Trong quá trình kinh doanh, sản xuất, có thể có một số sự cố như sự cố cố điện, nước; không đủ nguyên, vật liêu; thiệt bị hư hỏng nghiêm trọng; thiên tai; dịch bệnh;…khiến cho người lao động buộc phải ngừng việc. Đây là điều mà người lao động không mong muốn, vì vậy, pháp luật lao động đã quy định về các trường hợp được hưởng tiền lương ngừng việc và cách tính tiền lương ngừng việc, làm cơ sở pháp lý quan trọng để người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ của mình, qua đó đảm bảo được quyền của người lao động trong trường hợp bất khả kháng này.
>> Có được ký hợp đồng thử việc 2 lần tại một công ty?
>> Sử dụng NLĐ cao tuổi sao cho hợp pháp?
1. Các trường hợp người lao động phải ngừng việc
Điều 99 Bộ luật lao động 2019 đã ghi nhận 03 trường hợp người lao động phải ngừng việc gồm:
- Do lỗi của người sử dụng lao động;
- Do lỗi của người lao động;
- Do các sự cố khách quan như sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế
2. Tính tiền lương ngừng việc 2022
Ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động
Khoản 1 Điều 99 Bộ luật lao động 2019 quy định:
- Trong trường hợp này, người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Lỗi của người sử dụng lao động ví dụ như người sử dụng lao động cho ngừng việc để cải tạo, sửa chữa địa điểm làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng mà người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc,…
-Tiền lương theo hợp đồng lao động là tiền lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, là nội dung bắt buộc trong mọi hợp đồng lao động.
Ngừng việc do lỗi của người lao động
Khoản 2 Điều 99 Bộ luật lao động 2019 quy định:
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì họ không được trả lương.
- Những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc, chẳng hạn: theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 Bộ luật lao động 2019: “Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.” Trong trường hợp này, người lao động được trả lương theo thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu do Chính phủ quy định, thông thường các bên cũng lựa chọn lương theo hợp đồng lao động.
Ngừng việc do các sự cố khách quan khác
Cách tính lương ngừng việc trong trường hợp này khác với hai trường hợp trên, đảm bảo được lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Lưu ý: Mức lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 vẫn tiếp tục áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể:
- Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng
- Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng
- Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng
- Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng
Trên đây là Cách tính tiền lương ngừng việc của người lao động 2022. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: