Năm 2025 thời hạn đóng BHXH bắt buộc đối với người sử dụng lao động thay đổi như thế nào? Từ 01/07/2025 các hành vi nào bị xem là chậm đóng BHXH bắt buộc?
>> Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
>> Lao động nữ sinh con, ngoài hưởng 6 tháng lương còn khoản tiền nào khác?
Căn cứ khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực ngày 01/7/2025, quy định phương thức, thời hạn đóng BHXH bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:
- Phương thức đóng hằng tháng: Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo.
- Phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần: Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối.
Theo quy định hiện hành, căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020), quy định phương thức đóng như sau:
- Đóng hằng tháng: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng.
Như vậy ngày 01/7/2025, thời hạn đóng BHXH bắt buộc cho người sử dụng lao động sẽ được kéo dài thêm 01 tháng so với Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
![]() |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Năm 2025 thời hạn đóng BHXH bắt buộc đối với người sử dụng lao động thay đổi như thế nào (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 39 của Luật này;
2. Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;
3. Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
4. Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này.
Căn cứ Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định biện pháp xử lý đối với hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc như sau:
(i) Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng.
Nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ BHXH.
(ii) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
(iii) Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
|