Cho tôi hỏi: Khi nhờ mang thai hộ thì người được mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? – Ánh Thắm (Phú Yên).
>> Thời gian hưởng chế độ thai sản với lao động nam khi vợ sinh con năm 2023?
>> Mức hưởng chế độ ốm đau năm 2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng áp dụng chế độ thai sản năm 2023 là người lao động thuộc trường hợp sau đây:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ năm 2023 được quy định như sau:
- Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian sau đây:
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
>> Xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết: Năm 2023, thời gian hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, được quy định thế nào?
Chế độ thai sản với lao động nữ mang thai hộ năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ năm 2023 được quy định như sau:
Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Cụ thể như sau:
Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độ sau:
- Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng.
Lưu ý: Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
(Xem hướng dẫn chi tiết về chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP).
>> Xem thêm các công việc pháp lý tại:
>> Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản
>> Hồ sơ giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản