TỔNG CỤC
ĐỊA CHÍNH
-------
|
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 973/2001/TT-TCĐC
|
Hà Nội,
ngày 20 tháng 6 năm 2001
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN ÁP DỤNG HỆ QUY CHIẾU VÀ HỆ TOẠ ĐỘ QUỐC GIA VN-2000
Căn cứ Nghị định số 34/CP ngày 23/4/1994 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chính,
Căn cứ Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000
của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000,
Tổng cục Địa chính
hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000 như sau:
I. Hệ
quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000 (sau đây gọi tắt là Hệ VN-2000) được áp
dụng thống nhất để xây dựng hệ thống toạ độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ địa
hình cơ bản, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ
hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên đề khác. Trong hoạt động đo đạc
và bản đồ chuyên dụng, khi cần thiết được áp dụng các hệ quy chiếu khác phù hợp
với mục đích riêng.
II. ÁP
DỤNG HỆ VN-2000 TRONG VIỆC TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN (HOẶC LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ
THUẬT) VỀ XÂY DỰNG LƯỚI TOẠ ĐỘ Ở TẤT CẢ CÁC CẤP HẠNG, ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ
ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH SAU:
1. Công trình có dự
án (hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật) đã được phê duyệt, nhưng chưa triển
khai thì phải điều chỉnh, bổ sung để thực hiện trong Hệ VN-2000.
2. Công trình đang
triển khai dở dang thì tiếp tục thực hiện trong Hệ HN-72, đồng thời phải bổ
sung ngay phương án chuyển thành quả cuối cùng sang Hệ VN-2000.
III. HỆ VN-2000
CÓ CÁC THAM SỐ CHÍNH SAU ĐÂY:
1. Ê-líp-xô-ít quy
chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước:
a. Bán trục lớn:
|
a =
|
6378137,0m
|
b. Độ dẹt:
|
f =
|
1: 298,257223563
|
c. Tốc độ góc quay
quanh trục:
|
w =
|
7292115,0x10-11rad/s
|
d. Hằng số trọng
trường Trái đất:
|
GM=
|
3986005.108m3s-2
|
2. Vị trí ê-líp-xô-ít
quy chiếu quốc gia: ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị)
phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao
thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.
3. Điểm gốc toạ độ
quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính,
đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
4. Hệ thống toạ độ
phẳng: Hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình
trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo các công thức tại mục I của
Phụ lục kèm theo Thông tư này.
IV. LƯỚI
CHIẾU BẢN ĐỒ ĐƯỢC QUI ĐỊNH NHƯ SAU:
1. Sử dụng lưới chiếu
hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 110 và 210 để thể
hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia ở tỷ lệ
1:1.000.000 và nhỏ hơn cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Sử dụng lưới chiếu
hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ
biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ
bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000.
3. Sử dụng lưới chiếu
hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ
biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ
bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000.
4. Sử dụng lưới chiếu
hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến
dạng chiều dài k0 = 0.9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ
sở và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy định cho từng
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại tiết c, điểm 1, mục II của Phụ lục
kèm theo Thông tư này, thay thế cho quy định tại khoản 1.4 của Quy phạm thành
lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 và
1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999.
5. Khi thành lập bản
đồ chuyên đề, có thể sử dụng các lưới chiếu nói trên hoặc các loại lưới chiếu
khác phù hợp với mục đích thể hiện bản đồ.
V. Chia
múi và phân mảnh hệ thống bản đồ địa hình cơ bản theo hệ thống UTM quốc tế,
phiên hiệu mảnh bản đồ trong hệ thống bản đồ địa hình cơ bản đặt theo hệ thống
phiên hiệu mảnh bản đồ hiện hành, đối với các tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1:500.000
có ghi chú thêm phiên hiệu mảnh bản đồ của hệ thống UTM quốc tế với cỡ chữ bằng
2/3 cỡ chữ của phiên hiệu hiện hành, theo quy định tại mục II của Phụ lục kèm
theo Thông tư này. Phân mảnh hệ thống bản đồ địa chính thực hiện theo quy định
tại Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000,
1:10.000 và 1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999.
VI. VIỆC
SỬ DỤNG TOẠ ĐỘ TRONG HỆ VN-2000 VÀ TOẠ ĐỘ TÍNH CHUYỂN GIỮA CÁC HỆ VN-2000, HN-72
VÀ WGS-84 QUỐC TẾ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH SAU ĐÂY:
1. Lưới toạ độ từ
hạng III trở xuống đã xây dựng trong Hệ HN-72 đang còn giá trị và nhu cầu sử
dụng phải chuyển sang Hệ VN-2000 theo phương pháp bình sai lại lưới dựa vào các
điểm hạng cao hơn đã có toạ độ trong Hệ VN-2000, trong đó lưới địa chính cơ sở
là lưới toạ độ hạng III Nhà nước.
2. Việc xây dựng lưới
toạ độ từ hạng III trở xuống phải dựa trên các điểm thuộc lưới toạ độ hạng cao
hơn trong Hệ VN-2000.
3. Việc tính chuyển
toạ độ phục vụ chuyển bản đồ các loại tỷ lệ từ Hệ HN-72 sang Hệ VN-2000 được
thực hiện theo phương pháp mô tả tại điểm 1, mục III của Phụ lục kèm theo Thông
tư này, Tổng cục Địa chính cung cấp các phần mềm thực hiện tính chuyển toạ độ
từ Hệ HN-72 sang Hệ VN-2000 như sau:
a. Phần mềm phục vụ
tính chuyển toạ độ cho các loại bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và nhỏ hơn theo hệ thống
gia số toạ độ giữa Hệ HN-72 và Hệ VN-2000 tại các điểm khống chế toạ độ GPS cấp
"0", hạng I và hạng II để sử dụng thống nhất cho cả nước;
b. Phần mềm phục vụ
tính chuyển toạ độ cho các loại bản đồ tỷ lệ 1:1.000 và lớn hơn theo gia số toạ
độ giữa Hệ HN-72 và Hệ VN-2000 tại các điểm của lưới khống chế toạ độ trong khu
vực.
4. Việc tính chuyển
toạ độ điểm giữa Hệ VN-2000 và Hệ WGS-84 quốc tế phục vụ nhu cầu áp dụng công
nghệ định vị toàn cầu GPS được thực hiện theo phương pháp mô tả tại điểm 2, mục
III của Phụ lục kèm theo Thông tư này, Tổng cục Địa chính cung cấp phần mềm
thực hiện tính chuyển toạ độ giữa Hệ VN-2000 và Hệ WGS-84 quốc tế để sử dụng
thống nhất cho cả nước.
5. Việc tính toán toạ
độ trắc địa, toạ độ phẳng, tính chuyển trị đo về các mặt quy chiếu, tính chuyển
toạ độ giữa các múi chiếu của hệ toạ độ phẳng UTM trong Hệ VN-2000 được thực
hiện theo phương pháp mô tả tại mục I của Phụ lục kèm theo Thông tư này, tính
toán theo phần mềm do Tổng cục Địa chính cung cấp hoặc theo các phần mềm khác
có độ chính xác tương đương.
VII. CÁC
LOẠI BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ, BẢN ĐỒ CHUYÊN NGÀNH
IN TRÊN VẬT LIỆU TRUYỀN THỐNG ĐÃ THÀNH LẬP TRONG HỆ HN-72 VÀ ĐANG CÒN GIÁ TRỊ
SỬ DỤNG THÌ TIẾP TỤC SỬ DỤNG HỆ HN-72 CHO TỚI KHI BẢN ĐỒ HẾT GIÁ TRỊ SỬ DỤNG;
TRONG TRƯỜNG HỢP CẦN PHẢI SỬ DỤNG TRONG HỆ VN-2000 THÌ VIỆC CHUYỂN ĐỔI TOẠ ĐỘ
ĐƯỢC XỬ LÝ NHƯ SAU:
1. Khi sử dụng bản đồ
mà không có nhu cầu đo chính xác các yếu tố hình học trên bản đồ thì kẻ thêm
lưới ô vuông toạ độ theo Hệ VN-2000 lên bản đồ; toạ độ các mắt lưới được tính
bằng phần mềm quy định tại khoản 3, mục VI của Thông tư này
và được thể hiện trên bản đồ bằng mầu lơ kể cả số ghi chú.
2. Khi sử dụng bản đồ
mà có nhu cầu đo chính xác các yếu tố hình học trên bản đồ, nhưng không có nhu
cầu chuyển sang dạng số thì việc chuyển bản đồ sang Hệ VN-2000 thực hiện theo
phương pháp quét và nắn bản đồ theo toạ độ của các điểm đặc trưng trong Hệ VN-2000
bao gồm điểm cơ sở toạ độ, điểm địa vật rõ nét, điểm nút lưới ô vuông toạ độ;
toạ độ các điểm đặc trưng được tính chuyển sang Hệ VN-2000 bằng phần mềm quy
định tại khoản 3, mục VI của Thông tư này.
3. Khi sử dụng bản đồ
mà có nhu cầu đo chính xác các yếu tố hình học trên bản đồ và có nhu cầu chuyển
bản đồ sang dạng số thì việc chuyển bản đồ sang Hệ VN-2000 thực hiện đồng thời
trong quá trình số hoá bản đồ; toạ độ các điểm số hoá được tính chuyển sang Hệ
VN-2000 bằng phần mềm quy định tại khoản 3, mục VI của Thông tư
này.
VIII. Các
loại bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề, bản đồ chuyên ngành
đã thành lập ở dạng số trong Hệ HN-72 và đang còn giá trị sử dụng thì được
chuyển sang Hệ VN-2000 theo phương pháp tính chuyển toạ độ toàn bộ các điểm
trong tập dữ liệu đồ hoạ và các yếu tố nội dung, ký hiệu bằng phần mềm phù hợp
dựa trên phần mềm quy định tại khoản 3, mục VI của Thông tư này.
IX. Độ
gối phủ giữa các múi chiếu được xác định tại khu vực biên của 2 múi chiếu, trên
bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 và lớn hơn phải thể hiện toạ độ phẳng của cả 2
múi chiếu kề nhau với độ gối phủ rộng bằng 2 mảnh bản đồ, mỗi múi có một mảnh
bản đồ trong phần gối phủ.
X. Khung
và nội dung ngoài khung của bản đồ địa hình các loại tỷ lệ được giữ nguyên cách
trình bày đã quy định trong quy phạm và ký hiệu bản đồ địa hình.
XI. HIỆU
LỰC THI HÀNH:
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký;
2. Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có kiến nghị, đề nghị phản ảnh về Tổng cục Địa
chính để kịp thời giải quyết.
Nơi nhận:
-Các
Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP,
- VPCP,
- Các UBND tỉnh, TP trực thuộc TW,
- Các Sở Địa chính, Sở ĐC-NĐ,
- Các Vụ, các đơn vị trực thuộc TCĐC,
- Lưu VT.
|
KT. TỔNG
CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Gs.Ts Kh. Đặng Hùng Võ
|
PHỤ
LỤC
(Kèm theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC hướng dẫn áp dụng
Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000)
I. TÍNH TOÁN CÁC YẾU
TỐ CỦA LƯỚI CHIẾU TOẠ ĐỘ PHẲNG UTM TRONG HỆ VN-2000
1. Tính toạ độ phẳng
của lưới chiếu UTM trong Hệ VN-2000
Trong cùng một hệ quy
chiếu, toạ độ phẳng của lưới chiếu UTM được tính thông qua toạ độ phẳng của
lưới chiếu Gau-xơ theo công thức sau đây:
(1)
Trong đó:
k0 =
0,9996 cho múi 6o; k0 = 0,9999 cho múi 3o;
(xUTM, yUTM)
là toạ độ phẳng của lưới chiếu UTM;
(xG, yG)
là toạ độ phẳng của lưới chiếu Gau-xơ;
gUTM và gG là góc
lệch kinh tuyến tương ứng của lưới chiếu UTM và lưới chiếu Gau-xơ;
mUTM và mG
là tỷ lệ biến dạng chiều dài tương ứng của lưới chiếu UTM và lưới chiếu Gau-xơ.
Công thức tính các
yếu tố xG, yG, gG, mG của
lưới chiếu Gau-xơ theo toạ độ trắc địa B, L đã được hướng dẫn chi tiết trong quy
trình tính toán hiện hành, khi áp dụng cần thay thế kích thước ê-líp-xô-ít Kra-xốp-xơ-ki
bằng kích thước ê-líp-xô-ít WGS-84.
Để nhận biết vị trí điểm
toạ độ thuộc múi nào, trước giá trị toạ độ yUTM được ghi thêm số
hiệu múi theo bảng 1 sau đây:
Bảng 1
Múi 60
|
Múi 30
|
Số hiệu
múi
|
Kinh
tuyến trục
|
Số hiệu
múi
|
Kinh
tuyến trục
|
48
|
1050
|
481
|
1020
|
482
|
1050
|
49
|
1110
|
491
|
1080
|
492
|
1110
|
50
|
1170
|
501
|
1140
|
502
|
1170
|
Ví dụ: - Toạ độ y của
điểm thuộc múi 48 (múi 60) là: 48 523456,123
- Toạ độ y của điểm
thuộc múi 481 (múi 30) là: 481 645456,321
2. Tính toạ độ trắc
địa theo toạ độ phẳng của lưới chiếu UTM trong Hệ VN-2000
Trong cùng một hệ quy
chiếu, việc tính toạ độ trắc địa B, L theo toạ độ phẳng xUTM, yUTM của lưới
chiếu UTM được thực hiện thông qua công thức tính toạ độ trắc địa B, L theo toạ
độ phẳng xG, yG của lưới chiếu Gau-xơ, trong đó:
(2)
Công thức tính các
yếu tố BG, LG, gG, mG theo
toạ độ phẳng xG, yG của lưới chiếu Gau-xơ đã được hướng
dẫn chi tiết trong quy trình tính toán hiện hành, khi áp dụng cần thay thế kích
thước ê-líp-xô-ít Kra-xốp-xơ-ki bằng kích thước ê-líp-xô-ít WGS-84.
Các yếu tố BUTM,
LUTM, gUTM, mUTM
được tính như sau:
(3)
3. Tính hiệu chỉnh
trị đo trong Hệ VN-2000
a. Số hiệu chỉnh cho
các trị đo hướng, cạnh, phương vị từ mặt đất tự nhiên về ê-líp-xô-ít quy chiếu
trong Hệ VN-2000
Các số hiệu chỉnh này
bao gồm:
- 3 số hiệu chỉnh cho
trị đo hướng: số hiệu chỉnh do độ cao điểm ngắm, số hiệu chỉnh do độ lệch đường
dây dọi, số hiệu chỉnh về đường trắc địa, chỉ tính cho trị đo trong lưới tam
giác hạng I và II;
- Số hiệu chỉnh La-pơ-lát
cho trị đo phương vị thiên văn;
- Số hiệu chỉnh cạnh
tính cho cạnh đo tất cả các loại lưới.
Công thức tính các số
hiệu chỉnh này đã được hướng dẫn trong quy trình tính toán hiện hành, khi áp
dụng cần thay thế kích thước ê-líp-xô-ít Kra-xốp-xơ-ki bằng kích thước ê-líp-xô-ít
WGS-84.
b. Chuyển trị đo GPS
từ Hệ WGS-84 quốc tế về ê-líp-xô-ít quy chiếu trong Hệ VN-2000
Trị đo GPS giữa 2 điểm
được xử lý trong Hệ WGS-84 quốc tế gồm các yếu tố sau đây:
- Toạ độ vuông góc
không gian X, Y, Z và toạ độ trắc địa B, L, H tương ứng có giá trị gần đúng cỡ
mét;
- 3 thành phần gia số
toạ độ vuông góc không gian DX, DY, DZ của véc-tơ nối 2 điểm và véc-tơ ma trận
phương sai tương ứng;
- Chiều dài cạnh,
phương vị thuận và nghịch nối 2 điểm và sai số tương ứng;
Các yếu tố trên được
chuyển về ê-líp-xô-ít quy chiếu trong Hệ VN-2000 theo các bước sau đây:
1. Tính chuyển toạ độ
X, Y, Z trong Hệ WGS-84 quốc tế sang X', Y', Z' trong Hệ VN-2000 theo công
thức:
(4)
trong đó:
k là tỷ lệ biến dạng
chiều dài của Hệ WGS-84 quốc tế so với Hệ VN-2000,
(w0, y0, e0) là góc
quay Ơ-le của trục toạ độ Hệ WGS-84 quốc tế so với Hệ VN-2000,
(DX0,
DY0,
DZ0)
là toạ độ tâm của Hệ WGS-84 quốc tế trong Hệ VN-2000.
2. Tính toạ độ trắc
địa B', L', H' theo toạ độ vuông góc không gian X', Y', Z' trong Hệ VN-2000
theo công thức:
(5)
trong đó:
e là tâm sai bậc 2
của ê-líp-xô-ít WGS-84 (),
là bán kính cung thẳng đứng thứ nhất
của ê-líp-xô-ít WGS-84 tại điểm có vĩ độ B',
a là bán trục lớn,
b là bán trục nhỏ của ê-líp-xô-ít WGS-84,
Tính B' theo công
thức thứ nhất trong (5) là quá trình tính lặp.
3. Từ toạ độ trắc địa
B', L', H' có thể tính được gia số toạ độ trắc địa (DB', DL', DH'), chiều
dài cạnh, phương vị thuận và nghịch giữa 2 điểm đo GPS trên ê-líp-xô-ít quy
chiếu trong Hệ VN-2000, sai số chiều dài cạnh và phương vị không thay đổi.
c. Tính chuyển góc
phương vị, hướng đo và cạnh đo từ ê-líp-xô-ít quy chiếu về mặt phẳng lưới chiếu
UTM trong Hệ VN-2000
Góc xoay phương vị,
góc giữa cung và dây cung nối 2 điểm đo trên mặt phẳng lưới chiếu UTM không
thay đổi giá trị so với mặt phẳng lưới chiếu Gau-xơ trong cùng 1 hệ quy chiếu.
Việc chuyển góc phương vị và hướng đo từ ê-líp-xô-ít quy chiếu về mặt phẳng
lưới chiếu UTM trong Hệ VN-2000 được tính thông qua toạ độ Gau-xơ trong Hệ VN-2000 bằng các công thức
đã hướng dẫn trong quy trình tính toán hiện hành, khi áp dụng cần thay thế kích
thước ê-líp-xô-ít Kra-xốp-xơ-ki bằng kích thước ê-líp-xô-ít WGS-84.
Việc chuyển cạnh đo
từ ê-líp-xô-ít quy chiếu về mặt phẳng lưới chiếu UTM trong Hệ VN-2000 về được
tính theo công thức:
, (6)
trong đó:
SUTM là
chiều dài cạnh trên mặt phẳng lưới chiếu UTM trong Hệ VN-2000;
SEl là
chiều dài cạnh trên ê-líp-xô-ít quy chiếu trong hệ VN-2000;
được tính theo công thức tính chuyển
cạnh đo từ ê-líp-xô-ít quy chiếu về mặt phẳng lưới chiếu Gau-xơ trong Hệ VN-2000
(SG là chiều dài cạnh trên mặt phẳng lưới chiếu Gau-xơ trong Hệ VN-2000), công
thức này đã được hướng dẫn trong quy trình tính toán hiện hành, khi áp dụng cần
thay thế kích thước ê-líp-xô-ít Kra-xốp-xơ-ki bằng kích thước ê-líp-xô-ít WGS-84.
d. Tính toạ độ phẳng
UTM trong Hệ VN-2000
Toạ độ phẳng lưới
chiếu UTM trong Hệ VN-2000 được tính bằng công thức tính toạ độ phẳng xUTM,
yUTM theo toạ độ trắc địa B, L trong Hệ VN-2000 bằng công thức (1) ở
trên, khi áp dụng cần thay thế kích thước ê-líp-xô-ít Kra-xốp-xơ-ki bằng kích
thước ê-líp-xô-ít WGS-84. Từ toạ độ phẳng xUTM, yUTM của
2 điểm GPS có thể tính được gia số toạ độ phẳng DxUTM, DyUTM
giữa 2 điểm GPS trên lưới chiếu UTM trong Hệ VN-2000.
đ. Tính giá trị trọng
lực chuẩn trên ê-líp-xô-ít quy chiếu WGS-84
Để chuyển giá trị độ
cao hạng I, II về độ cao chuẩn phải có giá trị trọng lực chuẩn của ê-líp-xô-ít
quy chiếu WGS-84. Giá trị trọng lực chuẩn g0 của ê-líp-xô-ít
quy chiếu WGS-84 được tính theo công thức sau:
g0 =
978032,5.(1 +
0,0053024.sin2B - 0,0000058.sin22B) (7)
trong đó B là độ vĩ
trung bình của khu vực tính chuyển giá trị độ cao.
II. HỆ THỐNG MÚI
CHIẾU, PHÂN MẢNH VÀ ĐẶT PHIÊN HIỆU MẢNH BẢN ĐỒ
1. Múi chiếu:
a. Múi 60
theo chia múi quốc tế được sử dụng cho các bản đồ cơ bản tỷ lệ từ 1: 500.000
đến 1: 25.000, tức là giữ nguyên cách chia múi 60 như hiện đang sử
dụng cho bản đồ địa hình Việt Nam theo lưới chiếu Gau-xơ. Việt Nam có 3 múi 60
như trong bảng 2 dưới đây:
Bảng 2
Số thứ
tự
|
Kinh
tuyến biên trái
|
Kinh
tuyến trục
|
Kinh
tuyến biên phải
|
Múi 48
|
1020
|
1050
|
1080
|
Múi 49
|
1080
|
1110
|
1140
|
Múi 50
|
1140
|
1170
|
1200
|
b. Múi 30
được sử dụng cho các loại bản đồ cơ bản tỷ lệ từ 1: 10.000 đến 1: 2.000. Việt
Nam có 6 múi 30 như trong bảng 3 dưới đây:
Bảng 3
Số thứ
tự
|
Kinh
tuyến biên trái
|
Kinh
tuyến trục
|
Kinh
tuyến biên phải
|
Múi 481
|
100030’
|
1020
|
103030’
|
Múi 482
|
103030’
|
1050
|
106030’
|
Múi 491
|
106030’
|
1080
|
109030’
|
Múi 492
|
109030’
|
1110
|
112030’
|
Múi 501
|
112030’
|
1140
|
115030’
|
Múi 502
|
115030’
|
1170
|
118030’
|
c. Hệ thống bản đồ
địa chính sử dụng múi chiếu có kinh tuyến trục phù hợp với vị trí địa lý của
từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như trong bảng 4 dưới đây:
Bảng 4
STT
|
Tỉnh,
TP.
|
Kinh
tuyến trục
|
STT
|
Tỉnh,
TP.
|
Kinh
tuyến trục
|
1
2
3
4
5
6
7
|
Lai Châu
Sơn La
Kiên
Giang
Cà Mau
Lào Cai
Yên Bái
Nghệ An
|
103000’
104000’
104030’
104030’
104045’
104045’
104045’
|
8
9
10
11
12
13
14
|
Phú Thọ
An Giang
Thanh
Hoá
Vĩnh
Phúc
Hà Tây
Đồng
Tháp
Cần Thơ
|
104045’
104045’
105000’
105000’
105000’
105000’
105000’
|
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
|
Bạc Liêu
Hà Nội
Ninh Bình
Hà Nam
Hà Giang
Hải
Dương
Hà Tĩnh
Bắc Ninh
Hưng Yên
Thái
Bình
Nam Định
Tây Ninh
Vĩnh
Long
Sóc
Trăng
Trà Vinh
Cao Bằng
Long An
Tiền
Giang
Bến Tre
Hải
Phòng
TP. HCM
Bình
Dương
Tuyên
Quang
Hoà Bình
|
105000’
105000’
105000’
105000’
105030’
105030’
105030’
105030’
105030’
105030’
105030’
105030’
105030’
105030’
105030’
105045’
105045’
105045’
105045’
105045’
105045’
105045’
106000’
106000’
|
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
|
Quảng
Bình
Quảng
Trị
Bình
Phước
Bắc Kạn
Thái
Nguyên
Bắc
Giang
TT-Huế
Lạng Sơn
Kon Tum
Quảng
Ninh
Đồng Nai
BR_Vũng
Tầu
Quảng
Nam
Lâm Đồng
Đà Nẵng
Quảng
Ngãi
Ninh
Thuận
Khánh
Hoà
Bình
Định
Đắc Lắc
Phú Yên
Gia Lai
Bình
Thuận
|
106000’
106015’
106015’
106030’
106030’
107000’
107000’
107015’
107030’
107045’
107045’
107045’
107045’
107045’
107045’
108000’
108015’
108015’
108015’
108030’
108030’
108030’
108030’
|
d. Hệ thống bản đồ
địa hình tỷ lệ lớn phục vụ mục đích đo đạc công trình hoặc các mục đích chuyên
dụng khác có thể sử dụng múi chiếu hẹp hơn, có kinh tuyến trục phù hợp với khu
vực.
2. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ
2.1. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình cơ bản
a. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000
Mảnh bản đồ tỷ lệ
1:1.000.000 kích thước 40X60 là giao nhau của múi 60
chia theo đường kinh tuyến và đai 40 chia theo đường vĩ tuyến. Ký
hiệu múi được đánh số bằng số Ả Rập 1, 2, 3, . . . bắt đầu từ múi số 1 nằm giữa
kinh tuyến 1800Đ và 1740T, ký hiệu múi tăng từ Đông sang Tây. Ký
hiệu đai được đánh bằng các chữ cái La Tinh A, B, C... ( bỏ qua chữ cái O và I
để tránh nhầm lẫn với số 0 và số 1) bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩ tuyến 00
và 40B, ký hiệu đai tăng từ xích đạo về cực.
Trong hệ thống lưới
chiếu UTM quốc tế, người ta đặt trước ký hiệu đai thêm chữ cái N đối với các
đai ở Bắc bán cầu và chữ S đối với các đai ở Nam bán cầu.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:1.000.000 trong hệ VN-2000 có dạng X-yy (NX-yy), trong đó X là ký
hiệu đai và yy là ký hiệu múi, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh theo kiểu
UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:1.000.000 có phiên hiệu là F-48 (NF-48).
b. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:1.000.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗi mảnh có kích thước 20X30,
phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc
tế, các phiên hiệu A, B, C, D được đánh theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ góc
Tây - Bắc.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:500.000 là phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:500.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000
trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ
đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:500.000 có phiên hiệu F-48-D (NF-48-C).
c. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:500.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh có kích thước 10X1030’
ký hiệu bằng các số Ả Rập 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc
tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000,
mỗi mảnh cũng có kích thước 10X1030’ ký hiệu bằng các số Ả rập từ 1 tới 16 theo
thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:250.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chứa mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:250.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000
trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ
đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1: 250.000 có phiên hiệu F-48-D-1 (NF-48-11).
d. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:1.000.000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, mỗi mảnh có kích thước
30’X30’, ký hiệu bằng số Ả Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc
tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia độc lập so với hệ thống bản
đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm 4 số, 2 số đầu
bắt đầu bằng 00 là số thứ tự của các múi có độ rộng 30’ theo kinh tuyến xuất
phát từ kinh tuyến 75oĐ tăng dần về phía Đông (múi nằm giữa độ kinh
102oĐ và 102o30’Đ là cột 54), 2 số sau bắt đầu bằng 01 là
số thứ tự của các đai có độ rộng 30’ theo vĩ tuyến xuất phát từ vĩ tuyến 4o
Nam bán cầu (vĩ tuyến -4o) tăng dần về phía cực (đai nằm giữa độ vĩ
8o và 8o30’ là 25).
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:100.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu
mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:100.000 có phiên hiệu F-48-68 (6151).
đ. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000, mỗi mảnh có kích thước
15’X15’, ký hiệu bằng A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới.
Theo kiểu UTM quốc
tế, việc chia mảnh thực hiện tương tự, phiên hiệu mảnh bằng chữ số La mã I, II,
III, IV theo thứ tự bắt đầu từ mảnh góc Đông - Bắc theo chiều kim đồng hồ.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:50.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 chứa mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:50.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000
trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ
đó theo kiểu UTM quốc tế (phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 theo kiểu UTM
quốc tế cũng đặt theo nguyên tắc trên nhưng không có gạch ngang).
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:50.000 có phiên hiệu F-48-68-D (6151II).
e. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:50.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000, mỗi mảnh có kích thước
7’30”X7’30”, ký hiệu bằng a, b, c, d theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới.
