04 trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng theo Luật Công chứng 2024 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2024 và có hiệu lực từ tháng 07/2024.
>> 06 trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp
Ngày 26/11/2024 Quốc hội ban hành Luật Công chứng 2024 quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Theo đó, các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 27 Luật Công chứng 2024 bao gồm:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi Văn phòng công chứng hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một hoặc một số thành viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng; chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
b) Có quyết định miễn nhiệm công chứng viên hoặc thuộc trường hợp đương nhiên miễn nhiệm công chứng viên theo quy định của Luật này;
c) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích;
d) Bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng.
Như vậy, các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng đã được quy định cụ thể như trên.
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
[TIỆN ÍCH] Mẫu văn bản nâng cao (hướng dẫn ghi & tải về các mẫu đơn) |
04 trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng từ 01/07/2025
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Công chứng 2024, thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng có quyền rút vốn hoặc chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp của mình cho thành viên hợp danh khác. Cụ thể như sau:
2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi Văn phòng công chứng hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một hoặc một số thành viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản và Văn phòng công chứng phải còn ít nhất 02 thành viên hợp danh tại thời điểm thành viên hợp danh được rút vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp.
Thành viên hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của Văn phòng công chứng trong năm tài chính đó đã được thông qua.
Văn phòng công chứng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp việc công chứng viên hoàn thành rút vốn hoặc hoàn thành chuyển nhượng phần vốn góp. Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên chấm dứt tại thời điểm được Sở Tư pháp ghi nhận vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Trường hợp người rút vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp là Trưởng Văn phòng công chứng thì tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên chấm dứt kể từ thời điểm được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
Theo khoản 3 Điều 27 Luật Công chứng 2024, thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng được quy định như sau:
3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tài liệu chứng minh và văn bản về việc khai trừ thành viên hợp danh được gửi Sở Tư pháp khi đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động. Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên bị khai trừ chấm dứt tại thời điểm được Sở Tư pháp ghi nhận vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Trường hợp người bị khai trừ là Trưởng Văn phòng công chứng thì tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên chấm dứt kể từ thời điểm được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.