Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Thời gian tối thiểu đóng BHXH để nhận lương hưu là bao lâu?

Hình từ Internet

Người lao động nghỉ việc được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện về tuổi đời làm việc và số năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới đây:

Năm nghỉ hưu

Điều kiện về tuổi nghỉ hưu

Điều kiện đi làm

Năm đóng BHXH

Ghi chú

Nam

Nữ

2022

Đủ 60 tuổi 6 tháng

Đủ 55 tuổi 8 tháng

  Điều kiện lao động bình thường

Đủ 20 năm trở lên

Được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

 

55 tuổi 6 tháng

50 tuổi 8 tháng

- Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

- Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

Đủ 20 năm trở lên

 

 

50 tuổi 6 tháng

45 tuổi 8 tháng

- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò

Đủ 20 năm trở lên

 

 

 

 

- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao

Đủ 20 năm trở lên

 

Đối tượng:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

 

55 tuổi 6 tháng

50 tuổi 8 tháng

 

Đủ 20 năm trở lên

Trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác

 

55 tuổi 6 tháng

50 tuổi 8 tháng

 - Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

- Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

 

 

 

 

 

- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao

Đủ 20 năm trở lên

 

 

 

55 tuổi 8 tháng

- Cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội

 

Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:

Năm nghỉ hưu

Điều kiện về tuổi nghỉ hưu

Điều kiện đi làm

Năm đóng BHXH

Ghi chú

Nam

Nữ

2021

Đủ 55 tuổi 3 tháng

Đủ 50 tuổi 4 tháng

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 81%

Đủ 20 năm trở lên

 

2022

55 tuổi 6 tháng

50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng

51 tuổi

2024

56 tuổi

51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

52 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

52 tuổi 8 tháng

 

Đủ từ 50 tuổi 3 tháng

Đủ từ 45 tuổi 4 tháng

- Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Đủ 20 năm trở lên

Được giải quyết chế độ lương hưu với mức thấp hơn

 

 

 

- Đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Đủ 20 năm trở lên

 

Đối tượng:

 - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

 

 

 

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Đủ 20 năm trở lên

Được giải quyết chế độ lương hưu với mức thấp hơn

Thời điểm nghỉ hưu của người lao động:

- Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Đối với người lao động không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh): thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu.

Ví dụ: Ông A sinh vào tháng 10/1961 và không bị suy giảm khả năng lao động cũng như không làm việc trong môi trường độc hại thì thời điểm nghỉ hưu của ông A là thời điểm kết thúc ngày 30/4/2022 (ông A đủ 60 tuổi 6 tháng).

Thời điểm hưởng lương hưu: bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu. Cụ thể:

- Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do công ty TNHH 2 thành viên trở lên (người sử dụng lao động) lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Trừ trường hợp:

+ Người lao động là người quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có hưởng tiền lương: thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày đầu tiên (ngày 01) của tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động, đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội: tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng lương hưu cho người lao động. Hồ sơ phải nộp gồm:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (theo Mẫu 12-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm khả năng lao động 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Thời hạn nộp hồ sơ

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Lưu ý:

- Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải trình nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.

- Trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên nộp hồ sơ chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Người lao động sẽ được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng với mức hưởng cụ thể như sau:

Từ ngày 01/1/2018, mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

Năm nghỉ hưởng lương hưu

Nam

Nữ

Năm 2018

16 năm

15 năm

Năm 2019

17 năm

15 năm

Năm 2020

18 năm

15 năm

Năm 2021

19 năm

15 năm

Từ năm 2022 trở đi

20 năm

15 năm

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động sẽ được tính thêm 2% mức hưởng lương hưu; tuy nhiên, lưu ý, mức tối đa bằng 75%.

Ví dụ: Ông A nghỉ hưu năm 2019 và có 35 năm đóng BHXH, như vậy, căn cứ theo bảng số liệu trên thì mức lương hưu của Ông A được tính như sau:

Mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 17 năm đóng BHXH.

Vì ông A đóng BHXH được 35 năm, do đó, cứ mỗi năm đóng (hơn 17 năm) sẽ được tính thêm 2%: (35-17)*2% = 36%

Như vậy:

Mức lương hưu hàng tháng ông A được nhận là:

(45% + 36%) *lương đóng BHXH = 81%* lương đóng BHXH

Tuy nhiên: mức tối đa được quy định là bằng 75%, do đó, mức lương hưu hàng tháng ông A nhận được là bằng 75% mức lương đóng BHXH.

Đối với người lao động nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì mức lương hưu hằng tháng được tính như trên nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm vì sẽ tính theo nguyên tắc nghỉ hưu trước tuổi.

Lưu ý:

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Ví dụ: Bà A 52 tuổi 1 tháng, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 30 năm 07 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 3/2018. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm, tính thêm: 15 * 2% = 30%;

- 07 tháng được tính là 1 năm, tính thêm: 1 * 2% = 2%

- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 30% + 2% = 77% (chỉ tính tối đa bằng 75%);

Bà A nghỉ hưu khi 52 tuổi 01 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 55 là 2 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là (2 * 2%) + 1% = 5%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 75% - 5% = 70%.

Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (30 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,493
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: