PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường 2023 như sau:
Bài viết tiếp tục trình bày Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
Trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 81% được bồi thường bằng: 100 triệu đồng x với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động như sau:
(i) Mất 1 phần xương hàm trên và 1 phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống:
- Khác bên: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 80%.
- Cùng bên: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 70%.
(ii) Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc dưới: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 70%.
(iii) Mất 1 phần xương hàm trên hoặc 1 phần xương hàm dưới (từ 1/3 đến 1/2 bị mất) từ cành cao trở xuống: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 35%.
(iv) Gãy xương hàm trên và hàm dưới can xấu gây sai khớp cắn nhai, ăn khó: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 30%.
(v) Gãy xương gò má, cung tiếp xương hàm trên hoặc xương hàm dưới gây rối loạn nhẹ khớp cắn và chức năng nhai: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 15%.
(vi) Khớp hàm giả do không liền xương hay khuyết xương: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 20%.
(vii) Mất răng:
- Trên 8 cái không lắp được răng giả: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 30%.
- Từ 5 đến 7 răng: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 15%.
- Từ 3 đến 4 răng: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 8%.
- Từ 1 đến 2 răng: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 5%
(viii) Mất 3/4 lưỡi còn gốc lưỡi (từ đường gai V trở ra): tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 75%.
(ix) Mất 2/3 lưỡi lừ đầu lưỡi: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 50%.
(x) Mất 1/3 lưỡi ảnh hưởng đến phát âm: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 15%.
(xi) Mất 1 phần nhỏ lưỡi (dưới 1/3) ảnh hưởng đến phát âm: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10%.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường 2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Vết thương phần mềm (VTPM) gây đau rát, tê, co kéo, ảnh hưởng đến gân, cơ, mạch máu lớn, thần kinh: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 12%.
(ii) VTPM ở ngực, bụng ảnh hưởng đến hô hấp: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 35%.
(iii) VTPM để lại sẹo xơ cứng làm biến dạng mắt gây trở ngại đến ăn, nhai và cử động cổ: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 40%.
(iv) VTPM khuyết hổng lớn ở chung quanh hốc miệng, vết thương môi và má ảnh hưởng nhiều đến ăn uống: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 50%.
(v) Mất 1 phần hàm ếch làm thông giữa mũi và miệng: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 20%.
(vi) Bỏng nông (độ I, độ II):
- Diện tích dưới 5 cm: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 5%.
- Diện tích từ 5 đến 15%: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10%.
- Diện tích trên 15%: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 15%.
(vii) Bỏng sâu (độ III, độ IV, độ V):
- Diện tích dưới 5%: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 20%.
- Diện tích từ 5 đến 15%: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 35%.
- Diện tích trên 15%: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 60%.
- Trường hợp bị dính các khớp ngón tay (trừ ngón cái và ngón trỏ) và các khớp ngón chân (trừ ngón cái) thì số tiền bồi thường chỉ bằng 50% số tiền bồi thường quy định trong trường hợp cụt ngón đó.
- Trường hợp mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chi được coi như mất từng bộ phận đó hoặc mất chi.
- Trong trường hợp trước khi xảy ra tai nạn, người lao động chỉ có một mắt và nay mất nốt mắt lành còn lại thì được coi là suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn trên 81%.
- Trường hợp người bị tai nạn bị nhiều hơn một loại thương tật thì số tiền bồi thường sẽ là tổng số tiền bồi thường cho từng loại thương tật. Tổng số tiền bồi thường sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
- Những trường hợp suy giảm khả năng lao động không được liệt kê trong Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm này sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không xác định được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, việc bồi thường sẽ được căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
- Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ suy giảm khả năng lao động quy định tại Phụ lục VII Nghị định 67/2023/NĐ-CP và kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì lấy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động lớn hơn.
Quý khách click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.