Cho tôi hỏi, khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh năm 2023 cần lưu ý những vấn đề pháp lý nổi bật nào? – Minh Hòa (Thừa Thiên Huế).
>> Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm từ năm 2023
>> Nghị định 104/2022/NĐ-CP bỏ hộ khẩu giấy: Điểm mới về hồ sơ thuê, bán nhà ở 2023
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, mục tiêu, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức, nội dung bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư theo quy định nêu trên được xem xét áp dụng theo các hình thức sau:
- Hỗ trợ một phần cân đối ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ;
- Các hình thức bảo đảm khác của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Lưu ý: Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được xem xét áp dụng các hình thức bảo đảm đầu tư theo quy định tại Chương II của Luật Đầu tư 2020 và pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
Những lưu ý nổi bật về đầu tư, kinh doanh năm 2023 (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư 2020 và khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư như sau:
(1) Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 01/01/2021 và các dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 gồm:
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
- Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.
(2) Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
Lưu ý: Quy định tại trường hợp (2) nêu trên không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
- Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
- Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
- Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
>> Xem thêm công việc:
>> Những điều cần lưu ý khi đăng ký doanh nghiệp (tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề...)
>> Đăng ký thành lập doanh nghiệp