Dưới đây là quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa trong hoạt động ngoại thương và nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp.
>> 05 hình thức tập trung kinh tế hiện nay
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 28/11/2024
Căn cứ Điều 100 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quy định các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa bao gồm:
(i) Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.
(ii) Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
(iii) Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
(iv) Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.
(v) Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.
(vi) Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 101 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp bao gồm:
(i) Biện pháp kiểm soát khẩn cấp chỉ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Mục 1.
(ii) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo quy định tại Chương II Luật Quản lý ngoại thương 2017.
(iii) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp phải đánh giá, lựa chọn biện pháp gây ít cản trở nhất cho hoạt động ngoại thương.
(iv) Biện pháp kiểm soát khẩn cấp được bãi bỏ khi không còn các trường hợp quy định tại Mục 1 hoặc thông qua thương lượng, đàm phán.
Căn cứ Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quy định các hành vi bị cấm trong quản lý ngoại thương bao gồm:
(i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
(ii) Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.
(iii) Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
(iv) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện.
- Hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định.
- Hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.
- Hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
(v) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
(vi) Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.