Theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP, các khoản tiền phải thu phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm những khoản tiền nào? – Bích Ngọc (Ninh Bình).
>> Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm
>> Quy định về lợi nhuận, phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp bảo hiểm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Doanh thu kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm: Là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
- Doanh thu hoạt động tài chính.
- Thu nhập hoạt động khác.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm
(Ảnh minh hoạ - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, số tiền phải thu phát sinh trong kỳ đối với doanh thu kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:
- Thu phí bảo hiểm gốc.
- Thu phí nhận tái bảo hiểm.
- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
- Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%.
- Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập.
- Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ đối với doanh thu từ kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm bao gồm:
- Hoàn phí bảo hiểm.
- Giảm phí bảo hiểm.
- Phí nhượng tái bảo hiểm.
- Hoàn phí nhận tái bảo hiểm.
- Giảm phí nhận tái bảo hiểm.
- Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
- Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
(Theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).
Theo quy định tại khoản 5 Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm:
- Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
- Thu lãi trên số tiền ký quỹ.
- Thu cho thuê tài sản.
- Thu khác theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 49 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, thu nhập từ hoạt động khác bao gồm:
- Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
- Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được.
- Thu khác theo quy định pháp luật.
Điều 101. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, phân chia thặng dư – Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đăng ký nguyên tắc với Bộ Tài chính và thực hiện việc tách, ghi nhận và theo dõi riêng đối với: a) Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm và tài sản tương ứng của từng nguồn vốn; b) Doanh thu, chi phí, kết quả từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động đầu tư của nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm; c) Nguồn phí bảo hiểm từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam; doanh thu, chi phí, dự phòng nghiệp vụ, các khoản chi phí tương ứng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tách, ghi nhận và theo dõi riêng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chia lãi theo phương pháp được Bộ Tài chính chấp thuận. 3. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký, chấp thuận quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, nguyên tắc phân chia thặng dư đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chia lãi. |