Người lao động có thể tạm ứng tiền lương trong những trường hợp nào? Khi đề nghị công ty cho tạm ứng tiền lương thì sử dụng theo mẫu đơn nào? – Quang Tiến (Đà Nẵng).
>> Mẫu bảng kê để công ty trả lương hằng tháng cho người lao động năm 2023
>> Mẫu đơn để người lao động đề nghị Công ty tăng lương năm 2023
Mẫu đơn đề nghị để người lao động tạm ứng tiền lương năm 2023 và hướng dẫn sử dụng mẫu này |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________
ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG TIỀN LƯƠNG
- Căn cứ Điều 101 Bộ luật Lao động 2019;
- Căn cứ quy định của Công ty[1]…………………………………
Kính gửi[2]: ………………................................................
Tôi tên là[3]: …………………… Sinh ngày[4]: .../…/…
Hiện đang làm việc tại[5]: …………………………của Công ty[6]…………………………
Nay tôi viết đơn này để đề nghị Công ty cho tôi tạm ứng tiền lương tháng …/2023 với số tiền là[7]……………….. đồng (viết bằng chữ[8]: ………………………….), tương đương với tiền lương của[9] ......... ngày làm việc.
Lý do tạm ứng tiền lương[10]:........................................................................................................
Khi đến hạn trả lương cho nhân viên vào ngày .../…/2023 tôi sẽ nhận số tiền lương còn lại của tháng …/2023 sau khi trừ đi số tiền lương đã ứng trước.
Kính mong[11] ……………….. xem xét và phê duyệt tạm ứng tiền lương để đảm bảo quyền lợi chính đáng của tôi.
Trân trọng cảm ơn!
|
…, ngày[12]…/…/2023 Người đề nghị (Ký và ghi rõ họ tên)
……………………………. |
[1] Ghi cụ thể tên của Công ty mà người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương đang làm việc.
[2] Ghi cụ thể chức danh của người có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng tiền lương cho người lao động (thông thường, Giám đốc hoặc Trưởng phòng Tài chính hoặc Kế toán trưởng sẽ là người có thẩm quyền phê duyệt việc tạm ứng tiền lương của Công ty…).
[3] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.
[4] Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.
[5] Ghi tên Tổ/Phòng/Ban/Nhóm/... mà người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương đang làm việc.
[6] Ghi tên của Công ty mà người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương đang làm việc.
[7] Ghi số tiền đề nghị tạm ứng bằng số.
[8] Ghi số tiền đề nghị tạm ứng bằng chữ (lưu ý: phải khớp với số tiền đề nghị tạm ứng bằng số).
[9] Ghi số ngày làm việc mà người lao động nhận được tiền lương bằng với số tiền lương đề nghị tạm ứng. Ví dụ: Anh A được trả lương là 200.000 đồng/ngày, trong trường hợp anh A tạm ứng 2.000.000 đồng thì tương ứng với 10 ngày làm việc.
[10] Ghi cụ thể lý do tạm ứng tiền lương (ví dụ: để có đủ tài chính giải quyết công việc cá nhân, có tiền trang trải cho những ngày nghỉ phép về quê thăm gia đình,…).
[11] Ghi tên chức danh của người có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng tiền lương (thực tế, các công ty thường trao quyền này cho Giám đốc hoặc Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Tài chính…).
[12] Điền ngày, tháng, năm người lao động làm đơn đề nghị tạm ứng tiền lương.
Mẫu đơn để người lao động đề nghị công ty tạm ứng tiền lương năm 2023 (Ảnh minh họa)
Căn cứ khoản 3 Điều 97, Điều 101 và Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được tạm ứng tiền lương năm 2023 trong những trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên.
Trong trường hợp này, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng, người lao động được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Trường hợp 2: Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận.
Trong trường hợp này, người lao động sẽ không bị tính lãi đối với số tiền lương tạm ứng.
Trường hợp 3: Người lao động tạm ứng tiền lương khi tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tháng trở lên.
Công ty phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Lưu ý, trong trường hợp này, người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Tuy nhiên, người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì không được tạm ứng tiền lương.
Trường hợp 4: Người lao động tạm ứng tiền lương khi nghỉ hằng năm
Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Trường hợp 5: Người lao động tạm ứng tiền lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc
Cụ thể, người lao động bị công ty tạm đình chỉ công việc do vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Lưu ý:
- Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
- Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, công ty không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền theo một trong các mức sau đây:
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
- Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
- Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
- Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài mức phạt tiền nêu trên, công ty bị buộc phải trả đủ tiền lương tạm ứng cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương tạm ứng chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm của công ty.
>> Xem thêm các công việc pháp lý liên quan tại: