Chế độ thai sản không chỉ dành cho lao động nữa khi mang thai mà còn có cả lao động nam khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cũng được hưởng chế độ thai sản. Nhưng nhiều lao động nam không biết về quyền và lợi ích về chế độ này.
>> Những điều cần biết về Bảo hiểm y tế
>> Giúp doanh nghiệp phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc
Theo điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam đang đóng BHXH khi có vợ sinh con thì đáp ứng điều kiện được hưởng chế độ thai sản.
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của nam như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc này được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Đặc biệt, nếu có nhu cầu, lao động nam có thể nghỉ thành nhiều lần những phải đảm đảm tổng thời gian nghỉ nói trên (theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).
Ngoài việc được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con, lao động nam còn được hưởng mức hưởng chế độ thai sản như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản |
= |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản |
/ |
24 |
* |
Số ngày nghỉ hưởng chế độ |
Ngoài ra, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con đối với các trường hợp khác được quy định như sau:
STT |
Trường hợp |
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản |
Mức hưởng chế độ thai sản |
1 |
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con |
Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ |
Được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ |
2 |
Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con |
Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
|
Được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha. Hoặc được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH nếu người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng |
3 |
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chết |
Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi |
Được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH của người mẹ |
4 |
Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chết |
Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi |
Được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha Hoặc được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH nếu người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng |
5 |
Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại trường hợp 2, 4 nêu trên mà không nghỉ việc hưởng chế độ thai sản |
Ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ |
Được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ |
6 |
Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền |
Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi |
Được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha Hoặc được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH nếu người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng |
Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Bên cạnh việc được hưởng những chế độ thai sản nêu trên, nếu vợ sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH, cha còn được trợ cấp một lần khi sinh con.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH:, lao động nam có vợ sinh con được hưởng trợ cấp một lần sinh con khi đáp ứng điều kiện sau:
- Chỉ có cha tham gia BHXH: Cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
- Trường hợp người mẹ tham BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con: Người cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Mức trợ cấp một lần khi sinh con đối với mỗi con được tính như sau:
Trợ cấp một lần (đối với mỗi con) |
= |
2 |
* |
Mức lương cơ sở tại tháng sinh con |
Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Quý thành viên vui lòng xem thủ tục giải quyết chế độ thai sản tại công việc: Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: