Quy định về chế độ hưu trí đối với người lao động tại doanh nghiệp chưa đóng đủ BHXH được hướng dẫn cụ thể tại Công văn 1880/BHXH-CSXH ngày 21/6/2023.
>> Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm năm 2024
>> Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất
Căn cứ Mục I Công văn 1880/BHXH-CSXH ngày 21/6/2023, các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ bảo hiểm xã bao gồm:
- Đơn vị đang làm thủ tục phá sản.
- Đơn vị đã có Quyết định phá sản của Tòa án.
- Đơn vị không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký.
- Đơn vị không có người đại diện theo pháp luật.
Căn cứ điểm 2.1 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020), đơn vị là tên gọi chung cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Chế độ hưu trí đối với NLĐ tại doanh nghiệp chưa đóng đủ BHXH năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Mục III Công văn 1880/BHXH-CSXH ngày 21/6/2023, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hưởng lương hưu đối với các trường hợp:
(i) Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và có thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội) thì được giải quyết hưởng lương hưu theo quy định của chính sách tại thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Khi khoản tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì tính bổ sung thời gian đóng bảo hiểm xã hội (nếu có) để điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu đã giải quyết trước đó và chi trả bổ sung chênh lệch mức hưởng cho người lao động kể từ thời điểm đã hưởng.
Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, có thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 10 năm đến dưới 20 năm (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội) mà người lao động có nguyện vọng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Thời điểm hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH.
Khi khoản tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì tính bổ sung thời gian đóng bảo hiểm xã hội (nếu có) để điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu đã giải quyết trước đó và chi trả bổ sung chênh lệch mức hưởng cho người lao động kể từ thời điểm đã hưởng (không thực hiện hoàn trả số tiền người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để thống nhất với nội dung hướng dẫn tại Công văn 276/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Xem chi tiết tại bài viết: Giải quyết hưởng BHXH một lần đối với người lao động tại doanh nghiệp chưa đóng đủ BHXH năm 2024.
Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. 2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội. 3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. 4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này. |