Theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP, những số tiền nào phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm? – Bình Minh (Quảng Nam).
>> Quy định về doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm
>> Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm.
- Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
- Chi phí hoạt động tài chính.
- Chi phí hoạt động khác.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm
(Ảnh minh hoạ - Nguồn từ Internet)
Chi phí kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
(Theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ nêu tại mục 2 bên trên bao gồm:
(1) Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
(2) Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm.
(3) Trích lập dự phòng nghiệp vụ.
(4) Chi hoa hồng đại lý bảo hiểm, chi thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Lưu ý: Kể từ ngày 01/7/2023, các khoản chi này phải từ hoạt động đại lý bảo hiểm và được nêu rõ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm, có tiêu chí định lượng cụ thể gắn với kết quả, thành tích về khai thác, duy trì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe trên 01 năm, chất lượng hoạt động đại lý bảo hiểm.
Các khoản chi thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác phải được nêu rõ trong chính sách khen thưởng, hỗ trợ đại lý, quy chế tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
(5) Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định.
(6) Chi giám định tổn thất.
(7) Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
(8) Chi xử lý hàng bồi thường 100%.
(9) Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này).
(10) Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý bảo hiểm.
(11) Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất tối đa 2% số phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính. Chi phí này để thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
(12) Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm.
(13) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: Chi tư vấn, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
(14) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, các khoản giảm chi phát sinh trong kỳ nêu tại mục 2 bên trên bao gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm.
- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn; thu bồi hoàn từ bên mua bảo hiểm đối với nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh.
- Thu tài sản đã xử lý, bồi thường 100%.
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với phần nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ.
Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ để cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
(Theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).
Theo quy định tại khoản 6 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, chi phí từ hoạt động tài chính bao gồm:
- Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
- Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
- Chi phí cho thuê tài sản.
- Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay.
- Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, chi phí từ hoạt động khác bao gồm:
- Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
- Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được.
- Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Các khoản chi nêu trên phải đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc bằng chứng chứng minh (căn cứ khoản 8 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).