Từ ngày 01/01/2025, ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử có chứa link cho khách hàng được quy định chi tiết tại Thông tư 50/2024/TT-NHNN.
>> 06 trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa
>> 05 hình thức tập trung kinh tế hiện nay
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 50/2024/TT-NHNN, đơn vị không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho khách hàng có nội dung chứa đường dẫn liên kết (Hyperlink) truy cập các trang tin điện tử, trừ trường hợp theo yêu cầu của khách hàng.
Như vậy, trừ trường hợp khách hàng yêu cầu thì các ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử có nội dung chứa đường dẫn liên kết (Hyperlink) truy cập các trang tin điện tử cho khách hàng.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ 01/01/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 50/2024/TT-NHNN, đơn vị phải thông tin cho khách hàng về các điều khoản trong thỏa thuận cung cấp, sử dụng dịch vụ Online Banking, tối thiểu gồm:
(i) Quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking.
(ii) Các loại dữ liệu của khách hàng mà đơn vị thu thập, mục đích sử dụng dữ liệu của khách hàng và trách nhiệm của đơn vị trong bảo mật dữ liệu của khách hàng theo quy định của pháp luật trừ trường hợp đơn vị và khách hàng đã có thỏa thuận khác về việc bảo vệ dữ liệu khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
(iii) Cam kết khả năng bảo đảm hoạt động liên tục của hệ thống Online Banking, tối thiểu gồm: thời gian gián đoạn cung cấp dịch vụ trong một lần, tổng thời gian gián đoạn cung cấp dịch vụ trong một năm trừ các trường hợp bất khả kháng hoặc bảo trì, nâng cấp hệ thống đã được đơn vị thông báo.
(iv) Các nội dung khác của đơn vị đối với dịch vụ Online Banking (nếu có).
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 50/2024/TT-NHNN, đơn vị phải công bố thông tin về dịch vụ Online Banking, bảo đảm khách hàng có khả năng tiếp cận được thông tin trước hoặc ngay tại thời điểm đăng ký sử dụng dịch vụ, thông tin công bố tối thiểu gồm có:
(i) Cách thức cung cấp dịch vụ, cách thức truy cập dịch vụ Online Banking ứng với từng phương tiện truy cập.
(ii) Hạn mức giao dịch (nếu có) và các hình thức xác nhận giao dịch.
(iii) Các trang thiết bị cần thiết để sử dụng dịch vụ, điều kiện với các trang thiết bị được sử dụng.
(iv) Các rủi ro liên quan đến việc sử dụng dịch vụ Online Banking.
Căn cứ Điều 19 Thông tư 50/2024/TT-NHNN, đơn vị phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu khách hàng, tối thiểu bao gồm:
(i) Dữ liệu của khách hàng phải được bảo đảm an toàn, bảo mật theo quy định của pháp luật.
(ii) Thông tin sử dụng để xác nhận giao dịch của khách hàng bao gồm mã khóa bí mật, mã PIN, thông tin sinh trắc học khi lưu trữ phải áp dụng các biện pháp mã hóa hoặc che dấu để bảo đảm tính bí mật.
(iii) Thiết lập quyền truy cập đúng chức năng, nhiệm vụ cho nhân sự thực hiện nhiệm vụ truy cập dữ liệu khách hàng; có biện pháp giám sát mỗi lần truy cập.
(iv) Có biện pháp quản lý truy cập, tiếp cận các thiết bị, phương tiện lưu trữ dữ liệu của khách hàng để phòng chống nguy cơ lộ, lọt dữ liệu.
(v) Thông báo cho khách hàng khi xảy ra sự cố làm lộ, lọt dữ liệu của khách hàng và báo cáo kịp thời về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Công nghệ thông tin).
Điều 21. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước - Thông tư 50/2024/TT-NHNN 1. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này. 2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thi hành Thông tư này và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. 3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên địa bàn (trừ Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam) và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. |