Trong thời gian hưởng lương hưu, ông tôi có đi làm quản lý tại công ty gần nhà. Vậy nếu sau này ông tôi nghỉ việc thì có được hưởng trợ cấp thôi việc nữa không? – Gia Từ (Hà Nam).
>> NLĐ bị tai nạn lao động, ai có trách nhiệm trả chi phí không thuộc danh mục do BHYT?
>> Thời gian nghỉ do ốm đau có được tính là thời gian làm việc để tính phép năm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc chi trả trợ cấp thôi việc được quy định như sau:
Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động, trừ các trường hợp sau:
a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
…
Như vậy, do ông bạn đã đủ điều kiện hưởng lương hưu (đang hưởng lương hưu), nên nếu sau này ông bạn nghỉ việc tại công ty thì ông bạn cũng sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nữa.
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ ngày 20/6/2023) |
Người lao động nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, việc tham gia bảo hiểm bắt buộc của người đang hưởng lương lương hưu được quy định như sau:
Điều 123. Quy định chuyển tiếp
…
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
…
Như vậy, người hưởng lương hưu đang giao kết hợp đồng lao động thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ngoài ra, người lao động khi đã nghỉ hưu (không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc) nhưng vẫn tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019).
Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định như sau:
(i) Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
(ii) Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
(iii) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại đoạn (ii) nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(iv) Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại đoạn (ii) nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.