Cho tôi hỏi năm 2023, khi thực hiện hoạt động thuê lại lao động và cho thuê lại lao động cần lưu ý những vấn đề gì? – Vĩnh Ninh (Đắk Lắk).
>> Hướng dẫn cách xây dựng thang lương, bảng lương năm 2023
>> Toàn văn lịch nghỉ lễ, Tết năm 2023 với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
Như vậy, có thể thấy cho thuê lại lao động cũng là một kênh để người sử dụng lao động tìm kiếm, tuyển dụng lao động để làm những công việc theo danh mục công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định phù hợp với nhu cầu công việc của mình.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 thì cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Các lưu ý quan trọng về cho thuê lại lao động năm 2023 (Ảnh minh họa)
Tại khoản 1 Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 quy định doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
Trong quan hệ cho thuê lại lao động có sự tham gia chủ yếu của 03 chủ thể sau:
- Bên cho thuê lại lao động: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
- Bên thuê lại lao động: là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sử dụng người lao động thuê lại để làm những công việc theo danh mục công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định (Điều 13 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
- Người lao động thuê lại: người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động (Điều 14 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này cụ thể như sau:
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).
Tại khoản 4 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định bên thuê lại lao động không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động muốn được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
- Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Không có án tích;
- Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
(2) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ.
(Xem chi tiết TẠI ĐÂY).