Hồ sơ giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
Hình từ Internet
1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên
(1) Trường hợp 1: Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Người lao động (kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành) phải đáp ứng đủ 02 điều kiện sau đây để được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
- Đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm, cụ thể:
+ Làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 đến dưới 30 năm; 60 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên: 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 đến dưới 30 năm; 70 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
- Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc sau khi nghỉ chế độ ốm đau mà sức khỏe chưa phục hồi.
(2) Trường hợp 2: Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc là khoảng thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động nữ chưa phục hồi.
Ví dụ: Chị A đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2021 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2022 (sau 26 ngày kể từ ngày đi làm trở lại) do sức khỏe chưa phục hồi nên chị A được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Lưu ý: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì không giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.
2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
Đối với chế độ dưỡng sức sau ốm đau:
- Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày áp dụng từ 01/03/2017 được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT.
- Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
- Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Đối với chế độ dưỡng sức sau thai sản:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và ốm đau 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
4. Hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, công ty TNHH 2 thành viên trở lên lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu 01B-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH) và nộp cho cơ quan BHXH.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ công ty, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn thay đổi phương pháp, cơ sở tính phí của sản phẩm bảo hiểm vi mô 2024
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 23/08/2023
- Hướng dẫn cách tính tiền nghỉ ốm đau cho người lao động nghỉ ngắn ngày
- Mẫu đơn xin chuyển công việc mới phù hợp hơn cho người lao động
- Mẫu 05A-HSB văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Câu hỏi thường gặp:
- 10 nhầm lẫn trong quá trình xin việc, thử việc mà mọi người hay mắc phải (Phần 11)
- 10 nhầm lẫn trong quá trình xin việc, thử việc mà mọi người hay mắc phải (Phần 9)
- 10 nhầm lẫn trong quá trình xin việc, thử việc mà mọi người hay mắc phải (Phần 7)
- 10 nhầm lẫn trong quá trình xin việc, thử việc mà mọi người hay mắc phải (Phần 3)
- 10 nhầm lẫn trong quá trình xin việc, thử việc mà mọi người hay mắc phải
- Người lao động nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Năm 2023, lao động nữ phá thai có được hưởng bảo hiểm y tế?
- Công ty có được ký hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai?
- Năm 2023, hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ muốn nghỉ thêm có được không?
- Mức hưởng chế độ thai sản năm 2023 được quy định như thế nào?
- Chế độ thai sản với lao động nữ mang thai hộ năm 2023 được quy định thế nào?
- Thời gian hưởng chế độ thai sản với lao động nam khi vợ sinh con năm 2023?
- Năm 2023, thời gian hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, được quy định thế nào?
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau năm 2023, được quy định thế nào?