Doanh nghiệp khi chấm công cho nhân viên hằng ngày thì sử dụng theo mẫu bảng chấm công nào? – Yến Nghi (Đà Nẵng).
>> Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động
>> Mẫu đề nghị tạm ứng tiền lương năm 2022
Mẫu bảng chấm công cho nhân viên theo Thông tư 200 và hướng dẫn sử dụng mẫu này |
Mẫu bảng chấm công cho nhân viên theo Thông tư 133 và hướng dẫn sử dụng mẫu này |
Đơn vị : .................[1] Bộ phận : ..............[2] |
|
|
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng ....năm......
|
|
|
Ngày trong tháng[3] |
Quy ra công |
||||||||
STT |
Họ và tên |
Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ |
1 |
2 |
3 |
... |
31 |
Số công hưởng lương sản phẩm[4] |
Số công hưởng lương thời gian[5] |
Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương[6] |
Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng ....% lương[7] |
Số công hưởng BHXH[8] |
A |
B[9] |
C[10] |
1 |
2 |
3 |
.... |
31[11] |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ... tháng ... năm...
Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ký hiệu chấm công:
- Lương SP: SP - Nghỉ phép: P
- Lương thời gian: + - Hội nghị, học tập: H
- Ốm, điều dưỡng: Ô - Nghỉ bù: NB
- Con ốm: Cô - Nghỉ không lương: KL
- Thai sản: TS - Ngừng việc: N
- Tai nạn: T - Lao động nghĩa vụ: LĐ
[1] Ghi rõ tên doanh nghiệp sử dụng Bảng chấm công này.
[2] Ghỉ rõ tên bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm,…) của doanh nghiệp sử dụng Bảng chấm công này. Mỗi bộ phận đều phải lập bảng chấm công hằng tháng.
[3] Ghi các ngày trong tháng từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.
[4] Ghi tổng số công hưởng lương tính theo sản phẩm của từng nhân viên trong tháng tại cột 32.
[5] Ghi tổng số công hưởng lương tính theo thời gian làm việc của từng nhân viên trong tháng tại cột 33.
[6] Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng nhân viên trong tháng tại cột 34.
[7] Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng nhân viên trong tháng tại cột 35.
[8] Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng nhân viên trong tháng tại cột 36.
[9] Ghi họ và tên của từng nhân viên trong bộ phận công tác tại cột B.
[10] Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng nhân viên tại cột C.
[11] Hàng ngày trưởng bộ phận (Tổ trưởng, Trưởng ban, phòng, nhóm,…) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu chấm công quy định bên dưới.
Mẫu bảng chấm công cho nhân viên theo Thông tư 200 và Thông tư 133 kèm hướng dẫn sử dụng
Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó. Cần chú ý 2 trường hợp:
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ, làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
- Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
- Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả tiền lương theo thời gian.
- Mẫu bảng chấm công Thông tư 133: áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
- Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 200: áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (bao gồm cả các các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng lựa chọn Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC).
Lưu ý khi lập bảng chấm công theo Thông tư 200 và Thông tư 133:
- Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính tiền lương và BHXH.
- Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa. Ví dụ: 22 công 4 giờ thì ghi 22,4.