Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 02/2009/NĐ-CP tổ chức hoạt động Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng

Số hiệu: 02/2009/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 06/01/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 02/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Thư viện ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng (sau đây gọi chung là thư viện tư nhân) và của người đứng tên thành lập thư viện tư nhân; chính sách của Nhà nước và quản lý nhà nước đối với thư viện tư nhân.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở trong nước liên quan đến thư viện tư nhân.

Việc thành lập thư viện của tổ chức Việt Nam thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thư viện năm 2000.

Việc thành lập thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài không vì mục đích lợi nhuận thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

Việc thành lập thư viện dưới hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Việc thành lập thư viện dưới hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005Luật Đầu tư năm 2005.

Điều 2. Thư viện tư nhân

Thư viện tư nhân là cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập trong lĩnh vực thư viện, do một người hoặc một nhóm người thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Thư viện tư nhân có chức năng thu thập sách, báo và các dạng tài liệu khác (sau đây gọi chung là vốn tài liệu thư viện) phục vụ nhu cầu học tập, giải trí, thông tin, nghiên cứu của công chúng ở cơ sở.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước

1. Nhà nước khuyến khích việc thành lập thư viện tư nhân để phục vụ rộng rãi công chúng; coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của thư viện tư nhân.

2. Thư viện tư nhân được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

3. Thư viện tư nhân được tham gia các dịch vụ công trong lĩnh vực thư viện do Nhà nước tài trợ, đặt hàng; được tiếp nhận sách luân chuyển từ các thư viện công cộng nhà nước.

4. Người làm việc trong thư viện tư nhân được miễn phí khi tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thư viện do ngành văn hóa tổ chức.

5. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để thư viện tư nhân ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện.

6. Tài sản được hiến tặng, hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động của thư viện tư nhân không được chia cho cá nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng.

Chương 2.

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TƯ NHÂN

Điều 4. Tên của thư viện tư nhân

1. Tên của thư viện được đặt theo một trong các căn cứ sau:

a) Phạm vi và nội dung hoạt động của thư viện;

b) Tên sưu tập tài liệu chính của thư viện;

c) Tên người đứng tên thành lập thư viện.

2. Tên của thư viện được nêu trong đơn đăng ký hoạt động thư viện và được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện. Trong trường hợp tên thư viện có sử dụng thêm tiếng nước ngoài thì phải ghi ở dưới tên tiếng Việt, cỡ chữ nhỏ hơn cỡ chữ tiếng Việt.

3. Tên của thư viện tư nhân không được trùng lặp với tên của thư viện khác đang hoạt động trên địa bàn.

Điều 5. Điều kiện thành lập

Thư viện tư nhân được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

2. Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.

3. Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.

4. Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:

a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.

b) Người làm việc trong thư viện:

- Đối với thư viện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện;

- Đối với thư viện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện;

- Đối với thư viện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện – thông tin. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thư viện tương đương trình độ đại học thư viện – thông tin.

Điều 6. Thủ tục đăng ký hoạt động thư viện tư nhân

1. Hồ sơ đăng ký hoạt động thư viện gồm có:

a) Đơn đăng ký hoạt động thư viện (mẫu số 1);

b) Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (mẫu số 2);

c) Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú;

d) Nội quy thư viện.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện:

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động thư viện

Căn cứ vốn tài liệu ban đầu của thư viện, người đứng tên thành lập thư viện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định như sau:

a) Thư viện có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 1.000 bản gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thư viện đặt trụ sở;

b) Thư viện có vốn sách ban đầu từ 1.000 bản đến dưới 2.000 bản gửi hồ sơ đến Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, nơi thư viện đặt trụ sở;

c) Thư viện có vốn sách ban đầu từ 20.000 bản trở lên gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nơi thư viện đặt trụ sở;

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người đứng tên thành lập thư viện, cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện (mẫu số 3). Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện, người đứng tên thành lập thư viện phải gắn biển hiệu và nội quy thư viện tại thư viện.

Điều 7. Đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện

Thư viện vi phạm một trong những quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này sẽ bị đình chỉ hoạt động và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện trong trường hợp thư viện bị đình chỉ hoạt động.

