Cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào để trở thành trợ giúp viên pháp lý năm 2025? Quy định về hoạt động tập sự trợ giúp pháp lý và các nguyên tắc trong hoạt động trợ giúp pháp lý?
1. Cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào để trở thành trợ giúp viên pháp lý năm 2025?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về các tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý cụ thể như sau:
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ các tiêu chuẩn như sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt.
- Trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn nghề đào tạo luật sư.
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định.
- Đảm bảo điều kiện sức khỏe để thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
 |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |

Cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào để trở thành trợ giúp viên pháp lý năm 2025
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
2. Hoạt động tập sự trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về tập sự trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
Điều 20. Tập sự trợ giúp pháp lý - Luật Trợ giúp pháo lý 2017
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.
3. Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.
|
3. Hoạt động trợ giúp pháp lý cần tuân thủ các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về các nguyên tắc cần đảm bảo trong hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.