Hồ sơ, trình tự mua bán điện với nước ngoài từ tháng 02/2025 được quy định như thế nào? Hoạt động mua bán điện với nước ngoài và các nguyên tắc cần đảm bảo gồm những nội dung gì?
>> Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2025/TT-BCT quy định về hồ sơ, trình tự mua bán điện với nước ngoài cụ thể như sau:
- Sau khi chủ trương mua bán điện với nước ngoài được phê duyệt. Trong thời hạn 07 ngày trước khi thực hiện mua bán điện với nước ngoài, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua, bán điện với nước ngoài có trách nhiệm đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện với đối tác mua bán điện theo quy định pháp luật và gửi hồ sơ mua bán điện cho nước ngoài về Bộ Công Thương.
- Hồ sơ bán điện cho nước ngoài bao gồm những giấy tờ sau:
+ Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa các bên.
+ Thỏa thuận đấu nối của từng dự án mua, bán điện với nước ngoài.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hồ sơ, trình tự mua bán điện với nước ngoài từ tháng 02/2025 được quy định như thế nào (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Điện lực 2024 về mua bán điện với nước ngoài cụ thể như sau:
Mua bán điện với nước ngoài bao gồm hoạt động mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia hoặc đấu nối trực tiếp không thông qua hệ thống điện quốc gia. Việc mua bán điện với nước ngoài phải bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, lợi ích của Nhà nước và Nhân dân, lợi ích của khách hàng sử dụng điện và phải phù hợp với chiến lược mua bán điện với nước ngoài, quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.
Theo đó, hoạt động mua bán điện với nước ngoài gồm các hoạt động như:
+ Hoạt động mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia.
+ Hoạt động mua bán điện với nước ngoài đấu nối trực tiếp không thông qua hệ thống điện quốc gia.
Lưu ý, hoạt động mua bán điện với nước ngoài phải bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, lợi ích của Nhà nước và Nhân dân, lợi ích của khách hàng sử dụng điện và phải phù hợp với chiến lược mua bán điện với nước ngoài, quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.
Tại khoản 2 Điều 46 Luật Điện lực 2024 có quy định về các nguyên tắc cần đảm bảo trong hoạt động mua bán điện với nước ngoài cụ thể như sau:
a) Bảo đảm an ninh, an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;
b) Bảo đảm tối ưu kinh tế - kỹ thuật của hệ thống điện, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia;
c) Dự án, công trình liên kết lưới điện với nước ngoài trong khu vực biên giới đất liền không được làm thay đổi dấu hiệu nhận biết đường biên giới hoặc ảnh hưởng đến mốc quốc giới.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Điện lực 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và mua bán điện cụ thể như sau:
…
6. Đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật.
7. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình điện lực, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
8. Trồng cây, khoan, đào, đắp, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, neo đậu tàu, thuyền, xả nước thải, chất ăn mòn, thả điều, vật bay và các hoạt động khác vi phạm quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.
9. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật này.
…
Theo đó, hành vi sử dụng điện là phương tiện bảo vệ trực tiếp (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Điện lực 2024) là hành vi bị nghiêm cấm. Như vậy, không được sử dụng điện trong việc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp theo quy định pháp luật.