Từ ngày 01/7/2024, quy định về thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo Nghị định 70/2024/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành.
>> Dự kiến tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024
>> Những trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động năm 2024 mà lao động nước ngoài cần biết
Ngày 25/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, người lao động muốn khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước phải thực hiện theo quy định về thủ tục tại Điều 18 Nghị định 70/2024/NĐ-CP như sau:
(i) Người lao động có văn bản yêu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gửi cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi công dân cư trú.
(ii) Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phải nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu căn cước và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác; đối với trường hợp khai thác thông tin theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP phải thể hiện rõ ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác.
(iii) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh chuyển yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
(iv) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an xem xét, phê duyệt đề nghị yêu cầu cho phép khai thác thông tin.
(v) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an phê duyệt, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước cho người lao động có yêu cầu.
(vi) Trường hợp không đồng ý cung cấp thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước đối với người lao động
từ 01/7/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Người lao động đã được cấp căn cước điện tử đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để gửi yêu cầu khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích hoặc người thừa kế của người đã chết khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thì phải có Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin và cung cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện hợp pháp, người thừa kế của công dân, trừ trường hợp thông tin chứng minh về người đại diện, người thừa kế đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Điều 15. Trách nhiệm thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước – Nghị định 70/2024/NĐ-CP 1. Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. 2. Khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước nếu công dân chưa có thông tin hoặc thông tin chưa chính xác thì cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này trước khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. 3. Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra thông tin khi thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về căn cước bảo đảm tính chính xác, thống nhất. 4. Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm sao lưu thường xuyên Cơ sở dữ liệu căn cước; việc sao lưu phải được bảo vệ an toàn, định kỳ kiểm tra và phục hồi thử để sẵn sàng sử dụng. Cơ sở dữ liệu căn cước được phục hồi khi dữ liệu bị phá hủy, tấn công mạng, truy nhập trái phép. Các thiết bị lưu trữ dữ liệu về căn cước bị lỗi, hư hỏng khi giao cho tổ chức, cá nhân bảo hành, sửa chữa phải có cán bộ chuyên môn giám sát và được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an, khi thay thế thiết bị lưu trữ phải giữ lại thiết bị cũ để quản lý. |