Quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thực hiện theo Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH
>> Quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
>> 09 trách nhiệm của công ty khi công nhân bị tai nạn lao động 2024
Ngày 14/11/2024, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam.
Trong đó, quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm những nội dung sau đây:
Căn cứ tại Điều 3a Thông tư 32/2016/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH) VAMC xây dựng quy định mới về thang lương, bảng lương và phụ cấp lương đối với người lao động tại Điều 9a Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BLĐTBXH) cụ thể như sau:
“Điều 9. Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty rà soát và quyết định việc tiếp tục duy trì hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới thang lương, bảng lương, phụ cấp lương (kèm theo tiêu chuẩn áp dụng), bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều này làm cơ sở để xếp lương, trả lương và thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định, bảo đảm quỹ tiền lương xác định trên cơ sở tổng tiền lương trong năm của tất cả người lao động tính theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của công ty không được vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động theo quy định tại Thông tư này.
3. Khi sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến và công khai tại công ty trước khi thực hiện.”
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, khái niệm về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được cụ thể như sau:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động. Mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Điều này được thực hiện thông qua hình thức thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:
- Công đoàn cơ sở
- Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Theo khoản 3 Điều 178 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở chi tiết như sau:
3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.