Từ ngày 01/01/2025, dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng xanh, sạch được quy định chi tiết tại Thông tư 53/2024/TT-BGTVT.
>> Nguyên tắc xác định lợi nhuận định mức của Tổng công ty Điện lực từ cuối tháng 12 năm 2024
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường là xe cơ giới không phát thải trực tiếp các-bon khi vận hành (như xe thuần điện PEV hoặc BEV, xe điện dùng pin nhiên liệu thuần túy PFCEV hoặc FCEV, xe sử dụng nhiên liệu hy-đrô).
Ngàoi ra, tại Điều 10 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường được xác định theo quy định mêu trên tại Mục này. Dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường khi tham gia giao thông được nhận biết bằng tem kiểm định có nền màu xanh lá cây. Chi tiết mẫu tem quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu, cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng xanh, sạch từ 01/01/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT, phương tiện giao thông thông minh quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2025 được phân loại theo cấp độ tự động hóa một phần hoặc toàn phần hoạt động điều khiển phương tiện, cụ thể như sau:
(i) Xe cơ giới cho phép tự động hóa một phần hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ là các xe thuộc cấp độ 1 (Level or Category 1), cấp độ 2 (Level or Category 2) hoặc cấp độ 3 (Level or Category 3) được phân loại và định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO/SAE PAS 22736:2021 Phân loại và định nghĩa đối với các thuật ngữ liên quan đến hệ thống tự lái của xe cơ giới (Taxonomy and definitions for terms related to driving automation systems for on-road motor vehicles).
(ii) Xe cơ giới cho phép tự động hóa toàn phần hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ là các xe thuộc cấp độ 4 (Level or Category 4) hoặc cấp độ 5 (Level or Category 5) được phân loại và định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO/SAE PAS 22736:2021 Phân loại và định nghĩa đối với các thuật ngữ liên quan đến hệ thống tự lái của xe cơ giới (Taxonomy and definitions for terms related to driving automation systems for on-road motor vehicles).
Căn cứ Điều 5 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT, xe máy chuyên dùng được phân loại như sau:
(i) Xe máy thi công được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT.
(ii) Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp là xe máy chuyên dùng chỉ phục vụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp.
(iii) Máy kéo.
(iv) Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo: Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được thiết kế, chế tạo chỉ để kéo bởi máy kéo.
(v) Xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt được phân loại theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT.
(vi) Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng - Thông tư 53/2024/TT-BGTVT Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phân loại phương tiện giao thông đường bộ, dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường. Điều 7. Phương tiện giao thông thông thường - Thông tư 53/2024/TT-BGTVT Phương tiện giao thông thông thường là xe cơ giới mà người lái thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ điều khiển chuyển động của xe ngay cả khi được hỗ trợ bởi các hệ thống an toàn chủ động trên xe. |