Những trường hợp nào người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối trợ giúp pháp lý? Việc yêu cầu trợ giúp pháp lý được quy định gồm những nội dung gì theo quy định pháp luật?
>> Hòm thư điện tử là gì? Có được cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử hay không?
>> Cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào để trở thành trợ giúp viên pháp lý năm 2025?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về các trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý cụ thể gồm:
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc.
Lưu ý: Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự.
- Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Những trường hợp nào người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối trợ giúp pháp lý
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc yêu cầu trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
|
Theo Điều 37 Luật trợ giúp pháp lý 2017 về không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý trong những trường hợp được quy định như sau:
1. Vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp phải từ chối thụ lý theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này;
b) Người được trợ giúp pháp lý thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này;
c) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
…
Theo đó, các trường hợp không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc các trường hợp như:
- Những trường hợp phải từ chối thụ lý theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
- Người được trợ trợ giúp pháp lý có các hành vi thuộc các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
- Trường hợp người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.