Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, nhiều người lao động tự ý nghỉ việc nhiều ngày liên tiếp mà không có lý do. Vậy, những trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào?
>> Năm 2022, Doanh nghiệp không trả lương theo hợp đồng bị xử phạt như thế nào?
>> Các loại hợp đồng lao động năm 2022
Theo khoản 4, Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời gian 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng thì NSDLĐ có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ đó.
Các lý do nghỉ việc được xem là chính đáng theo Bộ luật Lao động gồm có:
Như vậy nếu NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày liên tiếp hoặc không liên tiếp nhưng đủ số ngày cộng dồn theo quy tắc nêu trên thì có thể bị NSDLĐ xem xét và áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao nhất là sa thải.
Lưu ý: Khi áp dụng bất kỳ hình thức xử lý kỷ luật lao động nào, NSDLĐ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật Lao động. Cụ thể, theo Điều 70, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:
Theo quy định tại điểm e, Khoản 1, Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày liên tục trở lên thì NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong trường hợp này, NSDLĐ cũng không cần phải báo trước cho NLĐ biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải có thông báo bằng văn bản cho NLĐ về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 45, Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ pháp lý: