Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường 2023 được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP như thế nào? – Thanh Tuấn (Hải Phòng).
>> Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc 2023
Căn cứ Phụ lục VII Nghị định 67/2023/NĐ-CP, Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định như sau:
Trường hợp chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên được bồi thường 100 triệu đồng, cụ thể như sau:
(i) Suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên do:
- Mù hoặc mất hoàn toàn hai mắt.
- Rối loạn tâm thần hoàn toàn không thể chữa được.
- Hỏng hoàn toàn chức năng nhai và nói (câm).
- Mất hoặc liệt hoàn toàn hai tay (từ vai hoặc khuỷu xuống) hoặc hai chân (từ háng hoặc đầu gối xuống).
- Mất cả hai bàn tay hoặc hai bàn chân, hoặc mất một cánh tay và một bàn chân, hoặc một cánh tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một cẳng chân, hoặc một bàn tay và một bàn chân.
- Mất hoàn toàn khả năng lao động và làm việc (toàn bộ bị tê liệt, bị thương dẫn đến tình trạng nằm liệt giường hoặc dẫn đến tàn tật toàn bộ vĩnh viễn).
- Cắt toàn bộ một bên phổi và một phần phổi bên kia.
(ii) Các trường hợp suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa (nếu có) hoặc tổng mức độ suy giảm khả năng lao động theo Mục 2 của bài viết dưới đây từ 81 % trở lên.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường 2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 81% được bồi thường bằng: 100 triệu đồng x với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động như sau:
- Mất một cánh tay từ vai xuống (tháo khớp vai): tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 75%.
- Cắt cụt cánh tay từ dưới vai xuống: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 70%.
- Cắt cụt một cánh tay từ khuỷu xuống (tháo khớp khuỷu): tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 65%.
- Mất trọn một bàn tay hay năm ngón của một bàn: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 60%.
- Mất 4 ngón tay trên một bàn: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 40%.
- Mất ngón cái và ngón trỏ: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 35%.
- Mất 3 ngón tay: Ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 30%.
- Mất 1 ngón cái và 2 ngón khác: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 35%.
- Mất 1 ngón cái và 1 ngón khác: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 30%.
- Mất 1 ngón trỏ và 2 ngón khác: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 35%.
- Mất 1 ngón trỏ và 1 ngón giữa: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 30%.
- Mất 1 ngón cái và 1 đốt bàn: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 25%.
+ Mất 1 ngón cái: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 20%.
+ Mất cả đốt ngoài: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10%.
+ Mất 1/2 đốt ngoài: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 7%.
- Mất 1 ngón, trỏ và 1 đốt bàn: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 20%.
+ Mất 1 ngón trỏ: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 18%.
+ Mất 2 đốt 2 và 3: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10%.
+ Mất đốt 3: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 8%.
- Mất trọn 1 ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn (cả 1 đốt bàn): tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 18%.
+ Mất 1 ngón giữa hoặc 1 ngón đeo nhẫn: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 15%.
+ Mất 2 đốt 2 và 3: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 8%.
+ Mất đốt 3: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 4%.
- Mất hoàn toàn 1 ngón út và đốt bàn: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 15%.
+ Mất cả ngón út: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10%.
+ Mất 2 đốt 2 và 3: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 8%.
+ Mất đốt 3: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 4%.
- Cứng khớp bả vai: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 25%.
- Cứng khớp khuỷu tay: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 25%.
- Cứng khớp cổ tay: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 25%.
- Gãy tay can lệch hoặc mất xương làm chi ngắn trên 3 cm và chức năng quay sấp ngửa hạn chế hoặc tạo thành khớp giả: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 25%.
- Gãy xương cánh tay ở cổ giải phẫu, can xấu, hạn chế cử động khớp vai: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 35%.
- Gãy xương cánh tay:
+ Can tốt, cử động bình thường: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 15%.
+ Can xấu, teo cơ: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 25%.
- Gãy 2 xương cẳng tay: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 12%.
- Gãy 1 xương quay hoặc trụ: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10%.
- Khớp giả 2 xương: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 25%.
- Khớp giả 1 xương: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 15%.
- Gãy đầu dưới xương quay: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10%.
- Gãy mỏm trâm quay hoặc trụ: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 8%.
- Gãy xương cổ tay: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10%.
- Gãy xương đốt bàn: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 8%.
- Gãy xương đòn:
+ Can tốt: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 8%.
+ Can xấu, cứng vai: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 18%.
+ Có chèn ép thần kinh mũ: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 30%.
- Gãy xương bả vai:
+ Gãy vỡ, khuyết phần thân xương: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 10%.
+ Gãy vỡ ngành ngang: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 17%.
+ Gãy vỡ phần khớp vai: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 30%.
- Gãy xương ngón tay: tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 3%.
Quý khách hàng xem tiếp >> Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc với người lao động thi công trên công trường 2023 (Phần 2).