Cho tôi hỏi năm 2023, trường hợp nào được hoàn trả thuế phòng vệ thương mại, miễn trừ áp dụng phòng vệ thương mại năm 2023? – Ngọc Khánh (Khánh Hòa).
>> Tiền công ty lì xì Tết Âm lịch 2023, có được trừ khi tính thuế TNDN?
>> Hướng dẫn thủ tục nộp thuế nhà thầu năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, việc hoàn trả thuế phòng vệ thương mại thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
- Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
- Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.
Các khoản thuế phòng vệ thương mại được hoàn trả theo các trường hợp nêu trên không được tính lãi suất.
Thủ tục hoàn trả thuế phòng vệ thương mại thực hiện như thủ tục hoàn thuế nhập khẩu nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Các trường hợp được hoàn trả thuế phòng vệ thương mại, miễn trừ áp dụng phòng vệ thương mại năm 2023
(Ảnh minh họa)
Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì Bộ Công Thương xem xét không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc miễn trừ đối với một số loại hàng hóa trên nguyên tắc không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp phòng vệ thương mại.
Tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ miễn trừ) theo mẫu do Cơ quan điều tra ban hành để Bộ Công Thương xem xét quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ miễn trừ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ miễn trừ. Nếu Hồ sơ miễn trừ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ miễn trừ để bổ sung.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong trường hợp không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân về lý do không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 10/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 26 Thông tư 37/2019/TT-BCT, Bộ trưởng Bộ Công Thương thu hồi quyết định miễn trừ đã được ban hành trong các trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định trong quyết định miễn trừ;
- Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ, không chính xác hoặc giả mạo các số liệu, hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các sản phẩm được miễn trừ;
- Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo Điều 20 Thông tư 37/2019/TT-BCT, cụ thể: Định kỳ 06 tháng trong thời hạn miễn trừ, tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa được miễn trừ và việc tuân thủ điều kiện, nghĩa vụ được miễn trừ tới Cơ quan điều tra theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT.
Khi đó, Bộ Công Thương phối hợp với cơ quan Hải quan xử lý tổ chức, cá nhân bị thu hồi quyết định miễn trừ, yêu cầu truy thu thuế, nộp thuế theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 26 Thông tư 37/2019/TT-BCT).
>> Xem thêm bài viết:
>> Lưu ý khi thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam năm 2023