Lao động nữ sinh con, ngoài hưởng 6 tháng lương còn khoản tiền nào khác? Từ 01/07/2025 mỗi tháng lao động nữ được nghỉ khám thai mấy lần?
>> Người lao động khám bệnh nghề nghiệp ở đâu thì được công nhận?
>> Bệnh nghề nghiệp là gì? Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp tối đa bao nhiêu?
(i) Về điều kiện hưởng chế độ khi sinh con
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về điều kiện hưởng chế độ khi sinh con như sau:
- Lao động nữ đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
- Trường hợp đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
(ii) Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
(iii) Mức hưởng
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
(iv) Ngoài việc hưởng 6 tháng lương nghỉ thai sản như trên, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể như sau:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Như vậy, lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Hiện nay mức lương cơ sở là 2.340.000 (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Ngoài ra, căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 - 10 ngày.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Lưu ý: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực ngày 01/07/2025, lao động nữ tham gia đóng BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng trợ cấp thai sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội 2025, mức trợ cấp thai sản từ 01/07/2025 như sau:
- Mức trợ cấp thai sản là 2 triệu đồng cho mỗi con được sinh ra và mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ.
- Lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con còn được hưởng chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.
Tóm lại, lao động nữ sinh con ngoài việc hưởng 6 tháng lương nghỉ thai sản, còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con, hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Từ 01/07/2025, còn được hưởng trợ cấp thai sản là 2.000.000 đồng cho mỗi con được sinh ra.
![]() |
Toàn bộ biểu mẫu quy trình giải quyết hưởng BHXH mới nhất |
Lao động nữ sinh con, ngoài hưởng 6 tháng lương còn khoản tiền nào khác (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Quý khách hàng xem chi tiết: TẠI ĐÂY
Quý khách hàng xem chi tiết tổng hợp 07 quyền lợi dành cho lao động nữ mang thai: TẠI ĐÂY