ,
hiệu quả. Không triển khai xây dựng các nội dung thông tin, dữ liệu trùng lặp.
Các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu chuyên ngành cần kết nối, chia sẻ,
sử dụng chung;
- Thông tin và các dịch vụ phải được
truy nhập trên cơ sở bình đẳng. Tối đa việc tích hợp và chia sẻ thông tin giữa
các hệ thống thông tin đã, đang và sẽ triển khai tại Sở; Bảo đảm sự kết nối
liên thông giữa các hệ thống thông tin trong Sở và các hệ thống thông tin của các
sở, ngành khác;
- Các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu
triển khai trong Kiến trúc phải được xác định cấp độ đảm bảo an toàn thông tin;
Việc xác định cấp độ đảm bảo an toàn thông tin căn cứ vào Nghị định
số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông
tin theo cấp độ và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin
và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số
85/2016/NĐ-CP ;
- Các hệ thống kỹ thuật, các ứng dụng,
dịch vụ phải tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định về
chuyên ngành, về công nghệ thông tin, các nguyên tắc của Kiến trúc Chính quyền
điện tử thành phố Đà Nẵng và các văn bản quy định có liên quan.
3.2. Yêu cầu kiến
trúc ứng dụng và dịch vụ
(1) Tuân thủ các quy định, nguyên tắc
và ràng buộc của tài liệu kiến trúc trong triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông
tin ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng là cơ sở để các đơn vị
trong Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình thẩm định, phê duyệt, triển khai kế
hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, dự án ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm
và theo giai đoạn. Các chương trình, đề án, dự án đầu tư các thành phần không
thuộc kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường
thành phố Đà Nẵng sẽ không được xem xét phê duyệt.
Trong trường hợp các chương trình, đề
án, dự án đầu tư nằm ngoài kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài
nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, cơ quan chủ đề xuất cần trình Lãnh đạo
Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét điều chỉnh kiến trúc và cần đạt được sự đồng
ý của Lãnh đạo Sở trước khi triển khai các dự án như quy định.
(2) Tuân thủ các quy định liên quan
đến thiết kế triển khai các hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn thông tin trong
vận hành khai thác theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ
quan quản lý nhà nước khác.
(3) Các hệ thống thông tin và các dịch
vụ của hệ thống được thiết kế đảm bảo tuân thủ theo kiến trúc hướng dịch vụ
SOA, hỗ trợ các tiêu chuẩn kỹ thuật, giải pháp công nghệ hiện hành đảm bảo bắt
kịp với xu thế công nghệ và khả năng tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông
tin.
(4) Ưu tiên triển khai các hệ thống,
dịch vụ, dịch vụ công trực tuyến quan trọng có tác động trực tiếp đến người dân
và doanh nghiệp. Ưu tiên những dịch vụ đơn giản, dễ thực hiện, gắn liền với các
nhu cầu trong thực tế, không lựa chọn các thủ tục không những phức tạp cũng như
mức độ sử dụng thấp để triển khai. Phù hợp với các quy định về triển khai dịch
vụ công trực tuyến của thành phố Đà Nẵng và Chính phủ.
(5) Việc triển khai các hệ thống và
các thành phần trong kiến trúc đảm bảo với khả năng về vốn, đảm bảo tính khả
thi, phù hợp với lộ trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Sở cũng
như của Thành phố.
(6) Tập trung triển khai các hệ thống
thông tin/cơ sở dữ liệu dùng chung của Sở, đẩy mạnh triển khai xây dựng
các hệ thống danh mục
điện tử dùng chung, cơ sở dữ liệu dùng chung. Các hệ thống này đóng một vai trò
quan trọng nhằm đảm bảo tính tương hợp dữ liệu giữa các hệ thống thành phần.
Danh mục dữ liệu được sử dụng như một từ điển thống nhất về các loại dữ liệu
dùng chung và ý nghĩa thông tin được sử dụng trên toàn bộ các hệ thống thông
tin của Sở, cũng như tránh đầu tư trùng lặp gây lãng phí khó tích hợp, chia sẻ.
(7) Đẩy mạnh việc xây dựng các hệ thống
văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh triển khai kiến trúc ứng
dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường trong các hoạt động của
Sở. Từ đó tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu
trong nội bộ các, đơn vị của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như với các cơ
quan, tổ chức các sở, ban ngành trong thành phố Đà Nẵng.
(8) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin bắt kịp xu hướng phát triển của cuộc cách mạng 4.0, coi công nghệ
thông tin như một công cụ đắc lực phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành.
3.3. Mô hình kiến
trúc ứng dụng và dịch vụ
Mô hình kiến trúc ứng dụng và dịch vụ
bao gồm 2 phần chính:
- Ứng dụng và dịch vụ trực tuyến: Là
các ứng dụng/nhóm ứng dụng chính trong Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà
Nẵng. Bao gồm các nhóm ứng dụng và dịch vụ: Ứng dụng hành chính nội bộ; Ứng dụng
chuyên ngành; Ứng dụng trên nền tảng Chính quyền điện tử; Ứng dụng dùng chung;
Các ứng dụng phân tích, báo cáo, tổng hợp. Tất cả các nhóm ứng dụng và dịch vụ
này đều phải được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hướng dịch vụ (SOA).
Điều này đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất cho tất cả các ứng dụng trong ngành
Tài nguyên và Môi trường tạo thuận lợi cho việc chia sẻ, tích hợp thông tin dữ
liệu giữa các ứng dụng với nhau;
- Nền tảng chia sẻ, tích hợp cấp tỉnh:
Là một nền tảng để tích hợp, chia sẻ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
trong nội bộ Sở Tài nguyên và Môi trường, hoặc giữa Sở Tài nguyên và Môi trường
với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ
quốc gia. Nền tảng tích
hợp, chia sẻ này sử dụng chung với nền tảng chia sẻ, tích hợp của Chính quyền
điện tử thành phố Đà Nẵng đảm bảo việc chia sẻ, tích hợp với các hệ thống thông
tin
của
các Sở, ngành khác trong thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, nền tảng chia sẻ, tích hợp
này còn kết nối, chia sẻ
thông tin với các hệ thống thông tin ngoài cơ quan nhà nước thông qua nền tảng
chia sẻ, tích hợp quốc gia.
3.4. Mô hình tham
chiếu ứng dụng và dịch vụ
Mô hình
tham chiếu ứng dụng
Các ứng dụng triển khai trong Kiến
trúc cần cụ thể hoá các tầng, các thành phần trong Mô hình tham chiếu ứng dụng.
Yêu cầu này làm căn cứ đưa ra lộ trình nâng cấp các ứng dụng đã triển
khai và phê duyệt ứng dụng phát triển mới;
Tầng Trình diễn, Kênh truy cập:
đưa ra các kênh truy cập mà ứng dụng hỗ trợ, khả năng tương tác giữa ứng dụng với
thế giới bên
ngoài;
Thành phần Dịch vụ dùng chung từ
nền tảng chia sẻ, tích hợp: đưa ra các dịch vụ dùng chung từ nền tảng
chia sẻ, tích hợp khi xây dựng, triển khai hệ thống.
Thành phần Dịch vụ cung cấp cho nền
tảng chia sẻ, tích hợp: đưa ra các dịch vụ
có thể cung cấp cho nền tảng chia sẻ, tích hợp, có thể bao gồm các dịch vụ dùng
chung, dịch vụ tiện ích, dịch vụ dữ liệu…;
Thành phần Dịch vụ cơ bản:
đưa ra các dịch vụ cơ bản được sử dụng trong nội tại hệ thống. Ví dụ: giám sát,
cấu hình, ghi
nhật ký
(logging)...;
Thành phần Dịch vụ dữ liệu:
đưa ra các dịch vụ dữ liệu phục vụ quá trình xử lý nghiệp vụ hoặc cung cấp dữ
liệu cho các hệ thống khác;
Thành phần Dịch vụ nghiệp vụ:
đưa ra khả năng xử lý nghiệp vụ của hệ thống;
Tầng Dữ liệu: đưa ra định hướng
thiết kế cơ sở dữ liệu của hệ thống;
Tầng Hạ tầng kỹ thuật: đưa ra
thiết kế, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật khi triển khai hệ thống.
3.5. Danh mục ứng dụng và dịch
vụ
Thể hiện việc tin học hóa mô hình
nghiệp vụ thông qua việc xây dựng các ứng dụng (dịch vụ/HTTT/phần mềm chuyên biệt).
Các ứng dụng này được phân lớp thành các nhóm tương ứng với các nhóm chức năng
nhiệm vụ, chú trọng vào các mục tiêu, định hướng của ngành, đồng thời
tuân thủ các nguyên tắc về ứng dụng, tham chiếu đến mô hình tham chiếu ứng dụng
trong Kiến trúc
Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng và Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường,
phiên bản 2.0.
STT
|
Danh mục
dịch vụ/HTTT/CSDL
|
Đề xuất/Mô
tả
|
A
|
DỊCH VỤ
|
I
|
DỊCH VỤ CƠ BẢN
|
l.
|
Dịch vụ thư mục
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
2.
|
Quản lý định danh
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
3.
|
Dịch vụ xác thực
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
4.
|
Dịch vụ tích hợp
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
5.
|
Dịch vụ giám sát hệ thống
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
6.
|
Truy cập dữ liệu
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
7.
|
Quản lý dịch vụ
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
II
|
DỊCH VỤ CƠ SỞ HẠ
TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
|
1.
|
Dịch vụ cung cấp Hạ tầng ảo hóa
|
Nâng cấp
Cung cấp các dịch vụ về ảo hóa các
hạ tầng phần cứng bao gồm cung cấp các máy chủ ảo hóa, ảo hóa
không gian lưu trữ,...
|
2.
|
Dịch vụ Thư điện tử
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
3.
|
Dịch vụ Giám sát hệ thống mạng
|
Nâng cấp
Cung cấp các dịch vụ về giám sát hệ
thống mạng trong Sở Tài nguyên và Môi trường đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu
|
4.
|
Dịch vụ Mạng riêng ảo
|
Nâng cấp
Cung cấp dịch vụ về mạng riêng ảo
(VPN) cho phép người dùng kết nối đến mạng nội bộ của Sở Tài nguyên và Môi
trường
|
5.
|
Dịch vụ Chứng thư số
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
6.
|
Dịch vụ sao lưu dữ liệu
|
Nâng cấp
Cung cấp các dịch vụ sao lưu, dự
phòng dữ liệu đề phòng sự cố, giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu
|
B
|
HỆ THỐNG THÔNG
TIN/CƠ SỞ DỮ LIỆU
|
I.
|
CƠ SỞ DỮ LIỆU
DÙNG CHUNG
|
1.
|
CSDL Người dùng
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
2.
|
Kho tư liệu ngành Tài nguyên và
Môi trường
|
Xây dựng
mới
- Lưu trữ toàn bộ các tư liệu bao
gồm cả sổ và giấy của các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cung cấp các chức năng quản lý,
tra cứu và khai thác thông tin tư liệu một cách nhanh chóng, chính xác;
- Thống kê, tổng hợp báo cáo thông
tin tư liệu theo nhiều tiêu chí hỗ trợ, nâng cao công tác quản lý tư liệu của
các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
|
II.
|
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC
VỤ CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
|
1.
|
Hệ thống quản lý văn bản điều hành
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
2.
|
Hệ thống quản lý theo dõi công việc
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
3.
|
Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý cán
bộ công chức, viên chức
|
Dùng chung với Chính quyền điện tử
|
4.
|
Hệ thống cơ sở dữ liệu thanh tra,
kiểm tra và tranh chấp, khiếu nại tố cáo ngành Tài
nguyên và Môi trường
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
5.
|
CSDL quản lý hành
chính nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường
|
Đã xây dựng
trong Đề án Thành phố thông minh
|
6.
|
CSDL Đảng, đoàn thể
|
Nâng cấp
CSDL Đảng, đoàn thể lưu trữ toàn bộ
thông tin về đảng viên, đoàn viên và các kế hoạch, chương trình hoạt động của
các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo khả
năng kết nối và chia sẻ thông tin với các hệ thống khác của Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
7.
|
Hệ thống phân tích, hỗ trợ ra quyết
định ngành Tài nguyên và Môi trường
|
Đã xây dựng trong Đề án Thành phố thông
minh
|
III.
|
HỆ THỐNG CUNG CẤP
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
|
1.
|
Hệ thống một cửa điện tử
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
2.
|
Hệ thống cung cấp dịch vụ
công trực tuyến
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
IV.
|
CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHUYÊN NGÀNH
|
1.
|
CSDL lĩnh vực đo
đạc và bản đồ:
|
|
1.1.
|
CSDL Hạ tầng không
gian địa lý cấp tỉnh
|
Xây dựng
mới
- Cơ sở dữ liệu nền địa lý cấp tỉnh,
bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 đóng gói theo phạm vi khu đo của thành
phố Đà Nẵng;
- Cơ sở dữ liệu nền địa lý cấp tỉnh
và bản đồ địa hình các tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000,
1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 đóng gói đơn vị hành chính cấp tỉnh của
thành phố Đà Nẵng;
- Cơ sở dữ liệu nền địa lý cấp tỉnh
và hệ thống bản đồ địa hình đáy biển các tỷ lệ 1:10.000, 1:50.000, 1:100.000,
1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 của vùng biển do thành phố Đà Nẵng quản lý.
|
1.2.
|
CSDL Quản lý hoạt động đo đạc bản
đồ
|
Xây dựng
mới
CSDL quản lý hoạt động đo đạc bản
đồ là quản lý, lưu trữ các dữ liệu về hoạt động đo đạc bản đồ nhằm đảm bảo chất
lượng, sự thống nhất và đồng bộ của các sản phẩm đo đạc bản đồ, đáp ứng
tốt nhất mọi nhu cầu sử dụng; tránh việc đo đạc chồng chéo gây ra những tốn
kém, lãng phí
|
2.
|
Cơ sở dữ liệu
lĩnh vực đất đai:
|
|
2.1.
|
CSDL Địa chính
|
Nâng cấp
CSDL quản lý dữ liệu về thông tin
địa chính, quản lý dữ liệu không gian địa chính và giải quyết các tác nghiệp
chuyên môn theo quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký đất đai
|
2.2.
|
CSDL Giao dịch điện tử về đất đai
|
Xây dựng
mới
CSDL giao dịch điện tử về đất đai
phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; chia sẻ,
cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai cho các đối tượng Cơ quan nhà nước, người
sử dụng đất, tổ chức,
cá nhân có nhu cầu được chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai bằng
phương tiện điện tử.
|
2.3.
|
CSDL Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
|
Xây dựng
mới
CSDL quản lý dữ liệu về thông tin
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
|
2.4.
|
CSDL Giá đất
|
Xây dựng
mới
Xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
|
2.5.
|
CSDL Thống kê kiểm kê
|
Nâng cấp
CSDL quản lý dữ liệu về thống kê,
kiểm kê đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
|
2.6.
|
CSDL Điều tra cơ bản về đất đai
|
Xây dựng
mới
CSDL quản lý dữ liệu điều tra cơ bản
về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
|
2.7.
|
CSDL Thông tin dữ liệu đất đai
theo chuyên đề
|
Xây dựng
mới
CSDL quản lý dữ liệu về đất đai
theo chuyên đề như: thổ nhưỡng, quỹ đất bồi thường, tái định cư,...
|
3.
|
CSDL lĩnh vực viễn
thám:
|
|
3.1.
|
CSDL Viễn thám
|
Xây dựng
mới
CSDL viễn thám quản lý, lưu trữ dữ
liệu viễn thám thu nhận tại trạm thu ảnh viễn thám..., mua ở nước ngoài bằng
nguồn ngân sách nhà nước hoặc thông qua trao đổi hợp tác nhận viện trợ của
các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế được các cơ quan có thẩm
quyền chấp thuận
|
4.
|
CSDL lĩnh vực môi
trường:
|
|
4.1.
|
CSDL Tổng hợp Môi trường
|
Xây dựng
mới
CSDL môi trường tích hợp các lớp
thông tin từ các cơ sở dữ liệu thành phần lên một hệ thống dùng chung. Quản
lý thông tin về môi trường tại địa phương, cung cấp các dịch vụ thông tin,
báo cáo, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; nguồn thải; ô nhiễm tồn
lưu; chất lượng môi trường
|
4.2.
|
CSDL Nguồn thải
|
Xây dựng
mới
CSDL Nguồn thải đảm bảo cập nhật,
lưu trữ đầy đủ, chính xác, khoa học, kịp thời, thống nhất các thông tin, dữ
liệu về nguồn thải trên phạm vi thành phố; có tích hợp, kết nối
với cơ sở dữ liệu quốc gia về môi trường, phục vụ cung cấp dữ liệu cho hoạt động
nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước về môi trường và các nhu cầu khác
|
4.3.
|
CSDL Đa dạng sinh học (bảo tồn
thiên nhiên)
|
Xây dựng
mới
CSDL đa dạng sinh học phục vụ quản
lý nhà nước với các nội dung chính về: Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên;
Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật; Bảo tồn và phát triển bền vững
tài nguyên di truyền; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
|
4.4.
|
CSDL Chất lượng môi trường
|
Xây dựng
mới
CSDL quản lý chất lượng môi trường
phục vụ cho sự phát triển bền vững
|
4.5.
|
CSDL ô nhiễm tồn lưu
|
Xây dựng
mới
CSDL quản lý thông tin về các đối
tượng ô nhiễm tồn lưu phục vụ công tác quản lý và cải thiện
chất lượng môi trường
|
5.
|
CSDL lĩnh vực biển
và hải đảo:
|
|
5.1.
|
CSDL tài nguyên, môi trường biển
và hải đảo
|
Xây dựng
mới
CSDL tài nguyên, môi trường biển
và hải đảo là tập hợp thống nhất toàn bộ dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển
và hải đảo trong phạm vi thành phố Đà Nẵng, được chuẩn hóa theo chuẩn quốc
gia, được số hóa để cập nhật, quản lý, khai thác bằng hệ thống công nghệ
thông tin
|
5.2.
|
CSDL về hành lang bảo vệ bờ biển
|
Xây dựng
mới
CSDL về hành lang bảo vệ bờ biển
lưu trữ, quản lý các thông tin về hành lang bảo vệ bờ biển, thông
tin các vi phạm hành lang bảo vệ bờ biển và các kết quả xử lý.
|
5.3.
|
CSDL Giao khu vực biển
|
Nâng cấp
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước
về giao khu vực biển nhất định cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng
tài nguyên biển đảm bảo yêu cầu chính xác, khoa học, thống nhất thông qua việc
xây dựng, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ công tác quản
lý nhà nước về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài
nguyên biển
|
6.
|
CSDL lĩnh vực địa
chất và khoáng sản:
|
|
6.1.
|
CSDL về điều tra cơ bản địa chất,
khoáng sản
|
Xây dựng
mới
Lưu trữ dữ liệu chuyên ngành điều
tra cơ bản về địa chất và khoáng sản phục vụ quản lý nhà nước ngành Tài
nguyên và Môi trường về lĩnh vực địa chất và khoáng sản
|
6.2.
|
CSDL Khoáng sản và quản lý hoạt động
khoáng sản
|
Xây dựng
mới
Lưu trữ dữ liệu chuyên ngành phục
vụ quản lý nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường về quản lý hoạt động
khoáng sản
|
7.
|
CSDL lĩnh vực khí
tượng thủy văn:
|
|
7.1.
|
CSDL về khí tượng thủy văn
|
Xây dựng
mới
Thống nhất, tổng hợp lưu trữ các dữ
liệu theo Điều 31 Luật KTTV nhằm công bố, cung cấp, khai thác, chia sẻ thông
tin dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, phát triển kinh
tế - xã hội, phục vụ dự báo, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,
bảo đảm an ninh - quốc phòng và khai thác đa mục tiêu
|
7.2.
|
CSDL Quản lý hoạt động KTTV
|
Xây dựng
mới
Lưu trữ dữ liệu chuyên ngành, phục
vụ quản lý nhà nước về hoạt động KTTV trong ngành Tài nguyên và Môi trường
|
8.
|
CSDL lĩnh vực biến
đổi khí hậu:
|
|
8.1.
|
CSDL về biến đổi khí hậu
|
Xây dựng
mới
Tăng cường năng lực thích ứng với
biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh
tế các-bon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm
an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn
cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái
đất
|
9.
|
CSDL lĩnh vực tài
nguyên nước:
|
|
9.1.
|
CSDL về kết quả điều tra đánh giá
TNN
|
Xây dựng
mới
Lưu trữ dữ liệu chuyên ngành về kết
quả điều tra đánh giá tài nguyên nước, phục vụ quản lý nhà nước ngành Tài
nguyên và Môi trường về tài nguyên nước.
|
9.2.
|
CSDL Giám sát TNN
|
Xây dựng
mới
Lưu trữ dữ liệu chuyên ngành về
giám sát tài nguyên nước, phục vụ quản lý nhà nước ngành Tài nguyên và Môi
trường về tài nguyên nước.
|
V.
|
KHÁC
|
|
1.
|
Trang thông tin điện tử Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
Nâng cấp
Trang thông tin điện tử Sở Tài
nguyên và Môi trường nhằm mục tiêu cung cấp nhanh các thông tin cho người dân, doanh
nghiệp trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường. Hỗ trợ
hiệu quả cho các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Sở và ngành Tài nguyên và
Môi trường;
|
2
|
Cổng thông tin dữ
liệu Tài nguyên và Môi trường
|
Xây dựng
mới
Tích hợp các hệ thống thông tin dữ
liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Sở.
Tương tác kết nối trao đổi với các hệ thống thông tin của Chính
quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng.
|
3.
|
Hệ thống hỗ trợ quản trị
|
Xây dựng
mới
Giám sát trạng thái hoạt động của
hạ tầng công nghệ thông tin (thiết bị mạng, máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết
bị an ninh bảo mật, thiết bị kiểm soát an ninh vật lý, ...); trạng thái hoạt
động của các hệ thống thông tin (dịch vụ công, quản lý văn bản điều hành tác
nghiệp, cổng thông tin, thư điện tử, khoa học công nghệ, ...) đảm bảo phát hiện,
cảnh báo để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo hạ tầng công nghệ
thông tin, các hệ thống thông tin hoạt động liên tục, ổn định, an toàn.
|
4. Kiến trúc hạ tầng, kỹ thuật và nền
tảng công nghệ
Kiến trúc hạ tầng, kỹ thuật và nền tảng
công nghệ tuân thủ, kế thừa Kiến trúc Kỹ thuật thuộc Kiến trúc tổng thể Chính
quyền điện tử (CQĐT) thành phố Đà Nẵng.
Trong đó, kiến trúc cụ thể hóa một số
nền tảng, thành phần kỹ thuật công nghệ để phù hợp cho việc triển khai, ứng dụng
công nghệ thông tin theo đặc thù ngành Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể:
4.1. Yêu cầu nguyên
tắc
- Nguyên tắc 1: Tính độc lập công
nghệ
Các ứng dụng cần được xây dựng sao
cho không bị ràng buộc vào một công nghệ cụ thể, đặc biệt là các công nghệ
đóng, các công nghệ, giải pháp được triển khai có thể thay thế dưới dạng các
đóng gói mang tính chất Module; với đặc điểm này, thành phố Đà Nẵng khuyến khích các
giải pháp dựa trên nền tảng Java bởi ưu điểm vì tính mở và khả
năng vận hành trên nhiều nền tảng khác nhau của nó.
- Nguyên tắc 2: Tính
đa dạng công nghệ
Các công nghệ phải được tích hợp dựa
trên nhiều nền tảng, như đa dạng dựa trên Hệ điều hành; đa dạng dựa trên việc
tích hợp; đa dạng
dựa trên các tiêu chuẩn kết nối bảo đảm việc liên thông chia sẻ.
Việc xác lập kiến trúc kỹ thuật cũng
nhằm mục đích định hướng
những công nghệ chủ đạo sẽ được nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai vào hệ thống
ứng
dụng
của Sở Tài nguyên và Môi trường hướng tới chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng,
bảo đảm tính đổi mới của hệ thống để kịp thời cập nhật, theo kịp sự thay đổi công nghệ
trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
4.2. Ứng dụng, dịch
vụ
4.2.1. Ngôn ngữ lập trình phát triển
ứng dụng, dịch vụ
Ngôn ngữ độc lập nền tảng là mô tả của
các ngôn ngữ lập trình phần mềm có thể thực thi và chạy trên bất kỳ loại hệ điều
hành hoặc nền tảng nào, ví dụ EJB, C, C ++, JS (Java Script),...
Ngôn ngữ lập trình phụ thuộc nền tảng
là mô tả về ngôn ngữ lập trình và phương pháp để phát triển phần mềm trên một
hệ điều hành hoặc nền tảng cụ thể, ví dụ .Net, C # ,...
4.2.2. Trao đổi dữ liệu
Phục vụ việc gửi dữ liệu qua mạng
truyền dẫn và định nghĩa dữ liệu được truyền từ ứng dụng này đến ứng dụng khác.
Trao đổi dữ liệu
cung cấp dữ liệu dùng chung giữa các hệ thống khác nhau, ví dụ XMI (XML
Metadata Interchange), SOAP (Simple Object Access Protocol), XQuery
4.2.3. Quản lý dữ liệu
- Kết nối và cấu hình cơ sở
dữ liệu:
Công nghệ sử dụng: JDBC (Kết nối cơ
sở dữ liệu Java), ODBC (Kết nối cơ sở dữ liệu mở), ADO (Đối tượng dữ liệu truy
cập).
- Trích xuất dữ liệu phục vụ báo
cáo, phân tích:
Công nghệ sử dụng: XBRL (Extensible
Business Reporting Language), JOLAP (JAVA Online Analytical Processing), OLAP
(Online Analytical Processing), XML
4.2.4. Khung tiêu chuẩn cho việc
phát triển ứng dụng
Các khung tiêu chuẩn cho việc phát
triển ứng dụng bao gồm các nội dung:
Môi trường thực thi (Runtime
Environment): Định nghĩa các lớp phát triển ứng dụng như lớp xử lý dữ liệu, lớp
nghiệp vụ, lớp trình diễn, lớp tích hợp; Định nghĩa các dịch vụ dùng chung
thường sử dụng như email, FTP, log,...)
Môi trường phát triển (Development
Environment): Tập hợp các công cụ phát triển sử dụng chức năng được cung cấp bởi
môi trường thực thi để phát triển ứng dụng, bao gồm các công cụ phát triển,
kiểm thử, triển khai,...
Môi trường quản trị (Management
Environment): Bao gồm các công cụ quản lý phát triển (quản lý cấu hình, quản lý
yêu cầu dịch vụ) và các công cụ quản lý hoạt động (quản lý trạng thái và quản
lý phiên bản,...)
Môi trường vận hành (Operation
environment): Giám sát trạng thái các hệ thống dựa trên các thông tin thu thập,
hỗ trợ ghi nhật ký và báo cáo tình hình hoạt động của các thành phần hệ thống.
4.2.5. Công nghệ về GIS
- Tiêu chuẩn phục vụ truy cập và cập
nhật các thông tin địa lý:
+ WMS v1.3.0 - OpenGIS Web Map
Service version 1.3.0
+ WFS v1.1.0 - Web Feature Service
version 1.1.0
- Tiêu chuẩn ảnh gắn với tọa độ địa
lý: EO TIFF - Tagged Image File Format for GIS applications
- Công nghệ sử dụng: Sử dụng giải
pháp công nghệ ArcGIS đã được đầu tư của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như QGIS,
MapWinGIS, PostGIS, Geoserver, ILWIS,... phù hợp với nhu cầu sử dụng, tiết kiệm
kinh phí.
4.3. Dữ liệu
4.3.1. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
(DBMS)
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
(DBMS) là một ứng dụng phần mềm cung cấp các công cụ quản lý, quản trị và phân
tích cho cơ sở dữ liệu.
Công nghệ sử dụng: Các ứng dụng tổng
hợp báo cáo sử dụng giải pháp MySQL nhằm đảm bảo phù hợp với Kiến trúc Chính
quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng. Các ứng dụng chuyên ngành có thể sử dụng các
giải pháp DBMS thương mại như: Microsoft SQL Server, Oracle, IBM DB2,... để đảm
bảo độ ổn định, bảo mật và sự hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ của các hãng hoặc
các giải pháp mã nguồn mở như: PostgreSQL, MySQL nhằm phù hợp nhu cầu thực tế,
tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, giải pháp DBMS có thể sử dụng
giải pháp công nghệ cho khối lượng dữ liệu lớn (Để cập tại phần dưới
đây).
4.3.2. Công nghệ Bigdata
Đối với khối lượng dữ
liệu về tài nguyên môi trường ngày càng tăng, việc khai thác, sử dụng Big data
là cần thiết, đồng thời phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển, ứng dụng
công nghệ thông tin của Việt Nam.
Công nghệ Big data có thể sử dụng
các giải pháp thương mại như Cloudera, Hortonwork, hay của các hãng công nghệ
như Microsoft, Oracle, ...hoặc từng bước nghiên cứu, triển khai các giải pháp
Big data mã nguồn mở.
Trong đó, giải pháp Big data mã nguồn
mở tiêu biểu, đang được sử dụng phổ biến là hệ sinh thái Apache
Hadoop.
Các thành
phần trong hệ sinh thái Apache Hadoop
Một số công nghệ sử dụng trong hệ
sinh thái Apache Hadoop:
- MapReduce (MapReduce Engine): nền
tảng giúp phát triển các ứng dụng phân tán, ứng dụng phân tán MapReduce có thể
chạy trên một cụm máy tính.
- HDFS: Hệ thống file phân tán, cung
cấp khả năng lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn, tối ưu hoá việc sử dụng băng thông
giữa các node.
- HBase: Cơ sở dữ liệu phân tán,
theo hướng cột (colunm-oriented). HBase sử dụng HDFS làm hạ tầng cho việc lưu
trữ dữ liệu và cung cấp khả năng tính toán song song dựa trên MapReduce.
- Hive: Công cụ cung cấp Kho dữ liệu
phân tán. Hive quản lý dữ liệu được lưu trữ trên HDFS và sử dụng ngôn ngữ truy vấn dựa
trên SQL.
- Mahout: Sử dụng cho các bài toán về
học máy.
- Oozie: Thực thi các tác vụ và lập
luồng làm việc cho MapReduce.
- Chukwa: Công cụ tổng hợp, phân
tích dữ liệu.
- Pig: ngôn ngữ luồng dữ liệu cấp
cao và là nền tảng thực thi phục vụ tính toán song song.
4.4. Mô hình mạng cục
bộ
Về cơ bản kiến trúc, hạ tầng mạng của
Sở Tài nguyên và Môi trường được kế thừa và sử dụng chung theo mô hình kiến trúc
Chính quyền điện tử của Thành phố.
Tuy nhiên, một số đơn vị của Sở
không có trụ sở tại Khu liên cơ quan hành chính của Thành phố thì việc triển
khai hệ thống mạng
riêng tại các đơn vị này là điều cần thiết. Hệ thống mạng cục bộ đảm bảo yêu cầu
về khả năng sẵn sàng, mức độ đáp ứng cao, an toàn và bảo mật, quản lý tập
trung, dễ dàng vận hành, bảo trì, nâng cấp. Đồng thời, cung cấp đầy đủ các kết
nối phục vụ nhu cầu khai thác, chia sẻ thông tin giữa
đơn vị với các đơn vị khác.
Mô hình mạng
nội bộ điển hình của đơn vị
Mạng nội bộ của các đơn vị trong Sở
tùy thuộc nhu cầu, quy mô sử dụng sẽ được thiết kế, triển khai phù hợp.
Về cơ bản, mạng nội bộ theo logic được
phân chia thành các phân vùng:
- Vùng người sử dụng nội bộ: cung cấp
các kết nối truy cập cho người sử dụng trong mạng nội bộ. Kết nối mạng
trong vùng này thường phân chia thành các mạng riêng ảo (VLAN), nhằm đảm bảo tối ưu băng
thông, kiểm soát bảo mật, nâng cao tính linh hoạt trong quản lý mạng;
- Vùng chuyển mạch lõi: các thiết bị
chuyển mạch hiệu năng cao, phân chia các vùng mạng trong mạng nội bộ;
- Vùng máy chủ và dữ liệu: tập hợp
các máy chủ phục vụ quản lý, xử lý các ứng dụng nội bộ, thiết bị phục vụ lưu trữ
dữ liệu nội bộ. Đây là vùng được thiết lập chính sách bảo mật mức cao nhất
trong mạng nội bộ;
- Vùng cấp phát dịch vụ trực tuyến:
cung cấp dịch vụ trực tuyến như trang thông tin điện tử của đơn vị, các ứng dụng
chuyên ngành của đơn vị,...;
- Vùng quản lý mạng: triển khai các
giải pháp, trang thiết bị hỗ trợ công tác giám sát, quản lý tập trung toàn bộ hệ
thống mạng nội bộ;
- Vùng dịch vụ truyền thông: cung cấp
các kết nối, dịch vụ
phục vụ họp/hội nghị trực tuyến, dịch vụ thoại VoIP,...;
- Vùng kết nối mạng diện rộng WAN,
Internet: cung cấp kết nối mạng diện rộng ngành Tài nguyên và Môi trường, kết nối mạng
Internet, Mạng đô thị băng thông
rộng của Thành phố.
4.5. Mô hình an
toàn hạ tầng kỹ thuật
Đảm bảo an toàn hạ tầng kỹ thuật
chung của cả Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng là đảm bảo cho hoạt động
của các cơ sở hạ tầng thông tin, trong đó bao gồm đảm bảo an toàn cho cả phần cứng
và phần mềm hoạt động theo các tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà nước ban hành; ngăn
ngừa khả năng lợi dụng mạng và các cơ sở hạ tầng thông tin để thực hiện
các hành vi trái phép gây hại cho cộng đồng, phạm pháp hay khủng bố; đảm bảo
các tính chất bí mật, toàn vẹn, chính xác, sẵn sàng phục vụ của thông tin trong
lưu trữ, xử lý và
truyền tải trên mạng.
Mô hình an
toàn hạ tầng kỹ thuật
Các thành phần đảm bảo an toàn hạ tầng
kỹ thuật chung bao gồm:
- Thành phần bảo đảm an toàn thiết bị
vận hành: giúp đảm bảo an toàn thông tin cho các thiết bị trong hệ thống mạng của
Sở như thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, thiết bị lưu trữ, ...;
- Thành phần bảo đảm an toàn thông
tin hạ tầng kết nối: giúp đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng kết nối như kết
nối internet, WAN, LAN, VPN, ...;
- Thành phần khác bao gồm: quản lý vận
hành, an toàn nguồn điện, an toàn môi trường, an toàn vật lý và vị trí.
Quá trình áp dụng các giải pháp kỹ
thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cần được kiện toàn từng bước, phù hợp
với nhu cầu thực tế của mỗi đơn vị trong Sở. Trong đó, các TTDL là nơi cần được
triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh mức độ cao nhất.
Các giải pháp kỹ
thuật đảm bảo an toàn, an ninh
Các giải pháp kỹ thuật chính cần đáp
ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh gồm:
- An ninh cho tầng mạng:
+ Phân khu vực, kiểm soát truy cập mạng;
+ Mã hóa đường truyền, kết nối trong
mạng;
+ Phòng chống các tấn công trên mạng
không dây;
+ Theo dõi, giám sát an ninh mạng;
+ Phòng chống mã độc;
+ Phân tích nhật ký;
+ Quản lý điểm yếu trong mạng.
- An ninh cho máy chủ, máy trạm, các
thiết bị xử lý thông tin có kết nối mạng:
+ Phòng chống virus, mã độc hại;
+ Phòng chống xâm nhập, truy cập
trái phép;
+ Kiểm soát truy cập trong mạng;
+ Theo dõi, giám sát an ninh thiết bị;
+ Phân tích nhật ký.
- An ninh cho ứng dụng/dịch vụ và dữ
liệu/CSDL:
+ Mã hóa dữ liệu, ứng dụng;
+ Xác thực cho ứng dụng;
+ Chống tấn công tầng ứng dụng, cơ sở
dữ liệu;
+ Theo dõi an ninh trên ứng dụng, cơ
sở dữ liệu;
+ Chống rò rỉ, mất mát dữ
liệu;
+ Kiểm soát, lọc nội dung;
+ Phân tích nhật ký.
- Quản lý, cập nhật các bản vá lỗi hệ thống;
- Dò quét các lỗ hổng, điểm
yếu bảo mật.
Nhằm đảm bảo an toàn thông tin về mặt
vật lý, giải pháp kỹ thuật cần thực hiện như sau:
- Chống cháy, chống sét;
- Nguồn điện ổn định, có dự phòng;
- Hệ thống làm mát;
- Kiểm soát vào ra;
- Camera giám sát;
- Cảnh báo độ ẩm, rò rỉ chất lỏng.
Đối với các TTDL phải đảm bảo Thông
tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với TTDL. Các vấn đề
về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống
thông tin/cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu QG thực hiện theo quy định của Nghị định
số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về đảm bảo an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ.
IV. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
1. Tiêu chuẩn chung
Các văn bản, tiêu chuẩn công nghệ
thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành:
Thông tư số 19/2011/TT-BTTTT ngày
01/7/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn
định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước;
Thông tư số 24/2011/TT-BTTTT
ngày 20/9/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc tạo lập, sử dụng
và lưu trữ dữ liệu đặc
tả trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày
15/3/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật đối với TTDL;
Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày
15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật
về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày
30/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về triển khai các
hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương;
Thông tư số 06/2015/TT-BTTTT ngày
23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục tiêu chuẩn bắt buộc
áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày
01/4/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về cấu trúc mã định danh và định dạng gói dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ
thống quản lý văn bản và điều hành;
Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT
ngày 23/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các yêu cầu kỹ thuật về
kết nối các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia;
Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày
15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp dịch vụ
công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin
điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Thông tư số 18/2019/TT-BTTTT ngày
25/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối
Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin
một cửa điện tử cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành.
Công văn số 269/BTTTT-ƯDCNTT ngày
06/2/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giải thích việc áp dụng các
tiêu chuẩn kỹ thuật
chính sử dụng cho hệ thống cổng thông tin điện tử và hệ thống thư điện tử;
Công văn số 2803/BTTTT-THH ngày
01/10/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn kỹ thuật liên
thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong cơ quan nhà nước.
Các tiêu chuẩn công nghệ thông tin
do các tổ chức Quốc tế ban hành:
Khuyến nghị áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế được áp dụng phổ biến trong các hệ thống Chính phủ điện tử của các quốc
gia tiên tiến trên thế giới. Ví dụ ISO/IEC 18384:2016 về Kiến trúc tham chiếu
SOA, bộ ISO 27000 về An toàn hệ thống thông tin...
2. Tiêu chuẩn đặc thù của ngành
2.1. Lĩnh vực Đo đạc
bản đồ
Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12
tháng 07 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ
độ quốc gia VN-2000;
Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20
tháng 06 năm 2001 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu
và hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày
27 tháng 02 năm 2007 về việc sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa
độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
Thông tư số 48/2015/TT-BTNMT ngày 12
tháng 11 năm 2015 quy định về quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng thông
tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ;
Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT ngày 15
tháng 11 năm 2018 quy định về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng sản
phẩm đo đạc và bản đồ;
Thông tư số 25/2018/TT-BTNMT ngày 14
tháng 12 năm 2018 ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, thẩm định,
nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ;
Thông tư số 02/2012/TT-BTNMT ngày 19
tháng 3 năm 2012 quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý
cơ sở;
Thông tư số 10/2013/TT-BTNMT ngày 28
tháng 5 năm 2013 quy định kỹ thuật về cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ
1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;
Thông tư số 55/2014/TT-BTNMT ngày 14
tháng 9 năm 2014 quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu
nền địa lý tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000;
Thông tư số 20/2014/TT-BTNMT ngày 24
tháng 4 năm 2014 quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu
nền địa lý tỷ lệ 1:50.000;
Thông tư số 21/2014/TT-BTNMT ngày 24
tháng 4 năm 2014 quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu
nền địa lý tỷ lệ 1:10.000;
Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT ngày 22
tháng 12 năm 2015 quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập
bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000,
1:5.000;
Thông tư số 69/2015/TT-BTNMT ngày 22
tháng 12 năm 2015 quy định kỹ thuật cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ
1:10.000 bằng ảnh vệ tinh;
Thông tư số 48/2016/TT-BTNMT ngày 28
tháng 12 năm 2016 quy định kỹ thuật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:250.000;
Thông tư số 46/2017/TT-BTNMT ngày 23
tháng 10 năm 2017 quy định xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính;
2.2. Lĩnh vực Đất
đai
Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30
tháng 6 năm 2014 Quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất
đai;
Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28
tháng 12 năm 2015 quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm
thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai;
Thông tư số 35/2017/TT-BTNMT ngày 04
tháng 10 năm 2017 ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai;
Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28
tháng 12 năm 2015 quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai;
Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25
tháng 4 năm 2017 quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
2.3. Lĩnh vực Môi
trường
Quyết định 13/2015/QĐ-BTNMT ngày 31
tháng 03 năm 2015 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT ngày 22
tháng 8 năm 2012 quy định việc cung cấp, trao đổi thông tin và dữ liệu về sinh
vật biến đổi gen;
Thông tư số 34/2013/TT-BTNMT ngày 30
tháng 10 năm 2013 quy định về giao nộp, thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp
dữ liệu môi trường;
2.4. Lĩnh vực Khí tượng thủy
văn
Thông tư số 32/2017/TT-BTNMT ngày 29
tháng 9 năm 2017 quy định kỹ thuật thu nhận, bảo quản, lưu trữ và khai thác tài
liệu khí tượng thủy văn;
Thông tư số 07/2016/TT-BTNMT ngày 16
tháng 5 năm 2016 quy định các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu và xây dựng, quản lý cơ
sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia;
Thông tư số
40/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về
quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường không
khí và nước;
2.5. Lĩnh vực Tài
nguyên nước
Thông tư số
19/2013/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2013 quy định kỹ thuật quan trắc tài
nguyên nước dưới đất;
Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT ngày 26
tháng 12 năm 2018 quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước;
2.6. Lĩnh vực Biến
đổi khí hậu
Thông tư 08/2016/TT-BTNMT ngày 16
tháng 05 năm 2016 quy định về đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và đánh
giá khí hậu quốc gia;
2.7. Lĩnh vực Địa
chất khoáng sản
Thông tư số 12/2013/TT-BTNMT ngày 05
tháng 6 năm 2013 quy định về việc giao nộp, thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cung
cấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản;
Thông tư số 23/2012/TT-BTNMT ngày 28
tháng 12 năm 2012 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành lập bản đồ địa
chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền;
Thông tư số 24/2012/TT-BTNMT ngày 28
tháng 12 năm 2012 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sử dụng mẫu chuẩn được
chứng nhận trong phân tích mẫu địa chất, khoáng sản rắn;
2.8. Lĩnh vực Biển
và Hải đảo
Thông tư số 20/2016/TT-BTNMT ngày 25
tháng 8 năm 2016 quy định về xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài
nguyên, môi trường biển, hải đảo;
Thông tư 19/2011/TT-BTNMT ngày 09
tháng 06 năm 2011 quy định kỹ thuật về lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng
tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
2.9. Lĩnh vực Viễn
thám
Thông tư số 10/2015/TT-BTNMT ngày 25
tháng 3 năm 2015 quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân
giải cao và siêu cao để cung cấp đến người sử dụng;
Thông tư số 71/2015/TT-BTNMT ngày 24
tháng 12 năm 2015 quy định kỹ thuật đặt chụp ảnh viễn thám;
Thông tư số 35/2016/TT-BTNMT ngày 28
tháng 11 năm 2016 quy định quy trình công bố siêu dữ liệu viễn thám quốc gia;
Thông tư số 52/2016/TT-BTNMT ngày 30
tháng 12 năm 2016 quy định quy trình công nghệ và định mức kinh tế - kỹ thuật
thu nhận và xử lý ảnh VNREDSat-1;
Thông tư số 08/2017/TT-BTNMT ngày 06
tháng 6 năm 2017 quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám;
Thông tư số 09/2017/TT-BTNMT ngày 06
tháng 6 năm 2017 quy định kỹ thuật xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám
quốc gia;
Thông tư số 10/2017/TT-BTNMT ngày 06
tháng 6 năm 2017 quy định kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn
thám tỷ lệ 1:5.000, 1:10.000, 1:500.000 và 1:1.000.000;
2.10. Lĩnh vực khác
Thông tư số 58/2015/TT-BTNMT ngày
08/12/2015 quy định thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án ứng dụng công nghệ
thông tin tài nguyên và môi trường;
Thông tư liên tịch số
178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT ngày 12/11/2015 Hướng dẫn thực hiện Cơ chế
một cửa quốc gia;
Thông tư số 17/2016/TT-BTNMT ngày
19/7/2016 ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm dự
án ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường;
Thông tư số 32/2018/TT-BTNMT ngày 26
tháng 12 năm 2017 quy định thu thập, dữ liệu tài nguyên và môi trường phục vụ
lưu trữ, bảo quản,
công bố, cung cấp, sử dụng;
Công văn số 4112/BTNMT-CNTT ngày
01/10/2015 về việc Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Sở
Tài nguyên và Môi trường;
Quyết định số 2051/QĐ-BTNMT ngày
07/9/2016 ban hành Quy định đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông
tin và phát triển công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường;
Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày
28/5/2014 Ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ
liệu tài nguyên và môi trường;
Thông tư số 45/2015/TT-BTNMT ngày
20/10/2015 ban hành Quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật chuyển giao công nghệ
thông tin ngành tài nguyên và môi trường;
Thông tư số 73/2017/TT-BTNMT ngày 29
tháng 12 năm 2017 ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi
trường;
Thông tư số 20/2019/TT-BTNMT ngày 18
tháng 12 năm 2019 ban hành quy trình kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống
thông tin ngành tài nguyên và môi trường.
3. Tiêu chuẩn về an toàn thông tin
- Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày
24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số
điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ
về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày
12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối, ứng cứu sự cố
ATTT mạng trên toàn quốc.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI
1. Các giai đoạn triển khai
Việc xây dựng lộ trình triển khai, dựa
trên kiến trúc, trên cơ sở phân tích hiện trạng, đảm bảo đáp ứng các mục tiêu,
chiến lược, chính sách phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tài
nguyên và Môi trường, của thành phố Đà Nẵng.
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP , kế hoạch
hành động của UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết 17, lộ trình triển
khai Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường
thành phố Đà Nẵng được chia thành 2 giai đoạn:
a) Giai đoạn 2021 - 2022
* Cơ chế, chính sách
- Rà soát, hệ thống hóa, tham mưu
ban hành văn bản QPPL thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nhằm thúc đẩy ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành Tài nguyên và Môi trường, góp phần xây dựng
hoàn thiện Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng;
- Công khai, tạo thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận văn bản QPPL chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường;
- Xây dựng các cơ chế, quy chế duy
trì vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã xây dựng.
* Hạ tầng, công nghệ
- Nghiên cứu, tiếp cận các công nghệ
mới, tham gia cuộc CMCN 4.0;
- Tiếp tục duy trì, vận hành và khai
thác có hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin đã được đầu tư tại các đơn vị thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường nằm ngoài Trung tâm hành chính của Thành phố.
* An toàn thông tin
- Hoàn thiện xác định cấp độ và đảm
bảo các phương án an toàn hệ thống thông tin cho các hệ thống công nghệ thông
tin của Sở;
- Đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện các
giải pháp đảm bảo an toàn thông tin lớp mạng, lớp ứng dụng cho hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin của các đơn vị thuộc Sở.
* Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
- Tập trung xây dựng các hệ thống
thông tin/cơ sở dữ liệu dùng chung, các dịch vụ mang tính chất nền tảng, phục
vụ xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin trong ngành;
- Cung cấp các dịch vụ công cho người
dân, doanh nghiệp;
- Các hệ thống thông tin phục vụ
hành chính nội bộ, hỗ trợ chỉ đạo điều hành;
- Xây dựng các dịch vụ cung cấp
thông tin dữ liệu Tài nguyên và Môi trường, tích hợp lên nền tảng chia sẻ, tích
hợp của Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng;
b) Giai đoạn 2023 - 2025
* Cơ chế, chính sách
- Hoàn thiện, tiếp tục tham mưu xây
dựng các văn bản QPPL thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nhằm thúc đẩy ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành Tài nguyên và Môi trường, góp phần xây dựng
hoàn thiện Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng;
- Xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các
cơ chế, quy chế vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đảm bảo duy trì
vận hành.
* Hạ tầng công nghệ
- Nghiên cứu, triển khai hạ tầng đảm
bảo kết nối trong việc thu thập thông tin từ các hệ thống quan trắc trong ngành
Tài nguyên và Môi trường;
- Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng
các công nghệ tính toán, lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo
trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại;
- Duy trì vận hành, mở rộng hạ tầng
công nghệ thông
tin, đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Sở theo lộ
trình;
* An toàn thông tin
- Tăng cường các giải
pháp có khả năng tự phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công nhất là các cuộc tấn
công có chủ đích;
- Tăng cường và hoàn thiện các giải
pháp giám sát cho các hệ thống mạng và các hệ thống thông tin;
- Nghiên cứu, triển khai các giải
pháp đảm bảo khả năng xác thực, mã hóa dữ liệu, số liệu trong lưu trữ, truyền
tài dữ liệu trên môi trường mạng.
* Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
- Duy trì vận hành các hệ thống
thông tin dùng chung;
- Cung cấp các dịch vụ công cho người
dân, doanh nghiệp;
- Triển khai các hệ thống thông tin
phục vụ hành chính nội bộ, chỉ đạo điều hành;
- Tiếp tục xây dựng, triển khai các dịch
vụ cung cấp dữ liệu Tài nguyên và Môi trường cho các hệ thống thông
tin trong và ngoài ngành;
2. Các chương trình triển khai
Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông
tin ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng được triển khai thông qua
04 chương trình và được phân theo các trục chính trong Kiến trúc tổng thể thành
phố thông minh
tại thành phố Đà Nẵng như sau:
STT
|
Tên
chương trình
|
Trục Hạ tầng
|
Trục Dữ
liệu
|
Trục
Thông minh
|
1
|
Chương trình xây dựng Kiến trúc ứng
dụng công nghệ thông tin và cơ chế triển khai
|
x
|
|
|
2
|
Chương trình xây dựng nền tảng hạ
tầng kỹ thuật và dịch vụ công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường
thành phố Đà Nẵng
|
x
|
|
x
|
3
|
Chương trình hoàn thiện Hệ thống ứng
dụng quản lý chuyên ngành, các tiện ích, dịch vụ về Tài nguyên và Môi trường
thành phố Đà Nẵng
|
|
x
|
x
|
4
|
Chương trình xây dựng dịch vụ công
trực tuyến ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
|
|
x
|
x
|
Các chương trình này sẽ bao gồm danh
mục các nhiệm vụ, dự án được đề xuất để đáp ứng được các mục tiêu của từng
chương trình. Các chương trình được thiết kế theo hướng tiếp cận từ tổng quan đến
chi tiết. Cụ thể danh sách các nhiệm vụ, dự án được liệt kê phía dưới.
3. Danh mục các nhiệm vụ, dự án ứng
dụng công nghệ thông tin
TT
|
HỆ THỐNG
THÔNG TIN/CƠ SỞ DỮ LIỆU
|
ĐỀ XUẤT
|
KẾ HOẠCH
|
GHI CHÚ
|
A
|
CHƯƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG KIẾN TRÚC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CƠ CHẾ TRIỂN KHAI
|
1.
|
Xây dựng Kiến trúc ứng dụng công
nghệ thông tin và cơ chế triển khai
|
Xây dựng
mới
|
2020-2021
|
|
2.
|
Cập nhật kiến trúc ứng dụng công
nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường
|
Nâng cấp
|
2022 -
2025
|
|
B
|
CHƯƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG NỀN TẢNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
|
1.
|
Nâng cấp hạ tầng tính toán phục vụ
triển khai các hệ thống thông tin/CSDL và quản lý chuyên ngành của Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
Nâng cấp
|
2022 -
2025
|
|
2.
|
Nâng cấp hạ tầng đảm bảo
an ninh, bảo mật phục vụ triển khai các hệ thống thông tin/CSDL và quản lý
chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Nâng cấp
|
2022 -
2025
|
|
C
|
CHƯƠNG TRÌNH HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH, CÁC TIỆN ÍCH, DỊCH VỤ VỀ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
|
I.
|
CƠ SỞ DỮ LIỆU
DÙNG CHUNG
|
|
1.
|
CSDL Người dùng
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
|
|
2.
|
Kho tư liệu ngành Tài nguyên và
Môi trường
|
Xây dựng
mới
|
2021-2023
|
|
II.
|
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC
VỤ CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
|
|
1.
|
Hệ thống quản lý văn bản điều hành
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
|
|
2.
|
Hệ thống quản lý theo dõi công việc
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
|
|
3.
|
Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý cán
bộ công chức, viên chức
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
|
|
4.
|
Hệ thống cơ sở dữ liệu thanh tra,
kiểm tra và tranh chấp, khiếu nại tố cáo ngành Tài nguyên và Môi trường
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
|
|
5.
|
CSDL quản lý hành chính nhà nước
ngành Tài nguyên và Môi trường
|
Đã xây dựng
trong Đề án thành phố thông minh
|
|
|
6.
|
CSDL Đảng, đoàn thể
|
Nâng cấp
|
2021
-2025
|
|
7.
|
Hệ thống phân tích, hỗ trợ ra quyết
định ngành Tài nguyên và Môi trường
|
Đã xây dựng
trong Đề án thành phố thông minh
|
|
|
III.
|
CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHUYÊN NGÀNH
|
|
1
|
CSDL lĩnh vực đo
đạc và bản đồ
|
|
|
|
1.1
|
CSDL Hạ tầng không gian địa lý cấp
tỉnh
|
Xây dựng
mới
|
2025-2030
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.1.1
|
1.2
|
CSDL Quản lý hoạt động đo đạc bản đồ
|
Xây dựng
mới
|
2025-2030
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.1.2
|
2
|
Cơ Sở dữ liệu
lĩnh vực đất đai
|
|
|
|
2.1
|
CSDL Địa chính
|
Nâng cấp
|
2022-2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.2.1
|
2.2
|
CSDL Giao dịch điện tử về đất đai
|
Xây dựng
mới
|
2022-2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.2.4
|
2.3
|
CSDL Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.2.2
|
2.4
|
CSDL Giá đất
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
|
2.5
|
CSDL Thống kê kiểm kê
|
Nâng cấp
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.2.3
|
2.6
|
CSDL Điều tra cơ bản về đất đai
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.2.5
|
2.7
|
CSDL Thông tin dữ liệu đất đai
theo chuyên đề (Thổ nhưỡng, quỹ đất bồi thường, tái định cư,...)
|
Xây dựng
mới
|
2023 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.2.6
|
3
|
CSDL lĩnh vực viễn
thám
|
|
|
|
3.1
|
CSDL Viễn thám
|
Xây dựng
mới
|
2025 -
2030
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.3.1
|
4
|
CSDL lĩnh vực môi
trường
|
|
|
|
4.1
|
CSDL Tổng hợp Môi trường
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.4.1
|
4.2
|
CSDL Nguồn thải
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.4.2
|
4.3
|
CSDL Đa dạng sinh học
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.4.3
|
4.4
|
CSDL Chất lượng môi trường
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.4.4
|
4.5
|
CSDL Ô nhiễm tồn lưu
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.4.5
|
5
|
CSDL lĩnh vực biển
và hải đảo
|
|
|
|
5.1
|
CSDL tài nguyên, môi trường biển
và hải đảo
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.5.1
|
5.2
|
CSDL bảo vệ hành lang bờ biển
|
Xây dựng
mới
|
2023 -
2025
|
|
5.2
|
CSDL Giao khu vực biển
|
Nâng cấp
|
2022 -
2023
|
Tại Phụ lục
số 3, mục
III.5.2
|
6
|
CSDL lĩnh vực địa
chất và khoáng sản
|
|
|
|
6.1
|
CSDL về điều tra cơ bản địa chất,
khoáng sản
|
Xây dựng
mới
|
2023 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục
III.6.1
|
6.2
|
CSDL Khoáng sản và quản lý hoạt động
khoáng sản
|
Xây dựng
mới
|
2023 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.6.2
|
7
|
CSDL lĩnh vực khí
tượng thủy văn
|
|
|
|
7.1
|
CSDL về khí tượng thủy văn
|
Xây dựng
mới
|
2025 -
2030
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.7.1
|
7.2
|
CSDL Quản lý hoạt động KTTV
|
Xây dựng
mới
|
2025-2030
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.7.2
|
8
|
CSDL lĩnh vực biến
đổi khí hậu
|
|
|
|
8.1
|
CSDL về biến đổi khí hậu
|
Xây dựng
mới
|
2025
-2030
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.8
|
9
|
CSDL lĩnh vực tài
nguyên nước
|
|
|
|
9.1
|
CSDL về kết quả điều tra đánh giá
TNN
|
Xây dựng
mới
|
2023 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.9.1
|
9.2
|
CSDL Giám sát TNN
|
Xây dựng
mới
|
2023 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục III.9.2
|
10
|
Chi phí quản lý,
vận hành, Hệ thống thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
- Chi phí được tính dựa trên số lượng
hệ thống thông tin ngành Tài nguyên Môi trường cần quản lý
- Thực hiện theo quy định tại
thông tư 14/2020/TT-BTNMT ngày 27/11/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
IV.
|
KHÁC
|
|
|
|
1.
|
Trang thông tin điện tử Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
Nâng cấp
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục IV.1
|
2
|
Cổng thông tin dữ liệu Tài nguyên
và Môi trường
|
Xây dựng
mới
|
2022 -
2025
|
Tại Phụ lục
số 3, mục IV.2
|
D
|
CHƯƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
|
1.
|
Hệ thống một cửa điện tử
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
|
|
2.
|
Hệ thống cung cấp
dịch vụ công trực tuyến
|
Dùng
chung với Chính quyền điện tử
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Xây dựng các cơ chế, chính sách,
văn bản hướng dẫn, nhằm thúc đẩy phát triển, áp dụng Kiến trúc ứng dụng công
nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng;
- Thực hiện công tác truyền thông,
nâng cao nhận thức về Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên
và Môi trường;
- Chủ trì việc xây dựng và triển
khai các dự án, ứng dụng công nghệ thông tin đã nêu trong phạm vi Kiến trúc ứng
dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường;
- Xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ để đảm bảo sử dụng tốt các ứng dụng trong Kiến trúc;
- Tham mưu với UBND thành phố về nguồn
lực, kinh phí (nguồn ngân sách địa phương, huy động nguồn xã hội hóa,...) và
thuê dịch vụ công nghệ thông tin để thực hiện các chương trình, dự án
đã nêu trong Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường;
- Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo thực
hiện, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình và tiến độ thực
hiện các nội dung trong Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên
và Môi trường;
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có
liên quan định kỳ tổ chức đánh giá kết quả triển khai và đề xuất điều chỉnh, bổ
sung Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường cho
phù hợp với tình hình thực tế và trình UBND thành phố ban hành, cập nhật;
- Chủ trì, đề xuất danh mục dự án
kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để thực hiện các chương
trình, dự án trong Khung Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài
nguyên và Môi trường.
- Tăng cường chất lượng nhân lực quản
lý công nghệ thông tin tại Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Định kỳ hằng năm xem xét, có tổ chức
đánh giá và cập nhật thường xuyên Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành
Tài nguyên và Môi trường theo các phiên bản khác nhau tương ứng với từng giai
đoạn triển khai, phù hợp với thực tế phát triển của thành phố.
2. Trung tâm Công nghệ thông tin Tài
nguyên và Môi trường
- Quản lý, duy trì và thường xuyên cập
nhật Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường. Kiến
trúc được xây dựng, cập nhật theo các phiên bản khác nhau để đáp ứng yêu cầu
phát triển Chính phủ điện tử của thành phố Đà Nẵng theo thực tế và thích ứng với
việc áp dụng, triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi
trường, Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng;
- Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị trong
quá trình triển khai Kiến trúc. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Kiến trúc;
- Thẩm định về chuyên môn các nhiệm
vụ, dự án về công nghệ thông tin của Sở được triển khai trong Kiến trúc;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan nâng cấp các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu đã triển
khai trong Kiến trúc, đảm bảo khả năng kết nối, chia sẻ, tích hợp;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan triển khai các thành phần cốt lõi, quan trọng, dùng chung trong Kiến
trúc, cụ thể:
+ Nâng cấp, quản lý hạ tầng công nghệ
thông tin tại TTDL của Sở phù hợp với lộ trình triển khai Kiến trúc;
+ Phối hợp nâng cấp, xây dựng và
hoàn thiện các dịch vụ trực tuyến;
+ Phối hợp xây dựng các hệ thống
thông tin/cơ sở dữ liệu hỗ trợ công tác quản lý hành chính nội bộ;
+ Phối hợp xây dựng các hệ thống
thông tin/cơ sở dữ liệu quản trị, giám sát hệ thống, đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin;
+ Các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu
dùng chung khác.
3. Các đơn vị trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Xây dựng các kế hoạch triển khai cụ
thể các chương trình, dự án được giao theo sự phân công của Sở Tài nguyên và
Môi trường;
- Phối hợp với Trung tâm Công nghệ
thông tin Tài nguyên và Môi trường để thực hiện triển khai Kiến trúc ứng
dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng một
cách hiệu quả;
- Tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Sở tình
hình thực hiện, triển khai Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài
nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng;
4. UBND các quận, huyện
- Xây dựng các kế hoạch triển khai cụ
thể các chương trình, dự án trên địa bàn do mình quản lý theo sự phân công của
Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Bố trí nguồn lực, kinh phí từ các
nguồn (nguồn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa...) và thuê dịch vụ công
nghệ thông tin để thực hiện các chương trình, dự án đã được phân công;
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn do
mình quản lý để báo cáo, đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để ngành Tài
nguyên và Môi trường được ưu tiên sử dụng cơ sở hạ tầng Mạng đô thị và Trung
tâm dữ liệu thành phố, Tổng đài dịch vụ công để triển khai thực hiện các giải
pháp ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường;
- Thẩm định và giám sát triển khai
các dự án, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin thuộc phạm vi của Kiến
trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường;
- Hỗ trợ Sở Tài nguyên và Môi trường
về phương án kỹ thuật, tiêu chuẩn để bảo đảm khả năng kết nối, tương
thích của các ứng dụng với Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà
Nẵng; - Có hướng dẫn các đơn vị, cơ quan liên quan tuân thủ các tiêu chuẩn, quy
định kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin của quốc gia, chuyên ngành.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đưa nội dung triển khai Đề án Thành
phố thông minh
và Kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tài nguyên và Môi trường
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tham mưu UBND thành phố
cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển trung hạn để đảm bảo nguồn kinh phí thực
hiện;
7. Sở Tài chính
Bảo đảm cân đối ngân sách địa phương
hàng năm, bố trí ngân sách, vốn đầu tư phát triển trung hạn cho các chương
trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin đã nêu trong phạm vi Kiến trúc ứng dụng
công nghệ thông
tin ngành Tài nguyên và Môi trường.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO
VĂN BẢN
|