Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3382/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Chiến Thắng
Ngày ban hành: 24/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3382/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 24 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 27/2011/TT-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số nội dung triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 107 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2731/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố 259 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Chiến Thắng

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3382/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH (4)

1. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

2. Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

2.1. Trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận nuôi con nuôi

2.2. Trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không đích danh trẻ

2.3. Trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh trẻ

II. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH (3)

1. Nhập quốc tịch Việt Nam

2. Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam

3. Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam

III. THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH (1)

1. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính

IV. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN (14)

1. Thủ tục cấp, gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

1.1. Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Khoáng sản

1.2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Khoáng sản

1.3. Hồ sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật Khoáng sản

1.4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 4 Điều 47 Luật Khoáng sản

2. Thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

2.1. Hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản

2.2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Khoáng sản

2.3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 3 Điều 59 Luật Khoáng sản

2.4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật Khoáng sản

3. Thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

3.1. Hồ sơ cấp phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Khoáng sản

3.2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Khoáng sản

3.3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại Khoản 3 Điều 70 Luật Khoáng sản

4. Thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản

5. Thủ tục đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản

6. Thủ tục Phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khoáng sản

V. THỦ TỤC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC (7)

1. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất

2. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

3. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt

4. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

5. Thủ tục đề nghị gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

6. Thủ tục đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ.

7. Thủ tục đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

VI. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (3)

1. Thủ tục phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

2. Thủ tục phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường

3. Thủ tục thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường

VII. LĨNH VỰC TÀI CHÍNH (1)

1. Thủ tục phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh

VIII. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI (2)

1. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức, giao đất đối với các tổ chức tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài; giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh

2. Gia hạn thời gian sử dụng đất; chuyển từ hình thức cho thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

IX. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (10)

1. Quyết định cho phép lập thủ tục đầu tư Dự án, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

2. Điều chỉnh Quyết định cho phép lập thủ tục đầu tư Dự án, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

3. Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

4. Phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

5. Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh

6. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh

7. Thỏa thuận địa điểm cho phép lập thủ tục đầu tư dự án trong nước sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

8. Điều chỉnh, bổ sung thỏa thuận địa điểm cho phép lập thủ tục đầu tư dự án trong nước sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

9. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư vốn ngoài ngân sách Nhà nước đối với dự án trong nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

10. Điều chỉnh, bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư vốn ngoài ngân sách Nhà nước đối với dự án trong nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

X. LĨNH VỰC QUY HOẠCH XÂY DỰNG (2)

1. Thủ tục phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

2. Thủ tục phê duyệt bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

XI. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC THỎA THUẬN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG (1)

1. Thỏa thuận phương án xây dựng các công trình và nhà ở riêng lẻ trên trục đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng và ngả 5 trở lên tại thành phố Nha Trang và các đường có lộ giới lớn hơn 40 mét tại nội thành Nha Trang và Cam Ranh

XII. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC THI ĐUA KHEN THƯỞNG (3)

1. Tặng bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho tập thể và cá nhân.

2. Tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

3. Tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

XIII. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (5)

1. Thủ tục cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi tỉnh

2. Thủ tục cho phép giải thể cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi tỉnh.

3. Thủ tục Quyết định trợ cấp một lần đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đã về gia đình trước ngày 31 tháng 12 năm 1976

4. Thủ tục Giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong, cán bộ dân chính đảng, tham gia chiến đấu ở chiến trường B, C, K nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước

5. Thủ tục cho phép thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi tỉnh.

XIV. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC NỘI VỤ (6)

1. Thủ tục cho phép thành lập Hội.

2. Thủ tục phê duyệt Điều lệ Hội.

3. Thủ tục công nhận Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra Hội

4. Thủ tục cho phép đổi tên Hội

5. Thủ tục cho phép giải thể Hội đối với Hội tự giải thể

6. Thủ tục cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức Hội

XV. LĨNH VỰC NGOẠI VỤ (3)

1. Thủ tục giải quyết xin cấp và cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC (thẻ ABTC)

2. Giải quyết thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế

3. Giải quyết thủ tục cho cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài

XVI. LĨNH VỰC VĂN HOÁ, THỂ THAO, DU LỊCH (30)

1. Cấp giấy phép cho phép tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang

2. Cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương

3. Thủ tục cấp giấy phép khai quật khẩn cấp

4. Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên

5. Thủ tục cấp Giấy phép tổ chức lễ hội

6. Thủ tục cấp Giấy phép phổ biến phim

7. Thủ tục cấp Giấy phép thể hiện phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng cấp địa phương (không thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

8. Thủ tục cấp Giấy phép thể hiện phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng cấp địa phương (trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

9. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư tử

10. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo

11. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá

12. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn

13. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông

14. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin

15. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Billards & Snooker

16. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Thể dục, Thể hình

17. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Mô tô nước trên biển

18. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Vũ đạo giải trí

19. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bơi, Lặn

20. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Khiêu vũ Thể thao

21. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động môn Võ cổ truyền và Vovinam

22. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Quần vợt

23. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Thể dục Thẩm mỹ

24. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Dù lượn và Diều bay động cơ

25. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động tập luyện Quyền anh

26. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo

27. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

28. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao

29. Cấp giấy phép thành lập cơ sở Thể dục, Thể thao ngoài công lập

30. Thủ tục đăng cai tổ chức Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh

XVII. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (12)

1. Thủ tục cho phép thành lập trường trung học tư thục có cấp trung học phổ thông

2. Thủ tục cho phép sáp nhập trường trung học tư thục có cấp trung học phổ thông

3. Thủ tục cho phép chia tách trường trung học tư thục có cấp trung học phổ thông

4. Thủ tục cho phép giải thể trường trung học tư thục có cấp trung học phổ thông

5. Thủ tục cho phép thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

6. Thủ tục cho phép sáp nhập trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

7. Thủ tục cho phép chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

8. Thủ tục cho phép giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

9. Thủ tục cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục, thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

10. Thủ tục cho phép sáp nhập các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục, thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

11. Thủ tục cho phép chia tách trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục, thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

12. Thủ tục cho phép giải thể trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục, thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

Tổng cộng: 107 thủ tục

 

NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

I. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH

1. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Hồ sơ gồm:

Tờ trình của Sở Tư pháp, kèm theo hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên, bao gồm các giấy tờ sau:

1. Biên bản phỏng vấn cả bên nam và bên nữ của Sở Tư pháp;

2. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;

Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.

4. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

5. Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

6. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

Ngoài giấy tờ trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

- Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;

- Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;

- Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho chuyên viên để xử lý, chuyên viên trình lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo phòng trình lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 1,5 ngày

- Lãnh đạo phòng 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

2. Thủ tục nhận nuôi con nuôi:

2.1. Trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận nuôi con nuôi

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Hồ sơ gồm: Tờ trình của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi, gồm có các giấy tờ sau:

Hồ sơ của người xin nhận con nuôi:

1. Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (bản chính)

2. Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (bản sao)

3. Phiếu lý lịch tư pháp; (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

5. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

6. Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng). Trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này.

Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi:

1. Giấy khai sinh;

2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

4. Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thời gian giải quyết:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho chuyên viên để xử lý, chuyên viên trình lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo phòng trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài hoặc văn bản trả lời về nội dung vụ việc. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 15 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 06 ngày

- Lãnh đạo phòng 02 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 03 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 03 ngày

2.2 Trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không đích danh trẻ

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi ;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

Hồ sơ gồm:

Tờ trình của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi phải có các giấy tờ sau:

1. Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (bản chính)

2. Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (bản sao)

3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (bản chính)

4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

5. Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

6. Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

7. Phiếu lý lịch tư pháp; (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

Thời gian giải quyết:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho chuyên viên để xử lý, chuyên viên trình lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo phòng trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý giới thiệu trẻ em cho người nhận nuôi con nuôi.

Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 03 ngày

- Lãnh đạo phòng 02 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 02 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 02 ngày

Tiếp theo, sau khi nhận văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đồng ý hoặc không đồng ý giới thiệu trẻ em cho người nhận nuôi con nuôi, Sở Tư pháp tiến hành báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em cho Cục Con nuôi, kèm theo Hồ sơ trẻ em và văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đồng ý hoặc không đồng ý giới thiệu trẻ em cho người nhận nuôi con nuôi. Cục Con nuôi kiểm tra việc giới thiệu trẻ em:

1. Trường hợp đồng ý thì Cục Con nuôi thông báo cho người nhận con nuôi. Nếu người nhận con nuôi không đồng ý thì Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp để giới thiệu trẻ em cho gia đình khác và ngừng giải quyết hồ sơ của cha mẹ nuôi nếu không có lý do chính đáng. Nếu người nhận con nuôi đồng ý thì Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp để Sở thực hiện bước tiếp theo như sau :

Sau khi nhận thông báo của Cục Con nuôi về việc cha mẹ nuôi đồng ý việc giới thiệu trẻ em, Sở Tư pháp tiến hành xem xét hồ sơ để lập Tờ trình, dự thảo kết quả thực hiện thủ tục hành chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho cán bộ Phòng chuyên môn để xử lý, lãnh đạo Phòng chuyên môn trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài .Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 15 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 06 ngày

- Lãnh đạo phòng 02 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 03 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 03 ngày

2. Trường hợp sau khi kiểm tra, Cục Con nuôi từ chối thì thông báo cho Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.3. Trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh trẻ

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

Hồ sơ gồm:

Tờ trình của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi, gồm có các giấy tờ sau:

Hồ sơ của người nhận con nuôi

1. Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (bản chính)

2. Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (bản sao)

3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (bản chính)

4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

5. Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

6. Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (bản chính được cấp chưa quá 12 tháng)

7. Phiếu lý lịch tư pháp; (bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

9. Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 (Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp: a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm).

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi:

Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

1) Giấy khai sinh;

2) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

3) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

4) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

5) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng

6) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em (phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi. Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

Đối với trường hợp xin nhận đích danh trẻ em thuộc danh sách 1 (trẻ em bình thường) thì hồ sơ của trẻ em còn phải có các văn bản sau đây:

- Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em;

- Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định, nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho cán bộ Phòng chuyên môn để xử lý, lãnh đạo Phòng chuyên môn trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 15 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 06 ngày

- Lãnh đạo phòng 02 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 03 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 03 ngày

II. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH

1. Nhập quốc tịch Việt Nam

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2009 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch;

- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch;

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Hồ sơ gồm:

Tờ trình của Sở Tư pháp, kèm theo hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, bao gồm các giấy tờ sau:

1. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu);

2. Bản khai lý lịch (theo mẫu);

3. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (Giấy tờ khác có giá trị thay thế là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó);

4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ

5. Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: Bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp.

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam nhưng không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt;

6. Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam được quy định: Bản sao Thẻ thường trú;

7. Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong số các giấy tờ như: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó.

* Thành phần hồ sơ của một số trường hợp đặc biệt:

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh của người con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên nhập quốc tịch Việt Nam cùng thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì phải nộp giấy tờ tương ứng chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

+ Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân.

+ Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thì nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam.

+ Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì nộp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.

Thời gian giải quyết:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho phòng chuyên môn để xử lý hồ sơ, lãnh đạo Phòng chuyên môn trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Tờ trình hoặc Công văn; Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 02 ngày

- Lãnh đạo phòng 03 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 02 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 02 ngày

2. Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2009 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch;

- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ gồm: Tờ trình của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, gồm có các giấy tờ sau:

1. Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (theo mẫu)

2. Bản khai lý lịch (theo mẫu)

3. Bản sao Hộ chiếu Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp không có Hộ chiếu Việt Nam, giấy chứng minh nhân dân thì nộp một trong các giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh (trong trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ); Quyết định cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam; Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài; Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ

5. Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm người đó được nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó có quốc tịch nước ngoài

6. Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.

* Thành phần hồ sơ trong một số trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ sau:

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.

- Giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, thôi việc, miễn nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam hoặc không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Thời gian giải quyết:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho phòng chuyên môn để xử lý hồ sơ, lãnh đạo Phòng chuyên môn trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Tờ trình hoặc Công văn; Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 01 ngày

- Lãnh đạo phòng 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

3. Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2009 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch;

- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ gồm: Tờ trình của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam, gồm có các giấy tờ sau:

1. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo mẫu)

2. Bản khai lý lịch (theo mẫu)

3. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (Giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài)

4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ

5. Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: Bản sao Giấy khai sinh; bản sao quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó.

6. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (xin hồi hương về Việt Nam; có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện đầu tư tại Việt Nam; đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài).

7. Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam.

8. Trong trường hợp có con chưa thành niên xin trở lại quốc tịch Việt Nam cùng cha, mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam cho con.

Thời gian giải quyết:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho phòng chuyên môn để xử lý hồ sơ, lãnh đạo Phòng chuyên môn trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Tờ trình hoặc Công văn; Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 01 ngày

- Lãnh đạo phòng 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

III. THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

- Các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính (tùy theo từng lĩnh vực được xử phạt).

Hồ sơ gồm:

1. Tờ trình của Sở, ngành đề nghị xử lý vi phạm hành chính (trích nội dung điều, khoản quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong Tờ trình của các Sở, ngành);

2. Biên bản vi phạm hành chính;

3. Dự thảo Quyết định xử phạt hành chính;

4. Quyết định kiểm tra (nếu có);

5. Biên bản kiểm tra;

6. Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

7. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

8. Biên bản làm việc;

9. Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

10. Bảng kê tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

11. Văn bản thẩm định của các cơ quan chức năng về giá trị, chất lượng… (nếu có);

12. Dự thảo Quyết định gia hạn xử lý vi phạm hành chính (nếu vụ việc phức tạp, kéo dài).

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho chuyên viên để xử lý, chuyên viên trình lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo phòng trình lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được uỷ quyền ký Quyết định xử phạt hành chính. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 1,5 ngày

- Lãnh đạo phòng 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

IV. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Hồ sơ gồm

1. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

1.1. Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản sao có chứng thực văn bản được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn cho thăm dò theo quy định tại Điều 36 của Luật Khoáng sản hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật Khoáng sản;

c) Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;

d) Bản chính Đề án thăm dò khoáng sản phù hợp với quy hoạch;

đ) Bản chính Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;

e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao chứng thực quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam;

f) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản;

g) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá.

h) Hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật Khoáng sản nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản.

1.2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản;

c) Bản chính Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo;

d) Bản chính Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản đã loại trừ ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp;

đ) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.

1.3. Hồ sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính: Đơn đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; Giấy phép thăm dò khoáng sản;

c) Bản chính Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị trả lại;

d) Bản chính Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản, kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo trong trường hợp trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò;

đ) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị trả lại.

1.4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản quy định tại Khoản 4 Điều 47 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;

c) Bản chính Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoảng sản;

d) Bản chính Báo cáo kết quả thăm dò và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;

đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam;

e) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại các Điểm b, c, d và e Khoản 2 Điều 42 (thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán; bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra; thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;), Khoản 3 Điều 43 (tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản) của Luật Khoáng sản.

2. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

2.1. Hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

c) Bản chính Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

d) Bản chính Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;

đ) Bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Bản sao có chứng thực Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

f) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư;

g) Bản sao có chứng thực văn bản xác nhận trúng đấu giá trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò;

h) Bản sao có chứng thực văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 53 của Luật Khoáng sản (có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản).

2.2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản;

c) Bản chính Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị gia hạn;

d) Bản chính Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại; diện tích đề nghị được tiếp tục khai thác.

đ) Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và g Khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn (nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra).

2.3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 3 Điều 59 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

c) Bản chính Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị trả lại;

d) Bản chính Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản đến thời điểm trả lại;

đ) Bản chính Đề án đóng cửa mỏ trong trường hợp trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản;

e) Bản chính Giấy phép khai thác khoáng sản;

f) Bản sao có chứng thực: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và g Khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại (nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra).

2.4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

c) Bản chính Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;

d) Bản chính Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng;

đ) Bản chính Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

f) Bản sao có chứng thực: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ và g Khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng (nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra).

3. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

3.1. Hồ sơ cấp phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

c) Bản chính Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản;

d) Bản chính Dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;

đ) Bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

c) Bản chính Báo cáo kết quả khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn.

d) Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và g Khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn (nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra).

3.3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại Khoản 3 Điều 70 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính: Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

c) Bản chính Báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm trả lại giấy phép;

d) Bản chính đề án đóng cửa mỏ;

đ) Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và g Khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại (nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra).

4. Hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản

1. Hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại Điều 73 Luật Khoáng sản bao gồm:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản.

c) Bản chính Giấy phép khai thác khoáng sản

d) Bản chính Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.

đ) Bản chính Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ.

e) Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh thực hiện nghĩa vụ liên quan đến khai thác khoáng sản tính đến thời điểm đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và g Khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ (nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra).

5. Thủ tục đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản

Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

a) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản;

c) Bản chính Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thuỷ có liên quan và bản số hóa, phụ lục luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản;

d) Bản chính Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;

đ) Bản sao có chứng thực đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm dò khoáng sản;

Dữ liệu của tài liệu quy định tại Mục a, b, c được ghi trên đĩa CD (01 bộ).

Thời gian giải quyết: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo Phòng; lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, phê duyệt, cấp giấy phép hoặc có văn bản trả lời không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 02 ngày

6. Thủ tục Phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khoáng sản

Cơ sở pháp lý để giải quyết: Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010; Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan. Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Hồ sơ:

1. Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thẩm định cùng với Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì nội dung phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thể hiện trong cùng một Quyết định.

Thủ tục, hồ sơ cùng với Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cụ thể:

- 01 (một) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường;

- 01 (một) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường của dự án được đóng thành quyển riêng theo mẫu;

- Các văn bản, tài liệu liên quan của dự án;

- Biên bản Họp Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường; Bản nhận xét, đánh giá Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được lập theo mẫu quy định của các ủy viên hội đồng thẩm định;

- Văn bản giải trình, tiếp thu của Chủ đầu tư dự án (nếu có).

2. Đối với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thẩm định, phê duyệt bởi Quyết định riêng:

- 01 (một) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường;

- 01 (một) Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Dự án cải tạo phục hồi môi trường của dự án được đóng thành quyển riêng theo mẫu;

- Biên bản họp Hội đồng thẩm định, Bản nhận xét, đánh giá Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được lập theo mẫu quy định của các ủy viên hội đồng thẩm định;

- Các văn bản, tài liệu liên quan của dự án;

Thời gian giải quyết: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo Phòng; Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

V. THỦ TỤC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP , ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

- Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về Quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, gồm:

a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;

b) Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 02/TNN-TD);

c) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm;

d) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi thăm dò, hoặc văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng đất để thăm dò.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (theo Khoản 2 Điều 9 Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về Quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa), gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;

b) Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 03/TNN-NDĐ);

c) Đề án khai thác nước dưới đất;

d) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 đến 1/10.000 theo hệ toạ độ VN 2000 (Mẫu tại Phụ lục II);

đ) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với trường hợp công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với trường hợp công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;

e) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;

f) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (theo Khoản 3 Điều 9 Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về Quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa), gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;

b) Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 04/TNN-NM);

c) Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đang có công trình khai thác;

d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;

đ) Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/10.000 theo hệ toạ độ VN 2000;

e) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình khai thác. Trường hợp đất tại nơi đặt công trình khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, gồm:

a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;

b) Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 05/TNN-XT);

c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;

d) Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xử lý nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong trường hợp đang xả nước thải và đã có công trình xử lý nước thải;

đ) Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000. Trong đó cần lưu ý: Khu vực xả nước thải ra nguồn nước phải đảm bảo theo quy định đối với vùng bảo hộ vệ sinh của Công trình khai thác tài nguyên nước gần nhất (nếu có) để đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Quy định này;

e) Báo cáo đánh giá tác động Môi trường hoặc Cam kết bảo vệ Môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

f) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận.

5. Hồ sơ đề nghị gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, gồm:

a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;

b) Đơn đề nghị gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép (Mẫu số 07/TNN-GH; Mẫu số 08/TNN-GH; Mẫu số 09/TNN-GH; Mẫu số 10/TNN-GH);

c) Bản sao Giấy phép đã được cấp;

d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;

đ) Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép;

e) Đề án thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.

6. Hồ sơ đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ, gồm:

a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;

b) Đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất (Mẫu số 06/TNN-HN);

c) Bản sao có công chứng quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy đăng ký hoạt động kinh doanh;

d) Bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, và hợp đồng lao động (trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật);

đ) Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (Mẫu số 14/TNN-KN);

e) Bản khai năng lực chuyên môn kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (Mẫu số 15/TNN-NL).

7. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ, gồm:

a) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp phép và dự thảo Giấy phép;

b) Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (Mẫu số 11/TNN-GH);

c) Bản sao giấy phép đã được cấp;

d) Bảng tổng hợp các công trình khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất do tổ chức, cá nhân thực hiện trong thời gian sử dụng giấy phép đã được cấp (Mẫu số 13/TNN-BC);

đ) Đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép mà có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật thì ngoài những tài liệu quy định tại các Điểm a, b và c của Khoản này, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép còn bao gồm:

- Bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và hợp đồng lao động giữa tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;

- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật (Mẫu số 14/TNN-KN);

e) Đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép thì ngoài những tài liệu quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này, hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép còn bao gồm bản khai năng lực chuyên môn kỹ thuật (Mẫu số 15/TNN-NL).

Thời gian giải quyết: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo Phòng; lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cấp giấy phép hoặc có văn bản trả lời không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 02 ngày

- Lãnh đạo phòng 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 02 ngày

VI. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ;

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

Hồ sơ trình gồm:

1. Thủ tục phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:

- Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đơn vị, tổ chức;

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án được đóng thành quyển theo mẫu;

- Quyết định triển khai thực hiện chiến lược của cơ quan có thẩm quyền; Dự thảo văn bản chiến lược (quy hoạch, kế hoạch);

- Quyết định thành lập, Biên bản Họp Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng;

- Văn bản giải trình, tiếp thu của đơn vị, tổ chức chủ trì thực hiện chiến lược (nếu có).

2. Thủ tục phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được đóng thành quyển theo mẫu;

- Bản dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án và các văn bản liên quan của dự án;

- Quyết định thành lập, Biên bản Họp Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường;

- Ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng;

- Văn bản giải trình, tiếp thu của Chủ đầu tư dự án (nếu có).

3. Thủ tục thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá động môi trường;

- Bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định;

- Các văn bản liên quan đến dự án (chủ trương đầu tư dự án, dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 của cơ quan có thẩm quyền).

Thời gian giải quyết: Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo Phòng; lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 03 ngày

- Lãnh đạo phòng 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

VII. LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

1. Thủ tục phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Xây dựng năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009; Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ “Về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng”; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ”; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ”; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ “Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 “Về hợp đồng trong hoạt động xây dựng”, Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng”; Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính “Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước”; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về việc sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan;

Hồ sơ gồm:

a) Quyết định cho phép lập Dự án đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình;

b) Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình; các Quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (nếu có);

c) Hồ sơ quyết toán của chủ đầu tư (theo các Biểu mẫu của Bộ Tài chính);

d) Báo cáo của cơ quan kiểm toán về hồ sơ quyết toán công trình (nếu có);

e) Báo cáo của Tổ tư vấn thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành;

f) Biên bản họp của Tổ tư vấn thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành;

g) Các văn bản khác liên quan (nếu có).

h) Dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C và không quá 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, B.

Trong đó: Nhóm A,B Nhóm C

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 02 ngày 01 ngày

- Chuyên viên: 04 ngày 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 02 ngày 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh: 06 ngày 04 ngày

Cộng: 15 ngày 10 ngày

VIII.THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức, giao đất đối với các tổ chức tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài; giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh.

Cơ sở pháp lý: Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về “Thi hành Luật Đất đai”; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ “Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ “Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (bản chính) của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất (theo mẫu quy định);

b) Quyết định thành lập đơn vị hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao hoặc bản chụp);

c) Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cấp thẩm quyền (bản chụp).

d) Quyết định phê duyệt hoặc thỏa thuận dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền (bản gốc hoặc bản sao có công chứng) kèm theo sơ đồ tổng mặt bằng của dự án đầu tư; Giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép). Đối với cơ sở tôn giáo phải được Nhà nước cho phép hoạt động. Trích sao quyết định đầu tư kèm các văn bản liên quan đối với công trình an ninh, quốc phòng. Trường hợp thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Đối với các loại dự án khác phải có văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường.

e) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất hoặc bản đồ khu vực khai thác khoáng sản (đối với trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản) đã lập theo đúng quy phạm thành lập bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (bản chụp).

f) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được thẩm định (kèm báo cáo kết quả thẩm định);

g) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về đề nghị ban hành Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các loại văn bản khác theo (bản chính) mẫu quy định.

h) Dự thảo Quyết định kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 1,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

2. Gia hạn thời gian sử dụng đất; chuyển từ hình thức cho thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Cơ sở pháp lý: Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về “Thi hành Luật Đất đai”; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ “Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ “Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị gia hạn thời gian sử dụng đất hoặc chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (bản chính) của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất (theo mẫu quy định);

b) Dự án bổ sung về sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt đối với hồ sơ xin gia hạn thời gian sử dụng đất. Quyết định phê duyệt hoặc thỏa thuận dự án đầu tư (điều chỉnh, bổ sung) của cấp có thẩm quyền (bản gốc hoặc bản sao có công chứng) kèm theo sơ đồ tổng mặt bằng của dự án đầu tư; Giấy phép đầu tư (điều chỉnh, bổ sung) đối với dự án đầu tư nước ngoài;

e) Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về đề nghị ban hành Quyết định gia hạn thời gian sử dụng đất hoặc chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (bản chính) và các loại văn bản khác theo theo mẫu quy định.

g) Hợp đồng thuê đất, Quyết định cho thuê đất (bản sao hoặc bản chụp) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

d) Dự thảo Quyết định kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 1,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

IX. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Quyết định cho phép lập thủ tục đầu tư Dự án, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Xây dựng năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về việc sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan;

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị của chủ đầu tư dự án (bản chính) kèm Đề cương Dự án hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (nếu có).

b) Văn bản thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư (bản chụp);

c) Dự thảo Quyết định kèm theo.

d) Văn bản về chủ trương cho phép chuẩn bị đầu tư (bản chụp) và văn bản pháp lý khác (nếu có).

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 04 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày

2. Điều chỉnh Quyết định cho phép lập thủ tục đầu tư Dự án, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Xây dựng năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về việc sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan;

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản của chủ đầu tư dự án (bản chính) đề nghị điều chỉnh Quyết định cho phép lập thủ tục đầu tư Dự án hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.

b) Văn bản thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư (bản chính).

c) Dự thảo Quyết định kèm theo.

d) Quyết định cho phép lập thủ tục đầu tư Dự án hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (bản chụp);

e) Văn bản về chủ trương cho phép chuẩn bị đầu tư (bản chụp) và văn bản pháp lý khác (nếu có).

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 04 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày

3. Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Xây dựng năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về việc sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan;

Hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng công trình (kể cả thiết kế cơ sở) hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.

b) Văn bản thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư (bản chính); văn bản thẩm tra Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (đối với công trình cấp đặc biệt, công trình cấp 1) hoặc của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (đối với các công trình phải thẩm tra theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP , ngoài các công trình thuộc thẩm quyền thẩm tra của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành); thỏa thuận phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) và văn bản pháp lý khác (nếu có).

c) Văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có).

d) Quyết định cho phép (hoặc điều chỉnh) lập Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.

e) Dự thảo Quyết định kèm theo.

f) Các loại giấy tờ khác theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP .

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 04 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày

4. Phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Xây dựng năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về việc sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình (kể cả điều chỉnh thiết kế cơ sở) hoặc điều chỉnh Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.

b) Văn bản thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư (bản chính) và văn bản pháp lý khác (nếu có).

c) Văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có).

d) Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (bản chụp).

e) Dự thảo Quyết định kèm theo.

f) Các loại giấy tờ khác theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP .

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 04 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày

5. Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Đấu thầu năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về “Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng”; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về việc sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình thẩm định của cơ quan chức năng (bản chính);

b) Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (bản chụp); Chứng thư thẩm định giá thiết bị (nếu có);

c) Văn bản đề nghị của chủ đầu tư (bản chính) và các văn bản liên quan.

d) Dự thảo Quyết định kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày

6. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Đấu thầu năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về “Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng”; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về việc sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định hướng dẫn một số thủ tục và phân cấp, ủy quyền quản lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình thẩm định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đấu thầu của cơ quan chức năng (bản chính);

b) Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (bản chụp); Chứng thư thẩm định giá thiết bị (nếu có);

c) Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đấu thầu của chủ đầu tư (bản chính) và các văn bản liên quan;

d) Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu (bản chụp).

e) Dự thảo Quyết định kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày

7. Thỏa thuận địa điểm cho phép lập thủ tục đầu tư dự án trong nước sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư năm 2005; Luật Xây dựng năm 2003; Luật Đất đai năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư”; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về “Thi hành Luật Đất đai”; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ “Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ “Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về thoả thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của nhà đầu tư (bản chính), kèm hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư.

- Dự án đầu tư khái quát (thể hiện ý định đầu tư của nhà đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư) gồm:

+ Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện.

+ Giới thiệu về năng lực kinh nghiệm, năng lực tài chính thực hiện dự án.

+ Địa điểm đầu tư; nhu cầu về đất, mặt nước; Bản vẽ sơ đồ vị trí khu đất, mặt nước (nếu có).

- Hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, cá nhân tại địa điểm dự kiến của dự án đầu tư (bản chụp).

- Tờ trình đề nghị của Sở quản lý chuyên ngành được giao nhiệm vụ tham mưu thoả thuận địa điểm cho phép lập thủ tục đầu tư dự án (bản chính).

- Văn bản góp ý của các Sở ngành và địa phương liên quan (nếu có).

- Dự thảo Thông báo kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Thông báo thỏa thuận địa điểm cho phép lập dự án hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 1,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

8. Điều chỉnh, bổ sung thỏa thuận địa điểm cho phép lập thủ tục đầu tư dự án trong nước sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư năm 2005; Luật Xây dựng năm 2003; Luật Đất đai năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư”; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về “Thi hành Luật Đất đai”; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ “Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ “Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về thoả thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của nhà đầu tư (bản chính) nội dung phải thể hiện rõ nguyên nhân, mục tiêu điều chỉnh, bổ sung thông báo thoả thuận địa điểm.

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ sung thông báo thoả thuận địa điểm của Sở quản lý chuyên ngành được giao nhiệm vụ tham mưu thoả thuận địa điểm cho phép lập thủ tục đầu tư dự án (bản chính).

- Văn bản thoả thuận địa điểm cho phép lập thủ tục đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền (bản chụp)

- Văn bản góp ý của các Sở ngành và địa phương liên quan (nếu có).

- Dự thảo Thông báo điều chỉnh, bổ sung kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Thông báo thỏa thuận địa điểm cho phép lập dự án hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 1,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

9. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư vốn ngoài ngân sách Nhà nước đối với dự án trong nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư năm 2005; Luật Xây dựng năm 2003; Luật Đất đai năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư”; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về “Thi hành Luật Đất đai”; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ “Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ “Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về thoả thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có chức năng.

b) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư (không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).

c) Văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư (bản chụp).

d) Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được quy định tại Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư.

e) Các loại giấy tờ khác theo quy định tại Điều 45 của Luật Đầu tư.

g) Dự thảo Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 1,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

10. Điều chỉnh, bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư vốn ngoài ngân sách Nhà nước đối với dự án trong nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư năm 2005; Luật Xây dựng năm 2003; Luật Đất đai năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư”; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về “Thi hành Luật Đất đai”; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ “Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ “Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Về thoả thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”; Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “Ban hành Quy định quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và các Thông tư hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư của của cơ quan có chức năng (bản chính).

b) Đơn xin điều chỉnh, bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư (không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).

c) Văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư (bản chụp).

d) Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp (bản chụp).

e) Dự thảo Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, bổ sung kèm theo.

g) Các loại giấy tờ khác theo quy định tại Điều 45 của Luật Đầu tư.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 1,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

X. LĨNH VỰC QUY HOẠCH XÂY DỰNG

1. Thủ tục phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Xây dựng năm 2003; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị”; Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị”; Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị”; Quyết định số 84/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà “Ban hành Quy định một số nội dung về Quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà”; Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà “Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về Quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà ban hành kèm theo Quyết định số 84/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình phê duyệt quy hoạch của cơ quan được giao tổ chức lập quy hoạch;

b) Văn bản thẩm định của cơ quan chức năng;

c) Các văn bản liên quan: Quyết định cho phép lập quy hoạch, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, Thông báo kết luận cuộc họp thông qua đồ án quy hoạch, văn bản góp ý của các Sở ngành và địa phương liên quan (nếu có), văn bản lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại khu vực quy hoạch, các văn bản khác (nếu có);

d) Hồ sơ thuyết minh đồ án và bản vẽ quy hoạch (mô hình nếu có);

e) Dự thảo Quyết định kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 15 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 1,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 11 ngày (kể cả thời gian sắp xếp lịch họp).

2. Thủ tục phê duyệt bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ sở pháp lý: Luật Xây dựng năm 2003; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị”; Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị”; Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị”; Quyết định số 84/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà “Ban hành Quy định một số nội dung về Quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà”; Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà “Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về Quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà ban hành kèm theo Quyết định số 84/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình xin phê duyệt bổ sung, điều chỉnh quy hoạch của cơ quan được giao tổ chức lập quy hoạch;

b) Văn bản thẩm định bổ sung, điều chỉnh quy hoạch của cơ quan chức năng;

c) Các văn bản liên quan: Quyết định cho phép lập quy hoạch, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, Quyết định phê duyệt quy hoạch, Thông báo kết luận cuộc họp thông qua đồ án quy hoạch điều chỉnh, bổ sung, văn bản góp ý của các Sở ngành và địa phương liên quan (nếu có), các văn bản khác (nếu có);

d) Hồ sơ thuyết minh đồ án và bản vẽ bổ sung, điều chỉnh quy hoạch (mô hình nếu có);

e) Dự thảo Quyết định bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 15 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 1,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 11 ngày (kể cả thời gian sắp xếp lịch họp).

XI. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC THỎA THUẬN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG

1. Thỏa thuận phương án xây dựng các công trình và nhà ở riêng lẻ trên trục đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng và ngã 5 trở lên tại thành phố Nha Trang và các đường có lộ giới lớn hơn 40 mét tại nội thành Nha Trang và Cam Ranh

Cơ sở pháp lý để giải quyết: Luật Xây dựng năm 2003; Luật Đất đai năm 2003; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về “Thi hành Luật Đất đai”; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ “Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ “Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị”; Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị”; Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị”; Quyết định số 84/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà “Ban hành Quy định một số nội dung về Quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà”; Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà “Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về Quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà ban hành kèm theo Quyết định số 84/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà”; Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà “Ban hành Quy định cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà” và các Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ gồm:

a) Đơn xin thoả thuận phương án xây dựng của chủ đầu tư;

b) Văn bản thẩm định của cơ quan chức năng;

c) Phương án kiến trúc trong Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật;

d) Các văn bản liên quan: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, văn bản thoả thuận của chính quyền địa phương và các sở ngành liên quan, các văn bản khác (nếu có);

e) Dự thảo văn bản thoả thuận kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 15 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 1,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 11 ngày (kể cả thời gian sắp xếp lịch họp).

XII. Thủ tục trong lĩnh vực Thi đua – Khen thưởng

1. Tặng bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho tập thể và cá nhân.

* Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

- Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 04 tháng 6 năm 2005;

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng, Luật Sửa đổi một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng;

- Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;

- Các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan.

* Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình của Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đề nghị xem xét tặng Bằng khen;

b) Tờ trình của đơn vị đề nghị khen thưởng, trong đó gồm: Biên bản họp Hội đồng thi đua - Khen thưởng, tóm tắt báo cáo thành tích có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp. Trường hợp khen thưởng đột xuất, chuyên đề phải có văn bản đồng ý về chủ trương của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Các văn bản khác liên quan (nếu có).

d) Dự thảo Quyết định kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 06 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 1,5 ngày

- Lãnh đạo phòng 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 02 ngày

2. Tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

* Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

- Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 04/6/2005;

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng, Luật sửa đổi một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng;

- Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ;

- Các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan.

* Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình của Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đề nghị xem xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc;

b) Tờ trình của đơn vị đề nghị khen thưởng, trong đó gồm: Biên bản họp Hội đồng thi đua - Khen thưởng; Tóm tắt báo cáo thành tích có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.

c) Các văn bản khác liên quan (nếu có).

d) Dự thảo Quyết định kèm theo.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 06 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 1,5 ngày

- Lãnh đạo phòng 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh 02 ngày

3. Tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh

* Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

- Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 04/6/2005;

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng, Luật Sửa đổi một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng;

- Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ;

- Các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương có liên quan.

* Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình của Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đề nghị xem xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;

b) Biên bản họp Hội đồng khoa học, xét sáng kiến cấp tỉnh; kèm theo Đề tài sáng kiến được công nhận.

c) Tờ trình của đơn vị đề nghị khen thưởng, trong đó gồm: Biên bản họp Hội đồng thi đua - Khen thưởng; Tóm tắt báo cáo thành tích có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.

d) Các văn bản khác liên quan (Nếu có).

e) Dự thảo Quyết định kèm theo.

* Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 06 ngày làm việc.

* Trong đó:

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 01 ngày

- Chuyên viên 1,5 ngày

- Lãnh đạo phòng 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh 02 ngày

XIII. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH XÃ HỘI

1. Thủ tục cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi tỉnh.

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể Cơ sở Bảo trợ xã hội.

- Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/03/2009 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

Hồ sơ gồm:

1. Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội (theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này).

3. Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.

4. Dự thảo quy chế hoạt động (theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này).

5. Sơ yếu lý lịch của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động.

7. Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Văn bản của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định thành lập.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định thành lập hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

2. Thủ tục cho phép giải thể cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi tỉnh.

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể Cơ sở Bảo trợ xã hội.

- Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/03/2009 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

Hồ sơ gồm:

1. Đơn xin giải thể của cơ sở bảo trợ xã hội nêu rõ lý do xin giải thể;

2. Bản kê khai tài sản, tài chính của cơ sở và phương án xử lý;

3. Danh sách đối tượng tại cơ sở và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể.

4. Văn bản của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định giải thể.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

3. Thủ tục Quyết định trợ cấp một lần đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đã về gia đình trước ngày 31/12/1976

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/ 2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 26/02/2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ gồm:

- Bản khai cá nhân (Mẫu1A) hoặc của thân nhân (Mẫu 1B).

Bản khai của thân nhân phải kèm theo giấy ủy quyền của các thân nhân chủ yếu khác, có sự xác nhận của chính quyền cấp xã nơi người ủy quyền cư trú (theo mẫu đính kèm).

- Bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc các giấy tờ có liên quan theo quy định, có chứng thực:

+ Lý lịch Đảng viên (nếu là đảng viên);

+ Lý lịch cán bộ, bản trích 63, lý lịch quân nhân (nếu có);

+ Các giấy tờ có thể chứng minh là thanh niên xung phong, cán bộ dân chính Đảng như Quyết định tuyển dụng, điều động, giao nhiệm vụ…, Huân huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác, phiếu chuyển thương, chuyển viện…, hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng Bảo hiểm xã hội một lần, các giấy tờ chúng nhận có liên quan khác.

- Biên bản xem xét và xác nhận đối tượng của hội nghị liên tịch thôn, xóm, tổ dân phố, ấp... (theo mẫu đính kèm ).

- Biên bản xét và xác nhận của Hội nghị BCH Hội Cựu chiến binh cấp xã (theo mẫu đính kèm).

- Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo Mẫu 7A).

- Công văn đề nghị của UBND cấp huyện (theo Mẫu 8A) kèm danh sách đối tượng được hưởng chế độ một lần (Mẫu 9A).

- Công văn đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 05 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

4. Thủ tục giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong, cán bộ dân chính đảng, tham gia chiến đấu ở chiến trường B, C, K nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước

* Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/ 2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 26/02/2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ gồm:

- Bản khai cá nhân (Mẫu 2A) hoặc của thân nhân (Mẫu 2B);

- Biên bản xem xét và xác nhận đối tượng của hội nghị liên tịch thôn, xóm, tổ dân phố, ấp... (Mẫu 05).

- Biên bản xét và xác nhận của Hội nghị Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh cấp xã (Mẫu 06).

- Công văn và danh sách đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo mẫu đính kèm), kèm theo danh sách đối tượng hưởng chế độ.

- Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu đính kèm);

- Bản trích sao quá trình công tác của đối tượng được hưởng chế độ có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch (theo mẫu đính kèm);

- Bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc các giấy tờ có liên quan theo quy định, có chứng thực:

+ Lý lịch Đảng viên (nếu là đảng viên);

+ Lý lịch cán bộ, bản trích 63, lý địch quân nhân (nếu có);

+ Các giấy tờ có thể chứng minh là thanh niên xung phong, cán bộ dân chính Đảng như Quyết định tuyển dụng, điều động, giao nhiệm vụ…, Huân huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác, phiếu chuyển thương, chuyển viện…, hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng Bảo hiểm xã hội một lần, các giấy tờ chúng nhận có liên quan khác.

+ Công văn đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 05 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

5. Thủ tục cho phép thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi tỉnh

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể Cơ sở Bảo trợ xã hội.

- Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/03/2009 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

Hồ sơ gồm:

1. Văn bản đề nghị thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.

2. Văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình UBND tỉnh cho phép cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

XIV. THỦ TỤC TRONG LĨNH VỰC NỘI VỤ

1. Thủ tục cho phép thành lập hội

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;

Hồ sơ gồm:

- Đơn xin phép thành lập hội.

- Dự thảo điều lệ.

- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

- Công văn đề nghị của Sở Nội vụ.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

2. Thủ tục phê duyệt Điều lệ Hội.

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị phê duyệt Điều lệ Hội.

- Điều lệ hội.

- Báo cáo kết quả Đại hội.

- Biên bản Đại hội.

- Công văn đề nghị của Sở Nội vụ.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

3. Thủ tục công nhận Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra Hội

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công nhận Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.

- Báo cáo kết quả Đại hội theo quy định.

- Biên bản Đại hội.

- Công văn đề nghị của Sở Nội vụ.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

4. Thủ tục cho phép đổi tên Hội

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị đổi tên hội, trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết phải đổi tên hội;

- Nghị quyết đại hội của hội về việc đổi tên hội;

- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung;

- Biên bản bầu ban lãnh đạo hội (nếu có sự thay đổi về ban lãnh đạo hội)

- Công văn đề nghị của Sở Nội vụ.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

5. Thủ tục cho phép giải thể hội đối với Hội tự giải thể

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;

Hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị giải thể hội (hội tự giải thể);

+ Nghị quyết của Đại hội về giải thể hội (hội tự giải thể);

+ Bản kê tài sản, tài chính (nếu có) của hội;

+ Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời thạn thanh toán các khoản nợ.

+ Công văn đề nghị của Sở Nội vụ.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

6. Thủ tục cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức Hội

Cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;

Hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị chia, tách; sáp nhập, hợp nhất hội;

+ Đề án chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội;

+ Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội;

+ Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội;

+ Dự kiến chương trình hoạt động hội hình thành mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội;

+ Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu ban vận động thành lập hội mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội;

+ Danh sách những người trong ban vận động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

+ Giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội.

+ Công văn đề nghị của Sở Nội vụ.

Thời gian giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

XV. LĨNH VỰC NGOẠI VỤ

1. Thủ tục giải quyết xin cấp và cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC (thẻ ABTC)

Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC;

- Thông tư số 10/2006/TT-BCA ngày 18 tháng 9 năm 2006 của Bộ Công an về hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quy chế về việc xét cho phép sử dụng và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc tỉnh Khánh Hòa

Thành phần, số lượng hồ sơ

1. Đơn xin đề nghị được phép sử dụng thẻ ABTC;

2. Tờ khai đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC của doanh nhân thuộc doanh nghiệp do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và đóng dấu;

3. Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước), hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh);

4. Bản sao có chứng thực hộ chiếu cá nhân xin phép sử dụng thẻ ABTC;

5. Những tài liệu chứng minh doanh nhân có nhu cầu đi lại thường xuyên, ngắn hạn thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh: Thư mời; hợp đồng ngoại thương; hợp đồng liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các chứng từ xuất nhập khẩu khác (L/C, vận đơn, tờ khai hải quan, hóa đơn thanh toán,)... không quá 01 năm tính đến thời điểm đề nghị cho phép được sử dụng thẻ ABTC được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Nếu các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt có chứng thực;

6. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm chức vụ;

7. Bản sao có chứng thực hợp đồng lao động và sổ bảo hiểm xã hội.

(Tờ khai, đơn đề nghị theo mẫu quy định đính kèm Quy chế về việc xét cho phép sử dụng và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc tỉnh Khánh Hòa)

Thời hạn giải quyết

Hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Văn phòng UBND tỉnh. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên xử lý trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đồng ý hoặc không đồng ý. Toàn bộ thời gian không quá 05 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiệp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 0,5 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

2. Giải quyết thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế

Cơ sở pháp lý:

Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

Thành phần hồ sơ:

1. Văn bản, Tờ trình xin phép của tổ chức, các nhân chịu trách nhiệm tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế

2. Đề án hoặc kế hoạch tổ chức, với những thông tin:

- Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo;

- Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có);

- Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến);

- Nội dung, chương trình làm việc và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo;

- Thành phần tham gia tổ chức: Cơ quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có);

- Thành phần tham dự: Số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài;

- Nguồn kinh phí;

3. Văn bản thẩm định và tham mưu của cơ quan theo dõi

4. Ý kiến của các cơ quan chức năng, địa phương liên quan.

Thời hạn giải quyết

- Hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Văn phòng UBND tỉnh tối thiểu 15 ngày trước khi tổ chức hội nghị, hội thảo.

- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên xử lý trình lãnh đạo phòng; Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đồng ý hoặc không đồng ý. Toàn bộ thời gian không quá 10 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiệp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

3. Giải quyết thủ tục cho cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài

Cơ sở pháp lý:

- Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Nghị định số 65/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007;

- Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Quy định số 15-QĐ/TU ngày 28/5/2013 của Tỉnh ủy Khánh Hòa;

Thành phần hồ sơ đi nước ngoài:

a) Đi công vụ

- Bản chính văn bản cử cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đi nước ngoài của cơ quan, đơn vị đang công tác. Nếu là cơ quan, đơn vị trực thuộc thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản cấp trên. Trong đó có những thông tin: Lý do, mục đích chuyến đi; nội dung chuyến công tác; thành phần (Họ tên, giới tính, chức vụ, loại, bậc, ngạch, mã ngạch); thời gian đi; địa điểm đến; nguồn kinh phí.

- Văn bản thông báo, cử hoặc thư mời liên quan đến chuyến đi (nếu được viết bằng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm bản dịch tiếng Việt không cần chứng thực).

- Giấy tờ, tài liệu nêu rõ nội dung liên quan kinh phí chuyến đi (trừ trường hợp tự túc hoặc được đài thọ kinh phí).

* Lưu ý: Các trường hợp thuộc diện Trung ương hoặc ngành dọc quản lý thì thực hiện theo quy định riêng của Trung ương, ngành dọc và Tỉnh uỷ.

b) Đi về việc riêng

- Bản chính văn bản cho phép của cơ quan, đơn vị đang công tác. Nếu là cơ quan, đơn vị trực thuộc thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản cấp trên. Nội dung văn bản nêu rõ: Lý do, mục đích chuyến đi; thành phần (Họ tên, giới tính, chức vụ); thời gian đi; địa điểm đến; nguồn kinh phí; ý kiến đồng ý cho nhân sự mình quản lý được nghỉ phép thường niên để đi nước ngoài về việc riêng.

- Hoặc Đơn xin nghỉ phép thường niên đi nước ngoài về việc riêng đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị được ủy quyền xét duyệt. Nội dung Đơn nêu rõ lý do, mục đích chuyến đi; Họ tên, giới tính, chức vụ; thời gian đi; địa điểm đến; nguồn kinh phí.

- Bản chụp thư mời hoặc các văn bản khác có liên quan đến mục đích chuyến đi (nếu được viết bằng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm bản dịch tiếng Việt không cần chứng thực).

- Giấy tờ, tài liệu nêu rõ nội dung liên quan kinh phí chuyến đi (trừ trường hợp tự túc hoặc được đài thọ kinh phí).

*Lưu ý: Các trường hợp thuộc diện Trung ương hoặc ngành dọc quản lý thì thực hiện theo quy định riêng của Trung ương, ngành dọc, Tỉnh uỷ.

Thời hạn giải quyết

- Hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Văn phòng UBND tỉnh tối thiểu 15 ngày trước khi đi nước ngoài đối với trường hợp đi lẻ và 20 ngày đối với trường hợp thành lập tổ chức đoàn.

- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên xử lý trình lãnh đạo phòng; Lãnh đạo phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đồng ý hoặc không đồng ý. Toàn bộ thời gian không quá 10 ngày làm việc.

Trong đó:

- Bộ phận tiệp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

XVI. LĨNH VỰC VĂN HOÁ, THỂ THAO, DU LỊCH

1. Cấp giấy phép cho phép tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang

a) Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.

- Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.

b) Thành phần hồ sơ

(1) 01 đơn đề nghị cấp phép ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012);

(2) 01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn; danh mục bộ sưu tập và mẫu phác thảo thiết kế đối với trình diễn thời trang;

(3) 01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm công diễn lần đầu;

(4) 01 bản gốc hoặc bản sao chứng thực giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);

(5) 01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật;

(6) Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép).

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 5 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày

- Chuyên viên: 01 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 1,5 ngày

Cộng: 05 ngày

2. Cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương

a) Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.

- Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.

b) Thành phần hồ sơ

(1) 01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức cuộc thi (Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012);

(2) 01 đề án tổ chức cuộc thi gồm các nội dung sau:

- Tên cuộc thi thể hiện bằng tiếng Việt (trường hợp tên cuộc thi có sử dụng tiếng nước ngoài thì viết tên bằng tiếng Việt trước, tên nước ngoài sau).

- Mục đích, ý nghĩa của cuộc thi.

- Thể lệ cuộc thi quy định rõ điều kiện, tiêu chí của thí sinh dự thi.

- Nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc thi.

- Danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng và thời gian trao giải.

- Trách nhiệm và quyền lợi của người tổ chức, thí sinh dự thi và thí sinh đạt giải. Dự kiến thành phần Ban Chỉ đạo.

- Dự kiến danh sách Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Quy chế hoạt động.

- Dự kiến kinh phí tổ chức cuộc thi.

- Đơn đăng ký dự thi của thí sinh (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013).

(3) Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép).

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

3. Thủ tục cấp giấy phép khai quật khẩn cấp

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Thành phần hồ sơ

Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày

- Chuyên viên: 1/2 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 1/2 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 1/2 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

Cộng: 03 ngày

4. Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên

a) Căn cứ pháp lý

- Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2001.

- Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện. Có hiệu lực từ ngày 21/8/2002.

- Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực từ ngày 21/02/2009.

b) Thành phần hồ sơ

(1) Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);

(2) Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);

(3) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

(4) Nội quy thư viện.

Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép).

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 0,5 ngày

- Chuyên viên: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 0,5 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 0,5 ngày

- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

Cộng: 03 ngày

5. Thủ tục cấp Giấy phép tổ chức lễ hội

a) Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ.

- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế tổ chức Lễ hội.

- Quyết định số 2942/QĐ-BVHTTDL ngày 14/9/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức lễ hội (Mẫu 22 phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07/6/2011).

- Bản cam kết khi tổ chức lễ hội không vi phạm các quy định cấm tại Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ.

Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

6. Thủ tục cấp Giấy phép phổ biến phim

a) Căn cứ pháp lý.

- Luật Điện ảnh ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18/6/2009;

- Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18/6/2009;

- Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09/7/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim.

- Quyết định 171/2000/QĐ-BTC ngày 27/10/2000 của Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim, phim và cấp phép hành nghề điện ảnh. Có hiệu lực từ ngày 11/11/2000;

- Quyết định số 36/QĐ-BVHTTDL ngày 24/4/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Điện ảnh.

- Thông tư số 11/2011/TT-BVHTTDL ngày 19/9/2011 hướng dẫn thực hiện một số quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện ảnh.

b) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09/7/2008);

- Giấy chứng nhận bản quyền phim;

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép).

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

7. Thủ tục cấp Giấy phép thể hiện phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng cấp địa phương (không thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

a) Căn cứ pháp lý.

- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29/3/2000 của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế Quản lý xây dựng tượng đài và tranh hoành tráng (phần mỹ thuật).

- Quyết định số 2942/QĐ-BVHTTDL ngày 14/9/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (Mẫu số 1 Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT);

- Biên bản lần duyệt phác thảo cuối cùng của Hội đồng nghệ thuật;

- Hồ sơ dự án được duyệt;

- Ảnh chụp phác thảo 3 chiều (kích thước nhỏ nhất 15 x 18 cm) và bản vẽ phương án thiết kế;

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

8 Thủ tục cấp Giấy phép thể hiện phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng cấp địa phương (trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khi Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Căn cứ pháp lý

- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29/3/2000 của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế Quản lý xây dựng tượng đài và tranh hoành tráng (phần mỹ thuật).

- Quyết định số 2942/QĐ-BVHTTDL ngày 14/9/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (Mẫu số 1 Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT);

- Biên bản lần duyệt phác thảo cuối cùng của Hội đồng nghệ thuật;

- Hồ sơ dự án được duyệt;

- Ảnh chụp phác thảo 3 chiều (kích thước nhỏ nhất 15 x 18 cm) và bản vẽ phương án thiết kế;

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

9. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư tử

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục Thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/06/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 10/2012/TT-BVHTTDL ngày 29/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

10. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục Thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/06/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 11/2012/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

11. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục Thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/06/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá không quá 02 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận, Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng: 1 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

12. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục Thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/06/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn.

b) Thành phần hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận, Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng: 1 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

Cộng: 02 ngày

13. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục Thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/06/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 14/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông.

b) Thành phần hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận, Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 01 ngày

Cộng: 02 ngày

14. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục Thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/06/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 16/2012/TT-BVHTTDL ngày 24/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Patin.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

15. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Billards & Snooker

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 15/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

16. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Thể dục, Thể hình

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 16/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục, thể hình.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

17. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Mô tô nước trên biển

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

18. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Vũ đạo giải trí

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 01/2011/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

19. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bơi, Lặn

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

20. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Khiêu vũ Thể thao

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 03/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

21. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động môn Võ cổ truyền và Vovinam

a) Căn cứ pháp lý:

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL ngày 09 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động võ cổ truyền và vovinam.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

22. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Quần vợt

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 15/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động quần vợt.

b) Thành phần:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

23. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Thể dục Thẩm mỹ

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao.

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

24. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Dù lượn và Diều bay động cơ

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao.

- Thông tư số 19/2011/TT-BVHTTDL ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay có động cơ.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

25. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động tập luyện Quyền anh

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20 tháng 8 năm 2007;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 20/2011/TT-BVHTTDL ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức tập luyện quyền anh.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

26. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 06 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 21/2011/TT-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

27. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

+ Vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

+ Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của câu lạc bộ.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

28. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

29. Cấp giấy phép thành lập cơ sở Thể dục, Thể thao ngoài công lập

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao;

- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ quy định về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

- Thông tư số 01/2007/TT-UBTDTT ngày 09/1/2007 của Ủy ban Thể dục Thể thao hướng dẫn Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập trong lĩnh vực thể dục, thể thao.

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp phép thành lập (theo mẫu);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện thành lập cơ sở thể dục, thể thao:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Tờ trình của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (kèm dự thảo văn bản cho phép)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

30. Thủ tục đăng cai tổ chức Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;

b) Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn xin đăng cai tổ chức, trong đó nêu rõ mục đích tổ chức, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật (theo mẫu);

(2) Điều lệ giải thể thao;

(3) Danh sách ban tổ chức giải thể thao;

(4) Chương trình thi đấu và các hoạt động khác của giải thể thao;

(5) Tên giải thi đấu; huy chương, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 02 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 02 ngày

Cộng: 07 ngày

XVII. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Thủ tục cho phép thành lập trường trung học tư thục có cấp trung học phổ thông

a) Cơ sở pháp lý chủ yếu:

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đề án thành lập trường;

- Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định), đáp ứng yêu cầu, điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

2. Thủ tục cho phép sáp nhập trường trung học tư thục có cấp trung học phổ thông

a) Cơ sở pháp lý

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đề án sáp nhập trường;

- Tờ trình về Đề án sáp nhập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc sát nhập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định), đáp ứng yêu cầu điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

3. Thủ tục cho phép chia tách trường trung học tư thục có cấp trung học phổ thông

a) Cơ sở pháp lý

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Đề án chia tách trường;

- Tờ trình về Đề án chia tách trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc chia tách trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định), đáp ứng yêu cầu điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

4. Thủ tục cho phép giải thể trường trung học tư thục có cấp trung học phổ thông.

a) Cơ sở pháp lý

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Trường hợp giải thể do vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường; theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập lập trường, hồ sơ gồm:

+ Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm ;

+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

+ Biên bản kiểm tra;

+ Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định);

- Trường trung học giải thể do hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; mục tiêu, nội dung trong quyết định thành lập không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hồ sơ gồm:

- Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định);

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

5. Thủ tục cho phép thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

a) Cơ sở pháp lý

- Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp

- Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT ngày 05/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình về việc thành lập trường;

- Đề án thành lập trường với những nội dung chủ yếu sau:

+ Tên trường, loại hình trường, địa điểm đặt trường, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trường;

+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường;

+ Các ngành dự kiến đào tạo;

+ Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

+ Cơ cấu tổ chức nhà trường (Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, các phòng, khoa, cơ sở phục vụ đào tạo...);

+ Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng, và các trang thiết bị phục vụ các ngành dự kiến đào tạo của trường.

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định), đáp ứng yêu cầu, điều kiện quy định tại Điều 8 của Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

6. Thủ tục cho phép sáp nhập trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

a) Cơ sở pháp lý

- Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT ngày 05/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình về việc sáp nhập trường;

- Đề án sáp nhập trường với những nội dung chủ yếu sau:

+ Tên trường, loại hình trường, địa điểm đặt trường, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trường;

+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường;

+ Các ngành dự kiến đào tạo;

+ Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

+ Cơ cấu tổ chức nhà trường (Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, các phòng, khoa, cơ sở phục vụ đào tạo...);

+ Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng, và các trang thiết bị phục vụ các ngành dự kiến đào tạo của trường.

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định), đáp ứng yêu cầu, điều kiện quy định tại Điều 13 của Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

7. Thủ tục cho phép chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

a) Cơ sở pháp lý

- Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT ngày 05/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình về chia tách nhập trường;

- Đề án chia tách trường với những nội dung chủ yếu sau:

+ Tên trường, loại hình trường, địa điểm đặt trường, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trường;

+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường;

+ Các ngành dự kiến đào tạo;

+ Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

+ Cơ cấu tổ chức nhà trường (Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, các phòng, khoa, cơ sở phục vụ đào tạo...);

+ Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng, và các trang thiết bị phục vụ các ngành dự kiến đào tạo của trường.

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định), đáp ứng yêu cầu, điều kiện quy định tại Điều 13 của Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

8. Thủ tục cho phép giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

a) Cơ sở pháp lý

- Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT ngày 05/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Công văn của trường đề nghị giải thể, trong Công văn cần nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền lợi của giáo viên, người học và người lao động trong trường;

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định)

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

9. Thủ tục cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục, thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

a) Cơ sở pháp lý

Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ - tin học.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình xin thành lập trung tâm;

- Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:

+ Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;

+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;

+ Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;

+ Cơ sở vật chất của trung tâm;

+ Cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);

+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.

- Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định), đáp ứng yêu cầu điều kiện quy định tại Điều 7 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tin học ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

10. Thủ tục cho phép sáp nhập các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục, thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

a) Cơ sở pháp lý

Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ - tin học.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Tờ trình xin sáp nhập trung tâm;

- Đề án sáp nhập trung tâm gồm các nội dung sau:

+ Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;

+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;

+ Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;

+ Cơ sở vật chất của trung tâm;

+ Cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);

+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.

- Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định), đáp ứng yêu cầu điều kiện quy định tại Điều 10 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tin học ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

11. Thủ tục cho phép chia tách trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục, thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

a) Cơ sở pháp lý

Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ - tin học.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Tờ trình xin chia tách trung tâm;

- Đề án chia tách trung tâm gồm các nội dung sau:

+ Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;

+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;

+ Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;

+ Cơ sở vật chất của trung tâm;

+ Cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);

+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.

- Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định), đáp ứng yêu cầu điều kiện quy định tại Điều 10 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tin học ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

12. Thủ tục cho phép giải thể trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục, thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

a) Cơ sở pháp lý

Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ - tin học.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Tờ trình xin giải thể trung tâm.

- Phương án giải thể trung tâm. Các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo và người học.

- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo (kèm dự thảo Quyết định).

c) Thời hạn giải quyết: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển cho Chuyên viên, Chuyên viên trình Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng trình Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt hoặc có văn bản không đồng ý. Toàn bộ thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc

Trong đó:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày

- Chuyên viên: 03 ngày

- Lãnh đạo Phòng: 01 ngày

- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh: 01 ngày

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: 04 ngày

Cộng: 10 ngày

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3382/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.284

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.118.156
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!