Mặc dù đã qua tuổi nghỉ hưu nhưng nhiều NLĐ có sức khỏe tốt vẫn chọn cách đi làm để tìm thêm thu nhập. Do đó, khi DN sử dụng NLĐ cao tuổi cần chú ý những điều gì?
>> Thủ tục nhận tiền hỗ trợ với NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ không lương
>> Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn 2022
Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật lao động 2019. Trong đó, độ tuổi nghỉ hưu của NLĐ sẽ không còn cố định như trước đây là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Thay vào đó, độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường sẽ được thay đổi theo lộ trình là đủ 60 tuổi đối với nữ và đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2035.
Cụ thể, trong năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.
1. Được ký HĐLĐ nào với NLĐ cao tuổi?
Căn cứ vào Điều 20 Bộ Luật lao động 2019 quy định chỉ còn 02 loại HĐ:
Tuy nhiên, các trường hợp thông thường chỉ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần. Nếu muốn tiếp tục sử dụng người lao động sau đó phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Đồng thời, khoản 1 Điều 149 Bộ Luật này quy định “Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.”
Như vậy, khi dử dụng lao động cao tuổi, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.
2. Người lao động cao tuổi có được làm việc nặng nhọc, độc hại?
Tại khoản 3 Điều 149 Bộ luật này quy định rõ :
Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Như vậy, NSDLĐ không được sử dụng lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đảm bảo các điều kiện an toàn thì DN vẫn có thể sử dụng lao động cao tuổi làm những công việc này.
Bên cạnh đó, nếu không đảm bảo điều kiện an toàn mà vẫn yêu cầu người lao động cao tuổi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng. (quy định tại Điều 30 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
3. Thời gian làm việc của NLĐ cao tuổi được quy định như thế nào?
- NLĐ cao tuổi có được rút ngắn thời gian làm việc không?
Theo khoản 2 và 3 Điều 148 Bộ Luật lao động quy định:
Điều 148. Người lao động cao tuổi
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Như vậy, NLĐ cao tuổi có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời gian làm việc so với NLĐ bình thường hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích DN sử dụng lao động cao tuổi làm những công việc phù hợp với sức khỏe để vừa đảm bảo quyền lời vừa sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
- Có được yêu cầu NLĐ cao tuổi làm thêm giờ?
Bộ Luật lao động chưa có quy định nào hạn chế việc sử dụng NLĐ cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ thì NSDLĐ phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
4. Sử dụng NLĐ cao tuổi có phải đóng bảo hiểm?
Tùy thuộc vào việc NLĐ đã cao tuổi đã hưởng lương hưu hay chưa mà NSDLĐ có phải đóng hay không.
Trường hợp 1: NLĐ đang hưởng lương hưu
Khi NLĐ đáp ứng về độ tuổi và số năm đóng BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng.
Khoản 2 Điều 149 Bộ luật lao động quy định, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
Đồng thời, tại khoản 9 Điều 123 Luật BHXH 2014 quy định, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, NLĐ cao tuổi đang hưởng lương hưu hằng tháng, DN sẽ không phải đóng BHXH cho lao động đó. Thay vì đóng bảo hiểm, doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 168 BLLĐ.
Trường hợp 2: NLĐ chưa hưởng lương hưu
Theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH quy định, NLĐ ký kết HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời Luật này cũng giới hạn người hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Như vậy, đối với NLĐ cao tuổi chưa hưởng lương hưu mà làm việc theo HĐLĐ từ đủ 01 tháng thì NSDLĐ phải đóng bảo hiểm cho họ.
CCPL: Bộ Luật lao động 2019