Quy định pháp luật về hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện nước ngoài đấu nối trực tiếp không thông qua hệ thống điện quốc gia gồm những giấy tờ gì?
>> Những trường hợp nào người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối trợ giúp pháp lý?
>> Hòm thư điện tử là gì? Có được cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BCT quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện nước ngoài đấu nối trực tiếp không quan hệ thống điện quốc gia cụ thể gồm các giấy tờ như:
- Văn bản đề nghị phê duyệt mua, bán điện với nước ngoài.
- Bản sao văn bản đề nghị mua điện hoặc chấp thuận bán điện của phía nước ngoài.
- Bản sao văn bản thỏa thuận của đơn vị quản lý lưới điện khác trong trường hợp phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện chưa phù hợp với Chiến lược mua bán điện với nước ngoài, quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch, dự án xuất, nhập khẩu điện cần phải thực hiện thủ tục bổ sung, điều chỉnh Chiến lược mua bán điện với nước ngoài, quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch trước khi phê duyệt chủ trương xuất, nhập khẩu điện cho dự án.
- Bản sao các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại (nước bán điện hoặc nước mua điện) ban hành, thể hiện thông tin về năng lực và kinh nghiệm của Chủ đầu tư và các thông tin về dự án; phương án dự kiến mua, bán điện với nước ngoài.
Lưu ý, bản sao các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại ban hành phải được dịch thuật sang ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo quy định.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện nước ngoài đấu nối trực tiếp không thông qua hệ thống điện quốc gia gồm những gì (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BCT về trình tự phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài được thực hiện như sau:
|
Tại khoản 2 Điều 7 Luật Điện lực 2024 quy định về nội dung hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực cụ thể:
a) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực điện lực;
b) Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện lực;
c) Thúc đẩy hợp tác đầu tư tài chính, chia sẻ thông tin, dữ liệu trong lĩnh vực điện lực và tham gia thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật.