Dưới đây là quy định về điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng, mẫu hợp đồng bảo mật thông tin mới nhất 2025 và các nội dung chủ yếu trong hợp đồng.
>> Cách đặt tên hộ kinh doanh dạy thêm đúng quy định
>> Ngân hàng áp dụng tối thiểu 5 biện pháp bảo mật dữ liệu khách hàng từ năm 2025
Căn cứ khoản 2 Điều 397 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
Bên cạnh đó, điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng cũng được quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì công ty có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 289 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền là giữ bí mật bí quyết kinh doanh được nhượng quyền, kể cả khi hợp đồng nhượng quyền đã kết thúc/chấm dứt.
Như vậy, việc bảo mật thông tin không chỉ được thực hiện khi hợp đồng có hiệu lực mà ngay cả sau khi hợp đồng đã kết thúc.
Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin mới nhất 2025 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu hợp đồng bảo mật thông tin dưới đây:
![]() |
Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin |
Lưu ý: Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
(i) Đối tượng của hợp đồng.
(ii) Số lượng, chất lượng.
(iii) Giá, phương thức thanh toán.
(iv) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
(v) Quyền, nghĩa vụ của các bên.
(vi) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
(vi) Phương thức giải quyết tranh chấp.
|