Hệ thống UTM quốc tế
không phân chia các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 và lớn hơn.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:25.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chứa mảnh bản đồ tỷ
lệ 1: 25.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 trong
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:25.000 có phiên hiệu F-48-68-D-d.
g. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:25.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000, mỗi mảnh có kích thước
3’45”X3’45”, ký hiệu bằng 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 chứa mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:10.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 trong
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:10.000 có phiên hiệu F-48-68-D-d-4.
h. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 được chia thành 256 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mỗi mảnh có kích thước
1’52,5”X1’52,5”, ký hiệu bằng số từ 1 đến 256 theo thứ tự từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:5.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:5.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 trong
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đặt trong ngoặc đơn.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:5.000 có phiên hiệu F-48-68-(256).
i. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5.000 được chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, mỗi mảnh có kích thước
37,5”X37,5”, ký hiệu bằng chữ La-Tinh a, b, c, d, e, f, g, h, k (bỏ qua i,j để
tránh nhầm lẫn với 1) theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:2.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 chứa mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:2.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 trong
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:2.000 có phiên hiệu F-48-68-(256-k).
k. Sơ đồ phân mảnh và
đặt phiên hiệu mảnh hệ thống bản đồ địa hình cơ bản
Lưới
chiếu hình nón đứng
2 vĩ
tuyến chuẩn 11o và 21o
|
Lưới
chiếu UTM
múi 6o
|
Lưới
chiếu UTM
múi 6o
|
|
6o
|
6o
|
3o
|
|
|
f-48 (nf-48)
|
|
a
|
b
|
|
1
|
2
|
|
|
C
|
D
|
3
|
4
|
|
|
|
F-48 (nf-48)
|
|
F-48 (nf-48)
|
|
F-48-D (nf48-c)
|
|
|
1:1.000.000
|
|
1:1.000.000
|
|
1:500.000
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưới
chiếu UTM
múi 6o
|
|
Lưới
chiếu UTM
múi 6o
|
|
|
|
|
6o
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30’
|
30’
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4o
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C
|
D
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
F-48-68 (6151)
|
|
F-48 (nf-48)
|
|
1:100.000
|
|
|
1:1.000.000
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưới
chiếu UTM
múi 6o
|
Lưới
chiếu UTM
múi 6o
|
|
15’
|
|
7’30”
|
|
|
a
|
b
|
15’
F-48-68-C-d
1:25.000
|
1
|
2
|
F-48-68-d-d-2
1:10.000
(3’45”X3’45”)
(múi 3o)
7’30”
|
c
|
d
|
3
|
4
|
|
F-48-68-d
|
|
F-48-68-d-d
|
|
|
1:50.000
|
|
1:25.000
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưới chiếu UTM
múi 6o
|
Lưới
chiếu UTM
múi 3o
|
|
|
30’
|
|
|
30’
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
F-48-68-(256-c)
1:2.000
(37,5”X37,5”)
(múi 3o)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1’52,5”
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a
|
b
|
c
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
d
|
e
|
f
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
g
|
h
|
k
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
F-48-68-(256)
1:5.000
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
F-48-68
(6151)
|
|
|
|
1:100.000
|
F-48-68-(256)
1:5.000
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
Bản đồ địa hình tỷ lệ
lớn 1:1.000 và 1:500 chỉ được thành lập cho các khu vực nhỏ, có thể thiết kế hệ
thống phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cách phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh theo hệ
thống chung như sau:
a. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000, ký hiệu bằng chữ số La-Mã I,
II, III, IV theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:1.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ
lệ 1: 1.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 trong
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5.000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:1.000 có phiên hiệu F-48-68-(256-k-IV).
b. Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2.000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500, ký hiệu bằng chữ số Ả-Rập
từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:500 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ
1:500 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 trong mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000,
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:1.000 có phiên hiệu F-48-68-(256-k-16).
2.3. Phân mảnh và
phiên hiệu mảnh bản đồ địa chính
Phân mảnh và đặt
phiên hiệu mảnh bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định tại Quy phạm
thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 và
1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999.
2.4. Phân mảnh và phiên
hiệu mảnh bản đồ chuyên đề
Bản đồ và tập bản đồ
chuyên đề được phép xác định cách phân mảnh và phiên hiệu mảnh theo hệ thống
riêng phù hợp với mục đích của bản đồ.
III. CÔNG THỨC TÍNH
CHUYỂN TOẠ ĐỘ TỪ HỆ HN-72 SANG HỆ VN-2000 VÀ HỆ VN-2000 SANG HỆ WGS-84 QUỐC TẾ
1. Công thức tính
chuyển toạ độ từ Hệ HN-72 sang Hệ VN-2000
Hệ HN-72 được xây
dựng trên cơ sở truyền toạ độ từ nước ngoài vào Việt Nam. Từ điểm gốc trong
nước, toạ độ được lan truyền đi các miền của đất nước thông qua các lưới trắc
địa thành phần phủ từng khu vực trong điều kiện lưới trắc địa cả nước chưa được
tính toán bình sai thống nhất. Vì vậy, không thể thiết lập công thức thống nhất
để tính chuyển toạ độ từ Hệ HN-72 sang Hệ VN-2000 cho cả nước, công thức tính
chuyển chỉ có thể thiết lập cho từng khu vực mà mỗi khu vực có một lưới trắc
địa thành phần khống chế.
Trên khu vực Wi đang
xét, giả sử có k điểm (P1, P2, ..., Pk) đã biết toạ độ trong cả 2 hệ thống.
Công thức tính chuyển toạ độ được viết dưới dạng khai triển lũy thừa bậc 2:
(8)
trong đó:
(x', y') là toạ độ
trong Hệ VN-2000; (x, y) là toạ độ trong Hệ HN-72;
Vx, Vy là số hiệu
chỉnh vào toạ độ tính chuyển;
(ai, bi, ci, di, ei,
gi, a'i, b'i, c'i, d'i, e'i, g'i) là các hệ số cần xác định cho khu vực Wi.
Căn cứ vào giá trị
toạ độ đã biết trong cả 2 hệ quy chiếu tại k điểm (P1, P2, ..., Pk), có thể xác
định các hệ số (ai, bi, ci, di, ei, gi, a'i, b'i, c'i, d'i, e'i, g'i) bằng
phương pháp bình phương nhỏ nhất với điều kiện =min.
Từ đây có công thức tính chuyển toạ độ cho khu vực Wi:
(9)
Phân tích tất cả các
lưới trắc địa thành phần tạo thành lưới trắc địa nhà nước trong Hệ HN-72, có
thể chia cả nước thành 79 khu vực, mỗi khu vực Wi có công thức tính
chuyển toạ độ dạng (9) với các hệ số (ai, bi, ci, di, ei, gi, a'i, b'i, c'i,
d'i, e'i, g'i), các hệ số được xác định trên cơ sở các điểm đã biết thuộc lưới
cấp "0", hạng I, hạng II nhà nước thuộc khu vực Wi. Công
thức tính như vậy đạt được độ chính xác tính chuyển cho bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và
các tỷ lệ nhỏ hơn.
Để tính chuyển toạ độ
cho bản đồ tỷ lệ 1:1.000 và lớn hơn, trong trường hợp áp dụng công thức với các
hệ số được xác định trên cơ sở các điểm thuộc lưới cấp "0", hạng I,
hạng II nhà nước không đáp ứng độ chính xác, thì phải thành lập riêng công thức
dạng (9) cho từng khu vực, trong đó sử dụng các điểm đã biết toạ độ trong 2 hệ
là các điểm cấp "0", hạng I, hạng II nhà nước, điểm địa chính cơ sở
và cả các điểm từ hạng III trở xuống.
2. Công thức tính
chuyển toạ độ từ Hệ VN-2000 sang Hệ WGS-84 quốc tế
Lưới trắc địa nhà
nước GPS cấp "0" trong Hệ VN-2000 là lưới không gian 3 chiều có độ
chính xác cao, có thể xác định mối quan hệ với Hệ WGS-84 quốc tế với độ chính
xác cao cỡ đề-xi-mét đối với giá trị tuyệt đối và cỡ cen-ti-mét đối với giá trị
tương đối. Toạ độ vuông góc không gian giữa 2 hệ quy chiếu được xác định theo
công thức (4) tại tiết b, điểm 3, mục I của Phụ lục này.
Để chuyển toạ độ trắc
địa (B', L', H') từ Hệ VN-2000 sang Hệ WGS-84 quốc tế, cần phải chuyển toạ độ
trắc địa (B', L', H') sang toạ độ vuông góc không gian (X', Y', Z') trong Hệ VN-2000
theo công thức:
(10)
trong đó các ký hiệu
được sử dụng tương tự như trong công thức (5) ở trên.
Dựa vào công thức (4)
tại tiết b, điểm 3, mục I của Phụ lục này, có thể tính toạ độ vuông góc không
gian (X, Y, Z) trong Hệ WGS-84 quốc tế theo toạ độ vuông góc không gian (X',
Y', Z') trong Hệ VN-2000 theo công thức:
(11)
trong đó các ký hiệu
được sử dụng tương tự như trong công thức (4) ở trên.
Từ toạ độ vuông góc
không gian (X, Y, Z) trong Hệ WGS-84 quốc tế, có thể tính toạ độ trắc địa (B,
L, H) trong Hệ WGS-84 quốc tế theo công thức:
(12)
trong đó a, b, e
được sử dụng tương tự như trong công thức (5) ở trên,
là bán kính cung thẳng đứng thứ nhất
của ê-líp-xô-ít WGS-84 tại điểm có vĩ độ B.