Có phải sắp tới, phụ nữ ở nhà làm nội trợ và có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì vẫn được hưởng trợ cấp khi sinh con hay không? – Thu Uyên (Bình Dương).
>> Lịch nghỉ tháng 4/2023 với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
>> Sẽ có bảng lương chức vụ, phụ cấp cán bộ, công chức; dự kiến tăng lương tối thiểu vùng 2024
Tại Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đưa ra đề xuất là trợ cấp thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (hiện nay, theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không được trợ cấp thai sản), cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ trợ cấp thai sản là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người lao động nêu trên được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ sinh con.
- Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động nêu trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
File Excel tính mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2023 |
Đề xuất ở nhà làm nội trợ vẫn được hưởng trợ cấp khi sinh con (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mức hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
- Lao động nữ khi sinh con, lao động nam có vợ sinh con được hưởng 2 triệu đồng cho một con mới sinh.
- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng trợ cấp thai sản 2 triệu đồng cho mỗi con.
- Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng chế độ.
- Trợ cấp thai sản do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Hồ sơ để làm thủ tục hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con được quy định cụ thể như sau:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau sinh con mà mẹ chết.
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
Việc giải quyết hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày sinh con, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định để được giải quyết hưởng trợ cấp thai sản.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thì nội dung nêu trên sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Đề xuất mọi trường hợp phá thai đều được hưởng chế độ thai sản Theo Điều 57 của Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), khi đình chỉ thai nghén (phá thai) thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc được quy định như sau: - Tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi. - Tối đa 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi. - Tối đa 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ phá thai nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Nếu nội dung này được Quốc hội thông qua sẽ giúp lao động nữ phá thai (trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn) được hưởng chế độ thai sản nhằm giúp họ bảo vệ được sức khỏe sau khi phá thai. |