Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì sử dụng mẫu bảng phân bổ tiền lương và BHXHX nào? – Thanh Trà (Lâm Đồng).
>> Mẫu bảng chấm công cho nhân viên và hướng dẫn sử dụng
>> Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động
Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Thông tư 200 có hướng dẫn sử dụng |
Đơn vị:.................[1] |
Mẫu số 11 - LĐTL |
Bộ phận:.............. |
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC |
|
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng ... năm ...[2]
Số TT [6]
|
Ghi Có Tài khoản |
TK 334 - Phải trả người lao động[3] |
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác[4] |
TK 335[5] |
|
|||||
Đối tượng sử dụng (Ghi Nợ các Tài khoản) |
Lương |
Các khoản khác |
Cộng Có TK 334 |
Kinh phí công đoàn |
Bảo hiểm xã hội |
Bảo hiểm y tế |
Cộng Có TK 338 (3382,3383, 3384) |
Chi phí phải trả |
Tổng cộng |
|
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
1
|
TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp - Phân xưởng (sản phẩm) - ...................................... - Phân xưởng (sản phẩm) - ..................................... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công - .................................... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
TK 627- Chi phí sản xuất chung - Phân xưởng (sản phẩm) - ..................................... - Phân xưởng (sản phẩm) - ..................................... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
TK 641- Chi phí bán hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
TK 242- Chi phí trả trước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
TK 335- Chi phí phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
TK 334- Phải trả người lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
TK 338- Phải trả, phải nộp khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
.................................................... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ...... tháng ..... năm ....
Người lập bảng |
Kế toán trưởng |
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên) |
[1] Ghi rõ tên doanh nghiệp lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
[2] Là tháng, năm thực hiện phân bổ tiền lương và bảo hiễm xã hội
[3] Kế toán căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ... để tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng và tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ này theo các dòng phù hợp cột ghi Có TK 334 hoặc có TK 335.
[4] Căn cứ vào tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn (theo quy định hiện hành) và tổng số tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng để tính ra số tiền phải trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và ghi vào các dòng phù hợp cột ghi Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386).
[5] Kế toán căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ... để tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng và tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ này theo các dòng phù hợp cột ghi có TK 335 hoặc Có TK 334.
[6] Số thứ tự các đối tượng sử dụng để phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Cột A).
Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Thông tư 200 có hướng dẫn sử dụng
Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Thông tư 200 nêu trên áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (bao gồm cả các các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng lựa chọn Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC).
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Thông tư 200 được lập nhằm mục đích: dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả cho người lao động (gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động (ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386).
Số liệu của bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào các bảng kê, Nhật ký- Chứng từ và các sổ kế toán có liên quan tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng ở đơn vị (như Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái TK 334, 338...), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.