Điều 8. Hoạt động của thư viện

1. Hoạt động phát triển thư viện:

a) Hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện: sưu tầm, lựa chọn và xử lý kỹ thuật tài liệu;

b) Tổ chức phục vụ nhân dân trong cộng đồng sử dụng vốn tài liệu thư viện theo hình thức đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà phù hợp với nội quy của thư viện.

2. Hoạt động tuyên truyền giới thiệu vốn tài liệu thư viện và các dịch vụ thư viện nhằm thu hút người đọc đến thư viện.

3. Tham gia xây dựng phong trào đọc sách báo trong nhân dân; tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến sử dụng vốn tài liệu thư viện; xây dựng đội ngũ cộng tác viên của thư viện

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đối với thư viện:

a) Tàng trữ các tài liệu có nội dung:

- Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;

- Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phẩm phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;

- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.

b) Lợi dụng hoạt động nghiệp vụ thư viện để truyền bá những tài liệu có nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

2. Đối với cá nhân, cơ quan nhà nước liên quan:

Có các hành vi gây khó khăn, cản trở việc thành lập và hoạt động của thư viện tư nhân.

Chương 3.

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA THƯ VIỆN TƯ NHÂN VÀ CỦA NGƯỜI ĐỨNG TÊN THÀNH LẬP THƯ VIỆN TƯ NHÂN

Điều 10. Quyền của thư viện tư nhân

1. Được thu thập vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu người đọc bằng các hình thức mua, trao đổi, tặng cho, kế thừa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhận sách luân chuyển từ các thư viện công cộng nhà nước và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

2. Được huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp để hỗ trợ hoạt động của thư viện.

3. Được tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và quy định của pháp luật.

4. Được thu phí làm thẻ, phí sử dụng vốn tài liệu thư viện và các dịch vụ khác của thư viện theo quy định của pháp luật.

5. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa và các thư viện công cộng nhà nước hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thư viện.

6. Được tham gia các tổ chức nghề nghiệp về thư viện ở trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nghĩa vụ của thư viện tư nhân

1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thư viện.

2. Thực hiện các yêu cầu về chuyên môn về bảo quản và phát huy các giá trị vốn tài liệu thư viện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa và các thư viện khác trong việc bảo vệ và phát huy vốn tài liệu thư viện.

3. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa theo quy định hiện hành.

4. Thực hiện các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của người đứng tên thành lập thư viện tư nhân

1. Quyền của người đứng tên thành lập thư viện:

a) Có quyền chia tách, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể thư viện hoặc thay đổi nội dung hoạt động đã đăng ký;

b) Tham gia các sinh hoạt về chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của người đứng tên thành lập thư viện:

a) Chấp hành các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực thư viện;

b) Thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin cũng như tài liệu cung cấp;

c) Khi chia tách, sáp nhập thư viện, người đứng tên thành lập thư viện phải làm lại thủ tục đăng ký hoạt động thư viện; khi giải thể hay thay đổi nội dung hoạt động đã đăng ký,người đứng tên thành lập thư viện phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện. Đối với thư viện đã giải thể, người đứng tên thành lập thư viện phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ quan cấp giấy chứng nhận này;

d) Có trách nhiệm bảo đảm cho người làm việc trong thư viện được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thư viện.

Chương 4.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯ VIỆN TƯ NHÂN

Điều 13. Cơ quan quản lý nhà nước đối với thư viện tư nhân

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thư viện tư nhân trong phạm vi cả nước.

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thư viện tư nhân trong phạm vi địa phương.

Điều 14. Nội dung quản lý nhà nước về thư viện tư nhân

1. Xây dựng định hướng xã hội hóa trong lĩnh vực thư viện làm căn cứ cho Ủy ban nhân dân các cấp và người đứng tên thành lập thư viện có cơ sở thực hiện.

2. Ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích xã hội hóa phù hợp với hình thức hoạt động, với yêu cầu phát triển của thư viện trong từng thời kỳ và từng khu vực.

3. Quản lý thống nhất về nội dung, hình thức, chất lượng hoạt động của thư viện làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

4. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện.

5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với thư viện; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Người đứng tên thành lập hoặc làm việc trong các thư viện tư nhân có thành tích xây dựng và phát triển thư viện, phục vụ có hiệu quả nhu cầu thông tin, tri thức của nhân dân ở cơ sở được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến thư viện thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày đăng Công báo

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu VT, KGVX (05).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

MẪU SỐ 1

(Ban hành kèm theo Nghị định số: 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

Kính gửi: ………………………………

Tên tôi là:

- Sinh ngày/tháng/năm:

- Nam (nữ):

- Trình độ văn hóa:

- Trình độ chuyên môn:

- Hộ khẩu thường trú:

đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.

Tên thư viện:

Địa chỉ:                                     ; Số điện thoại:              ; Fax/E.mail:

Tổng số bản sách:                     ; Tổng số tên báo, tạp chí:

(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)

Diện tích thư viện:                      ; Số chỗ ngồi:

Nhân viên thư viện:

- Số lượng:

- Trình độ:

Nguồn kinh phí của thư viện:

Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện ………………………………………

với ………………………………………………………………………………………………………

 

 

………, ngày   tháng   năm
(Người làm đơn ký tên)

 

MẪU SỐ 2

(Ban hành kèm theo Nghị định số: 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ)

BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN

------------

 

STT

Tên sách

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Nguồn gốc tài liệu

Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU SỐ 3

(Ban hành kèm theo Nghị định số: 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ)

 

 

TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ……./……….-TV

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

----------

 

Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện ………………….

CHỨNG NHẬN

Thư viện tư nhân …………………………………………………………………………………..............

Do ông (bà): …………………………………………………………………………………………..........

đứng tên thành lập đã đăng ký hoạt động thư viện tại …………………………………………..........

 

 

………., ngày … tháng … năm …..
Thủ trưởng cơ quan cấp giấy chứng nhận
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 02/2009/ND-CP

Hanoi, January 06, 2009

 

DECREE

PROVIDING THE ORGANIZATION AND OPERATION OF PRIVATE LIBRARIES WITH COMMUNITY SERVICE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Promulgation of Legal Documents dated November 12, 1996 and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Promulgation of Legal Documents dated December 16, 2002;

Pursuant to the Ordinance on Libraries dated December 28, 2000;

At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECREE:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing and subjects of application

1. This Decree provides the organization, operation, rights and obligations of the private libraries with community service (hereinafter referred to as the private libraries) and of the person whose name is stated in the establishment certificate of the private library; State policies and state management for private libraries.

2. This Decree applies to Vietnamese organizations and individuals residing domestically related to the private libraries.

The establishment of libraries of Vietnamese organizations shall comply with the provisions of the 2000 Ordinance on Libraries.

The establishment of libraries of the foreign organizations, individuals not for profit purposes shall comply with the provisions of the current law on the establishment and operation of foreign institutions of culture, education in Vietnam.

The establishment of libraries under the form of domestically-invested enterprises shall comply with the provisions of the Enterprise Law in 2005.

The establishment of libraries under the form of foreign-invested enterprises shall comply with the provisions of the 2005 Enterprise Law and Investment Law in 2005.

Article 2. Private libraries

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Private libraries have function of collection of books, newspapers and other types of documents (hereinafter referred to as the number of library documents) to serve the needs of education, entertainment, information, research of the public in the institutions.

Article 3. State policy

1. The State encourages the establishment of private libraries to serve the public broadly; respects and treats equally for the products and services of the private libraries.

2. Private libraries are enjoyed the preferential policies as stipulated in the Decree No.69/2008/ND-CP of May 30, 2008 on policy to encourage socialization for the activities in the fields of education, vocational training, health care, culture, sports, environment.

3. Private libraries are participated in the public services in the field of library funded, ordered by the State; are received books transferred from the public libraries of the state.

4. Those who work in the private libraries are free of charge to attend the classes training professional skills of library organized by the culture branch.

5. The State encourages and creates conditions for the private libraries to apply information technology into library operation.

6. The donated, or non-refundable aided assets during the operation of private libraries are not given to individuals, they are commonly used for the benefit of the community and institutions.

Chapter 2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Name of the private library

1. Name of the library is given by one of the following bases:

a) The scope and contents of library activities;

b) Name of collection of library’s main documents;

c) Name of the person who established the library.

2. Name of the library is stated in the application for library’s operation and is recorded clearly in the certificate of operation registration of library. In the case the library’s name is added a foreign name, it must be recorded under the Vietnamese name; font size is smaller than Vietnamese font size.

3. Private library’s name is not coincided with the name of the other library operating in the area.

Article 5. Conditions of the establishment

Private library is established when meeting all the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. There is an area meeting the requirements on preservation of documents and serving for the public with a number of seats for reading at least 10 seats, not affecting the order and traffic safety; ensuring environmental hygiene and cultural landscape.

3. There are enough means of fire prevention and fighting and other specialized equipment such as shelves, bookcase, tables, chairs for the readers; box of contents or list of library documents to lookup; depending on the specific conditions of the library, it can have the other modern equipment such as computers, telecommunications devices.

4. The persons who establish and persons who work in the libraries:

a) The persons who establish the libraries must be Vietnamese citizenship, full 18 years old or older; have adequate legal capacity and behavior capacity; knowledge of books and library areas.

b) Persons who work in the library:

- For the libraries specified at Point a, Clause 2, Article 6: people who work in the library must graduate from high school or higher degree and trained knowledge of library professional skill;

- For the libraries specified at Point b, Clause 2, Article 6: persons who work in the libraries must graduate from library intermediate degree or equivalent. If they have graduated from intermediate degree of other disciplines, they must be retrained professional knowledge equivalent to library intermediate degree;

- For the libraries specified at Point c, Clause 2, Article 6: persons who work in the libraries must graduate from BA degree in library - information. If they have graduated from BA degree of other disciplines, they must be retrained library professional knowledge equivalent to BA degree of library - information.

Article 6. Procedures for registration of operation of private libraries

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) An application for registration of library operation (Form No.1);

b) A list of existing library documents (Form No.2);

c) The curriculum vitae of the person who establish the library certified by the People's Committee of commune, ward or township (hereinafter referred to as the commune level) where he/she resides;

d) Rules of library.

2. Dossier receiving agency and issue of certificate of operation registration of library:

Commune-level People's Committee or the Departments of Culture and Information of districts, towns and provincial cities (hereinafter referred to as the District level) or the Departments of Culture, Sports and Tourism are responsible for providing dossier; guiding procedures for registration of library’s operation.

Based on the initial number of documents of the library, the person who establishes the library shall send a registration dossier for operation to the competent authorities in accordance with provisions as follows:

a) The library that have initial number of books between 500 and less than 1,000 books shall send a set of dossier to the commune-level People's Committee, where the library is located;

b) The library that have initial number of books between 1,000 and less than 2,000 books shall send a set of dossier to the District-level Department of Culture and Information, where the library is located;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

After receiving the complete and valid dossier of the person who establishes the library, the dossier receiving agency shall issue a certificate of operation registration of library (Form No.3). In case of refusal, it must be issued written reply and stating clearly the reasons.

After being granted a certificate of operation registration of library, the person who establishes the library must fix sign and rules of the library in the library.

Article 7. Suspension of operation and revocation of operation registration certificate of library

Library violating one of the provisions in Clause 1 of Article 9 of this Decree will be suspended its operation and revoked operation registration certificate of library.

Agency granting Certificate of operation registration of library shall revoke the Certificate of operation registration of library in the case the library is suspended its operation.

Article 8. Operation of the library

1. Library development activity:

a) Professional activities of library: collection, selection and processing of technical documents;

b) Organization to serve people in the community using library’s documents in the form of reading on the spot or borrowing to take home in accordance with the rules of the library.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Participation in building reading movement amongst people; create favorable conditions for the people to use library’s documents; setting up a team of collaborators for library.

Article 9. Prohibited acts

1. For libraries:

a) Storing the documents with content:

- Fighting against the Socialist Republic of Vietnam; undermining the unity of the nation;

- Propagating violence, wars of aggression, sowing hatred among nations and peoples of the countries; spreading reactionary ideology and cultural products, pornographic, obscene lifestyle, crimes, social evils, superstition; destructing fine habits and customs of the people;

- Distorting history, denying revolutionary achievements, offending great people, national heroes, slandering, insulting the organization's reputation, honor, and dignity of citizens.

b) Taking advantage of library professional to spread the documents with content as specified in clause 1 of this Article.

2. For relevant individuals, state agencies:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 3.

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PRIVATE LIBRARIES AND OF PERSONS WHO ESTABLISH PRIVATE LIBRARIES

Article 10. Right of private libraries

1. To be collected documents to meet the needs of the readers by way of purchase, exchange, donation or bequest from oversea or domestic organizations and individuals; to be received books transferred from the public libraries of state and other forms as prescribed by law.

2. To be mobilized and used legal resources to support the activities of the library.

3. To be organized the service activities in accordance with the functions and tasks of the library and the provisions of law.

4. To be collected fee of library card, fee using library documents and other libraries’ services in accordance with the law provisions.

5. To be guided professional skill, expertise by the competent state agencies on culture and state public libraries.

6. To be participated in the international and domestic vocational organizations of library in accordance with the law profession.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To abide by the guidelines and policies of the Party, the laws of the State in the field of library.

2. To implement the professional requirements on preservation and promotion of the value of library documents under the direction and guidance of the competent state management agencies of culture; to coordinate with the competent state agencies of culture and other libraries in the protection and promotion of library documents.

3. To perform regimes of statistic, information; report to the competent state management agencies of culture in accordance with the current provisions.

4. To implement the financial obligations and other obligations as prescribed by law.

Article 12. The rights and obligations of the persons who establish the private libraries

1. Rights of the persons who establish the library:

a) To have the right to split, merge, transform, dissolve libraries or change the operation contents registered;

b) To participate in activities of expertise, professional skills, socio-professional organizations in accordance with the law provisions.

2. Obligation of the persons who establish the library:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) To perform inspection and examination requirements of the competent state management agencies; to provide adequate and timely documentation related to the inspection and examination content and to take responsibility for the accuracy and truthfulness of the information and documentation provided as well;

c) When splitting, merging the libraries, the persons who establish the libraries must re-conduct the operation registration procedure of library; upon dissolution or change of the contents of operation registered, the persons who establish the libraries must send written notification to the agencies granting certificates of operation registration of libraries. For the libraries that have been dissolved, the persons who establish the libraries must return the certificates of operation registration for the agencies granting certificates;

d) To be responsible for ensuring that people who work in libraries are trained and retrained expertise, professional skill of library.

Chapter 4.

STATE MANAGEMENT FOR PRIVATE LABRARIES

Article 13. State management agencies for the private libraries

Ministry of Culture, Sports and Tourism is responsible before the Government for performing the state management for private libraries within the whole country.

People's Committees at all levels shall perform the state management for private libraries in the local scope.

Article 14. Contents of state management of the private libraries

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Promulgation of the policies, regimes to encourage socialization in accordance with the form of operation, requirement of the development of libraries in each period and each region.

3. Unified management of content, form and quality of the operation of the library as a basis for the implementation and monitoring, supervision of all levels, branches and the whole society.

4. Issue and revocation of certificates of operation registration of the libraries.

5. Inspection, examination of the implementation of the provisions of the State for the libraries; handling of the violations according to law provisions.

Article 15. Commendation and handling of violations

1. The persons who establish or work in the private libraries obtain achievement in construction and development of libraries, effective service of information needs, knowledge of the people at the grassroots level are rewarded in accordance with the law provisions.

2. Any person who violates the provisions of this Decree and other provisions of law relating to library, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be disciplined, sanctioned administratively, or prosecuted criminal liability; if causing damage, they shall pay compensation in accordance with the law provisions.

Chapter 5.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree takes effect 45 days after its publication in the Official Gazette.

Article 17. Responsibility for implementation

The Minister of Culture, Sports and Tourism, the ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the Governmental agencies and the Presidents of People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall be responsible for the organization, guidance, and inspection of the implementation of this Decree.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 về tổ chức và hoạt động của Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.692

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.62.142
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!