Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 71/2008/QĐ-TTG Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 29/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 71/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ KÝ QUỸ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định chi tiết việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quyết định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác khoáng sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản ký gửi một khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định, vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương (sau đây gọi chung là Quỹ bảo vệ môi trường) nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

2. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động cải tạo hoặc phục hồi môi trường theo các yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.

3. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường là dự án do tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản lập nhằm cải tạo, phục hồi môi trường sau quá trình khai thác khoáng sản để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được kèm theo, xem xét, phê duyệt cùng với việc xem xét và phê duyệt/xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường.

4. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường là các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đồng thời là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đã hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường.

Điều 3. Mục đích và nguyên tắc của việc ký quỹ

1. Mục đích của việc ký quỹ là bảo đảm nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác khoáng sản do các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

Điều 4. Tổ chức nhận ký quỹ

Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương (sau đây gọi chung là Quỹ bảo vệ môi trường) được phép nhận ký quỹ của các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.

Điều 5. Yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản căn cứ vào các yêu cầu nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này và đặc thù hoạt động khai thác khoáng sản của mình để xây dựng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản phải đảm bảo đưa môi trường tự nhiên như đất, nước, thảm thực vật, cảnh quan của toàn bộ hay từng phần khu vực mỏ sau khai thác đạt các yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này và theo đúng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Đối tượng phải ký quỹ

1. Mọi tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác khoáng sản nhưng chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường phải tiến hành ký quỹ theo quy định sau:

a) Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa có nội dung và dự toán cải tạo, phục hồi môi trường, phải lập thêm Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt;

b) Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã lập Bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa có nội dung và dự toán cải tạo, phục hồi môi trường, phải lập thêm Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

3. Tổ chức, cá nhân có dự án đần tư xây dựng công trình, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành khai thác khoáng sản ở khu vực dự án đó không phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Chương II

CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHOẢN TIỀN KÝ QUỸ

Điều 7. Căn cứ xác định khoản tiền ký quỹ

1. Khoản tiền ký quỹ được tính toán căn cứ vào quy mô khai thác, tác động xấu đối với môi trường, đặc thù của vùng mỏ sau khai thác, chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Khoản tiền ký quỹ được xác định cụ thể trong Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

2. Nguyên tắc tính toán số tiền ký quỹ là dựa trên cơ sở dự báo tác động xấu nhất tới môi trường, sinh thái do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

3. Khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là một khoản tiền đảm bảo tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường trong và sau khai thác khoáng sản. Khoản tiền thực tế cho việc cải tạo, phục hồi môi trường tuỳ thuộc vào Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và hoạt động thực tế do chủ dự án khai thác khoáng sản thực hiện nhằm cải tạo, phục hồi môi trường.

Điều 8. Cách tính khoản tiền ký quỹ và các phương thức ký quỹ

1. Số tiền ký quỹ được tính bằng tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Đối với trường hợp thời gian khai thác mỏ theo giấy phép khác với thời gian đã dự tính trong báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường, số tiền ký quỹ được tính bằng tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường nhân với hệ số thời gian T.

Tg

T = -------

Tb

Trong đó: Tg là thời gian khai thác mỏ theo giấy phép; Tb là thời gian đã dự tính trong báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Đối với trường hợp có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản dưới 3 (ba) năm phải thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% (một trăm phần trăm) dự toán tổng chi phí phục hồi môi trường trong Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

4. Đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 3 (ba) năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần.

a) Số tiền ký quỹ lần đầu được quy định như sau:

- Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (Tg) dưới 10 năm thì mức ký quỹ lần đầu bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) số tiền phải ký quỹ;

- Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (Tg) từ 10 năm đến dưới 20 năm thì mức ký quỹ lần đầu bằng 20% (hai mươi phần trăm) số tiền phải ký quỹ;

- Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (Tg) từ 20 năm trở lên thì mức ký quỹ lần đầu bằng 15% (mười lăm phần trăm) số tiền phải ký quỹ.

b) Số tiền ký quỹ những lần sau được tính bằng số tiền phải ký quỹ trừ đi số tiền ký quỹ lần đầu và chia đều cho các năm còn lại theo thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản được cấp.

5. Trường hợp được phép ký quỹ nhiều lần, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có thể lựa chọn việc ký quỹ một lần toàn bộ số tiền ký quỹ cho toàn bộ thời hạn khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác khóang sản được cấp.

6. Đối với trường hợp được gia hạn thời hạn khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và thực hiện ký quỹ bổ sung cho hoạt động khai thác được gia hạn.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÝ QUỸ

Điều 9. Thời điểm thực hiện ký quỹ

1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ lần đầu tiên trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản 30 (ba mươi) ngày.

2. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác khoáng sản nhưng chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quyết định này phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trước ngày 31 tháng 12 năm 2008.

3. Đối với trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải thực hiện trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.

4. Đối với trường hợp được gia hạn thời hạn khai thác, việc ký quỹ bổ sung phải thực hiện xong trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được giấy phép gia hạn khai thác.

Điều 10. Trình tự và thủ tục ký quỹ

1. Tổ chức cá nhân được phép khai thác khoáng sản tiến hành thủ tục ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ có trách nhiệm thanh toán các chi phí về dịch vụ ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Tiền ký quỹ được nộp, thanh toán và hạch toán bằng đồng Việt Nam. Trường hợp có nhu cầu nộp bằng ngoại tệ thì được tính toán quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của Quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ. Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và được tính từ thời điểm ký quỹ.

4. Quỹ bảo vệ môi trường sau khi nhận ký quỹ phải xác nhận về việc ký quỹ cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Chương IV

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN KÝ QUỸ

Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận đã hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường

1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản sau khi đã hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường đề nghị xác nhận việc hoàn thành các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường. Hồ sơ bao gồm:

a) Báo cáo kết quả thực hiện Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, trong đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường xác nhận việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường;

b) Báo cáo tham vấn ý kiến cộng đồng về việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

2. Việc tham vấn ý kiến cộng đồng được thực hiện như sau:

a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã) nơi khai thác khoáng sản thông báo về những nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã thực hiện và đề nghị góp ý kiến bằng văn bản;

b) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi khai thác khoáng sản có yêu cầu đối thoại, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải phối hợp thực hiện. Kết quả cuộc đối thoại được ghi thành biên bản, trong đó phản ảnh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc không tiếp thu của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của người chủ trì cuộc đối thoại và tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, kèm theo danh sách đại biểu tham dự;

c) Các văn bản góp ý kiến của Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi khai thác khoáng sản, biên bản cuộc đối thoại và các văn bản, tài liệu khác (nếu có) phải được sao và đính kèm trong phần phụ lục của Báo cáo tham vấn ý kiến cộng đồng về việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

3. Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thành lập Đoàn kiểm tra. Thành phần Đoàn kiểm tra việc thực hiện Dự án cải tạo, phục hồi môi trường có đại diện chính quyền địa phương, đại điện cơ quan tài nguyên và môi trường địa phương, cơ quan cấp giấy phép khai thác khoáng sản cùng tham gia. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận được mời cơ quan tư vấn giám định kỹ thuật đối với công trình cải tạo, phục hồi môi trường tham gia Đoàn kiểm tra.

b) Hoạt động kiểm tra, xem xét để xác nhận việc thực hiện các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm:

- Nghiên cứu, xem xét hồ sơ đề nghị xác nhận do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi tới;

- Tiến hành kiểm tra tại địa điểm thực hiện Dự án.

c) Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và phải được đại diện các cơ quan tham gia đoàn kiểm tra, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và đại diện chính quyền địa phương ký.

4. Giám định kỹ thuật đối với công trình cải tạo, phục hồi môi trường

a) Việc giám định kỹ thuật đối với công trình cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có thể mời cơ quan giám định kỹ thuật độc lập để thực hiện việc giám định;

c) Kinh phí giám định kỹ thuật được hạch toán vào chi phí cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

5. Xác nhận việc thực hiện các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

a) Giấy xác nhận đã hoàn thành các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác khoảng sản sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ;

c) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận phải cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường cho tổ chức, cá nhân xin xác nhận trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian tổ chức Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc hoàn thành các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường không tính vào thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc nêu trên.

d) Sau 05 (năm) năm kể từ khi các công trình phục hồi môi trường đã được hoàn thành và duy trì chăm sóc theo Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành toàn bộ các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Sau khi được xác nhận, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng được rút tiền lần cuối theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quyết định này.

đ) Trong trường hợp không xác nhận việc đã hoàn thành các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc quy định tại điểm c, khoản 5 Điều này phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không xác nhận cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Điều 12. Sử dụng khoản ký quỹ

1. Việc sử dụng tiền ký quỹ phải bảo đảm đúng mục đích nhằm cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Tổ chức, cá nhân sau khi hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường từng phần hoặc toàn bộ, được phép rút từng phần hoặc toàn bộ số tiền đã ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Lần rút tiền cuối cùng được thực hiện sau thời hạn 5 (năm) năm tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân đã được xác nhận hoàn thành toàn bộ việc cải tạo, phục hồi môi trường. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tiếp tục có trách nhiệm đối với chất lượng của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này cho đến thời điểm được rút tiền lần cuối.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng không thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường hoặc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ bị giải thể hoặc phá sản thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường quyết định cho phép sử dụng số tiền ký quỹ để phục hồi môi trường và lựa chọn đơn vị thực hiện việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Sau 5 (năm) năm kể từ khi hoàn tất việc cải tạo, phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản lập hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;

b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã thực hiện xong các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Quỹ bảo vệ môi trường phải hoàn tất việc trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản ký quỹ, đồng thời thông báo bằng văn bản đến cơ quan thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.

6. Đối với lãi phát sinh từ khoản tiền ký quỹ, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quyền rút mà không cần có xác nhận của cơ quan thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CÁC ĐƠN VỊ

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Thẩm định và phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Gửi hồ sơ phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để kiểm tra, giám sát.

2. Kiểm tra và xác nhận hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

3. Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường.

4. Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 14. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Thẩm định và phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Gửi hồ sơ phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để kiểm tra, giám sát.

2. Kiểm tra và xác nhận việc hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

3. Kiểm tra việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.

4. Hàng năm báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thẩm định và phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Kiểm tra và xác nhận việc hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

3. Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.

4. Hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Thẩm định và phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện). Gửi hồ sơ phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để kiểm tra, giám sát.

2. Kiểm tra và xác nhận việc hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

3. Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.

4. Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện ký quỹ và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

Điều 17. Trách nhiệm của Quỹ bảo vệ môi trường

1. Nhận ký quỹ do các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đến ký quỹ, xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ cho tổ chức, cá nhân ký quỹ, lưu giữ chứng từ liên quan đến việc ký quỹ, thanh toán tiền ký quỹ theo quy định hiện hành.

2. Thanh toán tiền ký quỹ cho các tổ chúc, cá nhân được phép rút tiền ký quỹ theo quy định. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quỹ bảo vệ môi trường địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thu, hoàn trả, quản lý tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.

3. Trả lãi tiền gửi cho các tổ chức, cá nhân đã ký quỹ theo quy định hiện hành.

4. Đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản ký quỹ đúng hạn. Kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về chậm ký quỹ.

Điều 18. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

1. Phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

2. Thông báo nội dung Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt cho Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi khai thác khoáng sản để kiểm tra, giám sát.

3. Thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng quy định tại Quyết định này.

4. Thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt.

5. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trả lại hoặc bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, nếu khoản tiền đã ký quỹ lớn hơn số tiền thực tế dùng cho cải tạo, phục hồi môi trường, thì khoản chênh lệch này sẽ được trả lại cho các tổ chức, cá nhân đã ký quỹ. Việc hoàn trả chỉ được thực hiện sau khi có xác nhận đã hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường. Nếu khoản tiền đã ký quỹ nhỏ hơn số tiền thực tế dùng cho cải tạo, phục hồi môi trường, thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp bổ sung khoản chênh lệch cho đủ vào Quỹ bảo vệ môi trường nơi đã ký quỹ.

6. Trong thời hạn 5 (năm) năm kể từ khi hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tiếp tục chịu trách nhiệm về chất lượng của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường; trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường tại nơi đã tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đầu tư để khắc phục sự cố

Chương VI

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không thực hiện việc ký quỹ phải bị đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; bị xử phạt vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm khắc phục các hậu quả gây ra đối với môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không thực hiện đúng việc cải tạo, phục hồi môi trường theo Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chậm ký quỹ so với thời điểm ký quỹ quy định tại Điều 9 của Quyết định này sẽ bị phạt chậm ký quỹ với mức phạt tương đương 150% của lãi suất tiền gửi tính tại thời điểm chậm nộp.

Điều 20. Đối với Quỹ bảo vệ môi trường nhận ký quỹ

1. Quỹ bảo vệ môi trường nếu không thực hiện đúng các quy định tại Quyết định này, hoặc có tình làm trái các quy định về ký quỹ tín dụng thì sẽ bị xử lý hành chính theo các quy định của pháp luật.

2. Việc xử lý vi phạm đối với Quỹ bảo vệ môi trường căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Điều 21. Đối với các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kiểm tra xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường

Cán bộ, công chức, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kiểm tra xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường vi phạm các quy định của Quyết định này thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ hiệu lực của Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT giữa Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ngày 22 tháng 10 năm 1999 về ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

2. Riêng việc cải tạo, phục hồi môi trường sau các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên dầu mỏ, khí đốt thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 40/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu kí và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, Quỹ bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC 1

YÊU CẦU VỀ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Những nội dung chính phải cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản bao gồm các công việc sau:

1. Đối với các mỏ khai thác lộ thiên không có nguy cơ tạo dòng thải axit mỏ:

a) Để lại địa hình có hình dạng hố mỏ, có độ sâu so với mặt bằng tự nhiên: thực hiện lấp đầy trả lại mặt bằng như mặt bằng trước đây nếu có thể hoặc tạo thành một hồ chứa nước, có đê bao ngăn súc vật vào;

b) Để lại địa hình khác dạng hố mỏ: phục hồi bằng cách san gạt, tạo mặt bằng để phủ xanh hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

c) Các bãi thải đất đá: nếu bãi thải có dạng đống cao phải san cắt tầng, tạo độ dốc của bãi thải và các tầng thải, tạo các công trình thoát nước phù hợp ngay trong quá trình khai thác. Khi kết thúc khai thác tiến hành san gạt, có biện pháp chống sụt, lún, trượt và phủ đất mặt cho tất cả các tầng thải và đỉnh bãi thải và phủ xanh; nếu bãi thải được thải vào thung lũng thì phải san gạt và phủ đất mặt để phủ xanh; hoặc các biện pháp khác phù hợp với tính chất địa hình của khu vực;

d) Các bãi thải quặng đuôi: tạo đường thoát nước phù hợp, san gạt, phủ đất mặt và trồng cây hoặc trả lại diện tích canh tác nếu có thể;

đ) Các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ khai thác mỏ không còn nhu cầu sử dụng: tháo dỡ trả lại mặt bằng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng;

e) Những hình thức phục hồi khả thi khác.

2. Đối với các mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ phát sinh dòng thải axit mỏ:

Các mỏ khai thác khoáng sản rắn có thành phần khoáng vật sulfua đều tiềm tàng nguy cơ phát sinh dòng thải axit mỏ. Phục hồi môi trường cho các mỏ này cần tiến hành sao cho khắc phục được những hậu quả ngắn hạn cũng như dài hạn của dòng thải axit mỏ.

a) Đối với các mỏ để lại địa hình dạng hố mỏ: thực hiện lấp đầy trả lại mặt bằng như mặt bằng trước đây nếu có thể, sau đó phủ toàn bộ diện tích đã điền đầy bằng một lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp rồi lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 10-6 cm/s, phủ đất mặt và trồng cây. Nếu không lấp đầy thì phải làm ngập nước vĩnh viễn để tránh tác nhân ôxy hoá; làm đê bao ngăn súc vật và người như mỏ không có nguy cơ phát sinh dòng thải axit mỏ;

b) Đối với các mỏ để lại dạng địa hình khác hố mỏ: san lấp, phủ lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp rồi lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 16-6 cm/s, sau đó có thể trồng cây, cỏ hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất;

c) Đối với bãi thải đất đá: gia cố nền và vách bãi thải bằng vật liệu có độ thẩm thấu thấp rồi lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 10-6 cm/s ngay trước và trong khi khai thác. San gạt tạo mặt bằng sau khi kết thúc khai thác, phủ bãi thải bằng một lớp phủ có độ thẩm thấu thấp rồi lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 10-6 cm/s, sau đó phủ đất mặt và trồng cỏ hoặc cây;

d) Đối với bãi thải quặng đuôi có nguy cơ tạo dòng thải axit mỏ cũng được xử lý tương tự như trên;

đ) Độ dầy của lớp đất sét chống thấm hoặc phủ kín dùng để chống phát tán dòng thải axit mỏ vào môi trường dầy ít nhất 60 cm;

e) Các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ khai thác mỏ không còn nhu cầu sử dụng: tháo dỡ trả lại mặt bằng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng;

g) Những hình thức phục hồi khả thi khác.

3. Đối với các mỏ khai thác hầm lò:

a) Lấp lò theo quy phạm khai thác hầm lò;

b) Đối với những khu vực khai thác dưới những công trình xây dựng, thành phố thị xã, khu dân cư có nguy cơ sụt lún, được khai thác bằng phương pháp chèn lò toàn phần, cần chèn lấp toàn bộ những đường lò còn lại sau khi kết thúc khai thác để đảm bảo duy trì các công trình trên mặt đất;

c) Đối với bãi thải đất đá, bãi thải quặng đuôi, các công trình dân dụng và công nghiệp tiến hành phục hồi môi trường như đối với khai thác lộ thiên;

d) Những hình thức phục hồi khả thi khác.

4. Đối với khai thác cát sỏi, sa khoáng lòng sông:

a) San gạt, làm sạch cát trả lái mặt bằng hoặc đất canh tác cho các khu vực đã được sử dụng làm kho bãi ven sông, các đường tạm từ kho bãi cát ra đến đường vận chuyển;

b) San gạt làm sạch các hố chôn lấp chất thải sinh hoạt tạm trong quá trình khai thác;

c) Tháo dỡ những công trình dân dụng của chủ đầu tư sau khai thác cát lòng sông trả lại mặt bằng cho địa phương;

d) Xử lý xói lở bờ sông, bờ đê do khai thác cát, sỏi, sa khoáng lòng sông gây ra (nếu có);

e) Những hình thức phục hồi khả thi khác.

 

PHỤ LỤC 2

PHƯƠNG PHÁP TÍNH DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Tổng dự toán cải tạo, phục hồi môi trường bằng tổng các chi phí[1] thực hiện các hạng mục dưới đây:

1. Chi phí lưu giữ đất mặt: bao gồm chi phí xây đựng khu lưu giữ riêng bên cạnh hoặc trong bãi thải của mỏ. Nếu mỏ chỉ có đất mặt mà không có đất đá thải thì không cần khoản chi phí này;

2. Chi phí san gạt mặt bằng sau khi kết thúc khai thác ở những địa điểm cần tái tạo mặt bằng như: sân công nghiệp, moong khai thác, bãi thải và các công trình khác của mỏ;

3. Chi phí củng cố bờ mỏ sau khi kết thúc khai thác: bao gồm chi phí tạo độ dốc bờ mỏ theo quy phạm khai thác lộ thiên, chi phí trồng các loại  cây giữ ổn định bờ mỏ tại các vùng đất yếu;

4. Chi phí tháo dỡ những công trình hiện có trên mặt bằng không còn nhu cầu sử dụng nữa khi đóng cửa mỏ;

5. Đối với những mỏ sau khai thác để lại moong khai thác là một hố mỏ, chi phí đắp đê ngăn nước, ngăn con người và súc vật tiếp cận hố mỏ sau khai thác và chi phí tạo hệ thống thoát nước cho hố mỏ. Ở những nơi có thể bảo vệ được thì khoản chi phí này dùng đê làm hàng rào vĩnh cửu hoặc trông cây mật độ dầy trên đê và đặt biển báo ở xung quanh khu vực hố mỏ nguy hiểm. Những biển báo này sẽ tồn tại vĩnh viễn, có nội dung rõ ràng về độ sâu, có hay không được bơi tại hố mỏ;

6. Đối với mỏ khai thác hầm lò, chi phí lấp kín cửa đường hầm vào mỏ, các lò nhánh (nếu cần thiết) theo quy phạm khai thác hầm lò;

7. Chi phí chèn lấp lò ở những vùng điều kiện địa chất công trình yếu và trên mặt đất có những công trình cần được bảo vệ;

8. Chi phí đưa đất mặt tới những địa điểm phục hồi môi trường bằng cách phủ xanh, kể cả san gạt tạo mặt bằng khu trồng cây;

9. Chi phí trồng cây bao gồm chi phí mua cây giống, đào hố trồng cây, bón lót chăm sóc trong thời kỳ 2 - 5 năm đầu, trồng dặm cây chết;

10. Chi phí cho ngăn ngừa dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng vật sulfua trong đó bao gồm:

- Chi phí làm nền và bờ bao xung quanh bãi thải đất đá và bãi thải quặng đuôi chống thẩm thấu xuống nước ngầm thực hiện ngay khi chưa đi vào sản xuất;

- Chi phí phủ kín, theo tiêu chuẩn, bãi thải đất đá hoặc bãi thải quặng đuôi bằng vật liệu có độ thấm thấp hay đánh ngập nước vĩnh viễn;

- Chi phí gia cố đập thải quặng đuôi trở nên vĩnh cửu nếu áp dụng phương án đánh ngập nước vĩnh viễn;

- Chi phí phủ xanh bãi thải nếu thực hiện hồi phục theo phương pháp lấp kín bằng vật liệu có độ thấm thấp.

11. Chi phí hành chính phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường lấy theo quy định hiện hành;

12. Chi phí lập Dự án phục hồi, cải tạo môi trường bao gồm cả chi phí thẩm định, thiết kế, xét duyệt;

13. Những khoản chi phí khác (nếu có).



[1] Chi phí được tính theo định mức của các ngành tương ứng tại các địa phương có hoạt động khai thác mỏ. Khi tính toán từng khoản chi phí nói trên cần lưu ý áp dụng hệ số trượt giá theo quy định của từng loại hình hoạt động. Trong trường hợp chưa có quy định về hệ số trượt giá thì áp dụng hệ số trượt giá = 1

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 71/2008/QD-TTg

Hanoi, May 29, 2008

 

DECISION

ON MAKING OF DEPOSITS FOR ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION IN MINERAL EXPLOITATIONACTIVITIES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government:
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the March 20, 1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;
Pursuant to the Government's Decree No. 160/ 2005/ND-CP of December 27, 2005. detailing and guiding the implementation of the Law on Minerals and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing score and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. This Decision applies to all Vietnamese and foreign organizations and individuals that exploit minerals in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2.- Interpretation of terms

In this Decision, the terms below are construed as follows:

1. Make a deposit for environmental rehabilitation and restoration means that a licensed mineral exploiter deposits a specified sum of money for a certain period into the Vietnam Environmental Protection Fund or a local Environmental Protection Fund (below collectively referred to as Environmental Protection Fund) in order to financially secure post-mining environmental rehabilitation and restoration.

2. Environmental rehabilitation and restoration means activities to rehabilitate and restore the environment to meet post-mining environmental rehabilitation and restoration requirements specified in Appendix 1 to this Decision.

3. Environmental rehabilitation and restoration project means a project formulated by a licensed mineral exploiter in order to rehabilitate and restore the environment after exploiting minerals and submitted to a competent agency for approval. An environmental rehabilitation and restoration project may be enclosed, considered and approved together with the consideration and approval/certification of environmental impact assessment reports, environmental protection commitments and environmental protection schemes.

4. Agency competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects means an agency competent to approve environmental impact assessment reports or certify environmental protection commitments and environmental protection schemes. Agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects are also competent to examine and certify the completion of environmental rehabilitation and restoration.

Article 3.- Purposes and principles of depositing

1. Depositing aims to ensure financial sources for rehabilitating and restoring the environment after mineral exploitation activities are conducted by mineral exploiters according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Deposit recipients

Environmental Protection Funds may receive deposits of licensed mineral exploiters.

Article 5.- Post-mining environmental rehabilitation and restoration requirements

1. Licensed mineral exploiters must have environmental rehabilitation and restoration projects. Mineral exploiters shall, based on the requirements specified in Appendix 1 to this Decision and specific characteristics of their mineral exploitation activities, formulate environmental rehabilitation and restoration projects and submit them to competent agencies for approval.

2. Post-mining environmental rehabilitation and restoration must ensure that each element of the natural environment such as soil, water, vegetation cover or landscape of the whole or part of a mined area satisfies environmental rehabilitation and restoration requirements specified in Appendix 1 to this Decision and be conducted under environmental rehabilitation and restoration projects already approved by competent agencies.

Article 6.- Depositors

1. Before exploiting minerals, all licensed mineral exploiters shall make environmental rehabilitation and restoration deposits into Environmental Protection Funds.

2. Mineral exploiters that have not yet made environmental rehabilitation and restoration deposits shall make deposits according to the following regulations:

a/ Mineral exploiters that have prepared environmental impact assessment reports which, however, have no environmental rehabilitation and restoration contents or estimates, shall also formulate environmental rehabilitation and restoration projects and submit them to competent agencies for evaluation and approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Organizations and individuals that have construction investment projects and are licensed by competent state agencies to exploit minerals in areas covered by those projects are not required to make environmental rehabilitation and restoration deposits.

Chapter II

BASES FOR AND METHODS OF DETERMINING DEPOSITS

Article 7.- Bases for determining deposits

1. Deposits shall be calculated based on the exploitation scope, adverse impacts on the environment, specific characteristics of the exploited mine areas and expenses necessary for post-mining environmental rehabilitation and restoration. Deposits shall be specified in environmental rehabilitation and restoration projects already evaluated and approved by competent agencies.

2. Deposits shall be calculated on the basis of the most adverse impacts expected to be caused by mineral exploitation activities to the eco-environment.

3. Environmental rehabilitation and restoration deposit is a sum of money to financially secure environmental rehabilitation and restoration during and after mineral exploitation. Actual sums of money for environmental rehabilitation and restoration depend on environmental rehabilitation and restoration projects and activities actually carried out by owners of mineral exploitation projects in order to rehabilitate and restore the environment.

Article 8.- Methods of calculating deposits and modes of depositing

1. A deposit is the total cost for environmental rehabilitation and restoration specified in Appendix 2 to this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



With T. being the licensed mining duration and Tb being the duration anticipated in the investment report and environmental impact assessment report.

3. In case a mineral exploitation license has a term of less than 3 (three) years, a lump-sum deposit must be made. The level of deposit is equal to 100% (one hundred per cent) of the estimated total cost for environmental rehabilitation under the environmental rehabilitation and restoration project already evaluated and approved by a competent agency.

4. In case a mineral exploitation license has a term of 3 (three) or more years, deposits may be made in installments.

a/ The first deposit installment is specified as follows:

- For projects with a licensed term (Tg) of less than 10 years, the first deposit installment is equal to 25% (twenty five percent) of the to-be-deposited sum;

- For projects with a licensed term (Tg) of between 10 and under 20 years, the first deposit installment is equal to 20% (twenty per cent) of the to-be-deposited sum:

- For projects with a licensed term (Tg) of 20 or more years, the first deposit installment is equal to 15% (fifteen per cent) of the to-be-deposited sum.

b/ Each subsequent deposit installment is the to-be-deposited sum minus the first deposit installment, and equally divided by the remaining years of the licensed term.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. In case of extension of the exploitation duration, mineral exploiters snail formulate additional projects on environmental rehabilitation and restoration and make additional deposits for extended exploitation activities.

Chapter III

ORDER OF AND PROCEDURES FOR DEPOSITING

Article 9.- Time of depositing

1. Licensed mineral exploiters shall make the first deposit installment 30 (thirty) days before commencing mineral exploitation activities.

2. Operational mineral exploiters that have not yet made environmental rehabilitation and restoration deposits under Clause 2, Article 6 of this Decision shall formulate environmental rehabilitation and restoration projects and submit them to competent agencies for evaluation and approval, and make environmental rehabilitation and restoration deposits before December 31,2008.

3. When deposits are made in installments, installments from the second time on must be made before January 31 of the subsequent year.

4. In case of extension of the exploitation duration, an additional deposit must be made within 30 (thirty) days after the receipt of the extended exploitation license.

Article 10.- Order of and procedures for depositing

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Depositors shall pay depositing service charges to Environmental Protection Funds in accordance with law.

3. Deposits shall be made, paid and accounted in Vietnam dong. In case they are made in a foreign currency, they must be converted into Vietnam dong according to the regulations of the Environmental Protection Fund into which the deposits are made. Deposits Dear interests like demand deposits from the time of making.

4. After receiving deposits. Environmental Protection Funds shall certify mineral exploiters' depositing and. at the same time, notify it to agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects and state agencies competent to grant mineral exploitation licenses.

Chapter IV

MANAGEMENT AND USE OF DEPOSITS

Article 11.- Dossier, order and procedures for certifying the completion of environmental rehabilitation and restoration

1. After completing environmental rehabilitation and restoration, mineral exploiters shall compile and send dossiers requesting certification of the completion of environmental rehabilitation and restoration contents to agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects. A dossier comprises:

a/ A report on results of the project on post-mining environmental rehabilitation and restoration, which also requests the competent agency which has approved the project to certify the completion of environmental rehabilitation and restoration;

b/ A report on community consultation on the completion of post-mining environmental rehabilitation and restoration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Mineral exploiters shall send written notices of completed environmental rehabilitation and restoration contents to People's Committees of communes, wards or townships (below collectively referred to as commune-level People's Committees) and Fatherland Front Committees of communes. wards or townships (below collectively referred to as commune-level Fatherland Front Committees.) where minerals are exploited for their written opinions:

b/ In case the commune-level People's Committee or Fatherland Front Committee of the locality where minerals are exploited requests a dialogue, the mineral exploiter shall coordinate with the former in holding such a dialogue. Dialogue results shall be recorded in a minutes, fully reflecting the discussed opinions and opinions accepted or rejected by the mineral exploiter. The minutes must be signed (with full names and positions) by the person presiding over the dialogue and the mineral exploiter, enclosed with a list of dialogue attendants;

c/ Copies of written opinions of commune-level People's Committees and Fatherland Front Committees of localities where minerals are exploited, dialogue minutes as well as other documents (if any) must be enclosed with reports on community consultations on the completion of post-mining environmental rehabilitation and restoration.

3. Inspection and certification of environmental rehabilitation and restoration

a/ Competent agencies shall decide on the setting up of inspection teams. A team for inspecting the execution of an environmental rehabilitation and restoration project consists of representatives of the local administration, the local natural resources and environment agency and the mineral exploitation licensing agency. When necessary, the agency with inspection and certification competence may invite a consultancy agency specialized in technical appraisal of environmental rehabilitation and restoration works to join the inspection team.

b/ The inspection and consideration for certification of the performance of contents of an environmental rehabilitation and restoration project cover:

- Studying and examining the certification application dossier submitted by the mineral exploiter;

- Conducting inspection at the project execution site.

c/ Inspection results must be recorded in a minutes signed by representatives, of agencies joining the inspection team, the mineral exploiter and a representative of the local administration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Technical appraisal of environmental rehabilitation and restoration works shall be conducted in accordance with law;

b/ Mineral exploiters may invite independent technical appraisal agencies to conduct the appraisal:

c/ Technical appraisal expenses shall be accounted as post-mining environmental rehabilitation and restoration expenses.

5. Certification of the performance of environmental rehabilitation and restoration contents

a/ A certificate of the completion of the contents of an environmental rehabilitation and restoration project shall be issued by a competent agency;

b/ Within 3 (three) working days after receiving a dossier, the agency with inspection and certification competence shall examine the dossier's completeness and validity and request the mineral exploiter to modify or supplement the dossier if it is incomplete or invalid;

c/ Within 20 (twenty) working days after receiving a complete and valid dossier the agency with inspection and certification competence shall issue a certificate of the completion of the contents of an environmental rehabilitation and restoration project to the applicant. The duration for setting up an inspection team and inspecting the completion of the contents of an environmental rehabilitation and restoration project is not included in the above 20-working day time limit.

d/ Five years after the completion of environmental restoration works which have been properly maintained under the approved environmental rehabilitation and restoration project, the agency competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects shall inspect and certify the completion of all contents of such project. After receiving the certification, mineral exploiters may make the last withdrawal of money under Clause 2, Article 12 of this Decision.

e/ If not certifying the completion of environmental rehabilitation and restoration contents, within 20 (twenty) working days as prescribed at Point c. Clause 5 of this Article, agencies with inspection and certification competence shall notify in writing mineral exploiters of the reason for non-certification.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Deposits must be used properly for post-mining environmental rehabilitation and restoration. After having partially or wholly completed environmental rehabilitation and restoration, mineral exploiters may withdraw part or the whole of the deposits from Environmental Protection Funds in accordance with Clause 2 of this Article.

2. The last withdrawal of money may be made 5 (five) years after a mineral exploiter is certified to have completed environmental rehabilitation and restoration. Mineral exploiter shall continue to be held answerable for the quality of environmental rehabilitation and restoration projects to meet environmental rehabilitation and restoration requirements specified in Appendix 1 to this Decision until they arc allowed to make the last withdrawal of money.

3. In case mineral exploiters have made deposits but fail to rehabilitate and restore the environment or are then dissolved or go bankrupt, agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects shall decide to permit the use of the deposits for environmental restoration and select units to restore the environment in accordance with law.

4. Five years after completing environmental rehabilitation and restoration, mineral exploiters shall compile dossiers of application for deposit refund. A dossier comprises:

a/ An application for withdrawal of the deposit for environmental rehabilitation and restoration during mineral exploitation;

b/ A competent inspection agency's document certifying the mineral exploiter's fulfillment of environmental rehabilitation and restoration obligations according to law.

5. Within 5 (five) working days after receiving a valid dossier specified in Clause 4 of this Article. Environmental Protection Funds shall completely refund deposits and close deposit accounts and. at the same time, notify such in writing to agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects.

6. Mineral exploiters may withdraw interests on their deposits without having to get certification of agencies with inspection and certification competence.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment

1. To evaluate and approve environmental rehabilitation and restoration projects according to its competence. To send dossiers of approval of environmental rehabilitation and restoration projects to People's Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) where concerned organizations and individuals exploit minerals for inspection and supervision.

2. To inspect and certify the completion of environmental rehabilitation and restoration projects it has approved at the proposal of mineral exploiters.

3. To inspect and guide the making of deposits and environmental rehabilitation and restoration.

4. To send annual reports to the Prime Minister.

Article 14.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies

1. To evaluate and approve environmental rehabilitation and restoration projects according to their competence. To send dossiers of approval of environmental rehabilitation and restoration projects to provincial-level People's Committees of localities where concerned organizations and individuals exploit minerals for inspection and supervision.

2. To inspect and certify the completion of environmental rehabilitation and restoration projects they have approved at the proposal of mineral exploiters.

3. To inspect according to their competence mineral exploiters in making deposits and conducting environmental rehabilitation and restoration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Responsibilities of provincial-level People's Committees

1. To evaluate and approve environmental rehabilitation and restoration projects according to their competence.

2. To inspect and certify the completion of environmental rehabilitation and restoration projects they have approved at the proposal of mineral exploiters.

3 To inspect and guide according to their competence mineral exploiters in making deposits and conducting environmental rehabilitation and restoration.

4. To annually report to the Ministry of Natural Resources and Environment on the making of deposits and the environmental rehabilitation and restoration by mineral exploiters.

Article 16.- Responsibilities of People's Committees of districts, towns and provincial cities (below collectively referred to as district-level People's Committees)

1. To evaluate and approve environmental rehabilitation and restoration projects according to their competence. To send dossiers of approval of environmental rehabilitation and restoration projects to provincial - level People's Committees for inspection and supervision.

2. To inspect and certify the completion of environmental rehabilitation and restoration projects they have approved at the proposal of mineral exploiters.

3. To inspect and guide according to their competence mineral exploiters in making deposits and conducting environmental rehabilitation and restoration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Responsibilities of Environmental Protection Funds

1. To receive deposits made by licensed mineral exploiters, to certify in writing depositors' depositing, keep documents related to depositing, and pay deposits according to current regulations.

2. To pay deposits to eligible organizations and individuals according to regulations. The Vietnam Environmental Protection Fund shall report to the Ministry of Natural Resources and Environment while local Environmental Protection Funds shall report to provincial-level People's Committees on the collection, refund and management of environmental rehabilitation and restoration deposits according to regulations.

3. To pay deposit interests to depositors according to current regulations.

4. To urge mineral exploiters to make deposits on time. To propose competent authorities to issue decisions on sanctioning late depositors.

Article 18..- Responsibilities of mineral exploiters

1. To formulate post-mining environmental rehabilitation and restoration projects and submit them to competent authorities for evaluation and approval.

2. To notify the contents of approved environmental rehabilitation and restoration projects to commune-level People's Committees and Fatherland Front Committees of localities where minerals are exploited for inspection and supervision.

3. To make environmental rehabilitation and restoration deposits under this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. In case a mineral exploiter returns the mineral exploitation license or has it revoked, if the deposited sum of money is bigger than the sum actually used for environmental rehabilitation and restoration, the difference shall be refunded to the depositor. The refund shall be made only after there is a certificate of the completion of environmental rehabilitation and restoration. If the deposited sum of money is smaller than the sum actually used for environmental rehabilitation and restoration, the mineral exploiter shall additionally pay the difference into the Environmental Protection Fund where the deposit has been made.

6. Within 5 (five) years after completing environmental rehabilitation and restoration. mineral exploiters shall continue to be held answerable for the quality of environmental rehabilitation and restoration projects: when environmental incidents occur in places where environmental rehabilitation and restoration have been conducted, they shall pay for remedying the incidents.

Chapter VI

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 19.- For mineral exploiters

1. Mineral exploiters that fail to make deposits shall be suspended from operation or have their mineral exploitation licenses revoked according to the law on minerals; be administratively sanctioned and shall remedy consequences caused to the environment in accordance with law.

2. Mineral exploiters that fail to properly rehabilitate and restore the environment under approved environmental rehabilitation and restoration projects shall be administratively-handled according to law.

3. Mineral exploiters that make late deposits as compared to the time of making deposits specified in Article 9 of this Decision shall pay a fine equal to 150% of the deposit interest calculated at the time of late depositing.

Article 20.- For Environmental Protection Funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Violations committed by Environmental Protection Funds shall be handled in accordance with the law on sanctioning of violations in the financial and banking sectors.

Article 21.- For agencies competent to approve, inspect and certify environmental rehabilitation and restoration projects

Cadres, public employees and agencies competent to approve, inspect and certify environmental rehabilitation and restoration projects that violate the provisions of this Decision shall be disciplined in accordance with the law on cadres and public employees and relevant laws.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22.- Effect

1. This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." To annul Joint Circular No. 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT of October 22, 1999, of the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and the Ministry of Science. Technology and Environment, on making deposits for environmental restoration during mineral exploitation.

2. Particularly, the environmental rehabilitation and restoration conducted after the exploration and exploitation of petroleum and gas must comply with the Prime Minister's Decision No. 40/2007/ QD-TTg of March 21, 2007, on clearance of fixed structures, equipment and means for oil and gas activities, and is not governed by this Decision.

Article 23.- Organization of implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries, branches and localities in. guiding and organizing the implementation of this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX 1

POST-MINING ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION REQUIREMENTS
(Attached to the Prime Minister's Decision No. 71/2008/QD-TTg of May 29, 2008)

Post-mining environmental rehabilitation and restoration cover the following jobs:

1. For open-cast mines not threatening to generate acid mine drainage:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For mines taking a shape other than pits: To fill them up for planting trees or changing their land use purposes:

c/ For spoil sites: High spoil heaps must be cut and leveled into layers, creating the slope of the sites and layers, and appropriate water drainage works must be built immediately during exploitation. Upon finishing exploitation, to level the spoil sites, and take measures to prevent collapse, subsidence and slide, and cover all of the sites' layers and tops with topsoil and vegetation; if the spoil is discharged into a valley, the spoil must be leveled and covered with topsoil in order to cover them with vegetation; or take other measures suitable to topographical characteristics;

d/ For tailings dumping sites: To form appropriate water drainage systems; to level the dumping sites, cover them with topsoil and vegetation or restore the cultivation area, if possible:

e/ For industrial and civil structures serving mining which are no longer useful: To dismantle them in order to return the ground or change their use purposes:

f/ Other feasible forms of restoration.

2. For open-cast mines threatening to generate acid mine drainage:

Mines of solid minerals containing sulfide mineral components all pose a risk of generating acid mine drainage. Environmental restoration for those mines should be conducted in a way to remedy short-term as well as long-term consequences of acid mine drainage.

a/ For mines taking the shape of pits: To fill up the ground to the original state, if possible, then cover the whole filled-up area with a layer of materials of low permeability and ram this layer to an endosmosis of below 1 x 10-6 cm/s. then surface the area with soil and vegetation. If not filling up the ground, to submerge the area permanently in order to prevent oxidizing agents; to build embankments to prevent animals and people from entering as for mines not threatening to generate acid mine drainage;

b/ For mines taking a shape other than pits: To level the ground and cover it with a layer of materials of low endosmosis. then ram this layer to a degree of permeability below 1 x 10-6 cm/s. then cover it with vegetation or change land use purposes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Tailings dumping sites threatening to generate acid mine drainage shall be treated similarly as above;

e/The thickness of the anti-absorption clay layer or cover to prevent the spread of acid mine drainage into the environment must be at least 60 cm;

f/ For industrial and civil structures serving mining which are no longer useful: To dismantle them in order to return the ground or change their use purposes'.

g/ Other feasible forms of restoration.

3. For pit mines:

a/ To fill up the pits according to pit-mining regulations:

b/ For mined areas under construction works, cities, towns or residential areas prone to collapse or subsidence where the pit-filling method is applied, to till ail the remaining pits after finishing exploitation in order to maintain works on the surface;

c/ For spoil and tailings dumping sites as well as civil and industrial works, to restore the environment as for open-cast mining;

d/ Other feasible forms of restoration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To level the ground and clean up sand in order to return the ground or cultivation land for areas already used as riverside warehouses and yards or makeshift roads linking sand warehouses or yards with public roads;

b/ To level and clean up makeshift landfills for burying daily-life wastes during the mining process:

c/To dismantle investors' civil structures after the riverbed sand exploitation in order to return the ground for localities;

d/To deal with riverside or dike-bank erosion caused by riverbed sand, gravel or spread mineral exploitation if any);

it Other feasible forms of restoration.

 

APPENDIX 2

METHODS OF ESTIMATING ENVIRONMENTAL REHABILITATION AND RESTORATION COSTS
(Attached to the Prime Ministers Decision No. 71/2008/QD-TTg of May 29. 2008)

The total estimate for environmental rehabilitation and restoration are the total of the following costs[1];

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Cost for ground leveling after finishing exploitation in places in which the ground should be restored such as industrial yards, mining pits, spoil sites and other works of mines;

3. Cost for consolidating mine banks after finishing exploitation, including the cost for creating mine bank slope according to open-cast mining regulations, and the cost for planting trees to stabilize mine banks in weak-soil areas;

4. Cost for dismantling existing structures on the ground which are no longer useful upon mine closure;

5. For mined areas with open mining pits, cost for building dikes to prevent people and animals from approaching the pits after exploitation and cost for building water drainage systems for the pits. In protectable places, this cost may be used to erect permanent fences or densely plant trees on dikes and place signboards around dangerous pit areas. These signboards will exist permanently, clearly indicating the depth of pits and whether or not swimming in pits is allowed:

6. For pit mines, cost for filling up entrances into mines or feeder pits (when necessary) according to pit mining regulations:

7. Cost for filling up pits in places wheregeological conditions are weak and there are to be-protected structures on the ground surface:

8. Cost for transporting surface soil to places where the environment is restored with a vegetation cover, including the cost for leveling the ground for vegetation;

9. Tree-planting cost, including the cost for purchasing seedlings, digging holes for planting trees, manuring and tending trees during the first 2-5 years, and planting other trees in replacement of dead ones:

10. Cost for preventing acid mine drainage for sulfide mineral mines, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Cost for securely covering, according to standards, spoil or tailings sites with materials of low permeability or making them submerged permanently;

- Cost for reinforcing dams of tailings sites to become permanent if choosing the option to make these sites submerged permanently.

- Cost for covering spoil sites with vegetation if choosing to fill up the sites with materials of low permeability.

11. Administrative expenses for environmental rehabilitation and restoration work under current regulations;

12. Expenses for formulating environmental rehabilitation and restoration projects, covering also evaluation, design and approval expenses:

13. Other expenses (if any ).-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 71/2008/QĐ-TTG ngày 29/05/2008 về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.124

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.18.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!