Cho tôi hỏi mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp năm 2023 là bao nhiêu? – Hồng Ánh (Phú Thọ).
>> Năm 2023, thời gian hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, được quy định thế nào?
>> Điều kiện để người lao động hưởng chế độ thai sản năm 2023?
Tháng 1/2023 sắp tới, tôi phải nghỉ 2 ngày để tiến hành tiểu phẫu theo chỉ định của bác sĩ. Chị quản lý nói tôi không được nhận lương 2 ngày nghỉ này, nhưng sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, chị quản lý không nói rõ mức hưởng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu. Nên cho tôi hỏi mức hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023 là như thế nào?
Người lao động ký hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Cụ thể, công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau |
= |
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x 75 (%) |
x |
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Theo điểm a khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (được ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT) thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trong thời gian nghỉ tối đa 180 ngày nêu trên, mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tương tự mục 1, cụ thể là 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Theo điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp người lao động nghỉ hết thời hạn nêu tại mục 2.1 (trên 180 ngày, tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần), mà vẫn tiếp tục điều trị, thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp này như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày |
= |
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) |
x |
Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau như sau:
+ Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau xác định như sau:
+ Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.
+ Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:
Mức hưởng |
= |
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) |
x |
Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
Trong đó: Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
>> Xem thêm các bài viết và các công việc pháp lý liên quan tại đây:
>> Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ ốm đau năm 2023?
>> Thời gian hưởng chế độ ốm đau năm 2023, được quy định thế nào?
>> Năm 2023, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định thế nào?