Cho tôi hỏi, vào năm 2023 việc bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh và quyền sở hữu tài sản được pháp luật quy định như thế nào? – Hoàng Kiên (Kon Tum).
>> Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài 2023 quy định thế nào?
>> Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh năm 2023?
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Đầu tư 2020 quy định Nhà nước không bắt buộc doanh nghiệp đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
(1) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
(2) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
(3) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
(4) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
(5) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
(6) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
(7) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, nếu nhà đầu tư thực hiện những yêu cầu nêu trên thì thuộc trường hợp không bắt buộc phải thực hiện của Nhà nước.
Năm 2023, Luật Đầu tư quy định thế nào về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh, quyền sở hữu tài sản? (Ảnh minh họa)
Theo khoản 2 Điều 11 Luật Đầu tư 2020 và Điều 3 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được quy định cụ thể như sau:
- Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, mục tiêu, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức, nội dung bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các hình thức về bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được xem xét áp dụng bao gồm:
+ Hỗ trợ một phần cân đối ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ;
+ Các hình thức bảo đảm khác của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Lưu ý: Đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được xem xét áp dụng các hình thức bảo đảm đầu tư theo quy định tại Chương II của Luật Đầu tư 2020 và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Bảo đảm quyền sở hữu tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính;
- Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 và quy định pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ theo Điều 12 Luật Đầu tư 2020 quy định sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài những tài sản sau đây:
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
>> Xem thêm bài viết liên quan:
>> Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh năm 2023?
>> Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện năm 2023 được quy định thế nào?
>> Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài 2023 quy định thế nào?